Hóa thạch và tàn tích cháy: Cái nhìn sâu sắc về hoạt động của người hiện đại giai đoạn sớm trong các khu rừng rậm Đông Nam Á


                                                             
                                                              Các nhà khảo cổ học Lào khai quật hang Tam Pà Ling (Nguồn: Vito Herna)

Nghiên cứu cấu trúc vi mô của các lớp đất đào từ hang Tam Pà Ling ở đông bắc Lào đã cung cấp cho nhóm các nhà khảo cổ học  Đại học Flinders và các đồng nghiệp quốc tế những hiểu biết sâu sắc hơn về một số bằng chứng sớm nhất về Homo sapiens ở Đông Nam Á lục địa.
Di chỉ này đã được nghiên cứu trong 14 năm qua bởi một nhóm các nhà khoa học Lào, Pháp, Mỹ và Úc, phát hiện một số bằng chứng hóa thạch sớm nhất về tổ tiên trực tiếp của chúng ta ở Đông Nam Á.
Hiện nay, một nghiên cứu mới được dẫn đầu bởi  Nghiên cứu sinh Vito Hernandez và Phó Giáo sư Mike Morley từ  Đại học Nhân văn, Nghệ thuật và Khoa học Xã hội đã phục dựng lại điều kiện mặt đất trong hang động từ 52.000 đến 10.000 năm cách ngày nay, và được công bố trên Tạp chí Quaternary Science Reviews
"Sử dụng kỹ thuật vi địa tầng học tại Phòng thí nghiệm vi khảo cổ học Flinders, chúng tôi đã có thể tái tạo lại điều kiện hang động trong quá khứ và xác định dấu vết hoạt động của con người trong và xung quanh Tam Pà Ling", Hernandez cho biết. "Điều này cũng giúp chúng tôi xác định được bối cảnh chính xác mà một số hóa thạch người hiện đại sớm nhất  ở Đông Nam Á được lắng đọng sâu bên trong".
Vi địa tầng học cho phép các nhà khoa học nghiên cứu đất ở mức độ chi tiết nhỏ nhất, cho phép họ quan sát các cấu trúc và đặc điểm lưu giữ thông tin về môi trường trong quá khứ, thậm chí cả dấu vết hoạt động của con người và động vật có thể đã bị bỏ qua trong quá trình khai quật do kích thước cực nhỏ của chúng.
 
                                  
                                                      PGS. Mike Moley  (Nguồn: Flinders University)
Các hóa thạch người được phát hiện tại Tam Pà Ling đã được lắng đọng trong hang từ 86.000–30.000 năm trước, nhưng cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tiến hành phân tích chi tiết các trầm tích xung quanh những hóa thạch này để hiểu được cách chúng được lắng đọng  trong hang như thế nào hoặc các điều kiện môi trường tại thời điểm đó.
Những phát hiện cho thấy điều kiện trong hang thay đổi đáng kể, từ khí hậu ôn đới với điều kiện đất ẩm ướt thường xuyên sang khô theo mùa.
Phó Giáo sư Morley cho biết:"Sự thay đổi môi trường này ảnh hưởng đến địa hình bên trong hang  và sẽ tác động đến cách trầm tích, bao gồm cả hóa thạch người được lắng đọng trong hang động".
"Cách thức Homo sapiens đầu tiên được chôn sâu trong hang từ lâu đã được tranh luận, nhưng kết quả phân tích trầm tích của chúng tôi chỉ ra rằng các hóa thạch đã được rửa trôi vào hang dưới dạng trầm tích rời rạc và các mảnh vụn tích tụ theo thời gian, có khả năng được nước từ các sườn đồi xung quanh mang theo trong thời kỳ mưa lớn".
 
 
                              
                                                      
                                                                Khai quật hang Tampaling (nguồn: Vito Hernandez)
Nhóm nghiên cứu cũng xác định được các dấu vết vi mô của than củi và tro được bảo quản trong trầm tích hang động, cho thấy rằng hoặc là cháy rừng đã xảy ra trong khu vực trong thời kỳ khô hạn, hoặc con người đến thăm hang có thể đã sử dụng lửa ở trong hang hoặc gần lối vào.
Đồng tác giả nghiên cứu, Phó giáo sư Fabrice Demeter, nhà cổ nhân chủng học từ Đại học Copenhagen, người đã lãnh đạo nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế nghiên cứu Tam Pàn Ling từ năm 2009, cho biết:
"Nghiên cứu này đã cho phép nhóm của chúng tôi phát triển những hiểu biết chưa từng có về động lực của tổ tiên chúng ta khi họ phân tán qua các khu rừng đã từng thay đổi của Đông Nam Á và trong thời kỳ khí hậu khu vực bất ổn".
 
Người dịch: MT
Nguồn tham khảo:
https://phys.org/news/2024-10-fossils-insights-early-modern-human.html?fbclid=IwY2xjawGahMFleHRuA2FlbQIxMQABHdvOXmG5ZIRs-fglqOnl5qPBhrlch2vjVo_9lQagfA5sVuhIfpZir7bWQg_aem_CBsv1fNMCdKs0M1PHBpxAA
 

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Viện Khảo cổ học - Nhà xb: Khoa học xã hội - 2024 - Số trang: 1358tr - Khổ: 19x27cm
- Tác giả: Trương Khởi Chi (Chủ biên) - Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội - Năm xb: 2021 - Khổ sách: 16 x 24 - Số trang: 661 trang
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244

Tạp chí

Phần 3: KCH sơ sử và nhà nước sớm
Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.

61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9133560
Số người đang online: 19