HỘI NGHỊ BÁO CÁO SƠ BỘ KẾT QUẢ KHAI QUẬT THÀNH NHÀ HỒ NĂM 2020
Sáng ngày 24 tháng 1 năm 2020, Viện Khảo cổ học phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du Lịch tỉnh Thanh Hóa và Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ tổ chức Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di tích Thành Nhà Hồ năm 2020. Theo đó, năm 2020 tiến hành khai quật tổng diện tích là 8.000m2 với 2 hố khai quật, ký hiệu 20.TNH.H1 (4.500m2); 20.TNH.H2 (3.500m2). Hội nghị nhằm đánh giá những kết quả của cuộc khai quật, cũng như những giá trị ở khu vực Chính điện và khu vực phía đông của nội thành, từ đó góp phần trong việc nghiên cứu, bảo tồn và phục dựng kiến trúc khu vực Cấm thành Tây Đô.
1. Về địa tầng và tầng văn hóa:
Về cơ bản địa tầng và tầng văn hóa của hố khai quật năm 2020 là tương tự như các hố khai quật từ năm 2004 và 2010 với sự xuất hiện các dấu tích kiến trúc và các lớp đất đắp gia cố thời Hồ và Lê Sơ ở cả 2 hố. Hiện tại xác định được 04 dấu tích kiến trúc thời Hồ, 02 lớp kiến trúc thời Lê Sơ và Lê Trung hưng với các di tích móng cột gia cố, bó nền, nền kiến trúc…
Tại hố khai quật thứ 1 (H1) nằm ở vị trí trung tâm Thành Nhà Hồ, mặt bằng hố chạy dài theo chiều Bắc - Nam chia hố khai quật thành hai bậc cấp khác nhau ở giữa là khu vực cao nhất, dân gian gọi là Nền Vua, khu vực bậc nền cao trong hố khai quật có diện tích khoảng 20x5m. Bậc nền thứ hai nằm thấp hơn khu vực trên khoảng 1m, chạy dài về phía Nam và Tây, diễn biến khá thuần nhất với các dấu tích kiến trúc thời Lê thế kỷ 15-18 và thời Hồ.
Hố khai quật thứ 2 (H2) nằm ở vị trí phía Đông thành Nhà Hồ, cách trục trung tâm 120m về phía Đông, mặt bằng khu vực này có hình gần vuông, chiều Bắc-Nam 135m, chiều Đông-Tây 120m), hố khai quật chạy dài theo chiều Bắc – Nam, rộng theo chiều Đông-Tây (70mx50m). Hố khai quật có địa hình chia thành hai bậc cấp khác nhau ở giữa là khu vực trung tâm, là phần nền cao nhất, bậc nền thứ hai nằm thấp hơn khu vực cao khoảng 0,5m, nằm về 4 phía của nền thứ nhất. Về cơ bản diễn biến địa tầng và niên đại khu vực bậc nền thứ nhất sự thống nhất tương đối về từng thời kỳ từ giai đoạn hiện đại tới thời Lê – thời Hồ và lớp sinh thổ.
Hố khai quật thứ 2 (H2) nằm ở vị trí phía Đông thành Nhà Hồ, cách trục trung tâm 120m về phía Đông, mặt bằng khu vực này có hình gần vuông, chiều Bắc-Nam 135m, chiều Đông-Tây 120m), hố khai quật chạy dài theo chiều Bắc – Nam, rộng theo chiều Đông-Tây (70mx50m). Hố khai quật có địa hình chia thành hai bậc cấp khác nhau ở giữa là khu vực trung tâm, là phần nền cao nhất, bậc nền thứ hai nằm thấp hơn khu vực cao khoảng 0,5m, nằm về 4 phía của nền thứ nhất. Về cơ bản diễn biến địa tầng và niên đại khu vực bậc nền thứ nhất sự thống nhất tương đối về từng thời kỳ từ giai đoạn hiện đại tới thời Lê – thời Hồ và lớp sinh thổ.
- Di tích và di vật
- 1. Di tích kiến trúc thời Hồ
Tại hố 1 nhận diện trên mặt bằng kiến trúc đã bước đầu xác định được 02 kiến trúc có thể là “Cổng kết hợp hành lang” và 04 kiến trúc, vị trí kiến trúc từ Nam xuống Bắc với tuần tự từ dấu tích nền sân kiến trúc, dấu tích kiến trúc Cổng, hành lang, 03 kiến trúc trung tâm và 1 kiến trúc phía sau. Các di tích móng cột gia cố được xuất lộ theo bước gian và vị trí quy chuẩn, thẳng trục, móng được gia cố bằng sỏi cuội, đá dăm và đất sét. Hiện tại, đã bước đầu nhận biết được ở khu vực này có 1 kiến trúc có thể là kiến trúc chính, hai kiến trúc cổng, hệ thống kiến trúc hành lang, sân nền lát gạch.
Dấu tích nền sân lát gạch vuông và kiến trúc cổng kết hợp hành lang thời Hồ tại hố 1
Dấu tích kiến trúc cung điện thời Hồ 20.TNH.H1.KT.01
Tại hố 2 đã bước đầu xác định được mặt bằng tổng thể bao gồm 05 đơn nguyên kiến trúc với một kiến trúc chính bước đầu xác định được 9 gian, hai kiến trúc đối xứng hai bên kiến trúc chính qua sân gạch, 01 kiến trúc nhỏ hơn đối diện với kiến trúc chính về phía Nam, dấu tích của hệ thống hành lang xuất lộ ở phía Bắc, Đông và dấu tích bó móng bằng đá.
2.2. Di tích kiến trúc thời Lê: Dấu tích kiến trúc thời Lê xuất lộ ở cả hai hố, trong đó hố 1 xác định được 2 lớp kiến trúc thời Lê Sơ và Lê Trung Hưng, với các móng cột được gia cố bằng ngói xám, gạch đỏ, dấu tích chân tảng, bó nền và nền kiến trúc. Ở hố 2 đã bước đầu xác định được 2 kiến trúc thời Lê Sơ với các di tích móng cột có kết cấu như ở hố 1.
2.3. Di vật
Di vật thu được trong hai hố khai quật chủ yếu nằm trong lớp đất san lấp, gồm các loại hình chính: Nhóm các loại hình vật liệu kiến trúc; Nhóm các loại hình đồ dùng sinh hoạt hàng ngày.
+Vật liệu kiến trúc: Các loại hình vật liệu kiến trúc thu được ở hố khai quật khá phong phú, đa dạng về loại hình và chất liệu thuộc nhiều thời kỳ khác nhau, gồm các loại hình gạch chữ nhật đỏ, gạch trang trí hoa chanh, hoa cúc dây, hoa đồng tiền, hoa dây hình Sin, gạch có in/khắc chữ hán, gạch vồ, ngói mũi sen, ngói phẳng và các mảnh lá đề rồng, mảnh trang trí rồng…
+ Đồ dùng sinh hoạt: Các loại hình đồ dùng sinh hoạt khá phong phú bao gồm các loại hình gốm sứ như bát gốm men trắng, hoa lam, men nâu, men ngọc. Đồ sành gồm các loại hình lon, vò, chậu và một số mảnh bao nung gốm ..
Bên cạnh đó còn nhiều mảnh trang trí kiến trúc khác bằng đất nung, tiền đồng, đinh sắt và nhiều hiện vật đá khác như: bi đá, tượng chim phượng, sấu đá, chân tảng đá hoa sen.
Bên cạnh đó còn nhiều mảnh trang trí kiến trúc khác bằng đất nung, tiền đồng, đinh sắt và nhiều hiện vật đá khác như: bi đá, tượng chim phượng, sấu đá, chân tảng đá hoa sen.
- Nhận xét và đánh giá sơ bộ
Cuộc khai quật năm 2020 đã đóng góp thêm nhiều tư liệu mới góp phần tìm hiểu kiến trúc Thành Nhà Hồ qua các thời kỳ lịch sử tại khu vực Chính điện và phía Đông thành. Kết quả góp thêm tư liệu mới để phục vụ cho dự án nghiên cứu, khôi phục dấu tích kiến trúc Thành Nhà Hồ.
- Cuộc khai quật năm 2020 có quy mô tương đối lớn, do vậy lần đầu tiên có thể nhận diện tương đối rõ nhiều di tích kiến trúc thuộc nhiều loại hình kiến trúc khác nhau thuộc Vương triều Hồ tại Thành Nhà Hồ. Đồng thời, cuộc khai quật cũng phát hiện thêm một số dấu tích kiến trúc thuộc thời Lê sơ (Thế kỷ 15-16), thời Lê Trung hưng (Thế kỷ 17 - 18) minh chứng cho quá trình sử dụng lâu dài Thành Nhà Hồ trong lịch sử.
- Căn cứ vào thư tịch cổ và vị trí của hố khai quật, có thể dự đoán hố khai quật ở khu vực Nền Vua đã làm xuất lộ một tổ hợp kiến trúc tương đối hoàn chỉnh gồm có kiến trúc chính ở trung tâm, phía trước có 02 kiến trúc cổng và dấu tích hệ thống hành lang bao quanh. Tên gọi Nền Vua, vị trí, quy mô và bố cục kiến trúc gợi ý có thể đây là một dấu tích kiến trúc quan trọng bậc nhất ở khu Trung tâm của Kinh đô nhà Hồ.
- Ở hố khai quật phía Đông, dấu tích kiến trúc của Vương triều Hồ, được nối tiếp thêm vào thời Lê sơ và Lê Trung hưng. Đã bước đầu nhận diện được 05 đơn nguyên kiến trúc thời Hồ được kết cấu khá chặt chẽ bao gồm 01 kiến trúc chính ở trung tâm có 9 gian, kết hợp với một số kiến trúc có quy mô nhỏ hơn và hệ thống dấu tích hành lang bao quanh được xây cất hết sức quy chuẩn và cẩn thận. Theo dân gian gợi ý có thể di tích ở khu vực này thuộc Đông Thái Miếu thờ tổ tiên Nhà Hồ. Tuy nhiên, để khẳng định được điều này, cần phải có nhiều nghiên cứu trong tương lai mới có thể kết luận được bởi trong Thành Nhà Hồ, ngoài Chính điện, Đông Thái Miếu, Tây Thái Miếu, chính sử còn ghi có nhiều cung điện khác như cung Phù Cực, cung Nhân Thọ... Dẫu vậy, việc tìm thấy một cụm kiến trúc khá hoàn chỉnh ở phía Đông cũng là một phát hiện hoàn toàn mới ở trong thành Nhà Hồ góp phần nhìn nhận rõ thêm diện mạo tổng thể của khu di sản Thành Nhà Hồ.
Việc khai quật lớn những năm qua đặc biệt là năm 2020 đã chứng minh việc thực hiện nghiêm túc cam kết của tỉnh với UNESCO đã đạt được kết quả bước đầu rất tốt, chứng minh tiềm năng to lớn của di sản dưới lòng đất của Thành Nhà Hồ và trong tương lai nếu từng bước nghiên cứu, có thể chúng ta sẽ dần dần khôi phục được hầu hết mặt bằng của Kinh đô như kiểu Di sản Thế giới Nara (Nhật Bản).
Tin: Lưu Văn Phú
Ảnh: Phạm Dư Toàn
Ảnh: Phạm Dư Toàn
Thông báo
Thứ tư, 12 Tháng 6 2024- 09:59
Thứ bảy, 27 Tháng 5 2023- 14:12
Thứ hai, 06 Tháng 6 2022- 10:10
Thứ tư, 23 Tháng 3 2022- 14:57
Thứ ba, 07 Tháng 9 2021- 16:38
Thư viện
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa
- Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020
- Số trang: 212 tr
- Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:
GS.TS. Nguyễn Hữu Minh
PGS.TS. Phan Thị Mai Hương
PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương
PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi
- Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory
- Người dịch: Phạm Văn Tuân
- Nhà xb: Dân Trí, 2019
- Khổ: 14 x 20,5
- Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học
- Năm xuất bản: 2023
- Số trang: 432tr
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ
- Năm xuất bản: 2023
- Nhà xb:Lao Động
- Số trang: 500
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)
- Năm xuất bản: 2022
- Số trang: 244
NXB Tổng hợp TPHCM vừa ra mắt trọn bộ 2 quyển sách Khảo cổ học Đồng bằng sông Mê Kông - Tập II: Văn minh vật chất Óc Eo của tác giả Louis Malleret do...
- Tác giả: Phạm Văn Kỉnh
- Nhà xb: Văn hóa dân tộc
- Năm xb: 2024
- Số trang: 302tr
Tạp chí
Khảo cổ học số 2/2024
Khảo cổ học số 1/2024
Khảo cổ học số 1/2024
Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
Phần 2: Khảo cổ học Tiền sử
Phần 1: Vấn đề chung
QUY ĐỊNH GỬI BÀI CHO TẠP CHÍ KHẢO CỔ HỌC
Tin tức khác
28 Th10 2024 11:04
18 Th10 2024 11:50
10 Th8 2024 20:51
12 Th6 2024 09:59
18 Th3 2024 14:44
10 Th12 2023 10:58
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9023799
Số người đang online: 28