Đây là tin vui không chỉ với giới khảo cổ, những người yêu văn hóa, di sản…, mà còn cả với những người dân thôn Lai Xá, những người đã hàng chục năm nay sinh sống, bảo vệ và giữ gìn di sản quý giá của quê hương mình.
Có mặt tại buổi lễ khởi công dự án (ngày 10/5), có đại diện của các cơ quan liên quan, như Trưởng Ban Quản lý Di tích và Danh thắng Nguyễn Doãn Văn – đơn vị được TP Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư, kết nối để các đơn vị nghiên cứu, thực hiện nhiệm vụ thăm dò, khai quật di chỉ; TS Nguyễn Gia Đối, Viện trưởng Viện Khảo cổ học; PGS, TS Bùi Văn Liêm, Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học, chủ nhiệm dự án khai quật; TS Bùi Đức Tiến, Phó Giám đốc Bảo tàng Nhân học, đại diện của UBND huyện, Phòng Văn hóa – Thông tin huyện, Ban quản lý dự án huyện Hoài Đức; PGS, TS Nguyễn Văn Huy…
PGS, TS Bùi Văn Liêm cho biết, mục đích cuộc khai quật lần này là nhằm tìm hiểu diện mạo, hiện trạng cũng như quy mô của di chỉ khảo cổ học Vườn Chuối, đồng thời tìm hiểu những giá trị tiêu biểu, đặc sắc của một trong những di chỉ có từ thời dựng nước ở Hà Nội. Chúng tôi cũng sẽ kiểm tra lại toàn bộ môi trường sinh thái, địa lý, nhân văn của vùng di chỉ này.
PGS, TS Bùi Văn Liêm cũng cho biết, nhóm khai quật cũng sẽ tổ chức hội thảo đầu bờ để thông báo sơ bộ kết quả nghiên cứu cũng như lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong à ngoài ngành. Sau đó đoàn nghiên cứu sẽ có báo cáo kết quả khai quật với các kiến nghị cụ thể với Sở Văn hóa, Thể thao Hà Nội, với TP Hà Nội để có những biện pháp bảo tồn phù hợp.
Nguyễn Thơ Đình
- Nxb: Thế giới - 2019
- Khổ sách: 16 x 24cm
- Số trang: 398 tr.
Nội dung cuốn sách:
Cuốn sách Gạch và Ngói thế kỷ XV - XVIII ở Bắc Việt Nam của TS. Ngô Thị Lan là kết quả từ công trình luận án tiến sĩ được bảo vệ xuất sắc của chị năm 2013.
Công trình được tổng hợp các tư liệu nghiên cứu về gạch và ngói thế kỷ XV - XVIII ở Bắc Việt Nam thông qua nguồn tư liệu khảo cổ học ở một số di tích tiêu biểu như Lam Kinh (Thanh Hóa), Dương Kinh (Hải Phòng), chùa Đậu và đền Thượng (Hà Nội). Cuốn sách nêu ra những đặc trưng cơ bản và sự tiến triển của gạch và ngói thể kỷ XV - XVIII trên các phương diện chất liệu, loại hình và hoa văn trang trí.
Nội dung cuốn sách gồm 3 chương, kèm theo phụ lục minh họa bản ảnh, bản đồ, bản dập, bảng thống kê.
- Chương 1: Tình hình xây dựng và vật liệu xây dựng thế kỷ XV - XVIII ở Bắc Việt Nam.
- Chương 2: Gạch và ngói thế kỷ XV - XVIII ở Bắc Việt Nam
- Chương 3: Đặc trưng và tiến triển gạch, ngói thế kỷ XV - XVIII
Xin trân trọng giới thiệu!!
- Nxb: Thế giới - 2018
- Khổ sách: 16 x 24cm
- Số trang: 431 tr
Nội dung cuốn sách:
Cuốn sách Phát lộ di tích Hoàng thành Thăng Long thoáng nhìn đầu tiên về di sản khảo cổ học Hà Nội do Andrew Hardy và TS.Nguyễn Tiến Đông - Viện Khảo cổ học làm chủ biên. Nội dung cuốn sách tập hợp gồm nhiều bài viết của các tác giả khác nhau về sử học, khảo cổ học, cung cấp những tư liệu chắt lọc về khu di tích Hoàng thành Thăng Long từ cấu tạo các tầng văn hóa, các vết tích sông, hồ, giếng nước, đường lát gạch, đống rác thải đến nền móng, vật liệu xây dựng, điêu khắc ... nhận diện bối cảnh tự nhiên và các đơn nguyên kiến trúc trong tổng thể kiến trúc Hoàng thành. Một số khác dựa trên nghiên cứu so sánh, chỉ ra những điểm mới trong nhận thức về tính đặc sắc của di tồn văn hóa Thăng Long cũng như những yếu tố liên quan đến giao lưu, tiếp biến văn hóa giữa Đại Việt và các quốc gia lân cận đương thời.
Cấu trúc cuốn sách được chia là 3 phần:
1/ Tập hợp các bài viết của các tác giả về cuộc khai quật khảo cổ học tại Hoàng Thành Thăng Long (năm 2002 - 2004)
2/ Các bài viết về nghiên cứu lịch sử di tích Hoàng thành Thăng Long
3/ Sau cuộc khai quật: ký ức về quá khứ, di sản vì tương lai
Xin trân trọng giới thiệu !!
- Nxb: Khoa học xã hội -2017
- Khổ sách: 16 x 24cm
- Số trang: 750 tr
Nội dung cuốn sách: Cuốn sách này là kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học có tên: Công nghiệp khai khoáng ở Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc (1858 - 1945) do Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia tài trợ và Viện sử học chủ trì.
Nội dung được chia thành 11 chương, bao gồm các vấn đề chính như:
1/ Khía cạnh lịch sử của ngành khai thác mỏ, tức là việc khai thác mỏ ở Việt Nam dưới thời phong kiến, trước khi bị người Pháp chiếm đoạt.
2/ Mục đích kinh tế, chính trị, xã hội của người Pháp trong việc chiếm đoạt và khai thác mỏ ở Việt Nam.
3/Quá trình chiếm đoạt, thăm dò, điều tra, nghiên cứu mỏ của người Pháp ở Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX
4/ Những biện pháp hành chính, tài chính, pháp lý được Pháp triển khai để hỗ trợ việc cấp nhượng và khai thác mỏ.
5/ Quá trình và kết quả của việc cấp nhượng mỏ (cấp nhượng tạm thời và chính thức) qua các thời kỳ ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ - hai xứ có nhiều mỏ của Việt Nam.
6/ Sự hình thành và biến đổi của giới chủ mỏ, từ lớp chủ xuất hiện lần đầu tới lớp chủ cuối cùng.
7/ Sự hình thành và phát triển của đội ngũ công nhân mỏ.
8/ Quá trình và kết quả của việc khai thác mỏ.
9/Cuối cùng là kết luận hay bản tổng kết về ngành công nghiệp khai khoáng do thực dân Pháp tiến hành ở Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX trên cả những kết quả mà nó mang lại và những hậu quả mà nó gây ra trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam thời kỳ thuộc địa
Xin trân trọng giới thiệu !
- Nxb: Thế Giới - 2018
- Khổ sách: 16 x 24cm
- Số trang: 581 tr
Nội dung sách: Cuốn sách Gạch ngói và vật liệu trang trí trên mái thời Lý - Trần - Hồ của TS. Đặng Hồng Sơn - Giảng viên Bộ môn Khảo cổ học, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả đã từng tham gia nhiều cuộc khai quật phế tích khảo cổ học kiến trúc hoặc tham gia chỉnh lý vật liệu kiến có liên quan đến thời Lý - Trần - Hồ như ở Nam Giao Thanh Hóa, Đàn Xã Tắc, địa điểm 62-64 Trần Phú Hà Nội ... Anh cũng bảo vệ thành công luận văn Thạc sỹ với đề tài tương tự: Vật liệu xây dựng thời Trần - Hồ ở thành nhà Hồ, Nam Giao và Ly Cung. Sau đó phát triển và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ: Gạch ngói và vật liệu trang trí trên mái thế kỷ 11 - 14 ở miền Bắc Việt Nam tại Trung Quốc.
Cuốn sách này cũng là kết quả nghiên cứu và phát triển lên từ luận văn thạc sĩ và luận án tiến sỹ của anh. Nội dung cuốn sách trình bày về đặc trưng cơ bản của loại hình gạch ngói và vật liệu trang trí trên mái thời Lý, Trần và Hồ bao gồm 4 chương và nhiều tiểu mục nhỏ:
- Chương 1: Di tích kiến trúc thời Lý - Trần - Hồ
- Chương 2: Gạch ngói thời thời Lý - Trần - Hồ
- Chương 3: Trang trí trên mái thời Lý - Trần - Hồc
- Chương 4: Đặc trưng văn hóa của gạch ngói và trang trí trên mái thời Lý - Trần - Hồ
Xin trân trọng giới thiệu!
(Chủ biên: Nguyễn Trường Đông, Bùi Huy Toàn)
- Nxb: Đại học Thái Nguyên - 2018
- Khổ sách: 14,5 x 20,5cm
- Số trang: 220 tr
Thái Nguyên là một trong những điểm sáng về nghiên cứu khảo cổ học tiền sử ở Việt Nam. Từ xa xưa nơi đây có đầy đủ những điều kiện lý tưởng để người nguyên thủy có thể tồn tại và phát triển. Chính vì vậy trên mảnh đất này hiện nay vẫn còn lưu giữ nhiều dấu tích văn hóa khảo cổ học có giá trị lịch sử - văn hóa cần được khám phá và nghiên cứu.
Cuốn sách Những phát hiện khảo cổ học tiền sử tại Hang Ốc, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên là công trình tổng kết toàn bộ tư liệu điều tra, khai quật và nghiên cứu của các nhà khoa học về di chỉ Hang Ốc - di chỉ được xếp hạng di tích Quốc gia năm 2017.
Cuốn sách hàm chứa nhiều giá trị khoa học là cơ sở khoa học cho việc trưng bày của Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên, cung cấp tài liệu tin cậy cho việc biên soạn lịch sử, địa chí của tỉnh. Đây là kết quả của sự hợp tác nghiên cứu nhiều năm giữa Viện Khảo cổ học và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên.
Nội dung cuốn sách trình bày những phát hiện khảo cổ học tiền sử tại di chỉ Hang Ốc chia làm 2 chương:
Chương 1: Di chỉ Hang Ốc tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Trong chương giới thiệu tổng quan về địa lý, địa hình, khí hậu, lịch sử nghiên cứu của huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, quá trình phát hiện di chỉ Hang Ốc.
Chương 2: Những phát hiện khảo cổ học tại Hang Ốc, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên bao gồm giới thiệu di tích, di vật và đưa ra kết luận ban đầu về Hang Ốc.
Xin trân trọng giới thiệu!
- Nxb: Văn hóa Dân tộc - 2017
- Khổ sách: 16 x 24cm
- Số trang: 560tr
Văn học dân gian Chăm, ngoài ca dao, tục ngữ, câu đó và dân ca ... còn có nhiều thể loại truyện cổ (dalikal), truyện ngụ ngôn (dalikal ar kate), truyện cười (dalikal kalak/salap), truyền thuyết (damnay, am pam)...Những tác phẩm này đến nay vẫn còn được kể, truyền miệng và một số còn được ghi chép thành văn bản lưu giữ trong cộng đồng Chăm.
- Nxb: Tri Thức - 2016
- Khổ sách: 16 x 24cm
- Số trang: 487tr
Lịch pháp là vấn đề quan trọng, quyết định việc hoạt động của quốc gia cho nên từ xưa đến nay các quốc gia các dân tộc khác, lịch do triều đình, nhà nước nắm giữ. Lịch chăm đóng vai trò rất lớn trong xã hội người Chăm, không những trên lĩnh vực tôn giáo, mà lịch này vẫn được sử dụng trong tập quán sản xuất nông nghiệp.
Nội dung cuốn sách gồm 5 chương:
Chương 1: Tiếp cận một số vấn đề cơ bản về lịch thế giới và lịch pháp của người Chăm. Chương này trình bày tổng quan về một số loại lịch trên thế giới có ít nhiều liên quan đến lịch chăm.
Chương 2: Đặc điểm lịch pháp của người Chăm. Đây là chương chính của cuốn sách, trình bày cơ bản hai loại lịch Chăm và mối quan hệ giữa hai loại lịch này.
Chương 3: Lịch chăm với thiên nhiên - con người và vai trò của nó với đời sống xã hội. Chương này trình bày kết quả quan sát của người Chăm về thiên văn, về nhịp điệu của vũ trụ, nhịp điệu sinh học.
Chương 4: Lịch pháp của người Chăm hiện nay: Thực trạng và giải pháp.
Chương này gồm 26 trang, trình bày về thực trạng lịch Chăm từ năm 1832 đến nay, chia làm 4 giai đoạn.
Xin trân trọng giới thiệu !
Mới đây, nhận được thông tin phản ánh về việc phát hiện cổ vật tại cánh đồng giáp ranh với di chỉ khảo cổ học Vườn Chuối, Ban Quản lý di tích, danh thắng Hà Nội cùng Viện Khảo cổ học đã tiến hành kiểm tra thực tế và thực hiện công tác bảo tồn theo đúng quy định pháp luật.
Hố khai quật nghiên cứu di chỉ Vườn Chuối năm 2013
Trước đó, liên quan đến di chỉ Vườn Chuối, trước những lo ngại của người dân và dư luận, chính quyền địa phương và giới chuyên môn đã có nhiều ý kiến đề xuất, đánh giá về phương án bảo tồn.
Đề nghị thực hiện bảo tồn đúng quy định
Trao đổi thông tin với báo chí, ông Nguyễn Văn Thắng, nguyên Trưởng thôn Lai Xá cho biết, mới đây người dân thôn Lai Xá (xã Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội) trong quá trình làm việc gần di chỉ Vườn Chuối đã phát hiện một mộ táng và nhiều hiện vật khảo cổ. Người dân đã tiến hành di dời mộ táng. Số hiện vật bên cạnh được cho vào một chiếc tiểu nhỏ và chôn xuống đất.
Nhận thông tin phản ánh, Viện Khảo cổ học và Ban Quản lý di tích, danh thắng Hà Nội đã tới khảo sát hiện trường và báo Bảo tàng Hà Nội tới thu thập do khu vực phát hiện khảo cổ đã bị xáo trộn. Văn bản kiểm tra của Ban Quản lý di tích, danh thắng Hà Nội cho biết: “Sau khi tiếp nhận thông tin người dân Lai Xá, tại cánh đồng giáp ranh với di chỉ khảo cổ học Vườn Chuối có phát hiện vật nghi là hiện vật khảo cổ. Người dân đã thu gom và chôn số hiện vật này theo dạng mộ vô chủ do dự án di dời. Đoàn kiểm tra đã xác nhận thông tin trên. Đồng thời, đề nghị Bảo tàng Hà Nội phối hợp với chính quyền, người dân địa phương kiểm tra và thực hiện công tác bảo tồn, giữ gìn theo đúng quy định”.
Trước đó, liên quan đến việc khai quật di chỉ này, ngày 8.4, Sở VHTT Hà Nội đã có văn bản gửi UBND huyện Hoài Đức. Văn bản nêu rõ, di chỉ khảo cổ Vườn Chuối là một trong những địa điểm khảo cổ thuộc giai đoạn văn hóa Đồng Đậu trên địa bàn Hà Nội. Hiện tại, chỉ giới dự án mở đường 3.5 do UBND huyện Hoài Đức làm chủ đầu tư có đi qua một phần khu khảo cổ học Vườn Chuối. Để chủ động phối hợp giữa các bên liên quan, Sở VHTT Hà Nội đề nghị trong quá trình thực hiện dự án mở đường 3.5, UBND huyện Hoài Đức chỉ đạo chủ đầu tư phối hợp với Sở VHTT, Viện Khảo cổ học và các đơn vị liên quan quản lý, bảo vệ hiện trạng mặt bằng di chỉ khảo cổ học Vườn Chuối, giải quyết những phát sinh theo các quy định của pháp luật về công tác thăm dò, khai quật khảo cổ học trên địa bàn Thành phố và tiến độ thực hiện dự án.
Đồng thời, đề nghị UBND huyện Hoài Đức chỉ đạo chủ đầu tư cung cấp cho Sở VHTT các mốc chỉ giới Dự án mở đường 3.5 trên hiện trường khu di chỉ Vườn Chuối để Sở VHTT có phương án ưu tiên khai quật những địa điểm mà dự án sẽ đi qua, đảm bảo tiến độ thực hiện dự án đúng quy định. Đồng thời, Sở VHTT cung cấp bản đồ vị trí thăm dò, khai quật khảo cổ di chỉ Vườn Chuối để chủ đầu tư dự án đường 3.5 căn cứ xác định mốc giới trên hiện trường, thống nhất phương án và kế hoạch triển khai thực hiện.
Người dân thôn Lai Xá lo lắng việc thi công đường 3.5 xâm lấn di chỉ khảo cổ học Vườn Chuối
Chờ biện pháp bảo tồn
Trước khi có văn bản của Sở VHTT Hà Nội, lo lắng về số phận của di sản 3.500 tuổi mà ông cha để lại khi việc thi công đường vành đai 3.5 xâm lấn một phần di chỉ khảo cổ học Vườn Chuối, người dân thôn Lai Xá đã bày tỏ nguyện vọng cơ quan chức năng sớm có biện pháp bảo tồn di tích. Chia sẻ với báo chí, ông Nguyễn Văn Thắng từng đề nghị cơ quan chức năng xác định rõ ranh giới giữa đường 3.5 với khu di chỉ khảo cổ học, tránh để quá trình thi công làm đường sẽ mất dấu tích di sản. Cũng về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Văn Huy đã nhấn mạnh, cần có quyết định khẩn cấp để cứu di chỉ Vườn Chuối.
Qua kết quả 8 lần khai quật trước đây tại di chỉ Vườn Chuối cho thấy có 3 giai đoạn văn hóa từ Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn. Trong 8 lần khai quật, các nhà khoa học đã phát hiện 11 hố chôn cột, 29 mộ táng, trong đó có một mộ thuộc văn hóa Đồng Đậu, còn lại là văn hóa Đông Sơn, dấu tích bếp và lò đúc đồng... Tại các hố khai quật này, các nhà khoa học cũng tìm thấy nhiều di vật cổ bằng đá, đồng của người Việt. Theo đánh giá của các chuyên gia, đây là một trong những di tích hiếm hoi của Hà Nội chứa đựng đầy đủ các tầng văn hóa cư dân sinh sống tại Hà Nội trải qua hơn 2.000 năm đến nay. Di chỉ cho thấy phần nào đời sống của người Hà Nội cổ ở vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, từ nghề trồng lúa nước, thủ công, đánh bắt cá. Trước tầm quan trọng này, các nhà khoa học, các cơ quan chức năng của Hà Nội cũng đã có những đánh giá để bảo tồn.
Còn theo Ban Quản lý di tích, danh thắng Hà Nội, Ban Quản lý đã làm việc với Phòng VHTT huyện Hoài Đức, nếu có vấn đề phải báo lên Ban Quản lý hoặc Sở VHTT Hà Nội, UBND Hà Nội để có biện pháp kịp thời, hài hòa, tránh xảy ra việc đơn vị thi công tự động xâm lấn.Về công tác bảo tồn di chỉ khảo cổ học Vườn Chuối, được biết Sở VHTT Hà Nội cùng các nhà khoa học cũng đã đi thực địa, đánh giá lại tình hình và đề xuất thống nhất phương án bảo tồn, khảo cổ học lên UBND TP. Hà Nội trong năm 2019.
Cũng phải nói thêm rằng, trong công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di chỉ khảo cổ Vườn Chuối, cơ quan chức năng có liên quan và chính quyền địa phương tỏ ra khá lúng túng, hoặc làm chưa hết trách nhiệm. Đến thời điểm này, giải pháp bảo tồn di chỉ khảo cổ Vườn Chuối vẫn đang bị “treo”, trong khi đó giới chuyên gia, nhà khoa học trên nhiều lĩnh vực đã khẳng định đây là một trong những di sản quý hiếm của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Trong công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di chỉ khảo cổ Vườn Chuối, cơ quan chức năng có liên quan và chính quyền địa phương tỏ ra khá lúng túng, hoặc làm chưa hết trách nhiệm. Đến thời điểm này, giải pháp bảo tồn di chỉ khảo cổ Vườn Chuối vẫn đang bị “treo”, trong khi đó giới chuyên gia, nhà khoa học trên nhiều lĩnh vực đã khẳng định đây là một trong những di sản quý hiếm của Thủ đô ngàn năm văn hiến. |
“Sau khi nhân dân địa phương lên tiếng kêu cứu trước số phận di sản 3.500 năm tuổi của Hà Nội trước nguy cơ bị mất đi từng ngày, cho đến gần đây, tôi được nghe Hà Nội đã có kế hoạch khai quật khảo cổ học và sẽ trình lên Bộ VHTTDL. Nhưng cụ thể như thế nào thì tôi cũng không được thông tin rõ...”, PGS.TS Nguyễn Văn Huy, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, người đã nhiều lần kêu cứu khẩn cấp cho số phận của di chỉ khảo cổ học Vườn Chuối, cho biết. PGS.TS Nguyễn Văn Huy nói thêm, trước nguy cơ di sản phải đối diện với thực tế bị mất đi từng ngày, phải nói lại rằng phản ứng, hành động của những người có trách nhiệm là quá chậm. Nguy hiểm nhất ở đây liên quan đến dự án mở đường 3.5 với sự xâm lấn vào di tích mà nếu không có động thái kịp thời sẽ có thể dẫn đến những mất mát không thể nào cứu vãn. “Tôi cũng thấy người ta nói rằng đường được xây dựng ở gần di chỉ Vườn Chuối là đường nội bộ, không phải đường vành đai 3.5. Họ nói thế nhưng người dân ở đó biết rõ sự thật như thế nào, họ bức xúc ra sao...”, ông Huy nói. |
TÂN NHÂN (baovanhoa.vn)