Các phép đo mô mềm rất quan trọng để tái hiện lại các nhóm trong họ người
Các điểm mốc đo hộp sọ - rất quan trọng cho các phép đo chính xác của mô mềm trên khuôn mặt, ví dụ như trong nhiều điểm mốc được đặt trên hộp sọ của tinh tinh. Nguồn: Ryan M. Campbell
Một nghiên cứu mới từ Đại học Adelaide và Đại học bang Arizona đã phát hiện ra các phép đo mô mềm chính xác là rất quan trọng khi tái hiện lại cấu trúc khuôn mặt của tổ tiên loài người.Tác giả chính nghiên cứu sinh, Ryan M. Campbell từ Đại học Adelaide cho biết:
"Việc tái hiện các thành viên đã tuyệt chủng thuộc họ người, bao gồm cả mô mềm trên khuôn mặt của chúng, ngày càng trở nên phổ biến với nhiều hình ảnh gần đúng về khuôn mặt của chúng được trình bày trong các triển lãm bảo tàng, các ấn phẩm khoa học phổ biến và tại các buổi thuyết trình hội nghị trên toàn thế giới".
"Điều cần thiết là các phép đo độ dày mô mềm trên khuôn mặt chính xác được sử dụng khi tái tạo lại khuôn mặt của các loài thuộc họ người để giảm sự biến đổi thể hiện trong việc tái tạo các cá thể giống nhau".
Các loài thuộc họ người này đã được trưng bày trong các hội trường của một số viện nghiên cứu đáng tin cậy. Chúng chủ yếu được sử dụng để phổ biến thông tin khoa học cho công chúng trong các trưng bày bảo tàng và sinh viên các khóa đại học, điều này sẽ ảnh hưởng đến cách nhân loại được nhìn nhận và định nghĩa chung hơn.
Ông Campbell cho biết: “Cho đến nay, việc tái tạo mô mềm dựa trên các phép đo độ sâu mô trung bình mà không tính đến sự thay đổi độ sâu mô giữa các cá thể”.
Trong nghiên cứu này được công bố trên tạp chí PLOS ONE, các tác giả đã xây dựng bộ dữ liệu độ dày mô mềm trên khuôn mặt cho tinh tinh trưởng thành và một tập hợp các phương trình hồi quy có thể được sử dụng để tái tạo lại các mô mềm cho các loài thuộc họ người cổ đại, chẳng hạn như các mô có niên đại từ 4.0 đến 1,2 triệu năm trước.
Các mô mềm cho các khuôn mặt họ người gần đúng này đã được dự đoán bằng cách sử dụng các phương trình được phát triển bởi nhóm nghiên cứu. Không có đặc điểm khuôn mặt nào xuất hiện trong họ người cổ đại (C), vì các tác giả thừa nhận các phương trình này không nói gì về chúng. Nguồn: Ryan M. Campbell.
Đồng tác giả Gabriel Vinas,Thạc sĩ Mỹ thuật tại Đại học Bang Arizona, người thực hiện tác phẩm điêu khắc trong phòng thí nghiệm, cho biết: “Các mối tương quan đã được tìm thấy và nhiều mô hình hồi quy được sử dụng để tạo ra các phương trình giúp cải thiện ước tính độ dày mô mềm từ phép đo sọ não ở người hiện đại.
"Chúng tôi đã xem xét độ sâu mô của tinh tinh ngày nay để xác định mối tương quan giữa da và xương."
Bài báo thể hiện lần đầu tiên một bộ sưu tập dữ liệu độ sâu mô như vậy được thu thập và đại diện cho tinh tinh một cách có hệ thống.
"Dữ liệu độ dày mô mềm của tinh tinh có sẵn miễn phí cho bất kỳ ai tải xuống trên Figshare.
Ông Campbell cho biết: “Các phương trình, kết quả trực tiếp từ nghiên cứu này, cũng được đưa vào và có thể được thực hiện trong quá trình tái cấu trúc của các học viên trong tương lai.
"Nghiên cứu này là vô giá đối với những nỗ lực trong tương lai nhằm tái tạo các thành viên trong họ Người cổ đại, cũng như các nghiên cứu so sánh trong và ngoài ngành nhân chủng học sinh học và hình thể.
Người dịch: Minh Trần
Nguồn tham khảo: https://phys.org/news/2021-06-soft-tissue-critical-hominid-reconstruction.html
Thông báo
Thứ tư, 12 Tháng 6 2024- 09:59
Thứ bảy, 27 Tháng 5 2023- 14:12
Thứ hai, 06 Tháng 6 2022- 10:10
Thứ tư, 23 Tháng 3 2022- 14:57
Thứ ba, 07 Tháng 9 2021- 16:38
Thư viện
- Tác giả: Viện Khảo cổ học
- Nhà xb: Khoa học xã hội - 2024
- Số trang: 1358tr
- Khổ: 19x27cm
- Tác giả: Trương Khởi Chi (Chủ biên)
- Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội
- Năm xb: 2021
- Khổ sách: 16 x 24
- Số trang: 661 trang
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa
- Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020
- Số trang: 212 tr
- Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:
GS.TS. Nguyễn Hữu Minh
PGS.TS. Phan Thị Mai Hương
PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương
PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi
- Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory
- Người dịch: Phạm Văn Tuân
- Nhà xb: Dân Trí, 2019
- Khổ: 14 x 20,5
- Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học
- Năm xuất bản: 2023
- Số trang: 432tr
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ
- Năm xuất bản: 2023
- Nhà xb:Lao Động
- Số trang: 500
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)
- Năm xuất bản: 2022
- Số trang: 244
Tạp chí
Phần 3: KCH sơ sử và nhà nước sớm
Khảo cổ học số 2/2024
Khảo cổ học số 1/2024
Khảo cổ học số 1/2024
Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
Phần 2: Khảo cổ học Tiền sử
Phần 1: Vấn đề chung
Tin tức khác
02 Th12 2024 14:27
08 Th11 2024 17:00
08 Th11 2024 15:34
08 Th11 2024 15:15
08 Th11 2024 14:04
05 Th12 2022 15:10
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9215193
Số người đang online: 14