- Tác giả: Niall Ferguson; Người dịch: Nguyễn Nguyên Hy
- Nxb: Hồng Đức - 2018
- Khổ sách:16 x 24cm
- Số trang: 480 tr
- Hình thức bìa: mềm

Quá trình văn minh phương Tây vươn tới vị thế thống trị hoàn cầu là một hiện tượng lịch sử đơn lẻ có ý nghĩa quan trọng nhất trong vòng 5 thế kỉ qua.

Bằng cách nào phương Tây vượt qua được những đối thủ phương Đông? Và có phải giờ đây phương Tây không còn ở đỉnh cao quyền lực nữa? Sử gia Niall Ferguson lập luận rằng bắt đầu vào thế kỉ 15, phương Tây đã phát triển sáu khái niệm mới đầy uy lực - cạnh tranh, khoa học, pháp quyền, y học hiện đại, chủ nghĩa tiêu dùng và đạo lý nghề nghiệp - cho phép họ vượt qua tất cả các đối thủ cạnh tranh khác.

Nhưng giờ đây, Ferguson cho thấy phần còn lại của thế giới đã tiếp thu tất cả các khái niệm mà phương Tây từng độc chiếm, trong khi phương Tây lại đang đánh mất niềm tin vào chính mình. Ghi lại sự hưng thịnh và suy tàn của các đế chế cùng với những cuộc va chạm (và giao hòa) của những nền văn minh, Văn Minh Phương Tây Và Phần Còn Lại Của Thế Giới đã đúc kết lại lịch sử thế giới, và đây được coi là cuốn sách xuất sắc nhất của Niall Ferguson.

Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
- Tác giả: Nguyễn Đình Tư
- Nxb: Tổng hợp - 2020
- Khổ sách:16 x 24cm
- Số trang: 624 tr
- Hình thức bìa: mềm
"Trong vòng 51 năm (1813 - 1864) mà 6 tỉnh toàn Nam Kỳ chỉ có 257 vị Cử nhân Hán học thì thật quá ít. Sở dĩ như vậy, vì Nam Kỳ là đất mới, dân chúng quen với nghề ruộng rẫy lo miếng cơm manh áo hơn là chuyện bút nghiên nơi cửa Khổng sân Trình, mặc dầu triều đình vẫn dành riêng sự ưu ái với người dân Nam Kỳ là đất hưng nghiệp của nhà Nguyễn, lo việc mở mang dân trí bằng cách cử một vị Tiến sĩ triều Lê vào làm Đốc học ở thành Gia Định như trên đã nói. 
Nhưng mọt con én không làm nổi mùa xuân, khiến cho nhiều học trò "có người trải tám khóa mà không đủ văn thể tứ trường, thành thần tạm khế khóa để miễn binh dao, lại tâu xin gia ân cho biên vào sổ khóa sinh"
So với nhiều tỉnh ở miền Trung và miền Bắc, tổng số Cử nhân  Hán học của 6 tỉnh Nam Kỳ chỉ bằng tổng số Cử nhân của một hay hai tỉnh ở miền ngoài. Rồi lại so với ngày nay, số Cử nhân và Kỹ sư, kể cả Thạc sĩ, Tiến sĩ tân học tốt nghiệp Đại học nhiều khộng kể xiết. Nhưng ngày xưa, thi đỗ được cái bằng Cử nhân Hán học vô cùng khó khăn, có khi hết nửa cuộc đời. Đúng là đãi cát tìm vàng. Do đó các vị Cử nhân và Tiến sĩ Hán học nói trên là những hạt kim cương trên bãi cát của sông Cửu Long và sông Đồng Nai, quý giá vô cùng, mà ngày nay các thế hệ con cháu phải hết sức trân trọng.
Trên tinh thần đó, chúng tôi biên soạn cuốn sách này để giới thiệu với độc giả, nhất là độc giả ở Nam Bộ, tiểu sử và hành trạng của các vị khoa bảng ấy vừa để tôn  vinh từng vị, vừa để con cháu các vị ấy hãnh diện về tiền nhân của mình" (Tác giả: Nguyễn Đình Tư)
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
- Tác giả: Nguyễn Thanh Tuyền
- Nxb: Văn hóa - văn nghệ
- Năm xb: 2019
- Khổ sách:16 x 24cm
- Số trang: 204 tr
- Hình thức bìa: mềm
Ở Việt Nam, hoạt động trao đổi, mua bán đã diễn ra từ rất sớm. Truyền thuyết chỉ ra rằng, ngay từ buổi đầu dựng nước, đã có những người theo đuổi nghề buôn. Trải hàng ngàn năm, kể từ sau thời Bắc thuộc, tầng lớp thương nhân Việt Nam không ngừng vươn lên khẳng định vị trí trong đời sống xã hội, nhiều người đã tạo được dấu ấn tốt đẹp đối với chính quyền và trong quần chúng nhân dân. Không ít người đã trở thành tấm gương về đạo đức kinh doanh như chân thực trong sản xuất và mua bán; lấy chữ tín làm đầu trong lập thân, lập nghiệp; tinh thần yêu nước và độc lập dân tộc, tinh thần thiện nguyện giúp đỡ người hoạn nạn, khó khă Những giá trị được tạo nên từ tư tưởng và nghĩa cử của không ít thương gia vẫn được xem là những bài học để đời cho hậu thế. Tuy nhiên, xuất phát từ nhận thức của các đấng quân vương, của triều đình quân chủ, thân phận của tầng lớp thương nhân Việt Nam không mấy khi sáng sủa, không chỉ bị xếp vào hạng cuối cùng trong bậc thang xã hội “sĩ - nông - công - thương”, mà có khi còn phải hành nghề “bất hợp pháp”, phải hoạt động lén lút trước sự “ruồng bố” của chính quyền.
Thương nhân Việt Nam xưa - vấn đề, nhân vật và giai thoại của Nguyễn Thanh Tuyền đề cập đến tầng lớp thương nhân từ thời lập quốc đến khi đất nước rơi vào tay thực dân Pháp, một khoảng thời gian khá dài, cả hàng ngàn năm, với biết bao thăng trầm cùng dân tộc. Cuốn sách đã phác họa được bức tranh chung với những nét chấm phá về “một số vấn đề xuyên suốt trong tiến trình vận động của tầng lớp thương nhân” Việt Nam, qua đó “khắc họa phần nào diện mạo của tầng lớp thương nhân” trong từng giai đoạn lịch sử với những vấn đề cốt yếu trong đời sống xã hội, cũng như câu chuyện về cuộc đời, sự nghiệp của một số thương nhân tiêu biểu, để hiểu thêm về nghề, về đời mà họ phải lặn ngụp vươn lên. Cuối cùng, tác giả cũng đã khái quát tính cách của giới thương nhân xưa - tiền thân của đội ngũ doanh nhân ngày nay trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
- Tác giả: Phan Huy Chú
- Nxb: Hà Nội
- Năm xb: 2021
- Khổ sách:16 x 24cm
- Số trang: 254 tr
- Hình thức bìa: mềm
Tháng 12 năm 1994, nhà xuất bản Association de l'Archipel tại Paris phát hành tuyển tập thứ 25 của hội, cuốn sách biên khảo song ngữ Pháp-Việt, tựa đề Phan Huy Chú - Hải Trình Chí Lược -Récit sommaire d'un voyage en mer 1833- do Phan Huy Lê, Claudine Salmon và Tạ Trọng Hiệp dịch và giới thiệu. Ðây là một công trình biên khảo nghiêm túc hiếm có, với sự cộng tác Pháp Việt.
Cuốn sách chia làm ba phần:
  • Phần đầu về cuộc đời và sự nghiệp của Phan Huy Chú.
  • Phần thứ nhì về Nhãn quan phái viên đi Hạ Châu. 
  • Phần thứ ba là bản dịch tập du ký Hải Trình Chí Lược của Phan Huy Chú, với phần chú giải quan trọng. 
Phan Huy Chú sinh năm 1782, mất năm 1840, là tác giả tập Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí, bộ bách khoa toàn thư đầu tiên và có giá trị hàng đầu về lịch sử và văn hóa Việt Nam. Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí được Phan Huy Chú soạn trong 10 năm, làm nhà trong núi Sài Sơn, đóng cửa tạ khách, từ tuổi 27 đến tuổi 37. Tác phẩm này đã đưa Phan Huy Chú lên vị trí nhà bác học lớn của Việt Nam. Trong phần cuộc đời và sự nghiệp của Phan Huy Chú, không những người đọc được biết về điều kiện làm việc và quan lộ của Phan Huy Chú, với những nét mới chưa được công bố từ trước đến giờ, về tiểu sử của ông, về dòng họ Phan Huy, sự kết hợp với dòng họ Ngô Thì, hai dòng họ có truyền thống văn học lớn vào bậc nhất nước Việt thời ấy. 
Về phần nhãn quan của phái viên đi Hạ Châu, các dịch giả và soạn giả dẫn giải về bối cảnh lịch sử, chính trị, kinh tế và địa lý của các chuyến đi sứ dưới thời nhà Nguyễn, bắt đầu từ đời Minh Mạng, về vùng Hạ Châu, tức là vùng Nam Dương quần đảo. Vì chuyến đi Âu Châu năm 1840 đã không thành công, các sứ giả không được Paris và Luân Ðôn tiếp kiến, nên triều đình Huế đã phái người đi Hạ Châu để tìm hiểu những hoạt động kinh tế, chính trị và quân sự của Tây phương. 
Trong phần dịch Hải Trình Chí Lược, người đọc được biết về nội dung chuyến đi, qua lời tường thuật của học giả Phan Huy Chú. Lộ trình bắt đầu từ Ðà Nẵng, qua Ðèo cả, xuống Mũi Né - Phan Thiết, tới Singapour tức Tân Gia Ba, rồi dọc theo đảo Sumatra tới thủ đô Batavia nằm trên đảo Java. Và người đọc còn được mở rộng tầm nhìn về bối cảnh lịch sử và văn hóa Việt Nam trong sự giao tiếp giữa Việt Nam và các vùng lân cận, ở thế kỷ XIX. 
Sau cùng là những địa đồ, tranh ảnh, minh họa được lựa chọn kỹ càng cho cuốn sách. Ðiều mà chúng ta thường thấy rất thiếu trong các công trình nghiên cứu sử địa của Việt Nam từ trước đến giờ.  
Một trong những đóng góp đáng chú ý của Phan Huy Chú đối với văn xuôi ghi chép là tập Hải trình chí lược. Ở tập ký này Phan Huy Chú ghi lại hành trình  (một dạng kỷ hành văn) trên biển của ông trong chuyến đi công cán để chuộc tội sang Tân Gia Ba và Giang Lưu Ba năm 1832, cố gắng tả thật đúng những cảnh sắc núi sông và các sự tình xảy ra trong cuộc lữ hành, cả những ấn tượng của tác giả trước một thế giới đầy mới lạ…Qua những điều tai nghe mắt thấy, Phan Huy Chú đã cung cấp cho người đọc  những hiểu biết về vùng Singapo thuộc Anh và Inđônêxia thuộc Hà Lan ở nửa đầu thế kỷ 19: từ những tri thức về địa lý tự nhiên đến những thể chế hành chính, phong tục tập quán, công nghiệp, thương nghiệp, tình hình kinh tế chính trị, cả về vấn đề ngôn ngữ cũng như về một số thắng cảnh. Hơn nữa, là một trí thức Nho học có trình độ hiểu biết sâu về lịch sử, văn hóa Trung Hoa, tại những vùng đất xa lạ trong hành trình của mình, Phan Huy Chú đặc biệt suy nghĩ và chú ý ghi chép về những tiến bộ kỹ thuật, về ứng xử văn hóa rất khác với thế giới Việt Nam - Trung Hoa mà ông đã quen thấy trước đây. Vì thế những ghi chép của ông không những cho thấy các mối quan hệ chính trị, ngoại giao, buôn bán giữa triều NGuyễn và các nước trong khu vực, mà còn phản ánh khá rõ những nhận thức của trí thức Việt Nam lúc bấy giờ về một thế giới mới ở Đôg Nam Á có sự hiện diện cuộc sống và các hoạt động giao thương của người Anh, người Hà Lan phương Tây.
Hành trình chí lược được coi là một trong những tác phẩm ký văn xuôi chữ Hán đã ghi lại được những bước đi đầu tiên của dân tộc Việt Nam trong tiến trình nhận thức châu Âu. Nó đồng thời có ý nghĩa đối với việc tìm hiểu lịch sử phát triển thể văn này vừa có ý nghĩa trong việc xem xét mối quan hệ của Việt Nam trong giao lưu văn háo, văn học với châu Âu ở những bước khởi đầu.
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
- Tác giả: Phạm Huy Thông, Hoàng Xuân Chinh, Nguyễn Khắc Sử
- Năm xuất bản: 2022
- Khổ sách: 16 x 24cm
- Nxb: Đại học sư phạm
- Hình thức bìa: mềm
- Số trang: 248tr
Nhân dịp kỉ niệm 105 năm ngày sinh của Giáo sư, Viện sĩ Phạm Huy Thông (20/11/1916 – 20/11/2021), hướng tới tổ chức xây dựng Tủ sách Phạm Huy Thông và tiếp tục giới thiệu những công trình khảo cổ học có giá trị đến bạn đọc, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm trân trọng giới thiệu ấn bản Hang Con Moong (Con Moong Cave). Nội dung cuốn sách được cập nhật và bổ sung nhiều tư liệu mới từ bản in lần đầu năm 1990 (do Viện Khảo cổ học tổ chức xuất bản). Đây là kết quả của quá trình nghiên cứu bền bỉ, công phu, với tinh thần nghiêm túc trong khoa học của Giáo sư, Viện sĩ Phạm Huy Thông cùng các cộng sự, góp phần đem lại những cứ liệu mới và làm sáng tỏ giả thuyết của giới khảo cổ học đương thời về tiền sử Việt Nam.
Giáo sư, Viện sĩ Phạm Huy Thông là một nhà trí thức uyên bác và tài hoa trên nhiều lĩnh vực, từ thi ca đến sử học, khảo cổ học. Với uy tín cao về chuyên môn, ông từng giữ nhiều trọng trách như: Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (1956 – 1967), Viện trưởng Viện Khảo cổ học (1968 – 1988), Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) (1976 – 1988), Viện sĩ nước ngoài của Viện Hàn lâm khoa học Cộng hoà Dân chủ Đức (năm 1987),... Năm 2000, ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về cụm công trình nghiên cứu khảo cổ (Hang Con Moong, Trống đồng Đông Sơn và 4 bài dẫn luận trong các hội nghị về thời đại Hùng Vương). Di sản của Giáo sư, Viện sĩ Phạm Huy Thông cùng các cộng sự rất đồ sộ, ông đã tổ chức nghiên cứu thành công nhiều đề tài như: Thời đại các Vua Hùng dựng nước, Khảo cổ học 10 thế kỉ sau Công nguyên, Khảo cổ học với văn minh thời Trần, Hang Con Moong..., góp phần đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có nền khảo cổ học lớn mạnh ở Đông Nam Á. Thông qua các thành tựu nghiên cứu của Giáo sư, Viện sĩ Phạm Huy Thông cùng các cộng sự, bạn đọc trong và ngoài nước có điều kiện thuận lợi để tiếp cận và tìm hiểu sâu hơn về các lĩnh vực khảo cổ học, sử học,... của Việt Nam.
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
Tác giả: Linh mục An Tôn, Nguyễn Trường Thăng
- Nxb: Hội Nhà văn Việt Nam - 2018
- Khổ sách: 25 x 25cm
- Hình thức bìa: cứng
- Số trang: 93tr

Trong lòng đất của Kinh thành Sư tử - Simhapura, Trà Kiệu thuộc vương quốc cổ Chiêm Thành/Chăm-pa vẫn còn ẩn giấu nhiều bí ẩn lịch sử, mặc dầu những cuộc khai quật khảo cổ học tại đây từ những năm 1927-1928 và trong những thập niên qua đã hiện lộ nhiều kết quả thú vị.

Trong những năm 1980, cư dân Trà Kiệu đã tình cờ tìm thấy nhiều cổ vật trong kinh thành này; họ ưu ái dành tặng Cha quản xứ An-tôn Nguyễn Trường Thăng những gạch, ngói, tượng đá thu thập được trong khu vực quanh chân đồi Bửu Châu. Cũng tại khu vực này vào thập niên 1990, các cuộc khai quật khảo cổ học đã được tiến hành bởi những nhà khảo cổ học uy tín của các đại học University College London (Anh Quốc) và Waseda University (Nhật Bản). Kể từ đó, kinh đô một thời của vương quốc cổ Chăm-pa được đón nhận sự quan tâm rộng rãi bởi cộng đồng học giả quốc tế qua nhiều chuyên khảo về khảo cổ học, lịch sử và nghệ thuật được công bố trên các tạp chí khoa học.

Sưu tập của Linh mục An-tôn Nguyễn Trường Thăng tuy không nhiều và dĩ nhiên không có xuất xứ từ những cuộc khai quật khảo cổ học nhưng rất phong phú về thể loại và chất liệu; do đó chúng có thể được dùng để nghiên cứu đối sánh với những hiện vật phát lộ trong các cuộc khai quật chính quy nhằm góp phần tìm hiểu quá khứ sinh động của kinh thành Trà Kiệu.

Trong sưu tập này, những tác phẩm đáng quan tâm được kể đến là: Phần trên của một bức phù điêu thể hiện thẩn Shiva, phía sau có văn khắc bằng tiếng Chăm cổ, phát hiện tại thung lũng Chiêm Sơn Tây; phần dưới của nó được sưu tẩm từ thời Pháp thuộc, hiện nay được bảo quản tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm - Đà Nẵng; bức văn khắc này có niên đại vào giữa thế kỷ XV, cung cấp nhiều thông tin quan trọng vào giai đoạn cuối của vương quốc Chiêm Thành/Chăm-pa tại vùng Quảng Nam. Ngoài ra còn phải kể đến một hiện vật độc đáo khác, đó là đồng tiền vàng Dinar đúc vào đầu thế kỷ X, cho đến nay đó là đồng tiền Ả Rập duy nhất được tìm thấy tại Việt Nam.

Mong rằng quyển sách nhỏ được chính Linh mục An-tôn Nguyễn Trường Thăng biên soạn để giới thiệu bộ sưu tập giá trị của ông sẽ cung cấp thêm những thông tin cơ bản nhằm thu hút các giới thưởng ngoạn tìm đến chiêm ngưỡng và nghiên cứu thêm theo như tâm nguyện của ông.
Xin trân trọng giới thiệu!

Ngô Thị Nhung

- Tác giả: Nguyễn Lan Phương
Nxb: Dân trí - 2019
- Khổ sách: 20 x 28cm
- Hình thức bìa: cứng
- số trang: 400 tr
Bảo vật Quốc gia là diện mạo văn hóa của một đất nước, được lưu truyền lại có giá trị đặc biệt quý hiếm, tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học. Một hiện vật được công nhận là Bảo vật quốc gia phải đáp ứng được một trong các tiêu chí:
1. Là hiện vật gốc độc bản;
2. Là hiện vật có hình thức độc đáo;
3. Là hiện vật có giá trị đặc biệt liên quan đến một sự kiện trọng đại của đất nước hoặc liên quan đến sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu; hoặc là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về giá trị tư tưởng, nhân văn, giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một khuynh hướng, một phong cách, một thời đại; hoặc là sản phẩm được phát minh, sáng chế tiêu biểu, có giá trị thực tiễn cao, có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển ở một giai đoạn lịch sử nhất định; hoặc là mẫu vật tự nhiên chứng minh cho các giai đoạn hình thành và phát triển của lịch sử trái đất, lịch sử tự nhiên.
Luật Di sản Văn hoá (sửa đổi và bổ sung) quy định đối tượng có thể trở thành bảo vật quốc gia rất rộng. Đó có thể là hiện vật có giá trị đặc biệt liên quan đến một sự kiện trọng đại của đất nước, liên quan đến sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu; hoặc là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về giá trị tư tưởng, nhân văn, giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một khuynh hướng, một phong cách, một thời đại; hoặc là sản phẩm được phát minh, sáng chế tiêu biểu, có giá trị thực tiễn cao, có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển ở một giai đoạn lịch sử nhất đị 
Tính đến nay, sau 6 đợt, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định công nhận Bảo vật quốc gia cho 142 hiện vật, nhóm hiện vật. Mỗi bảo vật quốc gia đều chứa đựng những nét đẹp đa dạng, phong phú và tinh hoa bản sắc dân tộc, lịch sử của nước nhà, là những di sản quý giá cần được bảo tồn, gìn giữ, phát huy. Những hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia mang lại những giá trị đặc biệt về văn hóa, lịch sử được Nhà nước Việt Nam bảo vệ và bảo quản theo chế độ riêng biệt.
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị nhung
- Tác giả: Viện Sử học
- Nxb: khoa học xã hội - 2020
- Khổ: 14 x 20
- Số trang: 430 tr
- Hình thức bìa: mềm

Việt Nam là một quốc gia sớm hình thành ở khu vực Đông Nam Á, en bờ Thái Bình Dương, có sự giao lưu kinh tế, văn hóa với khu vực và cả thế giới từ rất lâu đời.Dáng vóc văn minh ở đây biểu hiện một mặt là ở các làng xã cổ truyền và mặt khác là ở các đô thị cổ đã sớm có mặt trong lịch sử Việt Nam.

Công trình nhằm khảo tả và giới thiệu 13 đô thị cổ ra đời và phát triển trong khoảng thời gian từ thế kỷ thứ III đến thế kỷ thứ XIX ở Việt Nam về các mặt lịch sử; kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong các đô thị cổ được lựa chọn này, có đô thị đã xuất hiện từ rất sớm, nay đã bị mai một chỉ còn tồn tại như một xóm nhỏ. Có đô thị đã bị mai một hoàn toàn chỉ còn để lại một vài dấu tích trên mặt hoặc trong lòng đất. Nhưng cũng có đô thị tồn tại và liên tục phát triển cho đến ngày nay và trở thành đô thị hiện đại.
Xin trân trọng giới thiệu!

Nguồn. Nxb khoa học xã hội

- Tác giả: Đỗ Văn Ninh
- Nxb: khoa học xã hội - 2020
- Số trang: 230 tr
- Hình thức bìa: mềm
Quan niệm nhỏ hẹp về kiến trúc, coi kiến trúc chỉ là nhà cửa, cung điện, lăng mộ, đền miếu đã được sửa chữa từ lâu về mặt lý luận, song thực tế, những công trình nghiên cứu kiến trúc cổ đại lại như chứng tỏ rằng đối tượng nghiên cứu chính vẫn không vượt được những công trình kiến trúc tôn giáo, cung điện và lăng mộ.
Thành lũy, một bộ phận quan trọng trong nền kiến trúc của bất kỳ dân tộc nào - ở góc độ nào đó lại là thành phần cực kỳ quan trọng, bởi vì trong xã hội có giai cấp, đỉnh cao của trình độ kỹ thuật mỗi thời thường trước hết được ứng dụng vào lĩnh vực quân sự - không thể nào vắng mặt trong nội dung nghiên cứu kiến trúc cổ đại.
Ở Việt Nam, những di tích kiến trúc quân sự cổ có rất nhiều trên mọi miền đất nước... rừng núi, đồng bằng, biên giới, hải đảo. Kể từ khi xuất hiện, trong lịch sử nước ta hầu như không thời nào không có. Công trình kiến trúc quân sự gồm nhiều loại hình khác nhau: đô thành, thành tỉnh, thành phủ, thành huyện, đồn bảo....
Xin trân trọng giới thiệu!
Nguồn: Nxb Khoa học xã hội
c giả: Philippe Papin, người dịch: Mạc Thu Hương
- Nxb: Thế giới - 2021
- Số trang: 390 tr
- Khổ sách: 16 x 24cm
- Hình thức bìa: cứng
Đền chùa, cung điện, biệt thự thời Pháp và những công trình kiến trúc Liên Xô, lịch sử Hà Nội từ xưa đến nay, từ vinh quang đến đau khổ, luôn diễn ra giữa hai thế giới Á, Âu. Sau một thời gian dài dưới chế độ Bắc thuộc, năm 1010, Thăng Long đã vươn mình bay lên. Trong các thế kỷ sau đó, qua những triều đại nối tiếp nhau, Thăng Long đã thực sự trở thành một kinh đô phát triển rực rỡ vào thế kỷ thứ XV, dưới thời Lê, đánh dấu đỉnh cao của Nhà nước Nho giáo. Trí thức và quan lại tấp nập ra vào trong triều, chi tiêu, mua sắm làm giàu cho khu thị dân, trong khi tiếng tăm của các viện sĩ thuộc Hàn lâm Viện lan rộng tới cả ngoại bang. Mặc dù luôn có những biến cố trong hoàng cung, kinh đô của Bắc Kỳ đã khắc sâu trong tâm tưởng của những lữ khách phương Tây bỏ neo bên bờ sông Hồng vào thế kỷ XVII. Rồi Hà Nội là thành phố của “ba sáu phố phường”, của những người buôn bán và thợ thủ công với những phố Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Trống, Hàng Giầy. Thành phố đánh mất vai trò thủ đô vào đầu thế kỷ XIX để rồi, trớ trêu thay, lại trở thành thủ đô dưới thời Pháp thuộc. Trong hơn nửa thế kỷ, Hà Nội là thủ phủ của toàn cõi Đông Dương. Giai đoạn này đã để lại cho Hà Nội những công trình hoành tráng, những biệt thự xinh đẹp giờ đây trở thành di sản của thành phố bên cạnh các làng, các phường, cùng đền chùa và Văn Miếu.
Xin trân trọng giới thiệu!
Nguồn: Nxb Thế giới

Trang


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 7614609
Số người đang online: 12