Theo đó Viện Khảo cổ học thực hiện các quyền tự chủ về tài chính; về thực hiện nhiệm vụ; về tổ chức bộ máy, nhân sự; về quản lý và sử dụng tài sản theo quy định tại Nghị định số 54/2010/NĐ-CP ngày 14/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập.
Chi tiết xin xem file Quyết định đính kèm.
- Nxb: Văn hóa Sài Gòn – 2006
- Khổ sách: 14,5x 20,5cm
- Số trang: 384 trang
- Nxb: Đồng Nai – 2011
- Khổ sách: 14,5x 20,5cm
- Số trang: 118 trang
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về vùng đất An Hòa về địa lý hành chính, các dấu tích văn hóa cổ, về tôn giáo tín ngưỡng, sắc thái văn hóa, truyền thống đấu tranh.
Chương 2: Kiến trúc Đình An Hòa: lịch sử hình thành, các lần trùng tu, thành phần kiến trúc, di vật.
Chương 3: Lễ hội của Đình An Hòa
Xin trân trọng giới thiệu!!
Theo đó Viện Khảo cổ học có trách nhiệm tổ chức lựa chọn nhà thầu theo kế hoạch được phê duyệt. Văn phòng chương trình Khoa học Công nghệ Vũ trụ, Viện trưởng Viện Khảo cổ học và Chủ nhiệm đề tài chịu trách nhiệm thi hành quyết định này. Nội dung chi tiết vui lòng xem file đính kèm.
Báo cáo viên: TS. Lưu Thị Phương Lan (Viện Vật lý địa cầu) và TS. Nguyễn Thị Mai Hương (Viện Khảo cổ học)
Thời gian: 9:00, thứ năm ngày 13 tháng 9 năm 2018
Địa điểm: Hội trường, Viện Khảo cổ học, 61 Phan Chu Trinh, Hà Nội
Dear IPPA Community
The Vietnam National Archaeological Conference "New discoveries in Archaeology 2018" will be held in Hue on Saturday 29 September and Sunday 30 September, just after the IPPA meeting. FREE for all delegates at the conference.
Message from the Institute of Archaeology!
Mới đây, các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa đồng loạt lên tiếng khi Khu di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa (huyện Đông Anh, Hà Nội) với tuổi đời 2.300 năm tuổi, được đánh giá độc đáo bậc nhất ở Đông Nam Á về giá trị kiến trúc, lịch sử đang bị xâm hại nghiêm trọng.
Ngay sau đó, đầu tháng 8/2018, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã phê duyệt kế hoạch quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị Khu di tích Cổ Loa giai đoạn 2018 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đây được coi là quyết định kịp thời, mở lối cho công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị của khu di tích vốn rất quý này.
Theo thống kê của Ban quản lý di tích Cổ Loa, tại mặt thành và chân các vòng thành Nội, thành Trung, thành Ngoại có tới 1.000 hộ dân sinh sống từ nhiều đời nay, thậm chí tới 200 – 300 năm. Đây là yếu tố lịch sử để lại nên trước thời điểm Cổ Loa được công nhận di tích quốc gia năm 1962, khu vực này không có ai quản lý, người dân tự do xây dựng nhà cửa. Đến năm 2006, hầu như người dân được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai, vì thế vô tình đã tạo ra sự mâu thuẫn giữa công tác bảo tồn và cuộc sống trong giai đoạn hiện nay.
Do nhu cầu cuộc sống người dân, một số đoạn trên mặt thành còn bị xẻ ra, san ủi để làm đường và xây dựng các công trình dân sinh. Hiện tại, vòng thành Nội gần như mất đi toàn bộ hình dáng, chỉ còn sót lại một vài ụ đất. Vòng thành Trung và thành Ngoại vẫn còn giữ được hình dáng song độ cao đã bị thay đổi. Tại các hào nước, người dân còn lấp đi để xây nhà hoặc có khu vực được sử dụng trồng lúa, nuôi cá làm biến dạng các dấu tích cũ. Hơn nữa, di chỉ khảo cổ học Đồng Vông trên doi đất bên sông Hoàng Giang đang có nguy cơ bị xóa sổ vì các công trình dân sinh.
Ông Lê Viết Dũng, Phó Trưởng Ban quản lý di tích Cổ Loa cho biết, Ban chỉ quản lý các điểm di tích trong khu vực thành Nội cùng một vài địa điểm khác với diện tích 40 ha, trong khi diện tích còn lại của khu di tích rộng khoảng 860 ha do chính quyền xã Cổ Loa quản lý. Vì vậy, khi phát hiện những vi phạm trong khu vực ba vòng thành đất, khu hào nước cũng như các di chỉ khảo cổ học khác thuộc sự quản lý của chính quyền xã Cổ Loa, Ban quản lý di tích Cổ Loa chỉ biết làm văn bản đề nghị xã xử lý. Với số lượng vụ việc vi phạm nhiều, chính quyền địa phương chậm xử lý nên mức độ xâm phạm di tích là nghiêm trọng.
Tiến sỹ Phạm Quốc Quân, nguyên Giám đốc Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia bày tỏ, trong câu chuyện quản lý vẫn thường xảy ra xung đột giữa địa phương và Ban quản lý di tích Cổ Loa bởi sự phân công, phân cấp trong quản lý. Việc quản lý tại đây dường như luôn có sự thỏa thuận, chưa có nguyên tắc thông qua một cách chính thức.
Về vấn đề phát huy giá trị di tích Cổ Loa, Phó giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Văn Huy, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát huy giá trị di sản văn hóa cho rằng, khách đến Cổ Loa chủ yếu vào dịp lễ hội đầu năm, các tháng còn lại trong năm hầu như không có khách. Bởi ngoài những di tích đình, đền, am, di tích này chưa được đầu tư nhiều, chưa tạo được sự hấp dẫn để lôi kéo khách. Đây cũng là nỗi trăn trở khi di sản văn hóa hàng nghìn năm tuổi gắn với buổi đầu dựng nước của dân tộc chưa phát huy xứng tầm để trở thành điểm du lịch hấp dẫn của Hà Nội.
Kế hoạch quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị Khu di tích Cổ Loa giai đoạn 2018 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành với mục tiêu bảo tồn nguyên vẹn tình trạng hiện nay của các công trình, phục hồi một số đoạn tường thành, xây dựng kế hoạch bảo tồn phù hợp đối với mỗi loại hình. Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu các cơ quan liên quan xác định những nguy cơ làm ảnh hưởng tới giá trị của khu di tích và đề xuất biện pháp giải quyết triệt để.
Khu di tích được bảo vệ hài hòa với nhu cầu phát triển về môi trường, du lịch, đảm bảo điều kiện số của dân cư trong khu vực di tích; nâng cao nhận thức của cộng đồng trong công tác quản lý và bảo vệ di tích gắn với quyền lợi và trách nhiệm của người dân địa phương. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cũng yêu cầu xây dựng cơ chế phối hợp giữ các bên liên quan gồm cơ quan chủ quản, cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương trong quá trình lập kế hoạch quản lý. Cơ quan quản lý di tích cần tái hiện, kết nối các câu chuyện lịch sử thu hút khách tham quan, xây dựng kế hoạch quảng bá, phát huy giá trị di tích.
Riêng trong công tác quản lý bảo tồn các di tích, Ban quản lý di tích Cổ Loa sẽ xây dựng dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu vực lõi thành Cổ Loa, xây dựng kế hoạch khảo sát, kiểm tra, theo dõi đánh giá tình trạng kỹ thuật các di tích kiến trúc và hệ thống thành hào. Với công tác quản lý dân cư và sức ép phát triển, cơ quan quản lý khu di tích sẽ phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Đông Anh cùng các ban ngành đẩy nhanh công tác di dời các hộ dân sinh sống trong các khu vực bảo vệ của di tích, nghiên cứu điều chỉnh các tuyến giao thông trong khu vực di tích.
Dù còn rất nhiều vấn đề còn phải đặt ra trong công tác quản lý, bảo tồn, phát huy Khu di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa, song nhiều người cũng kỳ vọng khu di tích này sẽ có vị trí xứng đáng hơn so với hiện trạng trước đó.
Theo TTXVN
Cổ Loa được Chính phủ công nhận là Di tích Quốc gia từ năm 1962, đến năm 2012 Cổ Loa được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt, có giá trị về lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ. Trước năm 1995, Cổ Loa được quản lý bởi chính quyền địa phương, sau đó được chuyển qua nhiều đơn vị quản lý. Từ Ban Quản lý Di tích – Danh thắng đến Trung tâm Bảo tồn di tích Cổ Loa – Thành cổ Hà Nội (hiện là Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội), nhưng phụ trách trực tiếp chỉ là một tổ thuộc cấp phòng với quyền hạn khiêm tốn. Đến năm 2014, Ban Quản lý khu di tích Cổ Loa mới được thành lập, là đơn vị hành chính cấp 2 trực thuộc Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội. Sau hai năm được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt, Thủ tướng đã phê duyệt quy hoạch tổng thể Khu di tích Cổ Loa thành Công viên Lịch sử - Sinh thái – Nhân văn với tỉ lệ 1/2000. Tuy vậy thành Cổ Loa đang hàng ngày bị xâm hại cho thấy còn tồn tại những thiếu hụt trong nhận thức của công chúng và cả những bất cập trong tư duy quản lý và hoạch định chính sách.
Theo Ban Quản lý Khu di tích Cổ Loa, hiện Khu di tích đang bị xâm hại nghiêm trọng, người dân canh tác nông nghiệp cả trên tường thành, nuôi cá dưới hào, những hộ dân ở sát chân Thành cổ thậm chí đã được cấp "Sổ đỏ" do sinh sống nhiều đời trên khu vực này. Một số đoạn trên mặt thành biến thành đường nhựa cho xe cơ giới qua lại...Vòng Thành Nội đã gần như mất đi toàn bộ hình dáng, chỉ còn sót lại một vài ụ đất rải rác. Nhiều đoạn hào trong Thành Nội cũng bị lấp để xây nhà và làm đường, hoặc bị cây và cỏ dại mọc um tùm. Bên cạnh đó, hai vòng Thành Trung và Thành Ngoại dù vẫn còn nguyên đường nét những không còn giữ được độ cao như trước (chiều cao gốc của thành từ 7-8m, có nơi lên tới 10m nhưng giờ đây chỉ còn lại 3m trở xuống, có nơi chưa đầy 1m), nhiều đoạn hào được trưng dụng làm diện tích trồng lúa. Di chỉ Đồng Vông trên doi đất bên sông Hoàng Giang vốn có tầm quan trọng đặc biệt, thể hiện các giai đoạn khảo cổ học phát triển liên tục từ Phùng Nguyên đến Đông Sơn đều đang trên bờ vực xóa sổ vì các công trình dân sinh.
Tuy vậy, Ban Quản lý Khu di tích Cổ Loa chỉ có chức năng “kiểm tra, phát hiện và báo cáo” mà không được phép xử phạt, nên nhiều báo cáo của Ban Quản lý và những ý kiến phản ánh các vi phạm nêu trên gửi cho địa phương phần lớn không có hồi âm.
Phó Ban Quản lý Khu di tích Cổ Loa Lê Việt Dũng cho biết: Ban Quản lý chỉ được phép phụ trách “vùng lõi” thuộc khu vực Thành Nội, với các địa điểm như Đền Thượng thờ An Dương Vương, Giếng Ngọc, đình Ngự Triều, am thờ Mỵ Châu... cùng vài khu đất gần trụ sở làm việc với tổng diện tích khoảng 4 ha. Trong khi đó, toàn bộ Khu di tích Cổ Loa rộng gần 900 ha và 3 vòng thành đất do chính quyền địa phương và người dân quản lý, với quan điểm như đất đai thông thường, không phải đất di tích.
“Tại Cửa Trấn Nam, một điểm rất quan trọng của di tích bị che khuất hoàn toàn bởi các hàng quán mọc lên san sát. Tôi đã làm việc với lãnh đạo xã nhiều lần, kể cả đã phát biểu trong một số cuộc họp trên huyện, đề nghị UBND xã lưu ý dẹp hàng quán, quản lý chặt chẽ nhưng tình trạng trên vẫn tiếp diễn”, ông Lê Việt Dũng nêu ví dụ.
Phó Giáo sư Tiến sỹ Nguyễn Văn Huy nhận định: Khu di tích Cổ Loa nếu có tầm nhìn và được đầu tư tốt sẽ trở thành một điểm du lịch hấp dẫn bậc nhất của Thủ đô. Hấp dẫn bởi tính lịch sử của Loa thành, bởi những câu chuyện tình lịch sử, bi kịch, đầy tính nhân văn, bởi cảnh quan thiên nhiên vẫn còn giữ được. Nhưng những tiềm năng này đang có nguy cơ bị xâm thực mạnh mẽ trong bối cảnh rất nóng của quá trình đô thị hóa, sự bức xúc của người dân mong muốn thay đổi cuộc sống của mình.
Theo Phó Giáo sư Tiến sỹ Nguyễn Văn Huy, dù được xếp Di tích lịch sử văn hóa quốc gia đợt đầu tiên từ năm 1962, thuộc diện di tích đầu bảng và nay được nâng lên là Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia đặc biệt. Nhưng hơn nửa thế kỷ qua, Cổ Loa vẫn không xác định được mốc giới di tích, không phân định rõ ai là chủ đích thực để quản lý, không biết phải quản lý những gì... Việc Ban Quản lý Khu di tích chỉ quản lý đình, đền, miếu, giếng ngọc, vườn thuyền...Còn “hạt nhân” của Loa thành gồm 3 vòng thành, 3 vòng hào cũng như sông Hoàng Giang thì do chính quyền xã Cổ Loa quản lý, khiến di tích không được quản lý thống nhất, đồng bộ, thiếu tập trung.
Thời gian qua Nhà nước đầu tư cho Cổ Loa chủ yếu tập trung vào vùng thành nội với Đền Thượng, Đình ngự triều di quy, am Mỵ Châu, Giếng Ngọc... là vùng lõi, vùng bảo vệ cần được ưu tiên là chưa phù hợp với đặc điểm riêng biệt của khu di tích Cổ Loa. Theo truyền thuyết và trong tâm trí người Việt Nam thì Cổ Loa là 3 vòng thành, đây chính là thứ giá trị nhất tạo nên thành Cổ Loa, nên 3 vòng thành đều có giá trị lịch sử ngang nhau. Không thể coi vòng Thành Nội, vòng trong cùng quan trọng hơn vòng ngoài hay ngược lại.
Đồng thời nói đến Cổ Loa không chỉ nói đến thành, 3 vòng thành mà cần phải nói về thành và hào cũng như sông Hoàng Giang. Các đoạn hào không được chú ý đúng mức hay gần như đã bị lãng quên. Cho đến nay chưa có đoạn hào nào được khôi phục rõ hình thái với độ sâu và mặt nước vốn có của nó, các hào đã nông cạn gần như mặt ruộng. Vào mùa nước, nhiều đoạn hào cũ đã biến thành đầm, nhiều đoạn bị lấn chiếm, xây dựng, kể cả xây trụ sở hay trường học...
Theo Phó Giáo sư Nguyễn Văn Huy, vẻ đẹp của Cổ Loa còn là toàn bộ cảnh quan của Cổ Loa, nhất là cảnh đẹp nhìn từ xa, ít nhất là từ con đường ô tô đi vòng quanh thành. Từ xa ngắm nhìn Loa thành với đồng ruộng, hào nước và thành đất, với dòng Hoàng Giang bao quanh sẽ làm khách thăm quan có thể đắm mình tưởng tượng bối cảnh Hoàng thành hơn 2300 năm trước. Những thành tố này là vô cùng quan trọng trong công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị của Cổ Loa.
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã đưa ra hướng dẫn quản lý du lịch tại các khu di sản, trong đó nêu rõ bất cứ chương trình du lịch bền vững nào cũng cần sự tham gia của những người có lợi ích, hoặc các bên quan tâm gồm các cơ quan Chính phủ, các tổ chức nghiên cứu bảo tồn di sản, các tổ chức phi chính phủ, các nhà kinh doanh bất động sản và các cộng đồng địa phương. Do đó, việc “đánh thức” di sản cần có chính sách, quy hoạch của Nhà nước và đầu tư của doanh nghiệp.
Bà Trần Thị Thu Thủy, Ban Văn hóa của UNESCO nêu ý kiến: Yếu tố thúc đẩy sự tham gia của cộng đồn chính là xây dựng lòng tin. Chính quyền phải công khai thông tin về chính sách phát triển, tương tác với người dân và cam kết thực hiện. Các thức hợp tác có hiệu quả chính là sử dụng phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân nông thôn, cho phép người dân địa phương cất tiếng nói, mô tả về đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường của họ. Dựa trên những thông tin đó, các nhà nghiên cứu đưa ra các phương án tư vấn, giúp chính quyền hoạch định chính sách phù hợp với quyền lợi của chủ đầu tư và người dân địa phương. Điều quan trọng nhất là những kế hoạch này phải có sự tham gia ngay từ đầu của người dân, thay vì công bố các dự thảo kế hoạch quản lý để lấy ý kiến công chúng. Những nhà xây dựng kế hoạch cần bắt đầu bằng việc cùng người dân xác định xem họ cần gì và một di sản có thể lại lợi ích gì. Toàn bộ quy trình trên cần sự tư vấn của các nhà nghiên cứu phát triển.
Cho rằng việc đặt vấn đề bảo tồn và phát huy Khu di tích Cổ Loa “dù muộn còn hơn không”, Phó Giáo sư Tiến sỹ Nguyễn Văn Huy nhận định: "Muốn Cổ Loa phát huy được giá trị của mình, lãnh đạo thành phố Hà Nội phải đổi mới cách nhìn, thật sự quan tâm và thúc đẩy Cổ Loa trở thành điểm du lịch và sáng giá nhất của Thủ đô, xứng đáng với những giá trị nội tại vốn có của nó. Vấn đề Cổ Loa thực ra đã là một căn bệnh trầm kha tồn tại từ 20 năm trước. Nếu vẫn tiếp tục quản lý như hiện nay thì 20 năm sau cũng không có gì thay đổi...".