Trân trọng kính mời Quý Thầy, Cô, các Nhà nghiên cứu, Nghiên cứu sinh, Học viên Cao học, Sinh viên và mọi người có quan tâm tới dự buổi tọa đàm khoa học với chủ đề: Kết quả nghiên cứu về Đá mới sớm ở Tây Nguyên thuộc Đề tài Khoa học cấp Bộ 2019-2020: “Nghiên cứu cơ tầng Đá mới sớm ở Tây Nguyên” do TS. Nguyễn Gia Đối làm Chủ nhiệm.
Trình bày: TS. Nguyễn Gia Đối và TS. Lê Hải Đăng.
Thời gian: 09h00’ ngày 07 tháng 11 năm 2019 (Thứ Năm).
Địa điểm: Hội trường Viện Khảo cổ học, 61 Phan Chu Trinh - Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Trân trọng kính mời.
Trình bày: TS. Nguyễn Gia Đối và TS. Lê Hải Đăng.
Thời gian: 09h00’ ngày 07 tháng 11 năm 2019 (Thứ Năm).
Địa điểm: Hội trường Viện Khảo cổ học, 61 Phan Chu Trinh - Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Trân trọng kính mời.
Trong những ngày qua cụm di chỉ khảo cổ Vườn Chuối (H.Hoài Đức, Hà Nội) bao gồm Vườn Chuối, Dền Rắn và Mỏ Phượng lại tiếp tục bị các đơn vị thi công tàn phá trái phép.
Di chỉ gò Mỏ Phượng đã bị đào ủi để làm đường nội bộ, gò Dền Rắn cũng bị san ủi làm đường ở phía nam và tập kết ống cống ở khu vực trung tâm gò. Ngày 3-4/11, đơn vị thi công cho máy móc vào san ủi làm một con đường từ đông sang tây ở phía nam di chỉ Vườn Chuối. Các việc làm này cho thấy Công ty xây dựng khu đô thị Thăng Long 9 cố tình không tuân thủ pháp luật và việc thực thi Luật Di sản văn hóa đang bị thách thức nghiêm trọng tại đây.
Các con đường nội bộ đang tàn phá di chỉ Mỏ Phượng và Dền Rắn
Di chỉ gò Mỏ Phượng đã bị máy móc thi công tàn phá trên 90%
Máy móc san ủi con đường mới qua gò Vườn Chuối
Theo văn bản về di chỉ Vườn Chuối của Viện Khảo cổ học, có 3 kết luận đã được các nhà khoa học đưa ra. Đó là đề nghị Sở Văn hóa Thể thao, Ban Quản lý di tích danh thắng báo cáo UBND TP.Hà Nội phương án đưa địa điểm này vào danh mục kiểm kê di tích của thành phố, sau đó lập hồ sơ di tích trình Bộ VH-TT-DL, UBND TP xem xét xếp hạng di tích; đề xuất phương án bảo tồn nguyên trạng địa điểm khảo cổ học Vườn Chuối; lưu ý các đơn vị đầu tư xây dựng đường 3,5 và khu đô thị Thăng Long 9 phối hợp với cơ quan văn hóa, UBND huyện Hoài Đức, UBND xã Kim Chung theo dõi và dừng thi công khi tại khu vực di tích để xử lý theo luật Di sản văn hóa.
Ngày 4.11, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội đã có văn bản gửi Công ty cổ phần thương mại xây dựng Việt Nam và UBND huyện Hoài Đức về việc bảo vệ di chỉ khảo cổ học Vườn Chuối. Theo đó, các đơn vị chủ đầu tư xây dựng đường 3,5 và khu đô thị Thăng Long 9 tổ chức theo dõi, phát hiện di tích, di vật trong quá trình thi công tại khu vực liên quan đến di chỉ Vườn Chuối cũng như các khu vực khác. Trường hợp thấy có di tích hoặc di vật, cổ vật thì chủ dự án phải dừng thi công và thông báo cho Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Hoài Đức, Ban Quản lý di tích danh thắng thuộc Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội có biện pháp xử lý kịp thời.
Di chỉ Vườn Chuối và các di chỉ khảo cổ xung quanh chứa đựng lớp văn hóa kéo dài qua nhiều thời kỳ khác nhau, từ văn hóa Đồng Đậu qua Gò Mun tiến đến Đông Sơn, phản ánh thời kỳ dựng và giữ nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Việc chậm trễ trong ứng xử với di sản văn hóa tại khu di chỉ Vườn Chuối sẽ khiến những giá trị văn hóa nơi đây bị tàn phá không thể cứu vãn.
Nguyễn Thơ Đình
Sáng 22/10, Hội nghị Báo cáo sơ bộ kết quả thăm dò, khai quật nghiên cứu khảo cổ học cụm di chỉ Vườn Chuối năm 2019 đã diễn ra tại di chỉ Vườn Chuối và nhà văn hóa thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức (Hà Nội). Nhóm các nhà nghiên cứu khảo cổ thuộc Viện Khảo cổ học và bộ môn Khảo cổ học (Đại học KHXH&NV Hà Nội) đã đề xuất UBND thành phố Hà Nội xem xét phê duyệt phương án bảo tồn hợp lý, kết hợp hài hòa giữa mục tiêu bảo tồn, phát huy giá trị nguồn tài nguyên di sản văn hóa với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và hạ tầng giao thông của thành phố.
Một Hà Nội cổ dưới lòng đất
Cụm di chỉ Vườn Chuối đã được các nhà nghiên cứu khảo cổ học phát hiện và nghiên cứu từ năm 1969. Từ đó đến nay, nhiều đợt thăm dò, khai quật nghiên cứu được tiến hành ở các địa điểm gò Vườn Chuối, gò Dền Rắn, gò Mỏ Phượng, gò Cây Muỗng, gò Chùa Gio và gò Chiền Vậy.
Các cuộc khảo sát, thăm dò và khai quật nghiên cứu từ trước đến nay ở cụm di chỉ Vườn Chuối đã xác định đây là một phức hệ di tích phát triển liên tục qua các giai đoạn Đồng Đậu - Gò Mun - Đông Sơn; là một địa điểm quan trọng, chứa đựng nhiều giá trị nghiên cứu lịch sử, đặc biệt là Khảo cổ học Tiền - Sơ sử khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng. Mỗi lần khai quật đều đem lại những kết quả và tư liệu mới cho công tác nghiên cứu khảo cổ học khu vực, góp phần làm sáng tỏ lịch sử Hà Nội thời tiền sơ sử.
Công tác khai quật năm 2019 được nhóm các nhà nghiên cứu Viện Khảo cổ học và Đại học KHXH&NV Hà Nội tiến hành ở địa điểm Vườn Chuối với 2 hố khai quật, mỗi hố có diện tích 100m2, một hố mở ở giữa gò và một hố mở ở phía nam gò. Các hố thăm dò được thiết kế mỗi hố 4m2, gồm 75 hố, mở ở 3 địa điểm gò Vườn Chuối, gò Dền Rắn và gò Mỏ Phượng nhằm tìm hiểu diện phân bố trong từng di chỉ.
Tại di chỉ Vườn Chuối, các hố thăm dò khảo cổ được mở ở bốn xung quanh gò Vườn Chuối kiểm tra diện phân bố của di tích và một số hố ở ở khu vực trung tâm gò kiểm tra diễn biến tầng văn hóa của từng khu vực. Kết quả tổng thể xác định di chỉ Vườn Chuối là một làng cư trú kéo dài theo hướng bắc nam (210m) và hẹp chiều đông tây (chỗ rộng nhất 75m), trong đó các lớp văn hóa cổ nhất nằm ở đầu phía bắc và tiến dần về phía nam là các giai đoạn văn hóa muộn hơn.
Kết quả thăm dò tại di chỉ gò Dền Rắn đã phát hiện tầng văn hóa dày từ 0,5m - 0,7m, cấu tạo từ đất phù sa cổ, tơi xốp, màu đen thẫm, chứa nhiều hiện vật gốm, đá, xỉ đồng… một số hố có vết tích than tro của dạng bếp lửa sinh hoạt. Những di tích, di vật đã phát hiện mang đặc trưng của tầng văn hóa cư trú giai đoạn văn hóa Đồng Đậu ở các lớp dưới và giai đoạn Gò Mun ở các lớp trên. Diện tích còn lại có thể nghiên cứu khảo cổ ở Dền Rắn là hơn 3.000m2.
Các hố thăm dò ở gò Mỏ Phượng đã phát hiện tầng văn hóa dày 0,7m, mang đặc trưng của tầng văn hóa cư trú với các di tích, di vật giai đoạn văn hóa Gò Mun ở các lớp đào trên và giai đoạn Đồng Đậu ở các lớp đào dưới. Đoàn nghiên cứu xác định di chỉ gò Mỏ Phượng phân bố chủ yếu ở khu đất thuộc sở hữu của một công ty tư nhân. Diện tích phân bố nằm ở phía thuộc sở hữu của Tổng Công ty Cổ phần Thương mại Xây dựng chưa đến 500m2.
Với giá trị lịch sử, văn hóa to lớn đã được chứng thực qua nhiều lần khai quật, nghiên cứu từ trước đến nay, cụm di chỉ Vườn Chuối xứng đáng được đưa vào danh mục kiểm kê di tích lịch sử văn hóa và xếp hạng là di tích khảo cổ học của thành phố Hà Nội. Đặc biệt, dạng di chỉ tiền sơ sử phản ánh nhiều giai đoạn phát triển văn hóa liên tục từ tiền Đông Sơn đến Đông Sơn như vậy tại Hà Nội không nhiều, hầu như đã bị xâm hại và “xóa sổ” hoàn toàn.
Tương lai nào dành cho Vườn Chuối?
Từ kết quả nghiên cứu, các nhà khảo cổ học đã đề xuất ba phương án bảo tồn cụm di chỉ Vườn Chuối gồm:
Phương án 1 là bảo tồn nguyên trạng toàn bộ cụm di chỉ Vườn Chuối (Vườn Chuối tổng diện tích phân bố di tích gần 12.000m2; Dền Rắn phần diện tích còn lại gần 3.000m2; và Mỏ Phượng phần diện tích còn lại gần 500m2). Khoanh vùng khu vực bảo tồn bằng các mốc giới. Trong khu vực di tích không xây dựng bất kỳ công trình kiến trúc nào. Trong phạm vi khu vực bảo tồn, các cơ quan chuyên môn tiếp tục thăm dò, khai quật nghiên cứu làm rõ những giá trị đặc trưng của di tích và xây dựng hồ sơ di tích đề nghị xếp hạng theo Luật Di sản văn hoá.
Phương án này được nhận định là khó vì có sự xung đột gay gắt giữa di sản văn hóa với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và hạ tầng giao thông của thành phố Hà Nội. Bởi vị trí phân bố di tích Vườn Chuối hiện đang nằm trong khu vực thi công đường Vành đai 3.5 của thành phố Hà Nội. Nếu con đường được thi công theo phương án đã được phê duyệt như hiện tại thì 1/2 diện tích phân bố, tương đương với 6.000m2 di chỉ Vườn Chuối sẽ bị phá hủy hoàn toàn. Phần diện tích còn lại của di chỉ Vườn Chuối, Dền Rắn và Mỏ Phượng là đất dự án xây dựng khu đô thị Kim Chung - Di Trạch.
Phương án 2: Dành một phần diện tích di chỉ Vườn Chuối để thực hiện việc dựng bia giới thiệu về cụm di chỉ khảo cổ học, tiến hành xây dựng hồ sơ di tích đề nghị xếp hạng khi đủ điều kiện. Thông báo cho các đơn vị Chủ đầu tư xây dựng đường Vành đai 3.5 và Chủ đầu tư dự án xây dựng khu đô thị Kim Chung - Di Trạch cần phải thực hiện khai quật di dời di tích trước khi xây dựng theo Luật Di sản văn hoá. Phương án này không chú ý bảo tồn di sản văn hóa, mà chỉ chú trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội đạt được lợi ích trước mặt nhưng phá hủy hoàn toàn một nguồn tài nguyên di sản văn hóa quý báu của Hà Nội nói riêng và đất nước nói chung.
Phương án 3: bảo tồn 6.000m2 nửa phía Đông di chỉ, tiến hành khai quật nghiên cứu 6.000m2 nửa phía Tây di chỉ Vườn Chuối. Đồng thời với việc khai quật nghiên cứu làm rõ những giá trị đặc trưng của di tích là xây dựng hồ sơ di tích đề nghị xếp hạng theo Luật DSVH. Ngoài ra, đối với các di chỉ Dền Rắn và Mỏ Phượng, Chủ đầu tư dự án xây dựng khu đô thị Kim Chung - Di Trạch cần phải thực hiện khai quật di dời di tích trước khi xây dựng theo Luật Di sản văn hoá. Các đại biểu tham dự Hội thảo đều đánh giá cao kết quả nghiên cứu năm 2019 và thảo luận sôi nổi về các phương án bảo tồn. Đa số các ý kiến đều kiến nghị chọn phương án 1 để bảo tồn di chỉ khảo cổ học Vườn Chuối.
Tiến sĩ Phạm Quốc Quân, Uỷ viên Hội đồng Di sản văn hoá Quốc gia cho biết, cá nhân ông ủng hộ phương án 1, bảo tồn toàn bộ: "Biến Vườn Chuối thành một công viên di sản thì không có gì khó cả. Một đô thị hiện đại cần có nhiều khoảng không gian xanh. Nếu bây giờ chúng ta chỉ nghĩ đến phát triển kinh tế thì chỉ một thời gian nữa thôi ngoảnh lại nhìn, chúng ta chẳng còn gì cả".
Phó trưởng Cục Di sản Văn hóa Trần Đình Thành đưa ra đề nghị, trong thời gian tới, Sở VHTT Hà Nội cần tập hợp quá trình khai quật để làm rõ giá trị khoa học, giá trị di tích để xếp hạng; cấp TP hay cấp quốc gia có thể chưa bàn tới nhưng chắc chắn với di sản này chúng ta phải xếp hạng.
Tổng kết hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Gia Đối (Quyền Viện trưởng Viện Khảo cổ học) cho biết "Ban tổ chức Hội thảo và Đoàn nghiên cứu sẽ gửi văn bản kiến nghị UBND TP Hà Nội xem xét phê duyệt một phương án bảo tồn “hợp lý, hợp tình”, kết hợp hài hòa giữa mục tiêu bảo tồn, phát huy giá trị nguồn tài nguyên di sản văn hóa tại cụm di chỉ khảo cổ Vườn Chuối với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và hạ tầng giao thông của Thành phố".
Một Hà Nội cổ dưới lòng đất
Cụm di chỉ Vườn Chuối đã được các nhà nghiên cứu khảo cổ học phát hiện và nghiên cứu từ năm 1969. Từ đó đến nay, nhiều đợt thăm dò, khai quật nghiên cứu được tiến hành ở các địa điểm gò Vườn Chuối, gò Dền Rắn, gò Mỏ Phượng, gò Cây Muỗng, gò Chùa Gio và gò Chiền Vậy.
Các cuộc khảo sát, thăm dò và khai quật nghiên cứu từ trước đến nay ở cụm di chỉ Vườn Chuối đã xác định đây là một phức hệ di tích phát triển liên tục qua các giai đoạn Đồng Đậu - Gò Mun - Đông Sơn; là một địa điểm quan trọng, chứa đựng nhiều giá trị nghiên cứu lịch sử, đặc biệt là Khảo cổ học Tiền - Sơ sử khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng. Mỗi lần khai quật đều đem lại những kết quả và tư liệu mới cho công tác nghiên cứu khảo cổ học khu vực, góp phần làm sáng tỏ lịch sử Hà Nội thời tiền sơ sử.
Công tác khai quật năm 2019 được nhóm các nhà nghiên cứu Viện Khảo cổ học và Đại học KHXH&NV Hà Nội tiến hành ở địa điểm Vườn Chuối với 2 hố khai quật, mỗi hố có diện tích 100m2, một hố mở ở giữa gò và một hố mở ở phía nam gò. Các hố thăm dò được thiết kế mỗi hố 4m2, gồm 75 hố, mở ở 3 địa điểm gò Vườn Chuối, gò Dền Rắn và gò Mỏ Phượng nhằm tìm hiểu diện phân bố trong từng di chỉ.
Tại di chỉ Vườn Chuối, các hố thăm dò khảo cổ được mở ở bốn xung quanh gò Vườn Chuối kiểm tra diện phân bố của di tích và một số hố ở ở khu vực trung tâm gò kiểm tra diễn biến tầng văn hóa của từng khu vực. Kết quả tổng thể xác định di chỉ Vườn Chuối là một làng cư trú kéo dài theo hướng bắc nam (210m) và hẹp chiều đông tây (chỗ rộng nhất 75m), trong đó các lớp văn hóa cổ nhất nằm ở đầu phía bắc và tiến dần về phía nam là các giai đoạn văn hóa muộn hơn.
Toàn cảnh di chỉ Vườn Chuối
Mộ táng phát hiện tại hố H2 năm 2019
Theo bản đồ dải thửa của UBND xã Kim Chung lập năm 1986, tổng diện tích gò Vườn Chuối là 18.446m2 nằm ở thửa số 954. Qua đợt thăm dò này, có thể xác định diện tích phân bố di tích ở gò Vườn Chuối không trùng lặp với diện tích gò nổi tự nhiên hiện nay còn quan sát được. Phần diện tích di tích phân bố còn khả năng nghiên cứu khảo cổ là gần 12.000m2.Kết quả thăm dò tại di chỉ gò Dền Rắn đã phát hiện tầng văn hóa dày từ 0,5m - 0,7m, cấu tạo từ đất phù sa cổ, tơi xốp, màu đen thẫm, chứa nhiều hiện vật gốm, đá, xỉ đồng… một số hố có vết tích than tro của dạng bếp lửa sinh hoạt. Những di tích, di vật đã phát hiện mang đặc trưng của tầng văn hóa cư trú giai đoạn văn hóa Đồng Đậu ở các lớp dưới và giai đoạn Gò Mun ở các lớp trên. Diện tích còn lại có thể nghiên cứu khảo cổ ở Dền Rắn là hơn 3.000m2.
Các hố thăm dò ở gò Mỏ Phượng đã phát hiện tầng văn hóa dày 0,7m, mang đặc trưng của tầng văn hóa cư trú với các di tích, di vật giai đoạn văn hóa Gò Mun ở các lớp đào trên và giai đoạn Đồng Đậu ở các lớp đào dưới. Đoàn nghiên cứu xác định di chỉ gò Mỏ Phượng phân bố chủ yếu ở khu đất thuộc sở hữu của một công ty tư nhân. Diện tích phân bố nằm ở phía thuộc sở hữu của Tổng Công ty Cổ phần Thương mại Xây dựng chưa đến 500m2.
Toàn cảnh khu vực khai quật Dền Rắn và Mỏ Phượng
Với giá trị lịch sử, văn hóa to lớn đã được chứng thực qua nhiều lần khai quật, nghiên cứu từ trước đến nay, cụm di chỉ Vườn Chuối xứng đáng được đưa vào danh mục kiểm kê di tích lịch sử văn hóa và xếp hạng là di tích khảo cổ học của thành phố Hà Nội. Đặc biệt, dạng di chỉ tiền sơ sử phản ánh nhiều giai đoạn phát triển văn hóa liên tục từ tiền Đông Sơn đến Đông Sơn như vậy tại Hà Nội không nhiều, hầu như đã bị xâm hại và “xóa sổ” hoàn toàn.
Tương lai nào dành cho Vườn Chuối?
Từ kết quả nghiên cứu, các nhà khảo cổ học đã đề xuất ba phương án bảo tồn cụm di chỉ Vườn Chuối gồm:
Phương án 1 là bảo tồn nguyên trạng toàn bộ cụm di chỉ Vườn Chuối (Vườn Chuối tổng diện tích phân bố di tích gần 12.000m2; Dền Rắn phần diện tích còn lại gần 3.000m2; và Mỏ Phượng phần diện tích còn lại gần 500m2). Khoanh vùng khu vực bảo tồn bằng các mốc giới. Trong khu vực di tích không xây dựng bất kỳ công trình kiến trúc nào. Trong phạm vi khu vực bảo tồn, các cơ quan chuyên môn tiếp tục thăm dò, khai quật nghiên cứu làm rõ những giá trị đặc trưng của di tích và xây dựng hồ sơ di tích đề nghị xếp hạng theo Luật Di sản văn hoá.
Phương án này được nhận định là khó vì có sự xung đột gay gắt giữa di sản văn hóa với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và hạ tầng giao thông của thành phố Hà Nội. Bởi vị trí phân bố di tích Vườn Chuối hiện đang nằm trong khu vực thi công đường Vành đai 3.5 của thành phố Hà Nội. Nếu con đường được thi công theo phương án đã được phê duyệt như hiện tại thì 1/2 diện tích phân bố, tương đương với 6.000m2 di chỉ Vườn Chuối sẽ bị phá hủy hoàn toàn. Phần diện tích còn lại của di chỉ Vườn Chuối, Dền Rắn và Mỏ Phượng là đất dự án xây dựng khu đô thị Kim Chung - Di Trạch.
Phương án 2: Dành một phần diện tích di chỉ Vườn Chuối để thực hiện việc dựng bia giới thiệu về cụm di chỉ khảo cổ học, tiến hành xây dựng hồ sơ di tích đề nghị xếp hạng khi đủ điều kiện. Thông báo cho các đơn vị Chủ đầu tư xây dựng đường Vành đai 3.5 và Chủ đầu tư dự án xây dựng khu đô thị Kim Chung - Di Trạch cần phải thực hiện khai quật di dời di tích trước khi xây dựng theo Luật Di sản văn hoá. Phương án này không chú ý bảo tồn di sản văn hóa, mà chỉ chú trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội đạt được lợi ích trước mặt nhưng phá hủy hoàn toàn một nguồn tài nguyên di sản văn hóa quý báu của Hà Nội nói riêng và đất nước nói chung.
Phương án 3: bảo tồn 6.000m2 nửa phía Đông di chỉ, tiến hành khai quật nghiên cứu 6.000m2 nửa phía Tây di chỉ Vườn Chuối. Đồng thời với việc khai quật nghiên cứu làm rõ những giá trị đặc trưng của di tích là xây dựng hồ sơ di tích đề nghị xếp hạng theo Luật DSVH. Ngoài ra, đối với các di chỉ Dền Rắn và Mỏ Phượng, Chủ đầu tư dự án xây dựng khu đô thị Kim Chung - Di Trạch cần phải thực hiện khai quật di dời di tích trước khi xây dựng theo Luật Di sản văn hoá. Các đại biểu tham dự Hội thảo đều đánh giá cao kết quả nghiên cứu năm 2019 và thảo luận sôi nổi về các phương án bảo tồn. Đa số các ý kiến đều kiến nghị chọn phương án 1 để bảo tồn di chỉ khảo cổ học Vườn Chuối.
Tiến sĩ Phạm Quốc Quân, Uỷ viên Hội đồng Di sản văn hoá Quốc gia cho biết, cá nhân ông ủng hộ phương án 1, bảo tồn toàn bộ: "Biến Vườn Chuối thành một công viên di sản thì không có gì khó cả. Một đô thị hiện đại cần có nhiều khoảng không gian xanh. Nếu bây giờ chúng ta chỉ nghĩ đến phát triển kinh tế thì chỉ một thời gian nữa thôi ngoảnh lại nhìn, chúng ta chẳng còn gì cả".
Phó trưởng Cục Di sản Văn hóa Trần Đình Thành đưa ra đề nghị, trong thời gian tới, Sở VHTT Hà Nội cần tập hợp quá trình khai quật để làm rõ giá trị khoa học, giá trị di tích để xếp hạng; cấp TP hay cấp quốc gia có thể chưa bàn tới nhưng chắc chắn với di sản này chúng ta phải xếp hạng.
Tổng kết hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Gia Đối (Quyền Viện trưởng Viện Khảo cổ học) cho biết "Ban tổ chức Hội thảo và Đoàn nghiên cứu sẽ gửi văn bản kiến nghị UBND TP Hà Nội xem xét phê duyệt một phương án bảo tồn “hợp lý, hợp tình”, kết hợp hài hòa giữa mục tiêu bảo tồn, phát huy giá trị nguồn tài nguyên di sản văn hóa tại cụm di chỉ khảo cổ Vườn Chuối với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và hạ tầng giao thông của Thành phố".
Nguyễn Thơ Đình
Ngày 16/10/2019, Viện Khảo cổ học ra Thông báo số 242/TB-KCH về kết quả lựa chọn nhà thầu cho gói thầu Vận chuyển đất khai quật.
Theo đó, nhà thầu trúng thầu: Công ty Cổ phần Khoáng sản và Đầu tư Xây dựng Bắc Việt. Loại hợp đồng: Hợp đồng trọn gói. Thời gian thực hiện: 60 ngày. Nguồn vốn: Vốn dự án.
Việc hoàn thiện và ký kết hợp đồng sẽ được chủ đầu tư ký kết với nhà thầu được lựa chọn.
Chi tiết vui lòng xem file đính kèm!
Theo đó, nhà thầu trúng thầu: Công ty Cổ phần Khoáng sản và Đầu tư Xây dựng Bắc Việt. Loại hợp đồng: Hợp đồng trọn gói. Thời gian thực hiện: 60 ngày. Nguồn vốn: Vốn dự án.
Việc hoàn thiện và ký kết hợp đồng sẽ được chủ đầu tư ký kết với nhà thầu được lựa chọn.
Chi tiết vui lòng xem file đính kèm!
-Tác giả: Viện Khảo cổ học - Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam
- Nxb: Khoa học xã hội - 2019
- Khổ sách: 19 x 27cm
- Số trang: 855 trang
- Nxb: Khoa học xã hội - 2019
- Khổ sách: 19 x 27cm
- Số trang: 855 trang
Cuốn sách là kỷ yếu của Hội nghị thông báo Những phát hiện mới về khảo cổ học lần thứ 53 năm 2018, được tổ chức ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Hội nghị Thông báo những phát hiện mới về Khảo cổ học là sự kiện khoa học lớn nhất của các nhà khảo cổ học và những người quan tâm, yêu mến khảo cổ học Việt Nam, được tổ chức hằng năm, năm nay là lần thứ 53. Đây thực sự là diễn đàn khoa học để các nhà khoa học cùng nhau gặp gỡ, trao đổi về những thông tin khoa học, những phát hiện mới trong khảo cổ học và những kết quả nghiên cứu mới của mình.
Nội dung cuốn sách tập hợp 322 bài viết của các tác giả khác nhau ở các cơ quan khác nhau như các bảo tàng, sở Văn hóa, Viện nghiên cứu, trung tâm bảo tồn di tích .v.v. , các cá nhân trong cả nước về những tổng kết, đánh giá và thông báo những phát hiện mới về khảo cổ học trong năm 2018 vừa qua.
Xin trân trọng giới thiệu đến đông đảo các nhà nghiên cứu và những ai quan tâm.
Hội nghị Thông báo những phát hiện mới về Khảo cổ học là sự kiện khoa học lớn nhất của các nhà khảo cổ học và những người quan tâm, yêu mến khảo cổ học Việt Nam, được tổ chức hằng năm, năm nay là lần thứ 53. Đây thực sự là diễn đàn khoa học để các nhà khoa học cùng nhau gặp gỡ, trao đổi về những thông tin khoa học, những phát hiện mới trong khảo cổ học và những kết quả nghiên cứu mới của mình.
Nội dung cuốn sách tập hợp 322 bài viết của các tác giả khác nhau ở các cơ quan khác nhau như các bảo tàng, sở Văn hóa, Viện nghiên cứu, trung tâm bảo tồn di tích .v.v. , các cá nhân trong cả nước về những tổng kết, đánh giá và thông báo những phát hiện mới về khảo cổ học trong năm 2018 vừa qua.
Xin trân trọng giới thiệu đến đông đảo các nhà nghiên cứu và những ai quan tâm.
Ngô Nhung
- Tác giả: Hoàng Văn Khoán
- Nxb: Khoa học xã hội - 2018
- Khổ sách: 16 x 24cm
- Số trang: 455tr
- Hình thức bìa: Bìa cứng
Dẫn lời, tác giả viết:
Thức dậy quá khứ không phải vì quá khứ, mà quá khứ sẽ làm cho hiện tại và kể cả tương lai sán lạn hơn, tươi đẹp hơn.
Thức dậy quá khứ không phải dễ dàng, mà phải vận dụng phương pháp duy vật biện chứng lịch sử và kết hợp tối đa các phương pháp liên ngành của các ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
Thức dậy quá khứ là tuyển chọn các bài nghiên cứu trong nhiều bài đã được công bố và một số bài viết mang tính cập nhật thuộc nhiều lĩnh vực nghiên cứu quá khứ dân tộc của PGS.TS.NGND Hoàng Văn Khoán (giảng viên của Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, nay là Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội).
Các bài viết có lĩnh vực khá rộng, từ khảo cổ học sang văn hóa học, từ lịch sử sang bảo tồn học, nội dung cuốn sách tập bao gồm 6 phần chính sau:
1/ Kiến trúc và điêu khắc
2/Nghề nông
3/ Đúc đồng
4/Luyện sắt
5/Tiền tệ
6/ Văn hóa
Xin trân trọng giới thiệu!
- Nxb: Khoa học xã hội - 2018
- Khổ sách: 16 x 24cm
- Số trang: 455tr
- Hình thức bìa: Bìa cứng
Dẫn lời, tác giả viết:
Thức dậy quá khứ không phải vì quá khứ, mà quá khứ sẽ làm cho hiện tại và kể cả tương lai sán lạn hơn, tươi đẹp hơn.
Thức dậy quá khứ không phải dễ dàng, mà phải vận dụng phương pháp duy vật biện chứng lịch sử và kết hợp tối đa các phương pháp liên ngành của các ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
Thức dậy quá khứ là tuyển chọn các bài nghiên cứu trong nhiều bài đã được công bố và một số bài viết mang tính cập nhật thuộc nhiều lĩnh vực nghiên cứu quá khứ dân tộc của PGS.TS.NGND Hoàng Văn Khoán (giảng viên của Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, nay là Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội).
Các bài viết có lĩnh vực khá rộng, từ khảo cổ học sang văn hóa học, từ lịch sử sang bảo tồn học, nội dung cuốn sách tập bao gồm 6 phần chính sau:
1/ Kiến trúc và điêu khắc
2/Nghề nông
3/ Đúc đồng
4/Luyện sắt
5/Tiền tệ
6/ Văn hóa
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Nhung
- Tác giả: Kiều Thu Hoạch
- Nxb: Thế giới - 2016
- Khổ sách: 16 x 24cm
- Số trang: 767tr
Cuốn sách là một công trình nghiên cứu khá đầy đủ về lịch sử văn hóa việt nam thời kỳ thiên nhiên kỷ đầu công nguyên của GS.TS Kiều Thu Hoạch.
Nội dung cuốn sách chia làm 4 phần:
Phần thứ nhất: nói về Bối cảnh địa - lịch sử, địa - chính trị của văn hóa Việt Nam thời kỳ thiên niên kỷ đầu Công nguyên.
Phần này gồm 6 chương với các vấn đề:
1/Nhà Tần - triều đại phong kiến Trung Hoa đầu tiên xâm lược đất nước Việt Nam.
2/ Nước Âu Lạc - đêm trước của thời kỳ bị nhà Hán thống trị
3/ Nước Việt dưới ách đô hộ hà khắc của nhà Hán
4/ Nước Việt trong cục diện hỗn loạn của các vương triều cát cứ thời Lục Triều
5/ Nước Việt dưới thời thống trị đầy biến động của các vương triều Tùy, Đường, Ngũ đại.
6/ Quan hệ Lâm Ấp với nước Việt trong thời kỳ phương Bắc đô hộ.
Phần thứ hai: Đề cập đến Văn hóa Tiền Đại Việt: gồm 3 chương
1/ Không gian xã hội Tiền Đại Việt
2/ Tổng quan văn hóa Bách Việt
3/ Những hình thái văn hóa tinh thần và vật chất tiêu biểu trong không gian văn hóa Việt thời Bắc thuộc
Phần thứ ba: Văn hóa Chămpa
Phần thứ tư: văn hóa Phù Nam
Xin trân trọng giới thiệu!
- Nxb: Thế giới - 2016
- Khổ sách: 16 x 24cm
- Số trang: 767tr
Cuốn sách là một công trình nghiên cứu khá đầy đủ về lịch sử văn hóa việt nam thời kỳ thiên nhiên kỷ đầu công nguyên của GS.TS Kiều Thu Hoạch.
Nội dung cuốn sách chia làm 4 phần:
Phần thứ nhất: nói về Bối cảnh địa - lịch sử, địa - chính trị của văn hóa Việt Nam thời kỳ thiên niên kỷ đầu Công nguyên.
Phần này gồm 6 chương với các vấn đề:
1/Nhà Tần - triều đại phong kiến Trung Hoa đầu tiên xâm lược đất nước Việt Nam.
2/ Nước Âu Lạc - đêm trước của thời kỳ bị nhà Hán thống trị
3/ Nước Việt dưới ách đô hộ hà khắc của nhà Hán
4/ Nước Việt trong cục diện hỗn loạn của các vương triều cát cứ thời Lục Triều
5/ Nước Việt dưới thời thống trị đầy biến động của các vương triều Tùy, Đường, Ngũ đại.
6/ Quan hệ Lâm Ấp với nước Việt trong thời kỳ phương Bắc đô hộ.
Phần thứ hai: Đề cập đến Văn hóa Tiền Đại Việt: gồm 3 chương
1/ Không gian xã hội Tiền Đại Việt
2/ Tổng quan văn hóa Bách Việt
3/ Những hình thái văn hóa tinh thần và vật chất tiêu biểu trong không gian văn hóa Việt thời Bắc thuộc
Phần thứ ba: Văn hóa Chămpa
Phần thứ tư: văn hóa Phù Nam
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Nhung
Viện Khảo cổ học có kế hoạch tổ chức chào hàng cạnh tranh vận chuyển đất khai quật theo luật Đầu thầu gói thầu: Vận chuyển đất khai quật phục vụ dự án "Khai quật Khảo cổ học tại khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long năm 2019".
Thời gian phát hành hồ sơ: 10 giờ ngày 10/10/2019 đến trước 10 giờ ngày 11/10/2019.
Thời gian đóng thầu: 10 giờ ngày 14/10/2019.
Thời gian mở thầu: 10 giờ 30 ngày 14/10/2019.
Địa điểm phát hành, đóng thầu, mở thầu: Viện Khảo cổ học, 61 Phan Chu Trinh - Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Viện Khảo cổ học mời tất cả các nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm và có điều kiện tới tham gia chào hàng cạnh tranh gói thầu trên.
Chi tiết thông tin, xin quý vị xem trong file đính kèm!
Thời gian phát hành hồ sơ: 10 giờ ngày 10/10/2019 đến trước 10 giờ ngày 11/10/2019.
Thời gian đóng thầu: 10 giờ ngày 14/10/2019.
Thời gian mở thầu: 10 giờ 30 ngày 14/10/2019.
Địa điểm phát hành, đóng thầu, mở thầu: Viện Khảo cổ học, 61 Phan Chu Trinh - Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Viện Khảo cổ học mời tất cả các nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm và có điều kiện tới tham gia chào hàng cạnh tranh gói thầu trên.
Chi tiết thông tin, xin quý vị xem trong file đính kèm!
Sáng 26 tháng 9 năm 2019, Viện Khảo cổ học đã khai mạc Hội nghị Thông báo Những phát hiện mới về Khảo cổ học lần thứ 54 tại trụ sở Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (số 1 Liễu Giai). Hội nghị Thông báo Những phát hiện mới về Khảo cổ học là hoạt động khoa học hàng năm của ngành Khảo cổ học cả nước, là sự kiện nổi bật gắn với lịch sử hình thành và phát triển của Khảo cổ học nước nhà trong hơn nửa thế kỷ qua. Hội nghị là diễn đàn khoa học để các nhà khoa học chia sẻ các kết quả nghiên cứu, đồng thời là cơ hội để các nhà khoa học, nhất là nhà khoa học trẻ tiếp cận, học hỏi các thế hệ đi trước nhằm hoàn thiện năng lực nghiên cứu khoa học của mình.
Khai mạc Hội nghị thông báo Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2019
Các đại biểu tham dự Hội nghị
Tới dự khai mạc Hội nghị có TS. Đặng Xuân Thanh (Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam); ThS. Trần Đình Thành (Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch), GS.TSKH Lưu Trần Tiêu (Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia), GS.TS Nguyễn Qang Ngọc (Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam), PGS.TS Tống Trung Tín (Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam), GS.TS Andrew Hardy (Giám đốc Viện Viễn đông bác cổ Pháp tại Hà Nội), TS. Nguyễn Văn Đoàn (Phó Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia), TS Nguyễn Gia Đối (Q. Viện trưởng Viện Khảo cổ học), cùng đông đảo các nhà khoa học trong các lĩnh vực Khảo cổ học, nhân chủng học, địa chất học, bảo tàng học, di sản…Theo Ban tổ chức, năm nay hội nghị đã nhận được trên 360 bài viết về các nội dung: Khảo cổ học Tiền sử (95 bài), Khảo cổ học Lịch sử (206 bài), Khảo cổ học Champa – Óc Eo (43 bài), Khảo cổ học dưới nước (11 bài) và 5 bài về các hoạt động chung của ngành. Đây là những phát hiện mới di tích, di vật và những nghiên cứu chuyên sâu về nhiều vấn đề xuyên suốt từ thời Tiền sử đến Lịch sử.
Đánh giá về Hoạt động nghiên cứu khảo cổ học toàn quốc năm 2019, PGS.TS Bùi Văn Liêm, Tổng Biên tập Tạp chí Khảo cổ cho rằng các nghiên cứu khoa học đã bổ sung những tư liệu rất mới/quý trong nghiên cứu diễn trình hình thành và phát triển dân tộc Việt Nam, góp phần xứng đáng vào việc nghiên cứu, bảo vệ, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa Việt Nam. Những tư liệu từ các nhà khoa học là minh chứng khẳng định và bảo về vững chắc chủ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.
Sau phiên khai mạc, Hội nghị tiếp tục thảo luận chuyên sâu tại các tiểu ban: Khảo cổ học Tiền sử (phòng 3E), Khảo cổ học Lịch sử (phòng 3D), Khảo cổ học Champa – Óc Eo (phòng 3A), Khảo cổ học dưới nước (phòng 3A). Hội nghị diễn ra trong hai ngày 26-27/9/2019.
Đánh giá về Hoạt động nghiên cứu khảo cổ học toàn quốc năm 2019, PGS.TS Bùi Văn Liêm, Tổng Biên tập Tạp chí Khảo cổ cho rằng các nghiên cứu khoa học đã bổ sung những tư liệu rất mới/quý trong nghiên cứu diễn trình hình thành và phát triển dân tộc Việt Nam, góp phần xứng đáng vào việc nghiên cứu, bảo vệ, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa Việt Nam. Những tư liệu từ các nhà khoa học là minh chứng khẳng định và bảo về vững chắc chủ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.
Sau phiên khai mạc, Hội nghị tiếp tục thảo luận chuyên sâu tại các tiểu ban: Khảo cổ học Tiền sử (phòng 3E), Khảo cổ học Lịch sử (phòng 3D), Khảo cổ học Champa – Óc Eo (phòng 3A), Khảo cổ học dưới nước (phòng 3A). Hội nghị diễn ra trong hai ngày 26-27/9/2019.
Thảo luận tại tiểu ban Khảo cổ học Tiền sử
Thảo luận tại tiểu ban Khảo cổ học Lịch sử
Hội ngộ, trao đổi bên lề Hội nghị
Tin: Nguyễn Thơ Đình
Ảnh: Nguyễn Hữu Thiết
Ảnh: Nguyễn Hữu Thiết
Ngày 13/9/2019, Viện trưởng Viện Khảo cổ học đã ra quyết định số 210/QĐ-KCH về việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu số 2 Thăm dò, khai quật khảo cổ học Vườn Chuối thuộc công việc Thăm dò, khai quật nghiên cứu khảo cổ học di tích Vườn Chuối, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức.
Theo đó, phòng Tổ chức Hành chính, phòng Quản lý khoa học-Kế hoạch tài chính-Hợp tác quốc tế, Ban chủ nhiệm dự án chịu trách nhiệm tổ chức lựa chọn nhà thầu, giám sát theo dõi hoạt động đấu thầu theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt, đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước.
Chi tiết vui lòng xem file đính kèm.
Theo đó, phòng Tổ chức Hành chính, phòng Quản lý khoa học-Kế hoạch tài chính-Hợp tác quốc tế, Ban chủ nhiệm dự án chịu trách nhiệm tổ chức lựa chọn nhà thầu, giám sát theo dõi hoạt động đấu thầu theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt, đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước.
Chi tiết vui lòng xem file đính kèm.
Trang
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9024508
Số người đang online: 16