- Tác giả: Hội Nghiên cứu Đông Dương (Nguyễn Nghị - Nguyễn Thanh Long) dịch
- Nxb: Trẻ - 2017
- Số trang: 51tr
- Khổ sách: 15,5 x 23cm
Tỉnh Vĩnh Long nằm ở miền Tây
Cuốn sách thuộc dự án Địa lý học: Tự nhiên, Kinh tế và Lịch sử Nam kỳ do Hội Nghiên cứu Đông Dương chủ trương và thực hiện vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu XX. Công trình này của Hội Nghiên cứu Đông Dương được thực hiện dưới thời ông M.G. Durrwell, Phó chánh án Tòa thượng thẩm, làm chủ tịch Hội. Ngay sau khi được bầu giữ chức chủ tịch Hội, ông đã không chỉ đưa ra dự án tìm hiểu này mà cả phương pháp thực hiện dự án.
Nội dung gồm các chương sau: 1/ Địa lý học tự nhiên, 2/ Địa lý học kinh tế, 3/ Lịch sử của Tỉnh 4/ Thống kê và Hành chánh.
Xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc!
Ngô Thị Nhung
- Tác giả: Hội Nghiên cứu Đông Dương (Nguyễn Nghị - Nguyễn Thanh Long) dịch
- Nxb: Trẻ - 2017
- Số trang: 45tr
- Khổ sách: 15,5 x 23cm
Vùng đất Sa-đéc xưa có tên Khơ-me là “Phsar-Dek”, có nghĩa là “Chợ Sắt”; sau khi đặt dưới quyền quản lý của người An Nam, vùng này bao gồm các huyện An Xuyên và Vĩnh An. Tới thời thuộc Pháp, hai huyện này được gộp lại làm thành tỉnh có tên là Sa-đéc.
Cuốn sách thuộc dự án Địa lý học: Tự nhiên, Kinh tế và Lịch sử Nam kỳ do Hội Nghiên cứu Đông Dương chủ trương và thực hiện vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu XX. Công trình này của Hội Nghiên cứu Đông Dương được thực hiện dưới thời ông M.G. Durrwell, Phó chánh án Tòa thượng thẩm, làm chủ tịch Hội. Ngay sau khi được bầu giữ chức chủ tịch Hội, ông đã không chỉ đưa ra dự án tìm hiểu này mà cả phương pháp thực hiện dự án.
Nội dung gồm các chương sau: 1/ Địa lý học tự nhiên, 2/ Địa lý học kinh tế, 3/ Lịch sử của Tỉnh 4/ Thống kê và Hành chánh.
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
- Tác giả: Hội Nghiên cứu Đông Dương (Nguyễn Nghị - Nguyễn Thanh Long) dịch
- Nxb: Trẻ - 2017
- Số trang: 84tr
- Khổ sách: 15,5 x 23cm
Nguồn gốc của tên gọi Châu Đốc cho đến ngày nay vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi. Một số người cho rằng tên gọi này chỉ là cách nói trại ra từ một tiếng Cam Bốt là Meath-chruk”, có nghĩa là mõm heo, là tên gọi trước đây của Cù Lao được hình thành bởi sông Tiền và sông Hậu, sông “Narea và sông “Vàm-nao”.
Cuốn sách thuộc dự án Địa lý học: Tự nhiên, Kinh tế và Lịch sử Nam kỳ do Hội Nghiên cứu Đông Dương chủ trương và thực hiện vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu XX. Công trình này của Hội Nghiên cứu Đông Dương được thực hiện dưới thời ông M.G. Durrwell, Phó chánh án Tòa thượng thẩm, làm chủ tịch Hội. Ngay sau khi được bầu giữ chức chủ tịch Hội, ông đã không chỉ đưa ra dự án tìm hiểu này mà cả phương pháp thực hiện dự án.
Nội dung gồm các chương sau: 1/ Địa lý học tự nhiên, 2/ Địa lý học kinh tế, 3/ Địa lý học Lịch sử và Chánh trị 4/ Thống kê và Hành chánh.
Xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc!
Ngô Thị Nhung
- Tác giả: Bùi Thị Thu Phương
- Nxb: Chính trị Quốc gia
- Số trang: 310tr
- Khổ sách: 14,5 x 20,5cm
Cuốn sách Đồ gốm Văn hóa Phùng Nguyên là kết quả trực tiếp từ việc thực hiện đề tài luận văn Thạch sĩ trước đây (năm 2005) và luận án Tiến sĩ (năm 2012) của Tác giả đồng thời là kết quả của sự kế thừa, bổ sung và nâng cao kết quả nghiên cứu của những người đi trước.
Cuốn sách nghiên cứu về các đặc trưng cơ bản của đồ gốm văn hóa Phùng Nguyên qua chất liệu, loại hình, hoa văn và kỹ thuật, nghiên cứu ba giai đoạn phát triển đồ gốm văn hóa Phùng Nguyên (giai đoạn sớm, giai đoạn điển hình, giai đoạn muộn) và đặc trưng đồ gốm của hai loại hình hay hai nhóm di tích (nhóm di tích vùng trung du - đồng bằng và nhóm di tích vùng đồng bằng duyên hải, bước đầu tìm hiểu giá trị biểu hiện hay phản ánh của đồ gốm văn hóa Phùng Nguyên qua loại hình và hoa văn đồ gốm, xác định vị trí của gốm văn hóa Phùng Nguyên trong hệ thống gốm văn hóa tiền sử Việt Nam. Cuốn sách bước đầu lý giải nguồn gốc bản địa và con đường phát triển văn hóa Việt cổ (từ hoa văn gốm các văn hóa tiền Đông Sơn đến hoa văn đồ đồng Đông Sơn), làm rõ hơn một giai đoạn khởi đầu của văn hóa và văn minh Việt Nam.
Nội dung gồm 4 chương:
1/ Khái quát về văn hóa Phùng Nguyên và quá trình phát hiện, nghiên cứu đồ gốm văn hóa Phùng Nguyên.
2/ Đặc trưng đồ gốm văn hóa Phùng Nguyên
3/ Đồ gốm văn hóa Phùng Nguyên với nhận thức giai đoạn, tính địa phương và giá trị biểu hiện.
4/ Đồ gốm văn hóa Phùng Nguyên trong hệ thống gốm tiền sử Miền Bắc Việt Nam.
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
- Tác giả: Hội Nghiên cứu Đông Dương (Nguyễn Nghị - Nguyễn Thanh Long) dịch
- Nxb: Trẻ - 2017
- Số trang: 86tr
- Khổ sách: 15,5 x 23cm
Bến Tre ngày trước được người Cam Bốt gọi là Sóc Tre (xứ tre) vì nhiều “giồng” phủ tre nằm rải rác trong tỉnh. Về sau người An Nam lập nên một cái chợ mà họ gọi là Bến Tre. Con rạch chảy ngang trước chợ và đổ vào sông Hàm Luông nên cũng mang tên này.
Cuốn sách thuộc dự án Địa lý học: Tự nhiên, Kinh tế và Lịch sử Nam kỳ do Hội Nghiên cứu Đông Dương chủ trương và thực hiện vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu XX. Công trình này của Hội Nghiên cứu Đông Dương được thực hiện dưới thời ông M.G. Durrwell, Phó chánh án Tòa thượng thẩm, làm chủ tịch Hội. Ngay sau khi được bầu giữ chức chủ tịch Hội, ông đã không chỉ đưa ra dự án tìm hiểu này mà cả phương pháp thực hiện dự án.
Nội dung gồm các chương sau: 1/ Địa lý học tự nhiên, 2/ Địa lý học kinh tế, 3/ Địa lý học Lịch sử và Chánh trị, 4/ Thống kê và Hành chánh.
Xin trân trọng giới thiệu đến độc giả!
Ngô Thị Nhung
Trình bày: PGS.TS Bùi Văn Liêm và PGS.TS Judith Cameron
Thời gian: 9h00’ ngày 02 tháng 08 năm 2017 (Thứ 4)
Địa điểm: Hội trường Viện Khảo cổ học - số 61 Phan Chu Trinh, Hà Nội
Kính mời các Quý vị quan tâm đến tham dự.
Tại Hội thảo, PGS.TS Bùi Văn Liêm (Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học, Chủ trì thăm dò) và PGS.TS Judith Cameron trình bày chi tiết quá trình thăm dò và các kết quả đã đạt được cũng như kế hoạch nghiên cứu tiếp theo với di tích Hoa Lộc.
Thảo luận tại khu vực trưng bày hiện vật của cuộc thăm dò
Đồ gốm phát hiện tại Hoa Lộc
Di chỉ Hoa Lộc (Cồn Sau Chợ) được phát hiện cuối tháng 11/1973, khai quật lần thứ nhất năm 1974 (200m2), khai quật lần 2 năm 1975 (200m2), khai quật lần 3 năm 1982 (48m2) và cuộc thăm dò 2017 mở 3 hố với tổng diện tích 11m2. Kết quả nghiên cứu cho thấy di chỉ Hoa Lộc có một tầng văn hóa thuần nhất hiện nay chỉ còn khoảng 25 - 30cm dưới cùng do việc san bạt bề mặt của cư dân hiện đại.
Việc thực hiện sàng bằng lưới sắt mắt nhỏ tất cả đất khi khai quật đã giúp các nhà chuyên môn thu được những tư liệu quý, đặc biệt là các mũi khoan, mảnh tước rất nhỏ. Các phát hiện và nghiên cứu về đồ gốm, công cụ đá về cơ bản thống nhất với những nhận định của các nhà nghiên cứu trước đây về văn hóa Hoa Lộc.
Một trong những nhận thức mới mà cuộc khai quật thăm dò 2017 mang lại chính là phát hiện sưu tập mũi khoan đá, đá nguyên liệu, hòn ghè, hòn kê, số lượng lớn mảnh tước, mảnh tách... tạo nên qui trình trong chế tạo mũi khoan tại di chỉ Hoa Lộc. Nghiên cứu bước đầu cho thấy, nguyên liệu chế tác mũi khoan được khai thác tại địa phương. Để tạo ra các mũi khoan tại đây người cổ Hoa Lộc đã sử dụng các kỹ thuật chế tác đá trình độ cao bao gồm kỹ thuật ghè trực tiếp, ghè trên đe với sự chuẩn bị diện ghè rõ ràng. Kỹ thuật tu chỉnh ép được sử dụng để chế tạo ra các mũi khoan hoàn chỉnh.. Điều này gợi mở cho nhận định mới: Hoa Lộc là di chỉ xưởng, đây là vấn đề khoa học mới cần được đầu tư nghiên cứu sâu hơn.
Mũi khoan đá phát hiện tại di chỉ Hoa Lộc
Tại Hội thảo, các nhà nghiên cứu đã thảo luận sôi nổi về mũi khoan và quy trình chế tác mũi khoan đá tại di chỉ Hoa Lộc. Các con đường giao lưu trao đổi ven biển liên quan tới văn hóa Hoa Lộc cũng được nhiều nhà nghiên cứu tại Thanh Hóa thảo luận.
Tổng kết Hội thảo, ông Nguyễn Xuân Thanh đánh giá cao kết quả nghiên cứu bước đầu của đoàn nghiên cứu và thống nhất cần khẩn trương khoanh vùng, cắm mốc bảo vệ cũng như có các bảng biển chỉ dẫn và tuyên truyền về di tích Hoa Lộc cũng như nhiều di tích khác trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
International Workshop on SEA AND UNDERWATER CULTURAL HERITAGE IN VIETNAM AND SOUTHEAST ASIA
Time : 29 November – 02 December 2017
Venue : Haiphong City, Vietnam
Organizer : Institute of Archaeology of Vietnam
– In conjunction with Navy Force of Vietnam
Deadline for Abstract Submissions: 5PM, 15 August 2017
Overview:
- The workshop introduces underwater cultural heritage in Southeast Asia countries;
- Evaluating the potential of underwater cultural heritage and their value;
- Approaching theoretical and practical methods of researching and preserving underwater cultural heritage;
- Sharing experience in studying and managing heritage in different countries;
- Recent methodologies, theories and practices on studying underwater cultural heritage;
- Results of marine research of underwater cultural heritage in Vietnam: achievement and difficulties;
- Orientation of researching sea and underwater cultural heritage in Vietnam by comparative research and comments of international experts;
- Planning sea and underwater cultural heritage in order to contribute solution to legal corridor;
- Knowledge management;
- Related matters;
- Abstract submissions must be in English and typed using MSWord, with New Times Roman font, type size 13 with 1.5 line spacing. The length should not be more than 500 words;
Authors of selected abstracts will be supported accommodation and excursion fees during the workshop.
For further information, please contact:
- Ass. Prof. Nguyen Giang Hai, Director
Email: nguyengianghai1958@gmail.com
Mobile: +84.913226371
- Ms. Nguyen Thi Thanh Hieu, Department of Scientific Management and International Cooperation
Email: thanhhieuqlkh.vkc@gmail.com
Mobile: +84.984718181
- Tác giả: Ban Quản lý di tích Lam Kinh
- Nxb: Văn hóa Thông tin
- Số trang: 102tr
- Khổ sách: 21 x 21cm
Nội dung cuốn sách: Cuốn sách giới thiệu tổng quan về khu di tích lịch sử Lam Kinh và các di tích, di vật trong khu di tích có kèm theo hình ảnh minh họa, viết bằng 2 ngôn ngữ.
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
Nxb: Khoa học xã hội
Khổ sách: 22cmx27cm
Số lượng: 194 tr.
Năm: 2011
Những khám phá quan trọng của khảo cổ học tại khu di tích đã mở ra những trang sử mới cho việc nghiên cứu về Kinh đô Thăng Long trên nhiều lĩnh vực kiến trúc, nghệ thuật trang trí, qui hoạch cảnh quan đô thị, đời sống Hoàng cung qua các loại đồ dùng, vật dụng…
Từ đây, nhiều bí ẩn lịch sử về Kinh đô Thăng Long bắt đầu được khai phá, trong đó bao gồm đồ gốm sứ là những đồ dùng trong đời sống hàng ngày của Hoàng cung. Đáng lưu ý là bên cạnh đồ gốm sứ Việt Nam, ở đây đã tìm thấy khá nhiều đồ sứ Trung Quốc, Nhật Bản và Tây Á, phản ánh sinh động sự giao thoa giữa Thăng Long với các nền văn minh lớn trong khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á trong nhiều thế kỷ. Trong đó, những sưu tập đồ sứ Nhật Bản có niên đại thời Edo, là minh chứng tiêu biểu cho việc tìm hiểu sự giao thoa giữa Thăng Long với Nhật Bản vào thời Lê Trung Hưng, thế kỷ 17.
“Gốm Nhật Bản trong hoàng cung Thăng Long” cung cấp cho bạn đọc những hiểu biết quan trọng về phẩm cấp của những đồ sứ Nhật Bản được các vua chúa Đại Việt sử dụng trong Hoàng cung Thăng Long đương thời, đồng thời đưa ra những cơ sở khoa học tin cậy, minh chứng sinh động mối quan hệ, sự giao lưu kinh tế, văn hóa giữa Thăng Long với Nhật Bản trong lịch sử thông qua con đường gốm sứ trên biển diễn ra sôi động vào thời kỳ đại thương mại.
Cuốn sách gồm 3 nội dung chính:
Phần I. Đồ gốm Nhật Bản phát hiện trong khu di tích Hoàng thành Thăng Long
Phần II. Quan hệ Thăng Long và Nhật Bản qua con đường gốm sứ thương mại
Phần III. Vai trò của đồ gốm Nhật Bản trong Hoàng cung Thăng Long