Bức họa cổ nhất thế giới tạo bởi người Homo sapiens cách đây 73,000 năm
Bằng chứng sớm nhất về một bức họa tạo bởi người Homo sapiens được tìm thấy trong hang Blombos phía nam Cape, Nam Phi.
Đây là cảnh bên ngoài hang Blombos ở phía nam Cape, Nam Phi. Ảnh được chụp bởi Magnus Haaland
Bức họa bao gồm ba vạch đỏ khắc chéo song song với sáu vạch riêng biệt, được vẽ một cách có chủ ý trên một mảnh tước silcrete nhẵn khoảng 73 000 năm trước. Nó có trước bức họa trước đó từ Châu Phi, Châu Âu và Đông Nam Á ít nhất 30 000 năm.
Bức họa trên mảnh tước silcrete là một phát hiện đáng ngạc nhiên của nhà khảo cổ học Ts. Luca Pollarolo, Đại học Witwatersrand (Wits), trong khi ông nghiên cứu tỉ mỉ hàng ngàn mảnh tương tự được khai quật từ Hang Blombos tại phòng thí nghiệm vệ tinh Wits, thị trấn Cape.
Bức họa hang Blombos bằng chì thổ hoàng trên đá silcrete. Ảnh được chụp bởi Craig Foster
Hang Blombos đã được khai quật bởi Giáo sư Christopher Henshilwood và Tiến sĩ Karen van Niekerk từ năm 1991. Địa điểm này có các hiện vật có niên đại từ 100 000 - 70 000 năm cách đây (thời kỳ đá giữa), cũng như hiện vật có niên đại từ 2000 - 300 năm cách đây.
Henshilwood người đứng đầu nghiên cứu tại Đại học Witwatersrand ở Nam Phi, và là Giám đốc của một Trung tâm Xuất sắc mới được tài trợ tại Đại học Bergen - Trung tâm Hành vi Sapiens sớm (SapienCE). Van Niekerk là điều tra viên chính tại SapienCE. Phát hiện của nhóm nghiên cứu về bức họa 73 000 năm tuổi đã được công bố trên tạp chí có sức ảnh hưởng lớn- tạp chí Nature, vào ngày 12 tháng 9.
Nhận ra rằng các đường kẻ trên mảnh tước không giống như bất cứ thứ khác mà nhóm đã nghiên cứu từ hang động trước đó, họ đã vạch ra câu trả lời cho các câu hỏi đặt ra. Những đường kẻ này là tự nhiên, hay là một phần các đường cấu tạo của đá? Có phải chúng được tạo ra bởi những người sống trong Hang Blombos 73 000 năm trước? Nếu con người tạo ra các đường kẻ này, thì làm thế nào họ tạo ra chúng, và tại sao?
Dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Francesco d'Errico tại phòng thí nghiệm PACEA , Đại học Bordeaux, Pháp (tác giả thứ hai của bài báo), nhóm nghiên cứu đã kiểm tra và chụp ảnh mẫu đó dưới kính hiển vi để xác định xem liệu các đường đó có phải là một phần của đá hay chúng đã được vẽ trên đó. Để đảm bảo kết quả , họ cũng kiểm tra mẫu này bằng cách sử dụng phổ RAMAN và kính hiển vi điện tử. Sau khi xác nhận các đường được vẽ lên đá, nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm nhiều kỹ thuật vẽ và sơn khác nhau và phát hiện ra rằng các nét vẽ đó được tạo ra bằng bút chì màu thổ hoàng, với đầu dày từ 1 đến 3 mm. Hơn nữa, việc kết thúc đột ngột các đường kẻ ở rìa của mảnh tước cũng gợi ý rằng mẫu vẽ ban đầu được mở rộng trên một bề mặt lớn hơn và có thể phức tạp hơn trong toàn bộ hình vẽ của nó.
ông Henshilwood cho biết: “Trước khi phát hiện ra, các nhà khảo cổ học nghiên cứu về thời đại Đá trong một thời gian dài đã bị thuyết phục rằng các biểu tượng không rõ ràng xuất hiện đầu tiên khi Homo sapiens vào châu Âu, khoảng 40 000 năm trước, và sau đó thay thế người Neanderthal bản địa. Những khám phá khảo cổ gần đây ở Châu Phi, Châu Âu và Châu Á, trong đó các thành viên trong nhóm của chúng tôi thường tham gia, hỗ trợ sự xuất hiện sớm hơn nhiều cho việc tạo ra và sử dụng các biểu tượng này.”
Khắc có lịch sử sớm hơn nhiều so với vẽ. Bức khắc sớm nhất được biết đến, một hình zig-zag, được khắc trên vỏ sò nước ngọt từ Trinil, Java, đã được tìm thấy trong các lớp có niên đại cách đây 54 0000 năm, trước khi người hiện đại biết đến, và được cho rằng được tạo bởi Homo erectus, một bài báo gần đây đã đề xuất rằng các hình vẽ trong ba hang động của Bán đảo Iberia là 64.000 tuổi và do đó được tạo ra bởi người Neanderthal. Điều này làm cho bản vẽ trên mảnh tước silcret ở Blombos trở thành bản vẽ cổ nhất của Homo sapiens từng được tìm thấy.
Mặc dù các biểu diễn trừu tượng và tượng hình thường được coi là các chỉ tiêu xác định việc sử dụng các biểu tượng, sự đánh giá kích thước biểu tượng của các hình vẽ này có thể là sớm nhất này thật sự khó khăn.
Các biểu tượng là một phần vốn có của nhân loại. Chúng có thể được khắc trên cơ thể chúng ta dưới dạng hình xăm và vết sẹo hoặc che chúng thông qua việc mặc quần áo, đồ trang sức và cách chúng ta để tóc.
Ngôn ngữ, chữ viết, toán học, tôn giáo, luật pháp không thể tồn tại nếu thiếu khả năng đặc biệt của con người để làm chủ việc tạo, truyền tải các biểu tượng và khả năng của chúng ta thể hiện chúng trong văn hóa vật chất. Sự tiến bộ đáng kể đã được thực hiện để hiểu cách não bộ của chúng ta nhận thức và xử lý các loại biểu tượng khác nhau, nhưng kiến thức về cách thức và thời điểm các biểu tượng chứa đậm văn hóa của tổ tiên chúng ta vẫn còn thiếu chính xác và chỉ là phỏng đoán.
Lớp khảo cổ học trong đó bức họa Blombos được tìm thấy cũng mang lại những biểu trưng khác về tư duy biểu tượng, chẳng hạn như các hạt chuỗi vỏ sò được phủ bằng thổ hoàng, và quan trọng hơn là các mảnh thổ hoàng được khắc hoa văn trừu tượng. Một số trong những bản khắc này gần giống với những nét vẽ trên mảnh tước silcret.
Henshilwood cho biết: “Điều này chứng tỏ rằng Homo sapiens sớm ở phía nam Cape đã sử dụng các kỹ thuật khác nhau để tạo ra các dấu hiệu tương tự trên các phương tiện truyền thông khác nhau. Quan sát trên ủng hộ giả thuyết rằng những dấu hiệu này có tính chất tượng trưng và thể hiện một khía cạnh vốn có của thế giới hiện đại về hành vi của những người Homo sapiens châu Phi này, tổ tiên của tất cả chúng ta ngày nay.
Nguồn: https://www.heritagedaily.com/2018/12/top-10-archaeological-discoveries-of-2018/122316
https://www.heritagedaily.com/2018/09/multimedia-graphic-design-73000-years-ago/121644
https://blogs.scientificamerican.com/anthropology-in-practice/73-000-year-old-hashtag-is-oldest-example-of-abstract-art/
Người dịch: Minh Trần
Thông báo
Thứ tư, 12 Tháng 6 2024- 09:59
Thứ bảy, 27 Tháng 5 2023- 14:12
Thứ hai, 06 Tháng 6 2022- 10:10
Thứ tư, 23 Tháng 3 2022- 14:57
Thứ ba, 07 Tháng 9 2021- 16:38
Thư viện
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa
- Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020
- Số trang: 212 tr
- Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:
GS.TS. Nguyễn Hữu Minh
PGS.TS. Phan Thị Mai Hương
PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương
PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi
- Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory
- Người dịch: Phạm Văn Tuân
- Nhà xb: Dân Trí, 2019
- Khổ: 14 x 20,5
- Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học
- Năm xuất bản: 2023
- Số trang: 432tr
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ
- Năm xuất bản: 2023
- Nhà xb:Lao Động
- Số trang: 500
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)
- Năm xuất bản: 2022
- Số trang: 244
NXB Tổng hợp TPHCM vừa ra mắt trọn bộ 2 quyển sách Khảo cổ học Đồng bằng sông Mê Kông - Tập II: Văn minh vật chất Óc Eo của tác giả Louis Malleret do...
- Tác giả: Phạm Văn Kỉnh
- Nhà xb: Văn hóa dân tộc
- Năm xb: 2024
- Số trang: 302tr
Tạp chí
Khảo cổ học số 2/2024
Khảo cổ học số 1/2024
Khảo cổ học số 1/2024
Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
Phần 2: Khảo cổ học Tiền sử
Phần 1: Vấn đề chung
QUY ĐỊNH GỬI BÀI CHO TẠP CHÍ KHẢO CỔ HỌC
Tin tức khác
08 Th11 2024 17:00
08 Th11 2024 15:34
08 Th11 2024 15:15
08 Th11 2024 14:04
05 Th12 2022 15:10
05 Th12 2022 10:59
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9025389
Số người đang online: 26