Gốm cổ Nhật Bản chứa khoảng 500 con mọt ngô
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện một bình gốm cổ Nhật Bản giai đoạn Jomon muộn (4500-3300 BP) với khoảng 500 mọt ngô được đưa vào thiết kế của nó.
Mọt ngô là bọ cánh cứng thuộc phân họ Dryophthorinae, và là loài phá hoại thóc và ngũ cốc được lưu trữ. Trước năm 2003 *, các mảnh gốm và đồ gốm thời Jomon chứa các chất liệu in đã được thu thập bởi các nhà nghiên cứu từ nhiều địa điểm khảo cổ trên khắp Nhật Bản. Các điều tra về những hình in này cho thấy hàng trăm dấu vết hạt giống và côn trùng trên và trong đồ gốm. Trải qua nhiều năm, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng mọt ngô chiếm hơn 90% tất cả các dấu in côn trùng được ghi nhận.
Năm 2010, Nhóm nghiên cứu của Giáo sư Obata, thuộc Đại học Kumamoto (KU) tại Nhật Bản đã tìm thấy những hình in mọt ngô trong đồ gốm 10.000 năm tuổi đã được phục chế ở đảo Tanegashima phía nam Nhật Bản. Họ chỉ ra mọt ngô, được nghĩ là đến từ Bán đảo Triều Tiên, đã làm hỏng thực phẩm lưu trữ như trứng cá và hạt dẻ, từ khá lâu trước khi việc trồng lúa bắt đầu trong khu vực này.
Vào năm 2012 *, nhóm nghiên cứu của đại học Kumamoto đã tìm thấy những hình in mọt ngô trong các mảnh gốm từ địa điểm Sannai-Maruyama ở quận Aomori phía bắc Nhật Bản. Hiện tượng mọt sống ở một khu vực có mùa đông lạnh là dấu hiệu cho sự phân phối thực phẩm bởi con người và môi trường trong nhà ấm áp tồn tại suốt mùa đông. Người ta cho rằng sự phá hoại của mọt ngô đối với thực phẩm được lưu trữ diễn ra mạnh mẽ trong thời kỳ Jomon.
(Trái). Con mọt ngô sống. (Phải). Hình ảnh hình in con một ngô trên bề mặt của mảnh gốm
Ảnh chụp bởi Prof. Hiroki Obata
Tiếp tục nghiên cứu về đồ gốm miền bắc Nhật Bản, nhóm nghiên cứu của giáo sư Obata, đã phát hiện ra những hình in mọt ngô đầu tiên ở Hokkaido và vào tháng 2 năm 2016 đã phát hiện ra một bình gốm chứa một số lượng lớn mọt ngô. Chụp CT X-quang để đếm các khoang côn trùng cho thấy rằng 417 mọt ngô trưởng thành được chứa trong các phần còn lại của bình gốm đó. Ngoài ra, nếu tất cả các mảnh còn thiếu được đếm, ước tính có tới 501con mọt được trộn vào đất sét và xuất hiện trong bình gốm khi nó còn nguyên khối.
Thật thú vị, khi so sánh kích thước cơ thể của 337 hình in mọt ngô được tìm thấy trên toàn quốc gia, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chiều dài cơ thể của mọt ngô ở miền đông Nhật Bản dài hơn khoảng 20% so với miền tây Nhật Bản. Người ta cho rằng sự khác biệt về chiều dài cơ thể này là do các giá trị dinh dưỡng khác nhau giữa các loại thực phẩm mà chúng nhiễm vào hạt dẻ ngọt của miền đông Nhật Bản so với trứng cá của miền tây Nhật Bản.
Hạt dẻ không có nguồn gốc từ Hokkaido và các nghiên cứu trước đây phỏng đoán rằng người đã mang chúng đến hòn đảo phía bắc Nhật Bản. Việc phát hiện mọt tại di chỉ khảo cổ Tatesaki ở Hokkaido là bằng chứng cho thấy người Jomon ở Tohoku (phía nam Hokkaido) mang theo các thực phẩm, bao gồm cả hạt dẻ bị nhiễm bởi mọt, qua eo biển Tsugaru bằng tàu
Giáo sư Obata nói “Ý nghĩa của một lượng lớn mọt ngô trưởng thành trong gốm không được đề cập chi tiết trong bài báo của tôi. Tuy nhiên, tôi tin rằng người Jomon đã trộn những con mọt vào đất sét gốm với hy vọng có một vụ mùa bội thu”.
Nguồn: https://www.heritagedaily.com/2018/12/ancient-japanese-pottery-includes-an-estimated-500-maize-weevils/122368
Người dịch: Minh Trần
(Trái). Bình gốm được khai quật ở di chi chỉ Tatesaki ở thị trấn Fukushima, Hokkaido với các hình in mọt ngô. (Phải). Các chấm vàng thể hiện các vị trí mọt ngô trên bình gốm.
Ảnh chụp bởi Prof. Hiroki Obata
Bình gốm này được phát hiện vào tháng 2 năm 2016 từ đống đổ nát ở Hokkaido, Nhật Bản. Sự phát hiện cực kỳ hiếm này cung cấp bằng chứng về việc trồng trọt và phân phối hạt dẻ, thực phẩm trong thời đại Jomon và tâm linh của người Nhật Bản cổ đại.Ảnh chụp bởi Prof. Hiroki Obata
Mọt ngô là bọ cánh cứng thuộc phân họ Dryophthorinae, và là loài phá hoại thóc và ngũ cốc được lưu trữ. Trước năm 2003 *, các mảnh gốm và đồ gốm thời Jomon chứa các chất liệu in đã được thu thập bởi các nhà nghiên cứu từ nhiều địa điểm khảo cổ trên khắp Nhật Bản. Các điều tra về những hình in này cho thấy hàng trăm dấu vết hạt giống và côn trùng trên và trong đồ gốm. Trải qua nhiều năm, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng mọt ngô chiếm hơn 90% tất cả các dấu in côn trùng được ghi nhận.
Năm 2010, Nhóm nghiên cứu của Giáo sư Obata, thuộc Đại học Kumamoto (KU) tại Nhật Bản đã tìm thấy những hình in mọt ngô trong đồ gốm 10.000 năm tuổi đã được phục chế ở đảo Tanegashima phía nam Nhật Bản. Họ chỉ ra mọt ngô, được nghĩ là đến từ Bán đảo Triều Tiên, đã làm hỏng thực phẩm lưu trữ như trứng cá và hạt dẻ, từ khá lâu trước khi việc trồng lúa bắt đầu trong khu vực này.
Vào năm 2012 *, nhóm nghiên cứu của đại học Kumamoto đã tìm thấy những hình in mọt ngô trong các mảnh gốm từ địa điểm Sannai-Maruyama ở quận Aomori phía bắc Nhật Bản. Hiện tượng mọt sống ở một khu vực có mùa đông lạnh là dấu hiệu cho sự phân phối thực phẩm bởi con người và môi trường trong nhà ấm áp tồn tại suốt mùa đông. Người ta cho rằng sự phá hoại của mọt ngô đối với thực phẩm được lưu trữ diễn ra mạnh mẽ trong thời kỳ Jomon.
(Trái). Con mọt ngô sống. (Phải). Hình ảnh hình in con một ngô trên bề mặt của mảnh gốm
Ảnh chụp bởi Prof. Hiroki Obata
Tiếp tục nghiên cứu về đồ gốm miền bắc Nhật Bản, nhóm nghiên cứu của giáo sư Obata, đã phát hiện ra những hình in mọt ngô đầu tiên ở Hokkaido và vào tháng 2 năm 2016 đã phát hiện ra một bình gốm chứa một số lượng lớn mọt ngô. Chụp CT X-quang để đếm các khoang côn trùng cho thấy rằng 417 mọt ngô trưởng thành được chứa trong các phần còn lại của bình gốm đó. Ngoài ra, nếu tất cả các mảnh còn thiếu được đếm, ước tính có tới 501con mọt được trộn vào đất sét và xuất hiện trong bình gốm khi nó còn nguyên khối.
Thật thú vị, khi so sánh kích thước cơ thể của 337 hình in mọt ngô được tìm thấy trên toàn quốc gia, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chiều dài cơ thể của mọt ngô ở miền đông Nhật Bản dài hơn khoảng 20% so với miền tây Nhật Bản. Người ta cho rằng sự khác biệt về chiều dài cơ thể này là do các giá trị dinh dưỡng khác nhau giữa các loại thực phẩm mà chúng nhiễm vào hạt dẻ ngọt của miền đông Nhật Bản so với trứng cá của miền tây Nhật Bản.
Hạt dẻ không có nguồn gốc từ Hokkaido và các nghiên cứu trước đây phỏng đoán rằng người đã mang chúng đến hòn đảo phía bắc Nhật Bản. Việc phát hiện mọt tại di chỉ khảo cổ Tatesaki ở Hokkaido là bằng chứng cho thấy người Jomon ở Tohoku (phía nam Hokkaido) mang theo các thực phẩm, bao gồm cả hạt dẻ bị nhiễm bởi mọt, qua eo biển Tsugaru bằng tàu
Giáo sư Obata nói “Ý nghĩa của một lượng lớn mọt ngô trưởng thành trong gốm không được đề cập chi tiết trong bài báo của tôi. Tuy nhiên, tôi tin rằng người Jomon đã trộn những con mọt vào đất sét gốm với hy vọng có một vụ mùa bội thu”.
Nguồn: https://www.heritagedaily.com/2018/12/ancient-japanese-pottery-includes-an-estimated-500-maize-weevils/122368
Người dịch: Minh Trần
Thông báo
Thứ tư, 12 Tháng 6 2024- 09:59
Thứ bảy, 27 Tháng 5 2023- 14:12
Thứ hai, 06 Tháng 6 2022- 10:10
Thứ tư, 23 Tháng 3 2022- 14:57
Thứ ba, 07 Tháng 9 2021- 16:38
Thư viện
- Tác giả: Viện Khảo cổ học
- Nhà xb: Khoa học xã hội - 2024
- Số trang: 1358tr
- Khổ: 19x27cm
- Tác giả: Trương Khởi Chi (Chủ biên)
- Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội
- Năm xb: 2021
- Khổ sách: 16 x 24
- Số trang: 661 trang
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa
- Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020
- Số trang: 212 tr
- Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:
GS.TS. Nguyễn Hữu Minh
PGS.TS. Phan Thị Mai Hương
PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương
PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi
- Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory
- Người dịch: Phạm Văn Tuân
- Nhà xb: Dân Trí, 2019
- Khổ: 14 x 20,5
- Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học
- Năm xuất bản: 2023
- Số trang: 432tr
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ
- Năm xuất bản: 2023
- Nhà xb:Lao Động
- Số trang: 500
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)
- Năm xuất bản: 2022
- Số trang: 244
Tạp chí
Phần 3: KCH sơ sử và nhà nước sớm
Khảo cổ học số 2/2024
Khảo cổ học số 1/2024
Khảo cổ học số 1/2024
Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
Phần 2: Khảo cổ học Tiền sử
Phần 1: Vấn đề chung
Tin tức khác
02 Th12 2024 14:27
08 Th11 2024 17:00
08 Th11 2024 15:34
08 Th11 2024 15:15
08 Th11 2024 14:04
05 Th12 2022 15:10
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9301608
Số người đang online: 43