- Cơ quan phát hành: Viện Khảo cổ học, Viện Hàn lâm Khoa 
học xã hội Việt Nam
- Nx
b: Khoa học xã hội-  Khổ sách: 19 x 27cm- Số trang: 948tr
- Hình thức bìa: bìa cứng
- Năm xuất bản:
 2018
Năm 2018, Viện khảo cổ học tròn 50 tuổi (1968 - 2018), cuốn sách Tuyển tập 50 năm khảo cổ học Việt Nam (1968-2018) là cuốn kỷ yếu nhân kỷ niệm 50 năm thành lập Viện Khảo cổ học.

50 năm - nửa thế kỷ ghi dấu ấn hoạt động nghiên cứu với những chặng đường phát triển của Viện cũng như của toàn ngành khảo cổ học.
Cuốn sách tập hợp một số bài viết xuất sắc nhất của các nhà nghiên cứu đã được đăng trong các sách chuyên khảo hoặc tạp chí chuyên ngành mà được chính tác giả lựa chọn hoặc được đông đảo bạn đọc ưa thích. Các tác giả trong sách là những người đã và đang công tác tại Viện Khảo cổ học và một số cơ quan hữu quan trong cả nước như các bảo tàng, trường đại học và trung tâm nghiên cứu.

Nội dung cuốn sách đề cập đến nhiều vấn đề cơ bản của khảo cổ học Việt Nam, khôi phục diện mạo các bối cảnh môi trường, khám phá giá trị các di tồn văn hóa vật chất với những thành tựu nghiên cứu nổi bật trong khoảng nửa thế kỷ qua.
 Viện Khảo cổ học xin trân trọng giới thiệu đến đông đảo bạn đọc và các nhà nghiên cứu quan tâm.
 
Ngô Thị Nhung
 

Các nhà khoa học đang khai quật di chỉ Saffaqah, Ả rập Saudi. Credit : Palaeodeserts
 
Bắt đầu cách đây hơn 1.5 triệu năm cách ngày nay, những người sớm đã chế tác rìu tay theo kiểu Acheulean – truyền thống chế tác công cụ tồn tại lâu nhất trong thời tiền sử.
Nghiên cứu mới được chỉ đạo bởi viện Khoa học lịch sử con người Max Planck cùng  Ủy Ban  Du lịch và Di sản quốc gia Saudi đã ghi chép sự có mặt của kĩ thuật Acheulean ở Bán đảo Ả rập định niên đại dưới 190.000 năm cách ngày nay, điều này cho thấy kĩ thuật Acheulean Ả rập chỉ kết thúc trước hoặc cùng thời với sự phát tán của người Homo sapiens sớm nhất vào vùng này.
Nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu  để tìm hiểu về sự phát tán của loài người chúng ta – Homo sapiens, đầu tiên vào Châu phi và sau đó di cư tới các khu vực. Trái lại, người ta ít chú ý đến nơi có các nhóm họ hàng tiến hóa gần gũi sống ở Âu Á ngay trước khi Homo sapiens xuất hiện. Hiểu điều này là rất quan trọng bởi vì các đặc điểm không gian và thời gian của các nhóm này cho thấy cảnh quan văn hóa và con người, lần đầu tiên chúng ta đối mặt khi rời khỏi Châu Phi.
 
Di chỉ Acheulean trẻ nhất ở khu vực Đông Nam Á
 
Trong bài báo đăng trên Scientific Reports, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế dẫn đầu bởi Viện Khoa học Lịch sử con người Max Planck và Ủy ban Du lịch & Di sản Quốc gia Ả Rập Saudi báo cáo các niên đại ban đầu đạt được từ di chỉ Acheulean ở Ả rập, di chỉ Saffaqah thuộc miền trung Ả rập Saudi. Saffaqah là di chỉ đầu tiên có địa tầng Acheulean được thông báo ở bán đảo Ả rập và các niên đại này cho thấy những người sớm đã  cư trú ở đây cho tới ít nhất khoảng 190.000 năm cách ngày nay. Các niên đại  trên gần đây gây chấn động cho khu vực được biết đến là các ví dụ cổ nhất về môt kĩ thuật như vậy ngoài Châu Phi. Ví dụ, các niên đại từ Levant chỉ ra sự có mặt của Acheulean có từ 1.5 triệu năm cách ngày nay. Trái lại, di chỉ Saffaqah mang đặc điểm các công cụ Acheulean trẻ nhất chưa tìm thấy ở Đông Nam Á.
 
Hơn 500 công cụ đá bao gồm rìu tay và các hiện vật khác được biết đến như là công cụ ghè hai mặt (cleaver)  được  làm lộ ở các các lớp cư trú. Một số mảnh tước được sử dụng làm rìu tay trong điều kiện tại chỗ như vậy đến  nỗi chúng được phát hiện khi vẫn còn trên các hạch đá mà từ đó chúng được phân tách. Các hiện vật này và các hiện vật khác chỉ ra rằng những người sớm đó tạo ra chúng đó là các công cụ chế tác ở di chỉ này.
“Không có gì ngạc nhiên khi những người sớm đến đây để tạo ra các công cụ đá” Ts. Eleanor Scerri thuộc  Viện Khoa học lịch sử con người Max Planck, người đứng đầu nghiên cứu này.
Ts. Eleanor Scerri thuộc  Viện Khoa học Lịch sử con người Max Planck, người đứng đầu nghiên cứu này cho hay: “Không có gì ngạc nhiên khi những người sớm đến đây để tạo ra các công cụ đá”.  Di chỉ này nằm trên khu vực đê nhô lên trên đồng bằng bao quanh. Vị trí vừa là nguồn nguyên liệu thô vừa là vị trí đắc địa để khảo sát khu vực xung quanh, mặt sau  nằm giữa hai hệ thống sông lớn. Vị trí lựa chọn này dường như cũng tiếp tục hấp dẫn đối với những người sớm vào niên đại thậm chí muộn hơn so với niên đại được ghi nhận  trong nghiên cứu này. Các lớp chứa các rìu tay giống hệt nhau cũng được tìm thấy bên trên các lớp cư trú dày đặc đã được xác định niên đại, điều này làm tăng khả năng Saffaqah là một trong những
địa điểm Acheulean trẻ nhất được ghi nhận ở bất cứ đâu.
 
 
Đây là các rìu tay ở di chỉ Saffaqah, Ả rập Saudi. CREDIT
Palaeodeserts (Ian R. Cartwright)
 
Các quần thể thuộc tông Người (Hominin) sống ở rìa
Niên đại  mới cho thấy cả sự bảo lưu muộn của kĩ thuật Acheulean ở Bán đảo Ả rập cũng như chỉ ra rằng các quần thể  thuộc tông Người (Hominin) chưa được xác định đang sử dụng mạng lưới các con sông hiện đã tuyệt chủng để phân tán vào trung tâm Ả Rập trong thời gian lượng mưa tăng trong khu vực. Điều này cho thấy những  hominin này có thể sống ở rìa các vùng cư trú và tận dụng các giai đoạn phủ xanh tương đối ngắn trong một khu vực nhìn chung là khô cằn. Sự phân tán của các hominin này vào trung tâm Ả Rập cũng có thể giúp giải thích sự bảo lưu muộn đáng ngạc nhiên của Acheulean, vì nó cho thấy mức độ cô lập.
Tiến sĩ Scerri cho biết thêm: “Các loài trong tông Người (Hominin) rất tháo vát và thông minh. Chúng phân tán trên một khu vực sống đầy thử thách bằng cách sử dụng kĩ thuật phổ biến thường được phản ánh là thiếu sáng tạo. Thay vì tiếp nhận Acheulean theo cách này, chúng ta thực sự nên bị ấn tượng bởi tính linh hoạt và  thành công của kĩ thuật này như thế nào.”
 
Khoa học tiên tiến
Để định niên đại các trầm tích thuộc địa điểm Saffaqah, các nhà nghiên cứu trên đã sử dụng tổ hợp các kỹ thuật xác định niên đại được gọi là  các phương pháp phát quang (luminescence methods), bao gồm một qui trình xác định niên đại phát xạ hồng ngoại huỳnh quang (Infrared - radiofluorescence: IR-RF) mới được phát triển cho các fenspar giàu Kali. Phương pháp này dựa vào khả năng của các khoáng chất  như vậy để lưu trữ năng lượng gây ra bởi hoạt động phóng xạ tự nhiên và giải phóng năng lượng này dưới dạng ánh sáng. “Ứng dụng của việc định niên đại phát xạ hồng ngoại huỳnh quang ( IR-RF) cho phép chúng tôi có được ước tính tuổi từ các trầm tích mà trước đây có  niên đại khó tin cậy được”, Marine Frouin -  Đại học Oxford, một trong những nhà nghiên cứu tham gia định niên đại,  đã giải thích.
Những phát hiện và phương pháp này dẫn đến nghiên cứu mới. -  Giáo sư Michael Petraglia thuộc Viện Khoa học Lịch sử Con người Max Planck, giám đốc của dự án dẫn đến những phát hiện tại Saffaqah cho biết:
 “Một trong những câu hỏi lớn nhất  của chúng tôi đó là: liệu có bất kỳ tổ tiên tiến hóa và anh em gần của loài người chúng ta gặp  Homo sapiens hay không, và nếu có thì điều này có thể xảy ra ở đâu đó ở Ả Rập Saudi.  Công việc trong tương lai sẽ được dành để tìm hiểu các trao đổi sinh học  và văn hóa có thể trong giai đoạn quan trọng này”.
 
 
                                                                                      Người dịch: Minh Tran
 
Sáng 22/01/2019, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ đã phối hợp với Viện Khảo cổ học tổ chức hội nghị báo cáo kết quả khai quật khảo cổ năm 2018 tại Trung tâm BTDS Thành Nhà Hồ.

 
Tới dự hội  nghị có PGS. TS Tống Trung Tín – Nguyên Viện trưởng Viện Khảo cổ học Việt Nam; đại diện Sở Văn hóa và Thể thao và du lịch Thanh Hóa; đại diện sở Xây dựng, lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ; đại diện lãnh đạo huyện Vĩnh Lộc và phòng Văn hóa thông tin huyện Vĩnh Lộc; đại diện lãnh đạo UBND xã Vĩnh Ninh; Ban Thường vụ Hội Khoa học Lịch sử Thanh Hóa; Hội Khoa học lịch sử Tây Đô; đại diện Công ty Cổ phần Tu bổ di tích và kiến trúc cảnh quan; các cơ quan báo chí tham dự và đưa tin.
 

Hố khai quật thứ nhất tại tường thành phía Đông Bắc Thành Nhà Hồ.


Hố khai quật di chỉ khảo cổ học núi Xuân Đài.
 
Theo báo cáo của Viện khảo cổ học, năm 2018 đã thực hiện khai quật lát cắt tường thành phía Đông Bắc Thành Nhà Hồ với diện tích 400m2 và khai quật thám sát di chỉ khảo cổ học núi Xuân Đài, huyện Vĩnh Lộc với diện tích là 500m2.
 
Tại khu vực tường thành phía Đông Bắc, qua khai quật cho thấy quy mô kết cấu tường thành vô cùng phức tạp, kiên cố ở khu vực Thành Nhà Hồ. Khu vực đất trong tường thành được gia cố chắc chắn bằng đá khối và nền sét đầm lèn. Khu vực nền gia cố chân thành phía trong đã làm rõ lớp đất đắp nền tạo nên gia cố.  Sau quá trình khai quật, nhiều di vật đã được phát hiện chủ yếu là nhóm vật liệu kiến trúc như gạch, ngói, đá khối, trang trí kiến trúc và nhóm các loại hình đồ dùng trong sinh hoạt như sành, sứ, tiền kim loại chủ yếu thuộc niên đại Lý – Trần – Hồ -  Lê.


Các hiện vật tiêu biểu
 
Tại khu vực núi Xuân Đài, với 2 hố khai quật đã phát lộ nhiều di vật như: gốm men, gạch bìa, gạch có chữ Hán, gạch trang trí hoa chanh, hoa cúc; ngói mũi sen đơn, kép; ngói mũi nhọn,trang trí kiến trúc thời Trần; gốm men trắng trang trí hình sóng nước; ngói sen, ngói bò nóc; gạch bìa; lá đề; ngói men trắng vẽ lam thời Lê Sơ và Lê Trung Hưng, đinh sắt các loại ...


PGS. TS Tống Trung Tín phát biểu tại hội nghị.
 
Tại hội nghị, các đại biểu, nhà nghiên cứu cơ bản thống nhất với kết quả báo cáo của Viện Khảo cổ học. Đồng thời khẳng định kết quả khai quật tường thành phía Đông Bắc Thành Nhà Hồ và di chỉ khảo cổ học núi Xuân Đài tạo căn cứ khoa học cho việc trùng tu lại cũng như góp phần bổ sung tư liệu cho các nhà nghiên cứu, các nhà khảo cổ học. Cũng theo đa số các đại biểu dự hội  nghị cho  rằng, những dấu tích kiến trúc và hiện vật được phát hiện cần  Những hiện vật đã được phát hiện cần được trưng bày, tuyên truyền cho nhân dân ý thức bảo vệ di sản, quảng bá rộng  rãi nhằm phát huy giá trị di tích. Đồng thời tiếp tục mở rộng diện tích khai quật, thám sát để có được sự đánh giá đầy đủ, khách quan hơn nữa.
   
     Một số hình ảnh khác:
 
Tin và ảnh: Trịnh Lan (thanhnhaho.vn)
Trân trọng kính mời Quý Thầy, Cô, các Nhà nghiên cứu, Nghiên cứu sinh, Học viên Cao học, Sinh viên và mọi người có quan tâm tới dự buổi tọa đàm khoa học với chủ đề: Văn hóa Phật giáo của Sri Lanka và Con đường tơ lụa.
Diễn giả: Bà Chandima Thushari Urugodawatte (Sri Lanka).
Thời gian: 9h ngày 28/01/2019.
Địa điểm: Hội trường Viện khảo cổ học, số 61 đường Phan Chu Trinh, Hà Nội.
Thông tin về diễn giả vui lòng xem file đính kèm.
Viện Khảo cổ học rất hân hạnh được đón tiếp!
- Tác giả: PGS.TS Phạm Thị Thùy Vinh
- Nxb: Khoa học xã hội
-  Khổ sách: 16 x 24cm
- Số trang: 612tr
- Năm xuất bản: 2017
 
Địa danh hành chínhThăng Long - Hà Nội là đề tài nghiên cứu các địa danh hành chính thuộc địa bàn Hà Nội (trước ngày mở rộng 1/8/2008) được ghi lại qua tư liệu văn khắc Hán Nôm trải dài qua các thời kỳ lịch sử. Đề tài đã tiến hành khảo cứu các địa danh hành chính từ cấp nhỏ nhất là Thôn, Xóm, Trại, rồi đến Xã, Phường, Tổng, đến các cấp cao hơn là Quận, Huyện, Phủ, Xứ, Đạo, Tỉnh, Thành. Tất cả số thác bản văn khắc Hán Nôm hiện còn của Hà Nội đã được đọc trực tiếp, từ đó rút ra những dòng ghi địa danh hành chính và niên đại tạo dựng văn bản, xâu chuỗi lại để phân loại và phân tích.
Cuốn sách gồm 3 chương và  phần phụ lục: 1/ Khái lược về địa danh Thăng Long; 2/Địa danh hành chính các cấp; 3/Phân loại địa danh hành chính.
Xin trân trọng giới thiệu!
 
Ngô Thị Nhung
- Tác giả: Trịnh Khắc Mạnh (Chủ biên)
- Nxb: Khoa học xã hội
-  Khổ sách: 16 x 24cm
- Số trang: 648tr
- Năm xuất bản: 2017

Nội dung gồm 3 phần chính:
- Phần thứ nhất: 1. Giới thiệu tổng quan tình hình văn bản Hán Nôm về gia lễ Việt Nam, chủ yếu là các văn bản hiện đang lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. 2. Giới thiệu những nội dung cơ bản của gia lễ Việt Nam.
- Phần thứ hai: 1/ Giới thiệu tác gia, tác phẩm: Ngô Sĩ Bình và Gia lễ tiệp kính, Hồ Sĩ Dương và Hồ Thượng thư gia, Hồ Gia Tân và Thọ Mai gia lễ, Đỗ Huy Uyển và Văn Công gia lễ tồn chân. Trong từng mục nhóm tác giả đã tiếp thu ý kiến của người đi trước để xử lý những vấn đề về tác giả và văn bản, chọn ra thiện bản để biên dịch và giới thiệu. 2/ Biên dịch và chú thích 4 tác phẩm gia lễ.
- Phần thứ ba: Giới thiệu bản photocopy Hồ Thượng thư gia lễ và Thọ Mai gia lễ chữ Hán.
Xin trân trọng giới thiệu!
 
Ngô Thị Nhung
-Tác giả: Nguyễn Chí Bền (Chủ biên)
- Nxb: Khoa học xã hội
 - Khổ sách: 16 x 24cm
- Số trang: 592tr
- Năm xuất bản: 2017
Cuốn sách Hội Gióng - Di sản văn hóa phi vật thẩ đại diện của nhân loại tiếp cận hiện tượng văn hóa - tín ngưỡng này ở dạng tổng thể của một di sản văn hóa phi vật thể, nhằm miêu thuật hiện tượng văn hóa - tín ngưỡng liên quan đến người anh hùng làng Phù Đổng, giải mã các giá trị của hội Gióng trên các phương diện lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng v.v.., đặt vấn đề bảo tồn và phát huy hội Gióng trong xã hội đương đại. Đồng thời, chúng tôi cung cấp các tư liệu chữ Hán, Nôm: sắc phong, thần tích, văn bia, hoành phi, câu đối ở các di tích thờ phụng người anh hùng làng Phủ Đổng, các tư liệu tiếng Pháp về hội Gióng để bạn đọc tham khảo.

Cuốn sách gồm 6 chương: 1/ Nhìn lại tình hình sưu tầm, nghiên cứu Hội Gióng; 2/ Không gian của Hội Gióng; 3/ Hội Gióng ở Đền Phù Đổng; 4/ Hội Gióng ở Đền Sóc; 5/ Hội Gióng ở một số làng xã khác; 6/ Giá trị và vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị của Hội Gióng.
Xin trân trọng giới thiệu!
 
Ngô Thị Nhung

- Cơ quan chủ quản: Ban Quản lý Khu di tích Cổ Loa, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội
- Nxb: Thế giới
- Khổ sách: 20,5 x 25cm
- Số trang: 131tr
- Năm xuất bản: 2018

- Tác giả: Nam C.Kim
từ năm 2007 đến nay, PGS.TS Nam C.Kim (Đại học Wisconsin - Madison, Hoa Kỳ) đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và Viện Khảo cổ học tiến hành nghiên cứu thành Cổ Loa. Kết quả này đã giúp ông hoàn thành luận án tiến sĩ và cho ra đời ấn phẩm “The Origins of Ancient Vietnam” (Nguồn gốc Việt Nam cổ), nhà in Đại học Oxford, Hoa Kỳ, năm 2015.
Với mong muốn giới thiệu cho thế hệ hôm nay và mai sau cũng như bạn bè quốc tế hiểu về giá trị lịch sử - văn hóa của khu di tích Cổ Loa, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội, Ban Quản lý khu di tích Cổ Loa đã phối hợp với tác giả, các đồng nghiệp của tác giả ở Viện Khảo cổ học, Nhà xuất bản Thế giới biên tập, dịch và xuất bản cuốn sách Kết quả nghiên cứu thành Cổ Loa (Results of research on the Co Loa Citadel) bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Cuốn sách này được biên soạn trên cơ sở tóm lược nội dung của cuốn “The Origins of Ancient Vietnam”.
Trong kết quả nghiên cứu thành Cổ Loa tác giả đã đưa ra những nhận định, đánh giá khách quan dựa trên các kết quả điều tra, khai quật, sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học, đã trình bày khá toàn diện về quy mô, cấu trúc, chủ nhân xây dựng, niên đại và vai trò của Cổ Loa trong tiến trình lịch sử Việt Nam.
Nội dung cuốn sách bao gồm 6 chương: 1/ Tại sao Cổ Loa có ý nghĩa quan trọng; 2/ Nghiên cứu trước đây về Cổ Loa; 3/ Điều tra hệ thống phòng thủ từ năm 2007; 4/ Ước tình về xây dựng công sự; 5/ Nhà nước cổ đại; 6/ Di sản Cổ Loa đối với văn minh và lịch sử Việt Nam.
 Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
 
 
- Tác giả: William Chapman
- Số trang : 
312 pages
- Khổ: 170 x 232 mm
- Ngày xuất bản: 29-09-2017
- Nhà xuất bản: River Book
- Ngôn ngữ: Tiếng Anh


Địa điểm cổ đại của Đông Nam Á là hướng dẫn đầy đủ đầu tiên cho các địa điểm cổ và tàn tích khảo cổ học của khu vực Đông Nam Á. Được thiết kế để hỗ trợ khách du lịch mạo hiểm đến vùng này, cuốn sách cũng giới thiệu cho du khách nhiều di tích lịch sử và phong cảnh trên khắp 7 quốc gia: Indonesia, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Lào, Myanmar (Miến Điện) và Malaysia. Ngoài nền tảng và mô tả các địa điểm riêng lẻ, hướng dẫn cung cấp các mẹo cần thiết cho khách du lịch và danh sách đọc và bảng thuật ngữ mở rộng. Kết quả của hơn hai mươi năm nghiên cứu và thăm viếng của tác giả, nhà khảo cổ và nhà bảo tồn kiến trúc William Chapman, Địa điểm cổ đại Đông Nam Á cung cấp một cái nhìn tổng quan ngắn gọn về nhiều di tích lịch sử và các địa danh liên quan của khu vực. Hơn 450 hình minh họa và 150 bản đồ mang lại nhiều địa điểm vào cuộc sống.
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
Bìa mềm: 456 trang
Nhà xuất bản: River Books Press Dist AC (ngày 25 tháng 7 năm 2014)
Ngôn ngữ: tiếng Anh
ISBN-10: 6167339449
ISBN-13: 978-6167339443
Kích thước sản phẩm: 6,7 x 1,1 x 9,1 inch

 
Nội dung cuốn sách: tổng hợp các khám phá khảo cổ học mới nhất ở Đông Nam Á . Cùng với các cuộc khai quật của riêng mình ở Đông Bắc Thái Lan, Charles Higham đánh giá quan trọng về văn hóa của Thời đại đồ sắt đã làm nảy sinh những nền văn minh ban đầu ở Đông Nam Á. Cuốn sách này là tài khoản mới nhất của các nền văn hóa cổ đại của một khu vực rộng lớn và đa dạng về mặt địa lý và là một bản tóm lược độc đáo, cần thiết cho tất cả những ai quan tâm đến khu vực này.
Xin trân trọng giới thiệu!
 
Ngô Thị Nhung

Trang


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9592597
Số người đang online: 21