Nhà khảo cổ Philippines giúp viết lại lịch sử loài người khu vực Đông Nam Á
Các phát hiện mới từ một hang ở phía bắc Lào đã bổ sung thêm bằng chứng cho người hiện đại đến khu vực Đông Nam Á hơn 80.000 năm cách ngày nay, sớm hơn hàng vạn năm so với các suy nghĩ trước kia. Những phát hiện mang tính đột phá này được xuất bản gần đây tại tạp chí uy tín Nature.
Nhà khảo cổ Philippin Vito Hernandez (thứ 2 bên phải, với camera) cũng với các nghiên cứu đồng nghiệp ở hang Tam Pà Ling phía bắc Lào ( ảnh: Macquarie University / Kira Westaway)
Các phân tích hóa thạch và trầm tích từ hang Tam Pà Ling ( Hang Khỉ ở Lào) bởi nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế trong đó một nhà nghiên cứu Philippine trước đây đã từng giảng dạy tại đại học Philippines và hiện tại đang làm việc Phòng thí nghiệm vi khảo cổ, đại học Flinders ở Nam Úc, đã đẩy lùi khung niên đại khi chúng ta biết về loài người Homo sapiens, có mặt ở khu vực Đông Nam Á lục địa.
Các hóa thạch mới phát hiện này cung cấp bằng chứng chắc chắn về sự có mặt của người hiện đại ở bắc Lào từ 86,000 năm cách đây . Điều này gần như cổ hơn 20,000 năm so với hầu hết các bằng chứng từ các di chỉ cho đến nay được nghiên cứu ở Đông Nam Á và đã bổ sung thêm xác nhận cho sự di cư trước 60,0000 năm của người hiện đại vào khu vực Đông Á.
Vito Hernandez, nhà địa khảo cổ Philippines – thành viên của đoàn nghiên cứu đã công bố những phát hiện gần đây ở hang Tam Pà Ling cho biết:
“ Phát hiện này giúp chúng ta hiểu sâu hơn về sự phân bố của các tổ tiên trực tiếp của chúng ta tại thời điểm mà chúng ta biết về các quần thể người khác, đã tồn tại và tuyệt chủng hiện nay”.
Nghiên cứu này ở bắc Lào, trong đó một nghiên cứu trước đó về các loài người tuyệt chủng hiện nay được biết là người Denisovan 164000 -131000 cách ngày nay ở hang Tam Ngu Hao 2 (Hang Cobra) thuộc cùng dãy núi với hang Tam Pà Ling, điều đó cho gợi ý sâu sắc rằng khu vực này của Đông Nam Á là một con đường di cư người sớm. Vito Hernandez giải thích “ Điều này cũng chứng minh rằng tổ tiên loài người chúng ta đã đi dọc các khu rừng và các thung lũng ven sông, ngoài việc men theo các đảo và các bờ biển khi họ di chuyển về hướng đông đến Australia, nơi mà còn nhiều tranh luận khi cho rằng họ đã di cư từ 65,000 năm trước.”
Ông cho biết thêm: “Các phân tích về hóa thạch ở Tam Pà Ling cho thấy những người hiện đại sơ khai này là một phần của quần thể người nhập cư, nhưng liệu dòng gen của họ có tồn tại thành công trong quần thể hiện tại hay không vẫn chưa được xác định”.
Ban đầu, các hóa thạch từ Tam Pà Ling rất khó xác định niên đại, dẫn đến sự hoài nghi về các bằng chứng của hang này được đưa ra trước đó. Điều này khiến các chuyên gia địa chất và khảo cổ học của nhóm áp dụng một cách chiến lược các kỹ thuật của họ để xác định xem các trầm tích có niên đại liên quan đến hóa thạch như thế nào và xác định tuổi chính xác cho cả hai.
Vito Hernandez giải thích chi tiết:
“Việc xác định niên đại và chất lượng bảo quản hóa thạch rất quan trọng như chúng ta đã thấy từ nghiên cứu đứng đầu bởi các nhà khoa học như Giáo sư Armand Mijares tại Trường Khảo cổ học, đại học Philippin, nhưng như chúng ta cũng thấy từ nghiên cứu của chúng tôi và nghiên cứu tiến hóa khác của con người như ở hang Denisova, Nga, rất cần thiết sự hợp tác chặt chẽ giữa khoa học Trái đất và con người, nếu chúng ta muốn đạt được một bức tranh hoàn chỉnh hơn về sự tiến hóa và định cư của con người như thế nào ở các khu vực khác nhau trên thế giới,” .
Hernandez trước đây là giảng viên của Trường Khảo cổ học, Đại học Philippin, và từng tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học ở đây. Ông cũng quản lý các lớp Khoa học, Công nghệ và Xã hội, của trường Cao đẳng Khoa học UP Diliman (UPD-CS). Ông khẳng định rằng “Tôi hy vọng sẽ trở lại sau công việc nghiên cứu của mình ở Úc và góp phần đưa nền khoa học của chúng ta phục vụ xã hội Philippines,” .
Người dịch: MT
Nguồn tham khảo
Pinoy archaeologist helps rewrite human history in Southeast Asia (upd.edu.ph)
Freidline, S. E., Westaway, K. E., Joannes-Boyau, R., Duringer, P., Ponche, J.-L., Morley, M. W., Hernandez, V. C., McAllister-Hayward, M. S., McColl, H., Zanolli, C., Gunz, P., Bergmann, I., Sichanthongtip, P., Sihanam, D., Boualaphane, S., Luangkhoth, T., Souksavatdy, V., Dosseto, A., Boesch, Q., … Demeter, F. (2023). Early presence of Homo sapiens in Southeast Asia by 86–68 kyr at Tam Pà Ling, Northern Laos. Nature Communications, 14(1). https://doi.org/10.1038/s41467-023-38715-y
Nhà khảo cổ Philippin Vito Hernandez (thứ 2 bên phải, với camera) cũng với các nghiên cứu đồng nghiệp ở hang Tam Pà Ling phía bắc Lào ( ảnh: Macquarie University / Kira Westaway)
Các phân tích hóa thạch và trầm tích từ hang Tam Pà Ling ( Hang Khỉ ở Lào) bởi nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế trong đó một nhà nghiên cứu Philippine trước đây đã từng giảng dạy tại đại học Philippines và hiện tại đang làm việc Phòng thí nghiệm vi khảo cổ, đại học Flinders ở Nam Úc, đã đẩy lùi khung niên đại khi chúng ta biết về loài người Homo sapiens, có mặt ở khu vực Đông Nam Á lục địa.
Các hóa thạch mới phát hiện này cung cấp bằng chứng chắc chắn về sự có mặt của người hiện đại ở bắc Lào từ 86,000 năm cách đây . Điều này gần như cổ hơn 20,000 năm so với hầu hết các bằng chứng từ các di chỉ cho đến nay được nghiên cứu ở Đông Nam Á và đã bổ sung thêm xác nhận cho sự di cư trước 60,0000 năm của người hiện đại vào khu vực Đông Á.
Vito Hernandez, nhà địa khảo cổ Philippines – thành viên của đoàn nghiên cứu đã công bố những phát hiện gần đây ở hang Tam Pà Ling cho biết:
“ Phát hiện này giúp chúng ta hiểu sâu hơn về sự phân bố của các tổ tiên trực tiếp của chúng ta tại thời điểm mà chúng ta biết về các quần thể người khác, đã tồn tại và tuyệt chủng hiện nay”.
Nghiên cứu này ở bắc Lào, trong đó một nghiên cứu trước đó về các loài người tuyệt chủng hiện nay được biết là người Denisovan 164000 -131000 cách ngày nay ở hang Tam Ngu Hao 2 (Hang Cobra) thuộc cùng dãy núi với hang Tam Pà Ling, điều đó cho gợi ý sâu sắc rằng khu vực này của Đông Nam Á là một con đường di cư người sớm. Vito Hernandez giải thích “ Điều này cũng chứng minh rằng tổ tiên loài người chúng ta đã đi dọc các khu rừng và các thung lũng ven sông, ngoài việc men theo các đảo và các bờ biển khi họ di chuyển về hướng đông đến Australia, nơi mà còn nhiều tranh luận khi cho rằng họ đã di cư từ 65,000 năm trước.”
Ông cho biết thêm: “Các phân tích về hóa thạch ở Tam Pà Ling cho thấy những người hiện đại sơ khai này là một phần của quần thể người nhập cư, nhưng liệu dòng gen của họ có tồn tại thành công trong quần thể hiện tại hay không vẫn chưa được xác định”.
Ban đầu, các hóa thạch từ Tam Pà Ling rất khó xác định niên đại, dẫn đến sự hoài nghi về các bằng chứng của hang này được đưa ra trước đó. Điều này khiến các chuyên gia địa chất và khảo cổ học của nhóm áp dụng một cách chiến lược các kỹ thuật của họ để xác định xem các trầm tích có niên đại liên quan đến hóa thạch như thế nào và xác định tuổi chính xác cho cả hai.
Vito Hernandez giải thích chi tiết:
“Việc xác định niên đại và chất lượng bảo quản hóa thạch rất quan trọng như chúng ta đã thấy từ nghiên cứu đứng đầu bởi các nhà khoa học như Giáo sư Armand Mijares tại Trường Khảo cổ học, đại học Philippin, nhưng như chúng ta cũng thấy từ nghiên cứu của chúng tôi và nghiên cứu tiến hóa khác của con người như ở hang Denisova, Nga, rất cần thiết sự hợp tác chặt chẽ giữa khoa học Trái đất và con người, nếu chúng ta muốn đạt được một bức tranh hoàn chỉnh hơn về sự tiến hóa và định cư của con người như thế nào ở các khu vực khác nhau trên thế giới,” .
Hernandez trước đây là giảng viên của Trường Khảo cổ học, Đại học Philippin, và từng tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học ở đây. Ông cũng quản lý các lớp Khoa học, Công nghệ và Xã hội, của trường Cao đẳng Khoa học UP Diliman (UPD-CS). Ông khẳng định rằng “Tôi hy vọng sẽ trở lại sau công việc nghiên cứu của mình ở Úc và góp phần đưa nền khoa học của chúng ta phục vụ xã hội Philippines,” .
Người dịch: MT
Nguồn tham khảo
Pinoy archaeologist helps rewrite human history in Southeast Asia (upd.edu.ph)
Freidline, S. E., Westaway, K. E., Joannes-Boyau, R., Duringer, P., Ponche, J.-L., Morley, M. W., Hernandez, V. C., McAllister-Hayward, M. S., McColl, H., Zanolli, C., Gunz, P., Bergmann, I., Sichanthongtip, P., Sihanam, D., Boualaphane, S., Luangkhoth, T., Souksavatdy, V., Dosseto, A., Boesch, Q., … Demeter, F. (2023). Early presence of Homo sapiens in Southeast Asia by 86–68 kyr at Tam Pà Ling, Northern Laos. Nature Communications, 14(1). https://doi.org/10.1038/s41467-023-38715-y
Thông báo
Thứ tư, 12 Tháng 6 2024- 09:59
Thứ bảy, 27 Tháng 5 2023- 14:12
Thứ hai, 06 Tháng 6 2022- 10:10
Thứ tư, 23 Tháng 3 2022- 14:57
Thứ ba, 07 Tháng 9 2021- 16:38
Thư viện
- Tác giả: Viện Khảo cổ học
- Nhà xb: Khoa học xã hội - 2024
- Số trang: 1358tr
- Khổ: 19x27cm
- Tác giả: Trương Khởi Chi (Chủ biên)
- Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội
- Năm xb: 2021
- Khổ sách: 16 x 24
- Số trang: 661 trang
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa
- Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020
- Số trang: 212 tr
- Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:
GS.TS. Nguyễn Hữu Minh
PGS.TS. Phan Thị Mai Hương
PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương
PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi
- Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory
- Người dịch: Phạm Văn Tuân
- Nhà xb: Dân Trí, 2019
- Khổ: 14 x 20,5
- Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học
- Năm xuất bản: 2023
- Số trang: 432tr
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ
- Năm xuất bản: 2023
- Nhà xb:Lao Động
- Số trang: 500
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)
- Năm xuất bản: 2022
- Số trang: 244
Tạp chí
Phần 3: KCH sơ sử và nhà nước sớm
Khảo cổ học số 2/2024
Khảo cổ học số 1/2024
Khảo cổ học số 1/2024
Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
Phần 2: Khảo cổ học Tiền sử
Phần 1: Vấn đề chung
Tin tức khác
06 Th12 2024 10:30
04 Th12 2024 17:52
02 Th12 2024 14:27
15 Th11 2024 16:09
15 Th11 2024 14:46
08 Th11 2024 17:00
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9261110
Số người đang online: 18