Virus thực vật cổ nhất được tìm thấy tại khu cư trú cổ ở Antelope House, Arizona, Mỹ
Các nhà khoa học nghiên cứu các lõi ngô cổ được tìm thấy tại một địa điểm khảo cổ người Mỹ bản địa đã tìm thấy một loại virus 1.000 năm tuổi, loại virus thực vật cổ nhất từng được báo cáo.
Các cư dân cổ ở Antelope House, thuộc đài tượng niệm quốc gia Arizona's Canyon de Chelly đã trồng các loại cây như ngô, đậu và bí.
Ảnh được chụp bởi National Parks Service
Chỉ có một vài virus ARN đã được phát hiện trước đây từ các mẫu khảo cổ học, loại có niên đại lâu đời nhất từ khoảng 750 năm trước. Phát hiện mới được đưa ra khi nhóm các nhà khoa học nghiên cứu các tàn tích thực vật cổ từ Antelope House, một tàn tích của tổ tiên người da đỏ (Ancestral Puebloan) nằm ở Di tích Quốc gia Canyon de Chelly, Arizona.
Tổ tiên người da đỏ sống ở hẻm núi trồng các loại cây trồng như ngô, đậu và bí. Trong cuộc khai quật Nhà Antelope của Dịch vụ Công viên Quốc gia (National Park Service ) vào những năm 1970, hơn hai tấn tàn tích thực vật, ở dạng rất dễ nhận biết, đã được phục dựng.
Người đứng đầu nghiên cứu này, Marilyn Roossinck, giáo sư nghiên cứu bệnh học thực vật và vi sinh vật học môi trường, Đại học Khoa học Nông nghiệp, bang Penn cho biết: “rõ ràng từ những tàn tích thực vật này ngô là nguồn thức ăn chính của những cư dân nơi đây”.
Những tàn tích ngô được thu hồi tại Antelope House bao gồm lõi ngô, vỏ hạt ngô, lá, phần thân và râu ngô
Sử dụng phương pháp xác định niên đại C14, các nhà nghiên cứu đã xác nhận rằng tuổi của các mẫu cổ trên là khoảng 1.000 năm. Trong khi phân tích lõi ngô, các nhà khoa học đã phân tích 3 bộ gennome gần như toàn vẹn của loài virus chưa từng được biết trước đây, thuộc họ Chrysoviridae, nhóm virus lây nhiễm cho thực vật và nấm.
Niên C14 đã hiệu chỉnh của các mẫu lõi ngô (Mahtab Peyambari và cs, 2018)
Các nhà nghiên cứu đã đưa những phát hiện gần đây này của họ trên Tạp chí Virus học (Journal of Virology ) và lưu ý rằng chrysovirus là những virus thực vật tồn tại dai dẳng được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua hạt giống và có thể tồn tại trong vật chủ trong thời gian rất dài. Các virus tồn tại dai dẳng thường không gây bệnh và hiếm khi được phát hiện. Đây là loại chrysovirus đầu tiên được mô tả từ ngô, Roossinck lưu ý.
"Khi chúng tôi phân tích các mẫu ngô hiện đại, chúng tôi đã tìm thấy chrysovirus tương tự chỉ với khoảng 3 phần trăm biến dị so với các mẫu cổ xưa", cô nói. "Hầu hết các virus ARN, với thời gian thế hệ ngắn và sao chép dễ bị lỗi, phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, các virus dai dẳng có bộ gen rất ổn định."
Roossinck cho biết khía cạnh thú vị nhất từ những phát hiện này của nhóm nghiên cứu đó là virus đã tồn tại trong ngô từ rất lâu.
Cô cho biết thêm "Điều đó ngụ ý rằng virus có thể mang lại một số lợi ích tiềm ẩn cho thực vật, nhưng chúng tôi chưa chỉ ra được điều đó".
Nguồn:
https://www.sciencedaily.com/releases/2018/12/181213112111.htm
Người dịch: Minh Trần
Các cư dân cổ ở Antelope House, thuộc đài tượng niệm quốc gia Arizona's Canyon de Chelly đã trồng các loại cây như ngô, đậu và bí.
Ảnh được chụp bởi National Parks Service
Chỉ có một vài virus ARN đã được phát hiện trước đây từ các mẫu khảo cổ học, loại có niên đại lâu đời nhất từ khoảng 750 năm trước. Phát hiện mới được đưa ra khi nhóm các nhà khoa học nghiên cứu các tàn tích thực vật cổ từ Antelope House, một tàn tích của tổ tiên người da đỏ (Ancestral Puebloan) nằm ở Di tích Quốc gia Canyon de Chelly, Arizona.
Tổ tiên người da đỏ sống ở hẻm núi trồng các loại cây trồng như ngô, đậu và bí. Trong cuộc khai quật Nhà Antelope của Dịch vụ Công viên Quốc gia (National Park Service ) vào những năm 1970, hơn hai tấn tàn tích thực vật, ở dạng rất dễ nhận biết, đã được phục dựng.
Người đứng đầu nghiên cứu này, Marilyn Roossinck, giáo sư nghiên cứu bệnh học thực vật và vi sinh vật học môi trường, Đại học Khoa học Nông nghiệp, bang Penn cho biết: “rõ ràng từ những tàn tích thực vật này ngô là nguồn thức ăn chính của những cư dân nơi đây”.
Những tàn tích ngô được thu hồi tại Antelope House bao gồm lõi ngô, vỏ hạt ngô, lá, phần thân và râu ngô
Sử dụng phương pháp xác định niên đại C14, các nhà nghiên cứu đã xác nhận rằng tuổi của các mẫu cổ trên là khoảng 1.000 năm. Trong khi phân tích lõi ngô, các nhà khoa học đã phân tích 3 bộ gennome gần như toàn vẹn của loài virus chưa từng được biết trước đây, thuộc họ Chrysoviridae, nhóm virus lây nhiễm cho thực vật và nấm.
Niên C14 đã hiệu chỉnh của các mẫu lõi ngô (Mahtab Peyambari và cs, 2018)
Các nhà nghiên cứu đã đưa những phát hiện gần đây này của họ trên Tạp chí Virus học (Journal of Virology ) và lưu ý rằng chrysovirus là những virus thực vật tồn tại dai dẳng được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua hạt giống và có thể tồn tại trong vật chủ trong thời gian rất dài. Các virus tồn tại dai dẳng thường không gây bệnh và hiếm khi được phát hiện. Đây là loại chrysovirus đầu tiên được mô tả từ ngô, Roossinck lưu ý.
"Khi chúng tôi phân tích các mẫu ngô hiện đại, chúng tôi đã tìm thấy chrysovirus tương tự chỉ với khoảng 3 phần trăm biến dị so với các mẫu cổ xưa", cô nói. "Hầu hết các virus ARN, với thời gian thế hệ ngắn và sao chép dễ bị lỗi, phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, các virus dai dẳng có bộ gen rất ổn định."
Roossinck cho biết khía cạnh thú vị nhất từ những phát hiện này của nhóm nghiên cứu đó là virus đã tồn tại trong ngô từ rất lâu.
Cô cho biết thêm "Điều đó ngụ ý rằng virus có thể mang lại một số lợi ích tiềm ẩn cho thực vật, nhưng chúng tôi chưa chỉ ra được điều đó".
Nguồn:
https://www.sciencedaily.com/releases/2018/12/181213112111.htm
Người dịch: Minh Trần
Thông báo
Thứ tư, 12 Tháng 6 2024- 09:59
Thứ bảy, 27 Tháng 5 2023- 14:12
Thứ hai, 06 Tháng 6 2022- 10:10
Thứ tư, 23 Tháng 3 2022- 14:57
Thứ ba, 07 Tháng 9 2021- 16:38
Thư viện
- Tác giả: Viện Khảo cổ học
- Nhà xb: Khoa học xã hội - 2024
- Số trang: 1358tr
- Khổ: 19x27cm
- Tác giả: Trương Khởi Chi (Chủ biên)
- Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội
- Năm xb: 2021
- Khổ sách: 16 x 24
- Số trang: 661 trang
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa
- Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020
- Số trang: 212 tr
- Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:
GS.TS. Nguyễn Hữu Minh
PGS.TS. Phan Thị Mai Hương
PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương
PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi
- Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory
- Người dịch: Phạm Văn Tuân
- Nhà xb: Dân Trí, 2019
- Khổ: 14 x 20,5
- Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học
- Năm xuất bản: 2023
- Số trang: 432tr
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ
- Năm xuất bản: 2023
- Nhà xb:Lao Động
- Số trang: 500
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)
- Năm xuất bản: 2022
- Số trang: 244
Tạp chí
Phần 3: KCH sơ sử và nhà nước sớm
Khảo cổ học số 2/2024
Khảo cổ học số 1/2024
Khảo cổ học số 1/2024
Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
Phần 2: Khảo cổ học Tiền sử
Phần 1: Vấn đề chung
Tin tức khác
02 Th12 2024 14:27
08 Th11 2024 17:00
08 Th11 2024 15:34
08 Th11 2024 15:15
08 Th11 2024 14:04
05 Th12 2022 15:10
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9301386
Số người đang online: 36