
Scan CT và cấu trúc của răng P3- M2 hàm trên bên phải của Homo luzonensis ở hang Callao . Ảnh được chụp bởi nhóm dự án nghiên cứu hang Callao
Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã phát hiện ra các di cốt của một loài người mới ở Philipin, cho thấy khu vực này đóng vai trò quan trọng trong lịch sử tiến hóa Tông người.
Loài mới này, Homo luzonensis được đặt tên sau tên đảo Luzon, ở đó các hóa thạch hơn 50,000 năm tuổi này được phát hiện trong suốt các cuộc khai quật tại Hang Callao.
Đồng tác giả và là trưởng nhóm nghiên cứu, Giáo sư Philip Piper – Đại học Quốc gia Úc (ANU) cho biết những phát hiện này thể hiện bước đột phá trong sự hiểu biết của chúng ta về tiến hóa loài người trên khắp khu vực Đông Nam Á.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ít nhất 2 di cốt người trưởng thành và một trẻ em trong cùng lớp địa tầng.
“ Các di cốt hóa thạch bao gồm ngón tay, ngón chân và răng người trưởng thành. Chúng tôi cũng đã phát hiện được một xương đùi trẻ em.Có một số đặc điểm thật sự .thú vị - ví dụ, những chiếc răng thật sự nhỏ” – Gs. Piper cho biết.
“ Kích thước của những chiếc răng này nhìn chung (mặc dù không thường xuyên) phản ánh kích thước tổng thể của một động vật có vú, vì vậy chúng tôi cho rằng Homo luzonensis có lẽ tương đối nhỏ. Chính xác nó nhỏ như thế nào thì chúng tôi chưa biết. Chúng tôi cần tìm một vài xương từ chúng có thể để do được kích thước cơ thể chính xác hơn.”
“ Thật đáng kinh ngạc, các xương ngón chân và tay của chúng giống Australopithecine một cách đáng kể. Autralopithecines lần cuối cùng bước trên trái đất ở châu Phi khoảng 2 triệu năm cách đây và được xem là tổ tiên của nhóm Homo (Người), trong đó có con người hiện đại.

Gs. Philip Piper đến từ Đại học quốc gia Úc- trường Khảo cổ và Nhân học - với khuôn đốt bàn chân số 3 của một loài thuộc Tông người được phát hiện từ năm 2007. Xương này của một loài người mới. Ảnh chụp bởi Lannon Harley, Đại học quốc gia Úc.
“ Vì vậy, câu hỏi đó là liệu một số đặc điểm trên đã liên quan đến sự thích nghi với cuộc sống trên đảo, hay chúng là các đặc điểm giải phẫu được di truyền cho Homo luzonensis từ tổ tiên của họ trước đó hơn 2 triệu năm.”
Trong khi vẫn còn khá nhiều câu hỏi xung quanh nguồn gốc của Homo luzonensis, và sự tồn tại lâu dài của chúng trên đảo Luzon, các cuộc khai quật gần đây gần Hang Callao đã cung cấp bằng chứng về tê giác và các công cụ đá khoảng 700,000 nghìn năm cách đây.
Gs Piper cho biết“Không có các hóa thạch người được tìm thấy, nhưng điều này cung cấp một khung niên đại cho sự mặt của Tông người trên đảo Luzon. Liệu có phải Homo luzonensis đã ăn tê giác – mà các di cốt tê giác đã được tìm thấy” .
“ Điều này làm cho toàn bộ khu vực thực sự quan trọng. Đất nước Philipin được tạo bởi nhiều quần đảo lớn bị chia tách đủ lâu để tạo ra một loài mới trên đảo. Vì vậy, không có lý do tại sao nghiên cứu khảo cổ ở Philippines không thể phát hiện ra một số loài thuộc Tông người. Có lẽ đó chỉ là vấn đề thời gian. "
Homo luzonensis có chung một vài đặc điểm xương độc nhất với loài nổi tiếng Homo floresiensis hoặc “hobbit”, được phát hiện trên đảo Flores đến vùng đông nam của quần đảo Philipin.
Ngoài ra, các công cụ đá có niên đại khoảng 200,000 năm cách ngày nay được tìm thấy trên đảo Sulawesi, có nghĩa là các hominins cổ này đã cư trú trên nhiều đảo lớn của Đông Nam Á.

Răng hàm trên bên phải của cá thể CCH6, mẫu loài mới Homo luzonensis. Từ trái sang phải: 2 răng tiền hàm và 3 răng hàm, nhìn từ mặt nhai. Ảnh chụp bởi: Dự án khảo cổ Hang Callo.
Dự án được dẫn đầu bởi Ts. Armand Mijares, Đại học Philipin, và Ts. Florent Détroit, Bảo tàng lịch sử quóc gia Pari và các nhà nghiên cứu từ đại học Bordeaux, đại học Paul Sabatier, và đại học Poitiers ở Pháp, cũng như đại học Griffith ở Úc.
Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature.
APA citation: New species of early human found in the Philippines (2019, April 10) retrieved 18 April 2019 from https://phys.org/news/2019-04-species-early-human-philippines.html
Người dịch: Minh Trần
Trích nguồn: https://phys.org/news/2019-04-species-early-human-philippines.html

Kết quả khai quật đã phát lộ nhiều dấu vết kiến trúc của di tích như: Nghi môn nằm phía trước Nguyên Miếu khoảng 63,8m trên trục thần đạo, cổng xây có ba lối, móng cổng dài 13,4m (đông – tây), rộng 4,8m (nam – bắc); móng tường miếu hình chữ nhật, nằm bên trong tường thành và bao xung quanh Nguyên Miếu và Trừng Quốc công miếu; Đông đường và Tây đường là hai kiến trúc nằm bên tả và bên hữu Nguyên miếu; Miếu nhỏ nằm sát bên ngoài tường Nguyên miếu phía nam, bên phải Nghi môn; Hồ bán nguyệt nằm trên trục thần đạo, phía trước Nguyên miếu. Hồ hình chữ nhật, xung quanh đươc kè bằng đá cuội màu xám đen; cùng một số công trình như Nhà kho, cầu…

Tham quan thực địa đã được khai quật khảo cổ

Một số hiện vật tìm thấy trong quá trình khai quật khảo cổ.
Căn cứ vào các đặc trưng di tích, di vật, thư tịch cổ, văn bia, truyền thuyết dân gian…các nhà khoa học đã xác định dấu tích kiến trúc xuất lộ tại Lăng miếu Triệu Tường thuộc thời Nguyễn. Di tích đã đươc tu bổ, sửa chữa trong nhiều triều đại nhà Nguyễn, khẳng định giá trị khu di tích trên nhiều phương diện: kiến trúc; hệ thống di vật và lịch sử văn hóa. Bước đầu so sánh, di tích Lăng miếu Triệu Tường của Hoàng tộc Nguyễn có nét tương đồng với Thế miếu ở kinh thành Huế. Nếu Thế miếu là nơi thờ các chúa, vua nhà Nguyễn thì Lăng miếu Triệu Tường lại là nơi thờ gốc tổ nhà Nguyễn ở đất cố hương…
Với những kết quả đã đạt được trong quá trình khai quật khảo cổ, PGS.TS Tống Trung Tín - Ủy viên hội đồng Di sản quốc gia, Chủ tịch hội Khảo cổ học Việt Nam khẳng định: “Cuộc khảo cổ học đã làm rõ quy mô, cấu trúc, kiến trúc tổng thể của di tích. Quá trình khảo cổ cũng làm rõ được kỹ thuật, vật liệu xây dựng thời bấy giờ...Qua đó, các nhà khoa học và cơ quan chức năng sẽ có cơ sở cho việc tìm ra phương án tối ưu nhất để bảo tồn, phát huy giá trị di tích”.

Mô hình phục dựng khu lăng miếu Triệu Tường
Qua đào thám sát khảo cổ tại động Puông cạn ở thôn Bản Vài, xã Khang Ninh (Ba Bể), đoàn công tác của Bảo tàng tỉnh Bắc Kạn và các chuyên gia đã tìm thấy nhiều hiện vật, trong đó có hiện vật thuộc văn hóa Hòa Bình.

Các di vật bằng đá được tìm thấy tại động Puông Cạn
Bảo tàng tỉnh Bắc Kạn vừa mời các chuyên gia khảo cổ học tiến hành nghiên cứu, đào thám sát tại hang động Puông cạn (tiếng Tày gọi là Puông bốc). Địa điểm thực hiện đào thám sát ở khu vực gần chính giữa cửa động chính, diện tích thực hiện đào thám sát 5m2, địa tầng văn hóa nơi dầy nhất được xác định còn 70cm. 73 di vật đã được tìm thấy, trong đó có 71 di vật đá, 1 công cụ mũi nhọn xương thuộc thời Tiền sử, 1 viên đạn đá thời Lê Mạc cùng nhiều mảnh gốm sứ.
Từ các di vật đã được phát hiện sơ bộ cho thấy đây là địa điểm cư trú của con người thuộc nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, lớp cư dân sớm thuộc văn hóa Hòa Bình có niên đại khoảng 8.000 - 9.000 năm cách ngày nay, lớp cư dân muộn trải dài từ thời kỳ Lê - Mạc, đến thời Nguyễn và cận hiện đại sau này.
Việc phát hiện dấu tích người tiền sử tại động Puông Cạn (Puông bốc) là một minh chứng khảo cổ học góp phần khẳng định con người đã thường xuyên, liên tục cư trú từ thời tiền sử cho đến nay trên mảnh đất Ba Bể nói riêng, tỉnh Bắc Kạn nói chung./.
(Nguồn: baobackan.org.vn)
Ban tổ chức Hội nghị kính mời các tổ chức, cá nhân làm công tác Khảo cổ học và các ngành có liên quan gửi bài viết tham dự hội nghị (Chi tiết xin xem file đính kèm).
Nội dung bài viết: Những phát hiện, nghiên cứu mới về khảo cổ học từ tháng 9/2018 đến nay.
Hình thức: Mỗi bài viết tối đa 03 trang đánh máy khổ A4 và không quá 03 tên tác giả; phông chữ thống nhất Unicode - Time New Roman cỡ chữ 13. Ban tổ chức không chấp nhận các bản text định dạng Pdf.
Địa chỉ nhận bài: Viện Khảo cổ học, số 61 - Phan Chu Trinh - Hoàn Kiếm - Hà Nội
Email: hoinghitbkch@gmail.com
Thời hạn nhận bài: đến hết ngày 5/9/2019.
Chúng tôi hy vọng với sự quan tâm và hợp tác của quý cơ quan và quý vị, Hội nghị thông báo Những phát hiện mới về khảo cổ học lần thứ 54 sẽ thành công tốt đẹp.
Trân trọng!
- Số trang: 567 tr
Nội dung cuốn sách: Cuốn sách Thánh địa Cát Tiên huyền thoại và lịch sử của đồng tác giả - TS. Lê Đình Phụng và TS. Phạm Văn Triệu (hiện đang công tác tại Viện Khảo cổ học - Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam). Các tác giả đều đã có nhiều công trình khoa học đã được công bố. Đặc biệt TS. Lê Đình Phụng - đã xuất bản được 12 cuốn sách như: Di tích văn hóa Champa ở Bình Định, Kiến trúc - Điêu khắc ở Mỹ Sơn: Di sản văn hóa thế giới, Đối thoại với nền văn minh cổ .v.v.. còn TS. Phạm Văn Triệu cũng đã có nhiều bài tạp chí khoa học được đăng trên Tạp chí Khảo cổ học và tạp chí Quốc tế.
Thánh địa Cát Tiên - Lâm Đồng được phát hiện trong thập niên 80 của thế kỷ XX trên địa bàn thượng lưu sông Đồng Nai của vùng đất Nam Tây Nguyên. Kế thừa một phần kết quả từ việc thực hiện đề tài nghiên cứu Tây Nguyên do Thủ tướng Chính phủ giao cho Viện Khảo cổ học (1990 - 1995), thành tựu thu được từ đề tài nghiên cứu tổng thể khu di tích Cát Tiên (2002-2004) của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, những tư liệu khoa học ban đầu về khu di tích này được tập hợp, công bố trong cuốn sách Khu di tích Cát Tiên - Lâm Đồng: Lịch sử và văn hóa, xuất bản năm 2007. Để hoàn thành công trình nghiên cứu, ngoài nguồn tài liệu trực tiếp xử lý qua cuộc khai quật khảo cổ học, các tác giả còn thừa hưởng những kết quả nghiên cứu được công bố qua các tham luận khoa học hội thảo về di tích Cát Tiên.
Nội dung cuốn sách gồn 3 chương:
Chương 1: Miền đất huyền thoại: Chương này giới thiệu khái quát điều kiện tự nhiên cùng lịch sử vùng đất nơi hình thành và nuôi dưỡng khu thánh địa.
Chương 2: Khám phá khảo cổ học: Trình này chi tiết về những kết quả khai quật khảo cổ học tại các di tích trên vùng đất Thánh địa Cát Tiên.
Chương 3: Thông điệp từ quá khứ: Huyền thoại và lịch sử. Phân tích những giá trị văn hóa, tôn giáo và lịch sử của Thánh địa Cát Tiên đóng góp vào văn hóa dân tộc trong lịch sử.
Xin trân trọng giới thiệu!

- Nxb: Thế giới - 2018
- Khổ sách: 16 x 24cm
- Số trang: 256 tr
Tây Nguyên - đó là vùng lãnh thổ rộng lớn của Việt Nam, hiện nay bao gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông và Lâm Đồng. Nội dung cuốn sách giới thiệu về văn hóa cổ truyền của 11 dân tộc: Dân tộc Bana, dân tộc Brau, dân tộc Churu, dân tộc Cơho, dân tộc Êđê, dân tộc Giarai, dân tộc Gie - Triêng, dân tộc Mạ, dân tộc M nông, dân tộc Rơnăm, dân tộc Xơđăng.
Xin trân trọng giới thiệu!
Đây là tin vui không chỉ với giới khảo cổ, những người yêu văn hóa, di sản…, mà còn cả với những người dân thôn Lai Xá, những người đã hàng chục năm nay sinh sống, bảo vệ và giữ gìn di sản quý giá của quê hương mình.
Có mặt tại buổi lễ khởi công dự án (ngày 10/5), có đại diện của các cơ quan liên quan, như Trưởng Ban Quản lý Di tích và Danh thắng Nguyễn Doãn Văn – đơn vị được TP Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư, kết nối để các đơn vị nghiên cứu, thực hiện nhiệm vụ thăm dò, khai quật di chỉ; TS Nguyễn Gia Đối, Viện trưởng Viện Khảo cổ học; PGS, TS Bùi Văn Liêm, Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học, chủ nhiệm dự án khai quật; TS Bùi Đức Tiến, Phó Giám đốc Bảo tàng Nhân học, đại diện của UBND huyện, Phòng Văn hóa – Thông tin huyện, Ban quản lý dự án huyện Hoài Đức; PGS, TS Nguyễn Văn Huy…
PGS, TS Bùi Văn Liêm cho biết, mục đích cuộc khai quật lần này là nhằm tìm hiểu diện mạo, hiện trạng cũng như quy mô của di chỉ khảo cổ học Vườn Chuối, đồng thời tìm hiểu những giá trị tiêu biểu, đặc sắc của một trong những di chỉ có từ thời dựng nước ở Hà Nội. Chúng tôi cũng sẽ kiểm tra lại toàn bộ môi trường sinh thái, địa lý, nhân văn của vùng di chỉ này.
PGS, TS Bùi Văn Liêm cũng cho biết, nhóm khai quật cũng sẽ tổ chức hội thảo đầu bờ để thông báo sơ bộ kết quả nghiên cứu cũng như lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong à ngoài ngành. Sau đó đoàn nghiên cứu sẽ có báo cáo kết quả khai quật với các kiến nghị cụ thể với Sở Văn hóa, Thể thao Hà Nội, với TP Hà Nội để có những biện pháp bảo tồn phù hợp.
Nguyễn Thơ Đình

- Nxb: Thế giới - 2019
- Khổ sách: 16 x 24cm
- Số trang: 398 tr.
Nội dung cuốn sách:
Cuốn sách Gạch và Ngói thế kỷ XV - XVIII ở Bắc Việt Nam của TS. Ngô Thị Lan là kết quả từ công trình luận án tiến sĩ được bảo vệ xuất sắc của chị năm 2013.
Công trình được tổng hợp các tư liệu nghiên cứu về gạch và ngói thế kỷ XV - XVIII ở Bắc Việt Nam thông qua nguồn tư liệu khảo cổ học ở một số di tích tiêu biểu như Lam Kinh (Thanh Hóa), Dương Kinh (Hải Phòng), chùa Đậu và đền Thượng (Hà Nội). Cuốn sách nêu ra những đặc trưng cơ bản và sự tiến triển của gạch và ngói thể kỷ XV - XVIII trên các phương diện chất liệu, loại hình và hoa văn trang trí.
Nội dung cuốn sách gồm 3 chương, kèm theo phụ lục minh họa bản ảnh, bản đồ, bản dập, bảng thống kê.
- Chương 1: Tình hình xây dựng và vật liệu xây dựng thế kỷ XV - XVIII ở Bắc Việt Nam.
- Chương 2: Gạch và ngói thế kỷ XV - XVIII ở Bắc Việt Nam
- Chương 3: Đặc trưng và tiến triển gạch, ngói thế kỷ XV - XVIII
Xin trân trọng giới thiệu!!

- Nxb: Thế giới - 2018
- Khổ sách: 16 x 24cm
- Số trang: 431 tr
Nội dung cuốn sách:
Cuốn sách Phát lộ di tích Hoàng thành Thăng Long thoáng nhìn đầu tiên về di sản khảo cổ học Hà Nội do Andrew Hardy và TS.Nguyễn Tiến Đông - Viện Khảo cổ học làm chủ biên. Nội dung cuốn sách tập hợp gồm nhiều bài viết của các tác giả khác nhau về sử học, khảo cổ học, cung cấp những tư liệu chắt lọc về khu di tích Hoàng thành Thăng Long từ cấu tạo các tầng văn hóa, các vết tích sông, hồ, giếng nước, đường lát gạch, đống rác thải đến nền móng, vật liệu xây dựng, điêu khắc ... nhận diện bối cảnh tự nhiên và các đơn nguyên kiến trúc trong tổng thể kiến trúc Hoàng thành. Một số khác dựa trên nghiên cứu so sánh, chỉ ra những điểm mới trong nhận thức về tính đặc sắc của di tồn văn hóa Thăng Long cũng như những yếu tố liên quan đến giao lưu, tiếp biến văn hóa giữa Đại Việt và các quốc gia lân cận đương thời.
Cấu trúc cuốn sách được chia là 3 phần:
1/ Tập hợp các bài viết của các tác giả về cuộc khai quật khảo cổ học tại Hoàng Thành Thăng Long (năm 2002 - 2004)
2/ Các bài viết về nghiên cứu lịch sử di tích Hoàng thành Thăng Long
3/ Sau cuộc khai quật: ký ức về quá khứ, di sản vì tương lai
Xin trân trọng giới thiệu !!

- Nxb: Khoa học xã hội -2017
- Khổ sách: 16 x 24cm
- Số trang: 750 tr
Nội dung cuốn sách: Cuốn sách này là kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học có tên: Công nghiệp khai khoáng ở Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc (1858 - 1945) do Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia tài trợ và Viện sử học chủ trì.
Nội dung được chia thành 11 chương, bao gồm các vấn đề chính như:
1/ Khía cạnh lịch sử của ngành khai thác mỏ, tức là việc khai thác mỏ ở Việt Nam dưới thời phong kiến, trước khi bị người Pháp chiếm đoạt.
2/ Mục đích kinh tế, chính trị, xã hội của người Pháp trong việc chiếm đoạt và khai thác mỏ ở Việt Nam.
3/Quá trình chiếm đoạt, thăm dò, điều tra, nghiên cứu mỏ của người Pháp ở Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX
4/ Những biện pháp hành chính, tài chính, pháp lý được Pháp triển khai để hỗ trợ việc cấp nhượng và khai thác mỏ.
5/ Quá trình và kết quả của việc cấp nhượng mỏ (cấp nhượng tạm thời và chính thức) qua các thời kỳ ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ - hai xứ có nhiều mỏ của Việt Nam.
6/ Sự hình thành và biến đổi của giới chủ mỏ, từ lớp chủ xuất hiện lần đầu tới lớp chủ cuối cùng.
7/ Sự hình thành và phát triển của đội ngũ công nhân mỏ.
8/ Quá trình và kết quả của việc khai thác mỏ.
9/Cuối cùng là kết luận hay bản tổng kết về ngành công nghiệp khai khoáng do thực dân Pháp tiến hành ở Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX trên cả những kết quả mà nó mang lại và những hậu quả mà nó gây ra trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam thời kỳ thuộc địa
Xin trân trọng giới thiệu !