- Tác giả: Viên Như
- Nxb: Hồng Đức
- Năm xb: 2022
- Số trang: 335tr
- Khổ: 16 x 24 cm
- Bìa: bìa mềm
 
Tìm về nguồn gốc dân tộc là vấn đề thời thượng. Ông Viên Như vạch một đường đi riêng độc đáo. Dựa vào kiến thức Dịch học và chữ Nho của mình, ông giải mã trống đồng Ngọc Lũ. Từ đó ông khám phá ra Dịch nhà Hạ. Lại do khẳng định người Việt là chủ nhân kinh Dịch nên ông đưa ra kết luận quan trọng: người Việt là di duệ của nhà Hạ.
Một phương pháp nếu đúng phải được chứng nghiệm trong thực tế. Nhưng ở đây, khi áp dụng lịch nhà Hạ để tìm nguồn gốc người Việt, tác giả Viên Như cố tình “chế tác” các tư liệu lịch sử cho phù hợp quan điểm của mình. Xác quyết người Việt là chủ Kinh Dịch nên khi “khám phá” ra Hạ dịch ông buộc người Việt phải là hậu duệ nhà Hạ. Nhưng hậu duệ nhà Hạ phải sống ở Trung Nguyên nên buộc ông phải đưa người Việt lên sống ở lưu vực Hoàng Hà từ 6000 năm trước. Để hoàn thành kịch bản “người Việt đúc trống ở phương Nam,” ông lại một lần nữa “sáng tạo” lịch sử, dựng lên sự kiện Tần Thủy Hoàng truy sát người Việt ở Trung Nguyên, khiến họ phải chạy về Việt Nam khoảng 200 năm TCN rồi đúc trống Ngọc Lũ.
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
 
Tác giả: Vũ Huyễn Trang
- Nxb: Thế giới
- Năm xb: 2022
- Số trang: 266
- Khổ: 16 x 24 cm
- Bìa: bìa mềm
 
Lễ phục cung đình cũng là một trong những yếu tố phản ánh dấu ấn văn hóa góp phần tạo nên bản sắc phong phú đa dạng của di sản trang phục dân tộc Việt Nam. Nghiên cứu nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn là đi tìm lại những tinh hoa, giá trị tinh thần, giá trị thẩm mỹ qua những biểu hiện về nội dung và hình thức của yếu tố mật độ, bố cục, hình tượng, hoa văn - họa tiết trang trí, màu sắ
Lễ phục cung đình triều Nguyễn (1802 - 1945) cho tới nay còn khá nhiều nguồn sử liệu, tư liệu hình ảnh, những di sản còn lưu giữ lại. Đó là những tác phẩm nghệ thuật của người xưa với sự kết hợp tinh tế của tạo hình trang trí và kỹ thuật may, thêu, dệt đã tạo lên một không gian chuyên biệt mang đậm dấu ấn của mỹ thuật cung đình triều Nguyễn.
Từ đầu thế kỉ XX đến nay có nhiều nguồn tài liệu phong phú về tổng quan mỹ thuật thời Nguyễn được nghiên cứu ở nhiều góc độ như lịch sử mỹ thuật, khảo cổ học, văn hóa học, sân khấu điện ảnh, kiến trúc.
Tuy nhiên, các công trình này không đi sâu nghiên cứu về tạo hình trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn. Đặc biệt là nghiên cứu nghệ thuật học dưới góc độ tiếp cận nghiên cứu liên ngành để chỉ ra giá trị nghệ thuật trang trí trên áo lễ phục cung đình triều Nguyễn. Khoảng trống này cũng chính là hướng đi mới mà cuốn sách muốn thực hiện.
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
Viện Khảo cổ học trân trọng kính mời toàn thể cán bộ, viên chức, các nhà nghiên cứu quan tâm tới dự buổi tọa đàm khoa học với chủ đề: “Người hiện đại đã di chuyển vào Đông Nam Á lục địa như thế nào? Dữ liệu mới về thời đại Đá cũ từ các cuộc khai quật ở Myanmar, Việt Nam và Úc
Diễn giả: GS. Ben Marwich, Khoa Nhân chủng học trường Đại học Washington, Seatle, Hoa Kỳ.
Thời gian: 9h00’ ngày 22 tháng 3 năm 2024 (Thứ sáu).
 Địa điểm: Hội trường Viện Khảo cổ học, 61 Phan Chu Trinh - Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Trân trọng kính mời!
- Tác giả: Marcel Bernanose
- Nxb: Mỹ Thuật
- Năm xb: 2023
- Số trang: 238
- Khổ: 16 x 24 cm
- Bìa: bìa mềm
 
“Nghệ thuật trang trí ở Bắc Kỳ” của Marcel Bernanose bao gồm 64 hình khắc nằm ngoài bài và 48 hình minh hoạ sống động nằm trong các bài viết giới thiệu đến những người yêu nghệ thuật Viễn Đông là tác phẩm trang trí nghệ thuật sơ khai và đặc trưng nổi tiếng một thời của những người thợ thủ công Bắc Kỳ. Dõi theo từng bước công việc sáng tạo vô cùng tỉ mẩn và tinh xảo trên nhiều chất liệu (gỗ, kim loại, vải, giấy, v.v..), phong phú về hình thức thể hiện (lăng mộ, chùa, công trình kiến trúc) bạn đọc sẽ thêm thấu hiểu và tri ân công sức của các nghệ nhân, để cùng chung sức bảo vệ các giá trị truyền thống của nghệ thuật trang trí Bắc Kỳ nói riêng và nghệ thuật dân tộc nói chung.
Mục Lục sách:
I. NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ
1. Nguồn gốc
2. Các điều kiện phát triển 3. Sự phát triển
II. NHỮNG NHẬN XÉT VỀ NGHỆ THUẬT
1. Nét đặc trưng
2. Họa tiết trang trí
III. NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ KIẾN TRÚC
1. Nguyên tắc
2. Chùa
3. Lăng mộ
IV. NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ GỖ
1. Chạm khắc
2. Đồ sơn mài
3. Đỗ khảm
V. NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ KIM LOẠI
1. Đồng và đồ đồng, thiếc
2. Đồ kim hoàn
VI. NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ ĐỒ GỐM
VII. NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ VẢI VIII. NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ GIẤY
IX. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
1. Nghệ thuật trang trí gỗ
2. Nghệ thuật trang trí kim loại
3. Nghệ thuật trang trí vải
4. Nghệ thuật trang trí giấy
 
- Tác giả: Đại úy hải quân Francis Garnier, Nguyễn Minh dịch và chú giải
- Nxb: Đại học Sư phạm
- Năm xb: 2023
- Số trang: 848
- Khổ: 18.5 x 26.5 cm
- Bìa: Bìa cứng, in hai màu
 
Hành trình thám hiểm Đông Dương của Đại úy hải quân Francis Garnier là cuốn sách thứ ba trong Tủ sách Đông Dương của Đông A, sau Một chiến dịch ở Bắc Kỳ  Đông Dương xinh đẹp và kỳ vĩ. Cuốn sách là Báo cáo của Đoàn thám hiểm sông Mekong 1866-1868 dưới quyền Trung tá Doudart de Lagrée, gồm 22 chương, 309 hình khắc và phụ bản ảnh dựa theo phần lớn các tranh vẽ của L. Delaporte. Sách lần đầu được giới thiệu tới bạn đọc trong nước qua bản dịch của dịch giả Nguyễn Minh.
Với lối viết dung dị và khúc chiết, tác phẩm Hành trình thám hiểm Đông Dương có thể ví như khối sa bàn chi tiết mô phỏng toàn cảnh lưu vực sông Mekong, vùng nội địa Đông Dương và Nam Trung Hoa vào nửa sau thế kỷ XIX. Không chỉ giới hạn trong mảng khảo cứu địa lý, tác phẩm còn tóm bắt những trải nghiệm sống động của đoàn thám hiểm về đời sống văn hóa của các cộng đồng dân cư trong lưu vực sông Mekong, từ những hỉ nộ ái ố trong đời sống sinh hoạt thường ngày đến các lễ hội dân gian bản địa, những tệ đoan của người bản xứ. Không quá khi nói rằng, Hành trình thám hiểm Đông Dương xứng đáng là một công trình khảo cứu đồ sộ, tóm lược toàn bộ thành quả mà phù sa sông Mekong kiến tạo nên suốt nhiều thế kỷ, bao quát nhiều lĩnh vực như lịch sử, địa lý, địa chất, thiên văn, thủy đạo, nhân chủng, dân tộc, chính trị, tôn giáo, văn minh...
Ấn bản Hành trình thám hiểm Đông Dương do Đông A phát hành được thực hiện theo nội dung đăng trên tạp chí Le Tour du Monde, ngoài ra còn tham khảo ấn bản 1885 do Léon Garnier thực hiện, với 309 bức hình khắc kèm thêm phụ bản ảnh. Cuối sách, Đông A thực hiện phần chỉ mục dựa theo bản in năm 1873, có bổ sung thêm một số mục từ có liên hệ đến Việt Nam, nhằm giúp bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu. Một số mục từ sẽ được ghi kèm tên phiên âm Hán-Việt hoặc tên thông dụng hiện nay, bên cạnh tên theo bản tiếng Pháp. Chúng tôi hy vọng quý độc giả sẽ hòa mình vào chuyến viễn du trên dòng sông Mekong huyền bí thông qua cuốn sách đang cầm trên tay.
Sách tặng kèm bản đồ toàn cảnh Đông Dương, theo kết quả khảo sát của đoàn thám hiểm Pháp, được lập bởi Francis Garnier, phát hành năm 1873, kích thước 40 x 63cm.
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
 
 
- Tác giả: Trần Minh Nhựt
- Nxb: Dân Trí
- Năm xb: 2022
- Số trang: 261
- Khổ: 20.5 x 27.5 cm
- Bìa: mềm
Nghệ thuật minh họa áo mũ thời Nguyễn đầu thế kỷ XX của tác giả Trần Minh Nhựt là công trình nghiên cứu nghệ thuật với trọng tâm là khảo cứu bộ tác phẩm nghệ thuật công phu Grande Tenue de la Cour d’Annam (tạm dịch Đại Lễ phục triều đình An Nam) của họa sĩ Nguyễn Văn Nhân, nhằm giải mã ngôn ngữ tạo hình nghệ thuật đặc trưng, hay sự tác động của nghệ thuật phương Tây trong giai đoạn giao thoa văn hóa Đông – Tây đầu thế kỷ XX. Qua đó, tôn vinh tài năng vẽ tranh điêu luyện của họa sĩ Nguyễn Văn Nhân; củng cố và đánh giá những giá trị nghệ thuật của bộ tranh khi soi chiếu đến trang phục triều Nguyễn, đồng thời đề cao những đóng góp của họa sĩ cho nền mỹ thuật nước nhà.
Bộ tranh Grande Tenue de la Cour d’Annam do họa sĩ Nguyễn Văn Nhân vẽ vào tháng 12 năm 1902, dưới triều vua Thành Thái, gồm 54 bức vẽ minh họa bằng màu nước trên giấy khổ 23,1×31,8cm đóng thành một cuốn album, hiện đang thuộc quyền sở hữu của National Gallery Singapore. Sau hơn 120 năm ra đời và lưu lạc, bộ tranh quý minh họa trang phục cung đình Huế đầu thế kỷ XX cũng đã được in ấn đẹp mắt và trang trọng theo đúng nguyên bản từ ảnh chụp kỹ thuật số sắc nét của National Gallery Singapore, trong công trình nghiên cứu của tác giả Trần Minh Nhựt.
Trong công trình này, bằng kinh nghiệm và chuyên môn của mình, tác giả Trần Minh Nhựt – Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật đã dành một dung lượng tương đối để tập trung phân tích mỹ thuật học (đường nét, mảng, hình, màu sắc, nhịp điệu) của ngôn ngữ đồ họa trong tạo hình minh họa áo mũ, cũng như diễn giải kỹ càng về nghệ thuật minh họa và cuộc gặp gỡ phong cách tạo hình phương Tây ở khía cạnh khoa học màu sắc và ánh sáng, và tỷ lệ nhân thể, để giúp độc giả hiểu rõ hơn các giá trị (mỹ thuật, lịch sử, văn hóa – xã hội) của bộ tranh Grande Tenue de la Cour d’Annam và phần nào cho thấy rõ sự tài hoa, sự điệu nghệ cùng kỹ thuật vẽ tranh vô cùng ấn tượng của họa sĩ.
Tác giả cũng dành một phần chia sẻ hành trình đi tìm lời giải về thân thế của họa sĩ Nguyễn Văn Nhân; đồng thời tái hiện thành công hoàn cảnh ra đời bộ tranh, hành trình lưu lạc, quá trình anh tiếp cận bộ tranh quý giá Grande Tenue de la Cour d’Annam hiện đang được lưu giữ ở Singapore để độc giả hiểu hơn về thân thế – sự nghiệp và vị thế của họa sĩ.
Như lời chia sẻ của tác giả: “Cuộc đời và sự nghiệp hội họa của họa sĩ Nguyễn Văn Nhân còn rất nhiều điều bí ẩn cần khám phá. Tuy ông không được tôn vinh trên mặt giấy như các nghệ sĩ cùng thời, nhưng trên thực tế, ông đã có đóng góp vô cùng ý nghĩa cho nghệ thuật minh họa Việt Nam nói chung và mỹ thuật Huế nói riêng. Đứng trước thành tựu còn hạn chế về tranh minh họa thời cận – hiện đại, tác phẩm của ông trở thành một mảnh ghép quan trọng mới cho dòng nghệ thuật minh họa Việt Nam đã từng một thời rực rỡ. Phía sau bộ tranh ấy là cả một nền văn hóa áo mũ tuyệt vời.”
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
             VIỆN HÀN LÂM                          KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM    

VIỆN KHẢO CỔ HỌC

   

Khảo cổ học

MỤC LỤC  

Trang

6 số một năm - 6/2023 (246)

 

 
TỔNG BIÊN TẬP
Bùi Văn Liêm
 
 
 
 
 
 
 
 
BAN BIÊN TẬP
Nguyễn Gia Đối
Nguyễn Ngọc Quý
Thái Thị Ngọc Hân
Thân Thị Hằng
 
TRÌNH BÀY BÌA
Thân Thị Hằng
 
TÒA SOẠN
Số 61 Phan Chu Trinh, Hà Nội
Tel: 04. 39330732,  Fax: 04. 39331607
Email: tapchikhaoco@gmail.com
LÊ HẢI ĐĂNG, NGUYỄN THỊ THÚY, NGUYỄN ANH TUẤN, LƯU VĂN PHÚ VÀ NGUYỄN THỊ THANH DỊU
Tình hình nghiên cứu hệ thống di tích khảo cổ học tiền sử Điện Biên
3
NGUYỄN THƠ ĐÌNH, TRƯƠNG HỮU NGHĨA
Kết quả khai quật di tích Gò Giồng Trôm (An Giang) năm 2018
16
NGUYỄN QUANG MIÊN
Môi trường trầm tích di chỉ Giồng Trôm qua tư liệu vi hình thái đất
28
NGUYỄN KHÁNH TRUNG KIÊN, HSIAO-CHUN HUNG, WEIWEI WANG
Phát hiện mới về gia vị ngoại nhập tại khu di tích Óc Eo - Ba Thê (An Giang) qua nghiên cứu vi tư liệu
40
NGUYỄN QUỐC MẠNH
Loại hình chai gốm thời Tiền - Sơ sử ở Nam Bộ
49
NGUYỄN THỊ TÚ ANH, NGUYỄN HOÀNG BÁCH LINH, TRẦN KỲ PHƯƠNG, HOÀNG ANH TUẤN VÀ PHẠM NGỌC UYÊN
Hình tượng bò Nandin trên nhẫn hợp kim vàng trong văn hóa Óc Eo
60
NGUYỄN HỮU MẠNH, HOÀNG TUẤN ANH
Vùng đất địa linh trong lịch sử Champa: Đền tháp Linh Thái (Thừa Thiên Huế)
70
LÊ CẢNH LAM, NGUYỄN QUANG MIÊN, LÊ HẢI ĐĂNG, TRỊNH SINH VÀ ĐÀO PHI LONG
Xây dựng hệ thống niên đại của hợp kim trường hợp nghiên cứu tiền đồng chính triều  thời Lê sơ - Mạc - Lê Trung Hưng (1428 - 1789)
82
 
Vĩnh biệt Nhà Khảo cổ học Đào Quý Cảnh
94
 
Vĩnh biệt nhà Khảo cổ học TS. Nguyễn Văn Long
96
 
*Mục lục Tạp chí Khảo cổ học năm 2023
97
Thực hiện theo giấy phép hoạt động tạp chí in số 366/GP-BTTTT ngày 29/9/2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông. Viện Khảo cổ học xin trân trọng Thông báo quyết định số 217 về việc thành lập Tạp chí Khảo cổ học trực thuộc Viện Khảo cổ học. 

Chi tiết xin xem file đính kèm 
Thực hiện khuyến nghị của UNESCO, sự chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội; Quyết định khai quật số 623/QĐ-BVHTTDL ngày 21 tháng 3 năm 2022 của Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch về việc khai quật khảo cổ học tại Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Viện Khảo cổ học đã phối hợp với Trung tâm bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội tiến hành khai quật thăm dò 990m2 thuộc khu vực phía Bắc Đoan Môn đến phía Nam nhà Cục tác chiến.
Cuộc khai quật thu được nhiều kết quả quan trọng trong việc nhận thức các giá trị nổi bật toàn cầu của Hoàng thành Thăng Long. Cùng với việc tiếp tục xuất lộ tầng văn hóa dày 3m, chỗ sâu nhất: 4,5m,  được hình thành từ giai đoạn tiền Thăng Long đến thời hiện đại, trong đó có một số di tích nổi bật như sau:
            -  Đối với thời Lý: lớp gạch vuông lát nền thời Lý phân bố rộng khắp tại vị trí hố khai quật. Làm rõ hai thời kỳ kiến trúc thời Lý ở đây trong đó có kiến trúc cổng, kiến trúc có 04 cột, quy mô móng tường thời Lý với các đợt gia cố khác nhau và lần đầu tiên phát lộ dấu tích thân móng tường bao được xây bằng gạch.
            -  Đối với thời Trần: bên cạnh việc tiếp tục phát hiện các dấu vết “bồn hoa” tương tự các cuộc khai quật trước đó, phát hiện thêm 02 dấu vết nền sân thời Trần chồng xếp lên nhau, cống nước ngầm có kích thước khá dài cho thấy sự tiếp nối thời Lý nhưng cũng có nhiều khác biệt lớn của khu vực này so với thời Lý.
            - Đối với thời Lê sơ: lần đầu tiên xuất lộ hàng gạch vuông kích thước lớn lát Ngự đạo,  làn đường đi xếp gạch nghiêng cho thấy cấu trúc sân Đan Trì không đơn giản như các nhận thức trước đó.
            - Đối với thời Lê Trung hưng: lần đầu tiên phát hiện nhiều hiện vật đá xanh có thể được sử dụng để lát mặt Ngự đạo. Cuộc khai quật còn ghi nhận sự chênh lệch độ cao của các khoảng sân Đan Trì để rồi từ đó đưa ra giả thuyết về độ cao của các cấp nền sân (khoảng sân Đan Trì phía trước thềm rồng Chính điện Kính Thiên cao hơn 70,1cm so với độ cao của khoảng sân Đan Trì tại Đoan Môn; độ cao của khoảng sân phía trước nhà Cục Tác chiến cao hơn 6,5cm, độ chênh của 2 vị trí khoảng 20cm.
Bên cạnh các phát hiện mới trên đây, cuộc khai quật cũng phản ánh dưới lòng đất khu vực Trung tâm còn rất nhiều bí ẩn cần giải mã trong thời gian tới: cấu trúc chi tiết và tổng thể của Đan Trì như thế nào? Các cấp nền Đan Trì cao thấp và quy mô phân cấp đến đâu? Các làn đường nhỏ trên sân Đan Trì đã phát hiện, dấu tích có còn ở hướng Bắc và hướng Nam không? Rõ ràng, cấu trúc Ngự Đạo, Đan Trì phức tạp hơn nhận thức trước đây rất nhiều? và như thế, cấu trúc tổng thể của Đan Trì và cấu trúc tổng thể của không gian rộng 35.000m2 hẳn sẽ còn nhiều điều thú vị hơn nữa mà ta chưa thể biết ngay được.
Thêm nữa, mặt bằng thời Lý với sự xuất hiện nhiều dấu tích kiến trúc phía trong đường nước và tường bao tăng độ khó hiểu cho mặt bằng và chức năng của các di tích thời Lý ở đây. Hơn nữa,  hầu hết quy mô và cấu trúc của kiến trúc Lý đều chưa được làm rõ. Mặt bằng và các di tích thời Trần càng rắc rối và khó hiểu nếu không nói là khó hiểu nhất ở khu vực này cũng như trong tổng thể Di sản bởi nhiều lý do khách quan (Tống Trung Tín và nnk 2023: 11-18).
 

Trang


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9033182
Số người đang online: 14