Câu lạc bộ khoa học Viện Khảo cổ học tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề: “Kết quả nghiên cứu mới và tính chất di chỉ Hoa Lộc (Thanh Hóa)”
Trình bày: PGS.TS Bùi Văn Liêm và PGS.TS Judith Cameron
Thời gian: 9h00’ ngày 02 tháng 08 năm 2017 (Thứ 4)
Địa điểm: Hội trường Viện Khảo cổ học - số 61 Phan Chu Trinh, Hà Nội
Kính mời các Quý vị quan tâm đến tham dự.
Sáng 27/7/2017 tại Bảo tàng Thanh Hóa, Viện Khảo cổ học phối hợp với Sở VHTTDL Thanh Hóa và Đại học Quốc gia Australia tổ chức Hội thảo "Báo cáo sơ bộ kết quả thăm dò di tích Hoa Lộc (Thanh Hóa)". Tham dự Hội thảo có PGS.TS Bùi Văn Liêm (Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học), PGS.TS Judith Cameron (Đại học Quốc gia Australia), ông Nguyễn Xuân Thanh (Phó giám đốc Sở VHTTDL Thanh Hóa) cùng nhiều nhà khoa học, quản lý văn hóa từ Hà Nội và Thanh Hóa.
Tại Hội thảo, PGS.TS Bùi Văn Liêm (Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học, Chủ trì thăm dò) và PGS.TS Judith Cameron trình bày chi tiết quá trình thăm dò và các kết quả đã đạt được cũng như kế hoạch nghiên cứu tiếp theo với di tích Hoa Lộc.
hoi_thao_3.jpg
Toàn cảnh Hội thảo
hoi_thao_5.jpg
Thảo luận tại khu vực trưng bày hiện vật của cuộc thăm dò
hoi_thao_4.jpg
Đồ gốm phát hiện tại Hoa Lộc
Di chỉ khảo cổ học Hoa Lộc (còn có tên Cồn Sau Chợ), ở tọa độ  19°56'2.49" vĩ độ Bắc - 105°54'57.98" kinh độ Đông, thuộc địa phận (thôn 7) nay là thôn 6, xã Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa. Di chỉ phân bố trên địa hình cồn cát ven biển có chiều cao khoảng 7 - 8m so với mực nước biển, cồn cát chạy dài, thoải theo hướng đông bắc - tây nam. Phần trung tâm của di chỉ đã được xã Hoa Lộc đã quy hoạch thành đất di tích và cho nhân dân canh tác các loại hoa màu ngắn ngày (ngô, lạc, vừng, đậu...).
Di chỉ Hoa Lộc (Cồn Sau Chợ) được phát hiện cuối tháng 11/1973, khai quật lần thứ nhất năm 1974 (200m2), khai quật lần 2 năm 1975 (200m2), khai quật lần 3 năm 1982 (48m2) và cuộc thăm dò 2017 mở 3 hố với tổng diện tích 11m2. Kết quả nghiên cứu cho thấy di chỉ Hoa Lộc có một tầng văn hóa thuần nhất hiện nay chỉ còn khoảng 25 - 30cm dưới cùng do việc san bạt bề mặt của cư dân hiện đại.
Việc thực hiện sàng bằng lưới sắt mắt nhỏ tất cả đất khi khai quật đã giúp các nhà chuyên môn thu được những tư liệu quý, đặc biệt là các mũi khoan, mảnh tước rất nhỏ. Các phát hiện và nghiên cứu về đồ gốm, công cụ đá về cơ bản thống nhất với những nhận định của các nhà nghiên cứu trước đây về văn hóa Hoa Lộc.
Một trong những nhận thức mới mà cuộc khai quật thăm dò 2017 mang lại chính là phát hiện sưu tập mũi khoan đá, đá nguyên liệu, hòn ghè, hòn kê, số lượng lớn mảnh tước, mảnh tách... tạo nên qui trình trong chế tạo mũi khoan tại di chỉ Hoa Lộc. Nghiên cứu bước đầu cho thấy, nguyên liệu chế tác mũi khoan được khai thác tại địa phương. Để tạo ra các mũi khoan tại đây người cổ Hoa Lộc đã sử dụng các kỹ thuật chế tác đá trình độ cao bao gồm kỹ thuật ghè trực tiếp, ghè trên đe với sự chuẩn bị diện ghè rõ ràng. Kỹ thuật tu chỉnh ép được sử dụng để chế tạo ra các mũi khoan hoàn chỉnh.. Điều này gợi mở cho nhận định mới: Hoa Lộc là di chỉ xưởng, đây là vấn đề khoa học mới cần được đầu tư nghiên cứu sâu hơn.
dscf0862.jpg
Mũi khoan đá phát hiện tại di chỉ Hoa Lộc
Niên đại của di tích Hoa Lộc và nền văn hóa Hoa Lộc đến nay vẫn là niên đại tương đối dựa trên các so sánh loại hình học. Văn hóa Hoa Lộc thuộc hậu kỳ Đá mới hay đã bước sang sơ kỳ thời đại Đồng thau là câu hỏi chưa được trả lời thỏa đáng. Đợt thăm dò 2017 thu được 9 mẫu than trong lớp ổn định của tầng văn hóa. Các mẫu này sẽ được gửi phân tích niên đại bằng phương pháp AMS để định tuổi, làm cơ sở để xác định niên đại của di vật, của trầm tích. Đồ gốm sẽ được tiến hành làm các phân tích về thành phần vật liệu, độ nung...
Tại Hội thảo, các nhà nghiên cứu đã thảo luận sôi nổi về mũi khoan và quy trình chế tác mũi khoan đá tại di chỉ Hoa Lộc. Các con đường giao lưu trao đổi ven biển liên quan tới văn hóa Hoa Lộc cũng được nhiều nhà nghiên cứu tại Thanh Hóa thảo luận.
Tổng kết Hội thảo, ông Nguyễn Xuân Thanh đánh giá cao kết quả nghiên cứu bước đầu của đoàn nghiên cứu và thống nhất cần khẩn trương khoanh vùng, cắm mốc bảo vệ cũng như có các bảng biển chỉ dẫn và tuyên truyền về di tích Hoa Lộc cũng như nhiều di tích khác trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Nguyễn Thơ Đình
CALL FOR PAPERS:
International Workshop on SEA AND UNDERWATER CULTURAL HERITAGE IN VIETNAM AND SOUTHEAST ASIA
 
Time               : 29 November – 02 December 2017
Venue            : Haiphong City, Vietnam
Organizer      : Institute of Archaeology of Vietnam
– In conjunction with Navy Force of Vietnam
Deadline for Abstract Submissions: 5PM, 15 August 2017
Overview:
  • The workshop introduces underwater cultural heritage in Southeast Asia countries;
  • Evaluating the potential of underwater cultural heritage and their value;
  • Approaching theoretical and practical methods of researching and preserving underwater cultural heritage;
  • Sharing experience in studying and managing heritage in different countries;
Topics:
  • Recent methodologies, theories and practices on studying underwater cultural heritage;
  • Results of marine research of underwater cultural heritage in Vietnam: achievement and difficulties;
  • Orientation of researching sea and underwater cultural heritage in Vietnam by comparative research and comments of international experts;
  • Planning sea and underwater cultural heritage in order to contribute solution to legal corridor;
  • Knowledge management;
  • Related matters;
Papers format:
-       Abstract submissions must be in English and typed using MSWord, with New Times Roman font, type size 13 with 1.5 line spacing. The length should not be more than 500 words;
Authors of selected abstracts will be supported accommodation and excursion fees during the workshop.
For further information, please contact:
  1. Ass. Prof. Nguyen Giang Hai, Director
Institute of Archaeology of Vietnam
Email: nguyengianghai1958@gmail.com
Mobile: +84.913226371
 
  1. Ms. Nguyen Thi Thanh Hieu, Department of Scientific Management and International Cooperation
Institute of Archaeology of Vietnam
Email: thanhhieuqlkh.vkc@gmail.com
Mobile: +84.984718181
 
 
 

- Tác giả: Ban Quản lý di tích Lam Kinh

- Nxb: Văn hóa Thông tin

- Số trang: 102tr

- Khổ sách: 21 x 21cm
 

Nội dung cuốn sách: Cuốn sách giới thiệu tổng quan về khu di tích lịch sử Lam Kinh và các di tích, di vật trong khu di tích có kèm theo hình ảnh minh họa, viết bằng 2 ngôn ngữ.
Xin trân trọng giới thiệu!

Ngô Thị Nhung

Tác giả: Bùi Minh Trí
Nxb: Khoa học xã hội
Khổ sách: 22cmx27cm
Số lượng: 194 tr.
Năm: 2011
Nằm chính giữa lòng Thủ đô Hà Nội, khu di tích Hoàng thành Thăng Long là một bộ phận thiết yếu trong khu trung tâm Cấm thành của Kinh đô Thăng Long xưa, kinh đô lớn nhất của quốc gia Đại Việt, có lịch sử tồn tại trong suốt chiều dài 10 thế kỷ.
Những khám phá quan trọng của khảo cổ học tại khu di tích đã mở ra những trang sử mới cho việc nghiên cứu về Kinh đô Thăng Long trên nhiều lĩnh vực kiến trúc, nghệ thuật trang trí, qui hoạch cảnh quan đô thị, đời sống Hoàng cung qua các loại đồ dùng, vật dụng…

Từ đây, nhiều bí ẩn lịch sử về Kinh đô Thăng Long bắt đầu được khai phá, trong đó bao gồm đồ gốm sứ là những đồ dùng trong đời sống hàng ngày của Hoàng cung. Đáng lưu ý là bên cạnh đồ gốm sứ Việt Nam, ở đây đã tìm thấy khá nhiều đồ sứ Trung Quốc, Nhật Bản và Tây Á, phản ánh sinh động sự giao thoa giữa Thăng Long với các nền văn minh lớn trong khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á trong nhiều thế kỷ. Trong đó, những sưu tập đồ sứ Nhật Bản có niên đại thời Edo, là minh chứng tiêu biểu cho việc tìm hiểu sự giao thoa giữa Thăng Long với Nhật Bản vào thời Lê Trung Hưng, thế kỷ 17.

Gốm Nhật Bản trong hoàng cung Thăng Long” cung cấp cho bạn đọc những hiểu biết quan trọng về phẩm cấp của những đồ sứ Nhật Bản được các vua chúa Đại Việt sử dụng trong Hoàng cung Thăng Long đương thời, đồng thời đưa ra những cơ sở khoa học tin cậy, minh chứng sinh động mối quan hệ, sự giao lưu kinh tế, văn hóa giữa Thăng Long với Nhật Bản trong lịch sử thông qua con đường gốm sứ trên biển diễn ra sôi động vào thời kỳ đại thương mại.
Cuốn sách gồm 3 nội dung chính:
Phần I. Đồ gốm Nhật Bản phát hiện trong khu di tích Hoàng thành Thăng Long
Phần II. Quan hệ Thăng Long và Nhật Bản qua con đường gốm sứ thương mại
Phần III. Vai trò của đồ gốm Nhật Bản trong Hoàng cung Thăng Long
Tác giả: Nhiều tác giả;
Nxb: Chính trị Quốc gia;
Khổ sách: 20.5 cmx28 cm;
Số lượng: 530 tr 
Năm: 2010


Tài liệu Mộc bản triều Nguyễn – Di sản tư liệu thế giới đang được bảo quản tại Trung tâm lưu trữ quốc gia IV là những văn bản, tác phẩm được khắc chữ Hán Nôm ngược lên những tấm gỗ để in ra thành sách. Mộc bản triều Nguyễn có giá trị đặc biệt về nhiều mặt: rất đặc sắc về phương thức chế tác và vật liệu mang tin, rất phong phú về nội dung, phản ánh cuộc sống đa diện của xã hội Việt nam dưới thời phong kiến như: lịch sử; địa lý; chính trị - xã hội; pháp chế; tôn giáo – tư tưởng – triết học; văn thơ; ngôn ngữ - văn tự; văn hóa – giáo dục. Một trong những nội dung về văn hóa- giáo dục được phản ánh đậm nét trong khối tài liệu này, đó là khoa bảng triều Nguyễn.
Khoa bảng Thăng Long – Hà Nội” qua tài liệu mộc bản triều Nguyễn được biên soạn nhằm mục đích giúp các nhà nghiên cứu có thêm tư liệu khi nghiên cứu lĩnh vực khoa cử, giáo dục, lịch sử, văn học, v.v..., đồng thời giúp các địa phương, gia đình, dòng họ, v.v..., tìm hiểu về truyền thống quê hương, truyền thống gia đình, dòng họ...Đây là một tài liệu quý, khẳng định sự đóng góp to lớn của Thăng Long- Hà Nội đối với việc đào tạo nhân tài, đóng góp trí tuệ của người Hà Nội trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước.
Tác phẩm gồm 2 nội dung chính:
Phần I: Các nhà Khoa bảng Thăng Long – Hà Nội đỗ Đại khoa qua tài liệu Mộc bản triều Nguyễn.
Phần II: Các nhà Khoa bảng đỗ khoa thi Hương tại trường thi Thăng Long – Hà Nội.
Tất cả đều được đặt vào khung thời gian là "triều Nguyễn" và đặt tên nền tư liệu là "Mộc bản".
Ngày 26/6/2017, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam ra Quyết định số 1174/QĐ-KHXH về việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu gói thầu: “Sửa chữa mái ngói nhà N1 của Viện Khảo cổ học”.
Theo quyết định này, chủ đầu tư Viện Khảo cổ học có trách nhiệm triển khai các bước tiếp theo đúng qui định hiện hành của Nhà nước.
Viện Khảo cổ học trân trọng thông báo tới các đơn vị quan tâm dự thầu!
 
Ngày 26/6/2017, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam ra Quyết định số 1177/QĐ-KHXH về việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án: “Xây dựng phòng thực nghiệm Khảo cổ học”.
Theo quyết định này, chủ đầu tư Viện Khảo cổ học chịu trách nhiệm tổ chức lựa chọn nhà thầu, giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt, đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước.
Viện Khảo cổ học trân trọng thông báo tới các đơn vị quan tâm dự thầu!
Viện khảo cổ học - Viện Hàn Lâm Khoa học Xã Hội Việt Nam và Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân sẽ tổ chức buổi hội Thảo Quốc tế về chủ đề “ Biển và Di sản Văn hóa dưới nước ở Việt nam và Đông Nam Á”
  1. Mục đích
  • Giới thiệu các Di sản văn hóa dưới nước của các quốc gia
  • Đánh giá tiềm năng di sản văn hóa dưới nước và giá trị của những di sản văn hóa này
  • Tiếp cận về những phương pháp lý thuyết và thực hành về nghiên cứu và bảo tồn về các di sản văn hóa dưới nước
  • Chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu, kinh nghiệm quản lý di sản trong các quốc gia
  • Hướng tới xây dựng mạng lưới hợp tác nghiên cứu trao đổi các ấn phẩm nghiên cứu và đào tạo cán bộ nghiên cứu
  • Đề xuất các giải hợp tác cùng phát triển trong tương lai thuộc lĩnh vực Khảo cổ học dưới nước.
  1. Nội dung
- Các phương pháp, lý thuyết và cách thức thực hiện mới phục vụ nghiên cứu các di sản văn hóa dưới nước đã được quốc tế thực hiện và đã đạt được những thành tựu nhất định và có thể áp dụng nghiên cứu ở Việt Nam.
- Kết quả nghiên cứu biển và di sản văn hóa dưới nước ở Việt Nam và quốc tế : những thành tựu và vướng mắc cần khắc phục.
- Hướng nghiên cứu biển và di sản văn hóa dưới nước ở Việt Nam (qua nghiên cứu so sánh với quốc tế và ý kiến tham góp của các nhà nghiên cứu).
- Quy hoạch về biển và di sản văn hóa dưới nước nhằm đóng góp ý kiến xây dựng hành lang pháp lý về lĩnh vực này.
 
  1. Thời gian : Từ ngày 29/11/2017 đến ngày 2/12 /2017
  2. Địa điểm : Thành phố Hải phòng - Việt Nam.
  3. Thời hạn đăng ký kết thúc:  Trước 17h ngày 15/8/2017
  4.  Báo cáo  tóm tắt ( ngôn ngữ Tiếng anh):  500từ
  5.  Địa chỉ liên lạc:
               1.  PGS.TS Nguyễn Giang Hải. Viện trưởng Viện Khảo cổ học
                 Email : nguyengianghai1958@gmail.com
                 SĐT :0913226371
              2. CN Nguyễn Thị Thanh Hiếu, phòng QLKH & HTQT
                  Email : thanhhieuqlkh.vkc@gmail.com
                  SĐT : 0984718181
 
  1. Tài chính : Ban tổ chức đài thọ ăn ở và tham quan.
                  Đại biểu tự chi trả vé máy bay đi về khi tham gia hội thảo.
 

 -Tágiả: Phạm Đức Anh

- Nxb: Đại học Quốc Gia Hà Nội - 2015

Khổ sách: 16 x 24cm

- Số trang: 306tr
 

Nội dung cuốn sách: Cuốn sách trên cơ sở nghiên cứu thiết chế nhà nước phân theo từng giai đoạn, tác giả cố gắng hệ thống hóa và khái quát hóa những đặc điểm và hình thức tổ chức nhà nước ở từng thời kỳ lịch sử nhất định đó, cũng như chỉ ra những đặc trưng xuyên suốt, những khuynh hướng vận động và biến đổi của mô hình nhà nước quân chủ Việt Nam trong suốt thời trung đại.

Gồm 4 chương: 1/ Thiết chế nhà nước thời Lý - Trần (thế kỷ XI - XIV), 2/ Thiết chế nhà nước Lê sơ (thế kỷ XV), 3/Các thiết chế nhà nước trong giai đoạn thế kỷ XVI - XVIII, 4/ Thiết chế nhà nước thời Nguyễn (thế kỷ XIV).
Trân trọng giới thiệu đến độc giả!

 

Ngô Thị Nhung

Trang


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9907874
Số người đang online: 8