Nguồn thức ăn chính của người Neandertal là thịt
Chế độ dinh dưỡng của người Neandertal được tranh luận khá nhiều: theo truyền thống họ được coi là động vật ăn thịt và thợ săn các động vật có vú lớn, nhưng giả thuyết này gần đây đã bị thách thức bởi nhiều bằng chứng về sự tiêu thụ thực vật.
Răng của một cá thể Neandertal trưởng thành thuộc địa điểm Les Cottés, Pháp. Chế độ dinh dưỡng của cô chủ yêu là thịt các động vật ăn cỏ lớn. Ảnh chụp bởi A. Le Cabec.
Các chế độ dinh dưỡng cổ thường được phục dựng lại bằng cách sử dụng các tỷ lệ đồng vị nitơ, để xác định bậc dinh dưỡng, vị trí mà một sinh vật chiếm giữ trong chuỗi thức ăn. Người Neandertals dường như chiếm một vị trí cao trong chuỗi thức ăn trên cạn, thể hiện tỷ lệ cao hơn một chút so với động vật ăn thịt (như linh cẩu, chó sói hoặc cáo) được tìm thấy tại cùng địa điểm. Điều này gợi ý rằng những giá trị cao hơn một chút là do tiêu thụ voi ma mút hoặc thịt ôi. Và chúng tôi cũng biết một số ví dụ về ăn thịt đồng loại ở các địa điểm khác có người Neandertal.
Người hiện đại thời Đá cũ đã đến Pháp ngay sau khi người Neandertal biến mất, thể hiện tỷ lệ đồng vị nitơ cao hơn người Neandertal. Theo cách cổ điển, điều này chỉ thị cho sự tiêu thụ cá nước ngọt. Đánh bắt cá được cho là một hoạt động điển hình của người hiện đại, nhưng một lần nữa, một cuộc tranh luận đó là liệu người Neandertals có ăn các nguồn thủy sản hay không. Khi Klervia Jaouen, nhà nghiên cứu Nhân chủng học tiến hóa tại Viện Max Planck - tác giả đầu tiên của nghiên cứu, và các cộng tác viên đã phát hiện ra tỷ lệ đồng vị nitơ cao trong collagen của hai người Neandertal nằm trong giới hạn của người hiện đại, họ băn khoăn liệu đây có phải là sự xác nhận cho việc tiêu thụ cá thường xuyên?
Người Neandertals đến từ Les Cottés và Grotte du Renne, ở Pháp, hai địa điểm không tìm thấy di cốt cá. Tuy nhiên, các phép đo được thực hiện trên một phần chân răng để ghi lại chế độ dinh dưỡng từ 4 đến 8 năm của đời sống cá thể đó và trên một xương của một đứa trẻ 1 tuổi. Các tỷ lệ đồng vị nitơ cao này cũng có thể chỉ ra rằng người Neandertals không bị cai sữa ở độ tuổi trên, điều này trái ngược trong trường hợp Neandertal ở địa điểm Les Cottés (cá thể được phân tích chân răng) có những bằng chứng trước đây về việc cai sữa sớm khoảng một tuổi. Nói cách khác, nhiều sự giải thích (ví dụ như tiêu thụ cá nước ngọt, thịt ôi, cai sữa muộn hoặc thậm chí ăn thịt đồng loại) có thể giải thích cho các tỉ lệ đồng vị ni tơ cao như vậy và xác định yếu tố liên quan có thể thay đổi sự hiểu của chúng ta về phương thức sống của người Neandertal.
Phân tích axit amin
Để giải thích các tỷ lệ đồng vị nitơ đặc biệt cao này, Jaouen và các cộng tác viên đã quyết định sử dụng một kỹ thuật đồng vị mới độc đáo. Các phân tích đồng vị đặc trưng cho hợp chất (CSIA = Compound-specific isotope analyses) cho phép phân tích riêng các axit amin có trong collagen. Một số thành phần đồng vị axit amin bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường và các tỉ lệ đồng vị của thức ăn. Ngoài ra, các tỷ lệ đồng vị axit amin khác cũng bị ảnh hưởng bởi bậc dinh dưỡng. Sự kết hợp của các tỷ lệ đồng vị axit amin này cho phép giải mã sự đóng góp của môi trường và bậc dinh dưỡng đối với thành phần đồng vị cuối cùng của collagen.
Jaouen cho biết, “Sử dụng kỹ thuật này, chúng tôi phát hiện ra rằng người Neandertal của địa điểm Les Cottés có chế độ ăn thịt trên cạn hoàn toàn: cô không phải là một đứa trẻ cai sữa muộn hay là một người ăn cá thường xuyên, đồng loại của cô dường như chủ yếu săn bắt tuần lộc và ngựa. “Chúng tôi cũng xác nhận rằng Neandertal của địa điểm Grotte du Renne là một đứa trẻ bú sữa mẹ mà mẹ là một người ăn thịt. Thật thú vị, kết luận này phù hợp với các quan sát của các nhà khảo cổ.
Nghiên cứu trên cũng cho thấy tầm quan trọng của kỹ thuật đồng vị mới này đối với các nghiên cứu trong tương lai về chế độ dinh dưỡng của người Neandertal và người cổ. Sử dụng phân tích đồng vị đặc trưng cho hợp chất cho phép các nhà nghiên cứu không bị giải thích sai tỷ lệ đồng vị nitơ toàn cầu, đặc biệt cao. Michael P. Richards thuộc Đại học Simon Fraser ,Canada nhận xét: Những kết quả đồng vị trước đây cho thấy chế độ ăn thịt chủ yếu của người Neandertals, phù hợp với những ghi nhận khảo cổ rộng rãi về di cốt động vật được tìm thấy và được chôn bởi người Neandertals. Gần đây đã có một số giải thích thẳng thắn kì lạ về số lượng lớn dữ liệu đồng vị bao gồm cách giải thích người Neandertal chủ yếu sống dựa vào thực vật thủy sinh đến việc ăn thịt lẫn nhau, cả hai quan điểm này trái ngược với các bằng chứng khảo cổ học. Các phép đo đồng vị đặc trưng cho hợp chất mới này khẳng định lại các giải thích trước đây về chế độ ăn của người Neandertal bao gồm chủ yếu là động vật ăn cỏ lớn, mặc dù tất nhiên họ cũng tiêu thụ các loại thực phẩm khác như thực vật.
Chế độ dinh dưỡng đơn điệu
Ngoài việc xác nhận người Neandertal là động vật ăn thịt trên cạn, nghiên cứu này dường như chỉ ra rằng những Tông người này có chế độ ăn rất đơn điệu theo thời gian, ngay cả khi chúng đã bắt đầu thay đổi kĩ nghệ nguyên liệu, có thể dưới ảnh hưởng của người hiện đại. Em bé Neandertal của địa điểm Grotte du Renne được tìm thấy, thực sự có liên quan đến Châtelperronian, một kĩ nghệ đá tương tự như của người hiện đại. Do đó, người Neandertal muộn rất giống người hiện đại về các bức họa trong hang động và đeo vòng cổ, nhưng không giống như loài chị em của họ đó là dường như họ không thích đánh bắt cá.
Jean-Jacques Hublin, giám đốc Khoa Tiến hóa Người tại Viện Max Planck, nhận xét: “Nghiên cứu này xác nhận rằng khi người Homo sapiens đến châu Âu và gặp người Neandertal, họ đã cạnh tranh trực tiếp để khai thác các động vật có vú lớn “.Sahra Talamo- nhà nghiên cứu tại Viện Max Planck kết luận: “ Việc sử dụng hệ thống kết hợp các phân tích đồng vị đặc trưng cho hợp chất (CSIA) và định niên đại C sẽ giúp hiểu được liệu hai loài có thực sự có cùng một phương thức sinh kế trong những thời điểm quan trọng đó hay không.”
Nguồn: https://www.heritagedaily.com/2019/02/neandertals-main-food-source-was-definitely-meat/122703
Người dịch: Minh Trần
Răng của một cá thể Neandertal trưởng thành thuộc địa điểm Les Cottés, Pháp. Chế độ dinh dưỡng của cô chủ yêu là thịt các động vật ăn cỏ lớn. Ảnh chụp bởi A. Le Cabec.
Các chế độ dinh dưỡng cổ thường được phục dựng lại bằng cách sử dụng các tỷ lệ đồng vị nitơ, để xác định bậc dinh dưỡng, vị trí mà một sinh vật chiếm giữ trong chuỗi thức ăn. Người Neandertals dường như chiếm một vị trí cao trong chuỗi thức ăn trên cạn, thể hiện tỷ lệ cao hơn một chút so với động vật ăn thịt (như linh cẩu, chó sói hoặc cáo) được tìm thấy tại cùng địa điểm. Điều này gợi ý rằng những giá trị cao hơn một chút là do tiêu thụ voi ma mút hoặc thịt ôi. Và chúng tôi cũng biết một số ví dụ về ăn thịt đồng loại ở các địa điểm khác có người Neandertal.
Người hiện đại thời Đá cũ đã đến Pháp ngay sau khi người Neandertal biến mất, thể hiện tỷ lệ đồng vị nitơ cao hơn người Neandertal. Theo cách cổ điển, điều này chỉ thị cho sự tiêu thụ cá nước ngọt. Đánh bắt cá được cho là một hoạt động điển hình của người hiện đại, nhưng một lần nữa, một cuộc tranh luận đó là liệu người Neandertals có ăn các nguồn thủy sản hay không. Khi Klervia Jaouen, nhà nghiên cứu Nhân chủng học tiến hóa tại Viện Max Planck - tác giả đầu tiên của nghiên cứu, và các cộng tác viên đã phát hiện ra tỷ lệ đồng vị nitơ cao trong collagen của hai người Neandertal nằm trong giới hạn của người hiện đại, họ băn khoăn liệu đây có phải là sự xác nhận cho việc tiêu thụ cá thường xuyên?
Người Neandertals đến từ Les Cottés và Grotte du Renne, ở Pháp, hai địa điểm không tìm thấy di cốt cá. Tuy nhiên, các phép đo được thực hiện trên một phần chân răng để ghi lại chế độ dinh dưỡng từ 4 đến 8 năm của đời sống cá thể đó và trên một xương của một đứa trẻ 1 tuổi. Các tỷ lệ đồng vị nitơ cao này cũng có thể chỉ ra rằng người Neandertals không bị cai sữa ở độ tuổi trên, điều này trái ngược trong trường hợp Neandertal ở địa điểm Les Cottés (cá thể được phân tích chân răng) có những bằng chứng trước đây về việc cai sữa sớm khoảng một tuổi. Nói cách khác, nhiều sự giải thích (ví dụ như tiêu thụ cá nước ngọt, thịt ôi, cai sữa muộn hoặc thậm chí ăn thịt đồng loại) có thể giải thích cho các tỉ lệ đồng vị ni tơ cao như vậy và xác định yếu tố liên quan có thể thay đổi sự hiểu của chúng ta về phương thức sống của người Neandertal.
Phân tích axit amin
Để giải thích các tỷ lệ đồng vị nitơ đặc biệt cao này, Jaouen và các cộng tác viên đã quyết định sử dụng một kỹ thuật đồng vị mới độc đáo. Các phân tích đồng vị đặc trưng cho hợp chất (CSIA = Compound-specific isotope analyses) cho phép phân tích riêng các axit amin có trong collagen. Một số thành phần đồng vị axit amin bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường và các tỉ lệ đồng vị của thức ăn. Ngoài ra, các tỷ lệ đồng vị axit amin khác cũng bị ảnh hưởng bởi bậc dinh dưỡng. Sự kết hợp của các tỷ lệ đồng vị axit amin này cho phép giải mã sự đóng góp của môi trường và bậc dinh dưỡng đối với thành phần đồng vị cuối cùng của collagen.
Jaouen cho biết, “Sử dụng kỹ thuật này, chúng tôi phát hiện ra rằng người Neandertal của địa điểm Les Cottés có chế độ ăn thịt trên cạn hoàn toàn: cô không phải là một đứa trẻ cai sữa muộn hay là một người ăn cá thường xuyên, đồng loại của cô dường như chủ yếu săn bắt tuần lộc và ngựa. “Chúng tôi cũng xác nhận rằng Neandertal của địa điểm Grotte du Renne là một đứa trẻ bú sữa mẹ mà mẹ là một người ăn thịt. Thật thú vị, kết luận này phù hợp với các quan sát của các nhà khảo cổ.
Nghiên cứu trên cũng cho thấy tầm quan trọng của kỹ thuật đồng vị mới này đối với các nghiên cứu trong tương lai về chế độ dinh dưỡng của người Neandertal và người cổ. Sử dụng phân tích đồng vị đặc trưng cho hợp chất cho phép các nhà nghiên cứu không bị giải thích sai tỷ lệ đồng vị nitơ toàn cầu, đặc biệt cao. Michael P. Richards thuộc Đại học Simon Fraser ,Canada nhận xét: Những kết quả đồng vị trước đây cho thấy chế độ ăn thịt chủ yếu của người Neandertals, phù hợp với những ghi nhận khảo cổ rộng rãi về di cốt động vật được tìm thấy và được chôn bởi người Neandertals. Gần đây đã có một số giải thích thẳng thắn kì lạ về số lượng lớn dữ liệu đồng vị bao gồm cách giải thích người Neandertal chủ yếu sống dựa vào thực vật thủy sinh đến việc ăn thịt lẫn nhau, cả hai quan điểm này trái ngược với các bằng chứng khảo cổ học. Các phép đo đồng vị đặc trưng cho hợp chất mới này khẳng định lại các giải thích trước đây về chế độ ăn của người Neandertal bao gồm chủ yếu là động vật ăn cỏ lớn, mặc dù tất nhiên họ cũng tiêu thụ các loại thực phẩm khác như thực vật.
Chế độ dinh dưỡng đơn điệu
Ngoài việc xác nhận người Neandertal là động vật ăn thịt trên cạn, nghiên cứu này dường như chỉ ra rằng những Tông người này có chế độ ăn rất đơn điệu theo thời gian, ngay cả khi chúng đã bắt đầu thay đổi kĩ nghệ nguyên liệu, có thể dưới ảnh hưởng của người hiện đại. Em bé Neandertal của địa điểm Grotte du Renne được tìm thấy, thực sự có liên quan đến Châtelperronian, một kĩ nghệ đá tương tự như của người hiện đại. Do đó, người Neandertal muộn rất giống người hiện đại về các bức họa trong hang động và đeo vòng cổ, nhưng không giống như loài chị em của họ đó là dường như họ không thích đánh bắt cá.
Jean-Jacques Hublin, giám đốc Khoa Tiến hóa Người tại Viện Max Planck, nhận xét: “Nghiên cứu này xác nhận rằng khi người Homo sapiens đến châu Âu và gặp người Neandertal, họ đã cạnh tranh trực tiếp để khai thác các động vật có vú lớn “.Sahra Talamo- nhà nghiên cứu tại Viện Max Planck kết luận: “ Việc sử dụng hệ thống kết hợp các phân tích đồng vị đặc trưng cho hợp chất (CSIA) và định niên đại C sẽ giúp hiểu được liệu hai loài có thực sự có cùng một phương thức sinh kế trong những thời điểm quan trọng đó hay không.”
Nguồn: https://www.heritagedaily.com/2019/02/neandertals-main-food-source-was-definitely-meat/122703
Người dịch: Minh Trần
Thông báo
Thứ tư, 12 Tháng 6 2024- 09:59
Thứ bảy, 27 Tháng 5 2023- 14:12
Thứ hai, 06 Tháng 6 2022- 10:10
Thứ tư, 23 Tháng 3 2022- 14:57
Thứ ba, 07 Tháng 9 2021- 16:38
Thư viện
- Tác giả: Viện Khảo cổ học
- Nhà xb: Khoa học xã hội - 2024
- Số trang: 1358tr
- Khổ: 19x27cm
- Tác giả: Trương Khởi Chi (Chủ biên)
- Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội
- Năm xb: 2021
- Khổ sách: 16 x 24
- Số trang: 661 trang
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa
- Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020
- Số trang: 212 tr
- Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:
GS.TS. Nguyễn Hữu Minh
PGS.TS. Phan Thị Mai Hương
PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương
PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi
- Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory
- Người dịch: Phạm Văn Tuân
- Nhà xb: Dân Trí, 2019
- Khổ: 14 x 20,5
- Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học
- Năm xuất bản: 2023
- Số trang: 432tr
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ
- Năm xuất bản: 2023
- Nhà xb:Lao Động
- Số trang: 500
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)
- Năm xuất bản: 2022
- Số trang: 244
Tạp chí
Phần 3: KCH sơ sử và nhà nước sớm
Khảo cổ học số 2/2024
Khảo cổ học số 1/2024
Khảo cổ học số 1/2024
Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
Phần 2: Khảo cổ học Tiền sử
Phần 1: Vấn đề chung
Tin tức khác
02 Th12 2024 14:27
08 Th11 2024 17:00
08 Th11 2024 15:34
08 Th11 2024 15:15
08 Th11 2024 14:04
05 Th12 2022 15:10
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9301413
Số người đang online: 43