Tìm thấy hóa thạch hộp sọ vượn niên đại 20 triệu năm
Thứ sáu, 12 Tháng 8 2011 09:22
Các nhà khoa học Pháp và Uganda đã phát hiện một hóa thạch hộp sọ loài vượn trèo cây có niên đại khoảng 20 triệu năm trước đây trong khu vực Karamoja phía đông bắc Uganda.
"Đây là lần đầu tiên mà hộp sọ của một loài vượn có niên đại như vậy đã được tìm thấy. Nó là một hóa thạch rất quan trọng góp phần đưa Uganda vào bản đồ khoa học thế giới", Martin Pickford, nhà cổ sinh vật học của trường CĐ Pháp cho biết.
Hộp sọ hoá thạch được phát hiện thuộc về một con vượn đực giống Ugandapithecus Major, họ hàng xa của loài vượn lớn, sống cách đây 20 triệu năm.
Nghiên cứu ban đầu cho thấy, con khỉ chết khi 10 tuổi. Đầu của nó có kích thước bằng đầu của con tinh tinh nhưng bộ não lại có kích thước bằng não của khỉ đầu chó.
- 15/09/2011 09:15 - Phát hiện hóa thạch tê giác có lông 3,6 triệu năm
- 15/09/2011 09:14 - Phát hiện đấu trường La Mã ở Áo
- 15/09/2011 09:12 - Phát hiện hộp sọ tổ tiên loài người cách 2 triệu năm
- 15/08/2011 09:20 - Phát hiện vết chân khủng long 105 triệu năm trước
- 15/08/2011 09:18 - Phát hiện sư tử đá 3000 tuổi tại Thổ Nhĩ Kỳ
- 12/08/2011 09:21 - Phát hiến dấu tích đại bàng đuôi nhọn thời tiền sử
- 28/07/2011 09:23 - Dấu răng khủng long lớn nhất thế giới
- 11/07/2011 09:25 - Lộ diện thú ăn thịt nguy hiểm nhất thế giới
- 07/07/2011 09:27 - Phát hiện hóa thạch gấu cổ đại tại Australia
- 04/07/2011 09:29 - Bữa ăn 8 nghìn năm của người tiền sử
Phát hiến dấu tích đại bàng đuôi nhọn thời tiền sử
Thứ sáu, 12 Tháng 8 2011 09:21
Các nhà cổ sinh vật học Australia tin rằng họ đã phát hiện bằng chứng về một loài đại bàng đuôi nhọn thời tiền sử tại vùng đồng bằng Nullarbor, bang Tây Australia, mà trước đây chưa từng được biết đến.
Việc phát hiện bộ xương hóa thạch gần như hoàn chỉnh của loài đại bàng này diễn ra chỉ một ngày sau khi nhóm nghiên cứu, do tiến sỹ Gavin Prideaux thuộc Đại học Flinders đứng đầu, phát hiện dấu tích một loài wallaby (kangaroo nhỏ) mới từ thời tiền sử cũng tại địa điểm này.
Cả hai mẫu vật ước tính có niên đại khoảng trên 700.000 năm.
Hóa thạch của loài đại bàng đuôi nhọn có niên đại cách đây ít nhất 780.000 năm và thậm chí còn cổ xưa hơn.
Nhóm nghiên cứu sẽ đưa mẫu vật này về Đại học Flinders để xác định mối liên hệ giữa chúng với loài đại bàng đuôi nhọn hiện đại.
Các nhà nghiên cứu cho rằng tại địa điểm khảo cổ trên còn có hóa thạch của nhiều loài động vật từng sống trong khoảng thời gian trên, đã bị rơi vào trong hang và bị chôn vùi tại đó.
- 15/09/2011 09:14 - Phát hiện đấu trường La Mã ở Áo
- 15/09/2011 09:12 - Phát hiện hộp sọ tổ tiên loài người cách 2 triệu năm
- 15/08/2011 09:20 - Phát hiện vết chân khủng long 105 triệu năm trước
- 15/08/2011 09:18 - Phát hiện sư tử đá 3000 tuổi tại Thổ Nhĩ Kỳ
- 12/08/2011 09:22 - Tìm thấy hóa thạch hộp sọ vượn niên đại 20 triệu năm
- 28/07/2011 09:23 - Dấu răng khủng long lớn nhất thế giới
- 11/07/2011 09:25 - Lộ diện thú ăn thịt nguy hiểm nhất thế giới
- 07/07/2011 09:27 - Phát hiện hóa thạch gấu cổ đại tại Australia
- 04/07/2011 09:29 - Bữa ăn 8 nghìn năm của người tiền sử
- 04/07/2011 09:28 - Tìm thấy nghĩa trang 1.000 năm tại Mexico
Chùa Việt Nam trong đời sống văn hòa cộng đồng
Thứ hai, 08 Tháng 8 2011 11:24
Nhân ngày rằm tháng Bảy, là ngày lễ quan trọng của Phật giáo, đó là ngày hội (Vong nhân xá tội) để cầu nguyện cho người chết được siêu độ. Chúng tôi trân trọng giới thiệu bài “Chùa Việt Nam trong đời sống văn hòa cộng đồng” của GS. Hà Văn tấn in trong cuốn Chùa Việt Nam, tác giả Hà Văn Tấn - Nguyễn Văn Kự - Phạm Ngọc Long, In lần thứ tư, Nxb Thế Giới, 2010 (có chỉnh lý bổ sung. Sách đạt cả giải Vàng sách hay và giải Vàng sách đẹp của Hội xuất bản Việt Nam lần thứ 6, 2010).
GS. Hà Văn Tấn
Tín ngưỡng, tôn giáo chỉ là một mặt của văn hóa. Văn hóa còn bao gồm nhiều mặt khác. Nhưng ngôi chùa cũng không phải chỉ biểu hiện cho tín ngưỡng. Ngôi chùa phản ánh nhiều mặt khác của văn hóa.
Trên đây, chúng ta đã cùng nhau khảo sát ngôi chùa Việt Nam qua các chặng đường lịch sử. Qua đó, chúng ta cũng đã biết được ít nhiều về vị trí của ngôi chùa trong đời sống văn hóa quá khứ của dân tộc này. Ta đã thấy qua bề dày lịch sử, sự hòa quyện của Phật giáo và các tín ngưỡng cổ truyền. Ta cũng đã gặp qua các thời kỳ, các vẻ đẹp và điêu khắc và kiến trúc chùa Việt Nam. Tất cả những điều đó biểu hiện một phần tâm hồn Việt Nam, bản sắc Việt Nam. Nhưng như vậy, ta mới chỉ xem ngôi chùa Việt Nam như những di tích văn hóa. Mà các di tích thì bao giờ cũng im lặng và ngưng đọng, như trong không khí của các bảo tàng. Các ngôi chùa quả đúng là các bảo tàng: bảo tàng kiến trúc, bảo tàng điêu khắc, bảo tàng của những bi ký(1) hay của những ván in sách...
Nhưng chúng tôi không muốn nói đến những cái đó ở phần này, mặc dầu đó cũng là văn hóa.
Chúng tôi muốn nói về một ngôi chùa đang sống thật sự giữa các cộng đồng làng xã Việt Nam. Nơi đây"đất vua, chùa làng" mà! Làng Việt Nam là làng của những người nông dân trồng lúa nước, với hai vụ thu hoạch. Sinh hoạt của các ngôi chùa không thể nào tách rời khỏi cái nhịp điệu mùa của làng. Chúng ta biết rằng, trong các ngôi chùa, đều có mùa an cư kết hạ (ở yên trong mùa hè) tức là mùa mà các chư tăng họp nhau tịnh tu trì giới, học tập giáo lý, trong ba tháng không đi ra ngoài. Lễ kết hạ có nguồn gốc từ lịch sử Phật giáo Ấn Độ. Người ta nói rằng, đức Phật trong cuộc đời hoằng pháp của mình, đã đi nhiều nơi, nhưng đến mùa mưa thì nghỉ lại, chỉ giảng dạy cho các đệ tử gần gũi của mình. Lễ kết hạ là tiếp tục truyền thống đó. Ở Việt Nam, theo các ghi chép, lễ kết hạ đã thấy có từ thời Lý. Trong các chùa Việt Nam, mùa kết hạ bắt đầu vào ngày rằm tháng tư Âm lịch và được kết thúc (gọi là xuất hạ hay giải hạ) vào ngày rằm tháng bảy Âm lịch. Thế nhưng, ngay ở Hà Nội hiện nay, các chùa ở các huyện ngoại thành bao giờ cũng được phép kết hạ muộn hơn một tháng. Lý do thật đơn giản, đó là vì ngoại thành Hà Nội đã là làng quê, mà trong tháng tư, tháng năm thì gặt hái đã xong đâu! Chừng đó thôi cũng đã thấy sự gắn bó giữa ngôi chùa Việt Nam với làng xã Việt Nam.
Và mùa kết hạ cũng không thể kéo dài. Ngày rằm tháng bảy là ngày lễ quan trọng của Phật giáo, đó là ngày hội (Vong nhân xá tội). Từ thời Lý-Trần đã thấy chép đến ngày lễ này. Lễ Vu Lan được tổ chức dựa vào kinh Vu Lan Bồn (Ullambana) để cầu nguyện cho người chết được siêu độ. Nhưng vì người Việt Nam là những người thờ cúng tổ tiên nên ngày lễ này trở thành có ý nghĩa đặc biệt. Người ta tin là vào ngày đó, linh hồn ông bà cha mẹ hay người thân thích đã chết được xá tội trở về (chỉ được tự do trong một ngày mà thôi!) và con cháu phải bày lễ cúng tế cẩn thận. Ở các chùa thì chư tăng thường làm lễ phóng sinh (như thả tự do cho chim, cá), nhưng đặc biệt là làm lễ chẩn tế cô hồn. Cô hồn là hồn những người chết bơ vơ, không nơi nương tựa, trở về xin "miếng cháo lá đa". Lễ chẩn tế còn gọi là lễ thí thực (cho ăn) là vì vậy. Những áng văn Nôm được truyền tụng như Thập giới cô hồn quốc ngữ văn, được coi là của Lê Thánh Tông, Văn tế thập loại chúng sinh của Nguyễn Du đều là lấy cảm hứng từ việc chẩn tế cô hồn ngày rằm tháng bảy.
Ngoài hội Vu Lan, hội Phật Đản (ngày sinh của đức Phật) vào ngày 8 tháng tư Âm lịch(2) cũng là một hội lớn của Phật giáo. Từ thời Lý-Trần, hội Phật Đản đã được tổ chức trọng thể. Một nghi thức quan trọng của ngày hội này là tắm Phật. Sách An Nam chí lược của Lê Trắc thời Trần chép: "Mài trầm hương, hòa hương với nước đem tắm tượng Phật. Dùng bánh tròn tinh khiết để dâng cúng". Ngày nay, người ta thường dùng nước ngũ vị hương (nước nấu bằng các hoa cỏ thơm) dội lên tượng Phật. Cái khăn lau tượng bằng vải đỏ cũng được xé ra chia cho mỗi người một mảnh để cầu phúc.
Lễ tắm Phật ở Việt Nam còn gắn liền với tín ngưỡng cầu mưa của người nông dân. Người ta tin rằng, trong ngày mồng 8 tháng tư, trời thế nào cũng mưa để lấy nước tắm Phật. Và ngược lại, lễ tắm Phật bằng cách dội nước cũng là một hình thức cầu mưa. Người nông dân Việt Nam tin rằng, ngày 8 tháng tư mà không mưa thì mùa màng sẽ mất. Đã có câu ca dao:
Mồng tám tháng tư không mưa,
Vứt cả cày bừa mà lấp ruộng đi.
Những cư dân trồng lúa cần nước. Trong bốn nhu cầu thiết yếu mà người nông dân Việt Nam đã tổng kết là "nước, phân, cần, giống" thì nước là hàng đầu. Mà ở khu vực nhiệt đới gió mùa này, nói đến nước là nói đến mưa. Chính vì thế mà khi Phật giáo mới truyền nhập vào Việt Nam, thì tại trung tâm đầu tiên là Luy Lâu, tức vùng Dâu, nó đã gắn kết với sự sùng bái bốn nữ thần Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Các nữ thần này được thờ trong bốn ngôi chùa mà tượng của họ còn to hơn cả tượng Phật. Mây, mưa, sấm, chớp chỉ là biểu hiện của mưa. Cho nên có thể gọi chung bốn nữ thần này là các nữ thần mưa. Và họ đã được Phật hóa, đã trở thành các Phật. Từ các vua Lý đến các vua Lê, mỗi lần có hạn hán, đều cho rước Phật Pháp Vân về Thăng Long để làm lễ cầu mưa.
Như đã nói ở trên, hệ thống chùa Tứ Pháp có ở nhiều nơi trên châu thổ sông Hồng. Các hội chùa Tứ Pháp cho ta thấy một cách sống động sự tiếp hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng cầu mùa của người nông dân Việt Nam vẫn diễn ra.
Một số chùa Tứ Pháp như Dâu (tỉnh Bắc Ninh), Thứa (tỉnh Hưng Yên) mở hội vào ngày 8 tháng tư, trùng với ngày Phật Đản.
Dù ai đi đâu về đâu
Hễ trông thấp tháp chùa Dâu thì về.
Dù ai buôn bán trăm nghề
Nhớ ngày mồng tám thì về hội Dâu.
Vì đây là các chùa thờ Phật, các nữ thần Tứ Pháp cũng đã trở thành Phật Bà, nên việc lấy ngày Phật Đản làm ngày hội cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu đã lưu ý rằng, gần với ngày này, nhiều hội làng đã được mở trong vùng đồng bằng Bắc Bộ:
Mồng bảy hội Khám(3)
Mồng tám hội Dâu,
Mồng chín đâu đâu
Cũng về hội Gióng(4)
Và có giả thuyết là những ngày này trùng hợp với Tết Mưa dông hay Hội Sấm dậy của vùng Đông Nam Á.
Trong hội chùa Dâu, ngày 8 tháng tư, các làng rước tượng ba bà Pháp Lôi, Pháp Vũ, Pháp Điện về chùa Dâu để họp mặt với chị cả là bà Pháp Vân. Người dự hội rất đông. Để "dẹp đám", tức mở đường cho đám rước, các tráng đinh đi theo kiệu bà Pháp Điện, người em út, múa một vũ khúc mạnh mẽ bằng 32 chiếc gậy.
Đúng Ngọ (12 giờ trưa), bà Pháp Vân (tức Bà Dâu) thi cướp nước với người em thứ hai là bà Pháp Vũ (tức Bà Đậu). Kiệu của hai bà được rước chạy từ cửa chùa Dâu ra cửa tam quan, được đặt xuống, người ta múc nước trong giếng, rồi rước kiệu về. Nghi thức cướp nước, lần nữa, cho ta liên hệ với lễ cầu mưa.
Sau đó đám rước lại đưa kiệu bốn Bà về chùa Tổ ở Mãn Xá để bái vọng Man Nương, được coi là mẹ của cả bốn nữ thần.
Ngày hôm sau, kiệu của bốn Bà được rước về chùa Tổ để thăm Mẹ lần nữa, sau đó các Bà trở về các ngôi chùa của mình.
Trong hội Dâu, ngoài trò cướp nước, dâng nước, đánh gậy, còn có múa hóa trang rùa và hạc, múa sư tử, múa trống, đấu vật, đánh cờ người và đốt pháo bông(5).
Ở các chùa thờ Tứ Pháp trong vùng huyện Mỹ Văn (tỉnh Hưng Yên), thì trong ngày hội, tượng của các nữ thần cũng được rước đến thăm nhau, riêng tượng bà Pháp Điện thì không bao giờ được rước khỏi chùa, mà chỉ chờ các bà chị đến, vì Pháp Điện là nữ thần Chớp, người ta tin rằng, nếu rước Bà khỏi chùa thì sẽ gây hỏa hoạn, Bà nhìn vào đâu thì ở đấy cháy.
Đó là trong những ngày hội định kỳ. Những ngày hội này là lễ "giao hiếu" giữa các thần mà cũng là giữa các làng. Còn vào lúc có hạn hán thì phải làm lễ đảo vũ tức lễ cầu mưa.
Chúng tôi muốn nhắc lại ở đây các lễ đảo vũ trong chùa Tứ Pháp vùng Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên.
Chùa Thái Lạc, nổi tiếng với những phù điêu thời Trần được nhắc đến ở phần trên cũng là ngôi chùa bà Pháp Vân (nên chùa có tên là Pháp Vân tự) ở vùng này. Lúc có hạn hán, người ta rước tượng Pháp Vân ra khỏi chùa, cùng với tượng của các bà Pháp Lôi, Pháp Vũ ở các chùa gần đó đến chùa Ôn Xá, được gọi là chùa Un, nơi thờ bà Pháp Điện để làm lễ cầu mưa. Tượng các Bà đều lớn, phải đặt lên bệ gỗ vuông, có sáu vòng sắt ở hai bên. Người ta luồn hai đòn gỗ sơn son qua các vòng sắt để khiêng. Người khiêng, được gọi là phù giá, là những trai tráng khỏe mạnh ở trần đóng khố vải điều, có tấm vải choàng chéo từ vai xuống sườn, được ghim lại ngang hông và hai đầu tấm vải buông tận đầu gối. Một người cầm cờ lệnh đi phía trước, hò lớn câu:
Ba Bà trẩy hội chùa Un
Mưa gió dùn dùn... thiên hạ dễ làm ăn... này.
Phật Bà ở làng nào thì có các cô gái làng ấy đi theo hai bên kiệu, một tay cầm quạt, một tay cầm phướn, vừa đi vừa kể hạnh, kể sự tích Tứ Pháp và niệm Nam Mô... Nếu gặp lúc mưa dầm dai dẳng thì người ta lại rước các Bà về chùa Un để cầu tạnh.
Lễ cầu mưa ở vùng chùa Thứa (Đại Bi tự, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên) có phần phức tạp hơn. Năm nào đại hạn, một chùa trong bốn chùa Tứ Pháp sẽ làm lễ cầu mưa ba ngày đêm, xong đóng cửa chùa nghỉ ba ngày. Nếu chưa mưa thì làm lễ cầu lại, rồi nghỉ chờ ba ngày. Nếu hai lần làm lễ cầu rồi mà trời vẫn chưa mưa thì phải cho người đến chùa Tứ Pháp bên cạnh làm lễ cầu mưa tiếp. Nếu đến lần thứ ba mà vẫn không mưa thì phải làm lễ xin keo (tức gieo hai đồng tiền) xin rước các Bà hội với nhau. Trước tiên là rước bà Pháp Vũ ở chùa làng Thanh Xá đến chùa làng Hoàng Đôi, nơi thờ bà Pháp Lôi. Dân hai làng làm lễ ở đây một đêm. Hôm sau, hai Bà lại được rước đến chùa làng Yên Phú, nơi thờ bà Pháp Điện. Hai Bà ở lại đây một đêm, để dân làng làm lễ cầu mưa, rồi hôm sau lại được rước đi. Chúng ta nhớ là bà Pháp Điện chẳng bao giờ đi đâu cả. Chỉ có hai bà Pháp Vũ và Pháp Lôi được rước đến đình làng Nguyên Xá, ở đây ba đêm rồi trở về họp mặt với bà Pháp Vân ở chùa Thứa. Sau chừng 4 giờ làm lễ, hai bà Pháp Vũ và Pháp Lôi lại được rước về các chùa của họ.
Nếu đại hạn trầm trọng, thì các làng trong huyện phải rước các thành hoàng tức thần của làng, đến hội với các bà Tứ Pháp ở một đình làng nào đó, tiếp tục làm lễ cầu mưa(6).
Như vậy, điều thú vị mà ta thấy ở đây là có cuộc gặp gỡ giữa các thành hoàng, tức các thần của làng, được thờ trong các đình với các nữ thần mưa Tứ Pháp, đã được Phật hóa và được thờ trong các chùa Phật, để cùng làm một nghi lễ nông nghiệp là cầu mưa.
Đó là một điểm độc đáo của Phật giáo Việt Nam, cũng là của văn hóa Việt Nam, và từ đây có thể nhận ra vị trí của ngôi chùa giữa cộng đồng làng xã Việt Nam.
Làng Việt Nam có đình thờ thành hoàng, tức thần của làng, có đền thờ một vị thần nào đó, và có chùa thờ Phật. Và do đó, làng xã Việt Nam, có thể có hội đình, hội đền, hay hội chùa.
Trong hội chùa, có những nghi lễ Phật giáo như tụng kinh, lễ Phật, chạy đàn, phóng sinh... Nhưng vì nhiều ngôi chùa Việt Nam, không chỉ có thờ Phật mà còn thờ cả thần, cả Mẫu, nên qua hội chùa, ta sẽ thấy rõ sự dung hợp tín ngưỡng tôn giáo rộng rãi và cởi mở ở người Việt Nam. Đặc biệt là các vị thần (được gọi là Đức Thánh) được thờ trong các chùa kiểu "tiền Phật hậu Thần", thường là chung của nhiều làng. Hội chùa của các chùa kiểu này thường được tổ chức trong cùng một ngày. Chẳng hạn:
Nhớ ngày mồng bảy tháng ba,
Trở vào hội Láng, trở ra hội Thầy.
Đó là vì chùa Láng (Hà Nội) và chùa Thầy (tỉnh Hà Tây) đều là những chùa "tiền Phật hậu Thần" thờ Từ Đạo Hạnh. Vì thần cũng vốn là con người, nên người ta thường tìm ra nơi thờ của cha thần, mẹ thần, và thậm chí kẻ thù của thần, có thể ở những làng khác nhau. Và trong những ngày hội như vậy, các đám rước hiệu thần không chỉ giới hạn trong một làng, mà còn diễu qua nhiều làng. Dân của nhiều làng tham gia vào hội. Ví dụ như hội chùa Láng (7). Và trong những trường hợp như vậy, hội chùa đã vượt ra khỏi khuôn khổ của hội làng. Các hội chùa Tứ Pháp cũng có tính chất đó.
Do đó, có thể dễ dàng nhận ra trong hội chùa, các yếu tố quan hệ "liên làng" (intervillage), hoặc thậm chí "siêu làng" (supravillage)(8). Việc thần thành hoàng của các làng trong cả một huyện phải họp mặt với các Phật Bà Tứ Pháp như trường hợp ở tỉnh Hưng Yên nói tới trên đây càng làm cho chúng ta thấy rõ các quan hệ đó.
Như vậy là qua hội chùa, ta thấy ngôi chùa không chỉ gắn bó với sinh hoạt văn hóa làng mà còn liên hệ với cả văn hóa vùng.
Hội làng Việt Nam, trong đó có các hội chùa, thường chia làm hội mùa xuân và hội mùa thu, tổ chức vào các giai đoạn nông nhàn, tức là lúc không bận rộn công việc đồng áng. Nhìn vào lịch các ngày hội chùa, ta cũng thấy rõ điều này. Phần lớn hội chùa là hội mùa xuân. Hội mùa xuân dài nhất nước là hội chùa Hương, từ mồng 6 tháng giêng đến rằm tháng ba. Trong tháng giêng có hội chùa Phật Tích, hội chùa Quỳnh Lâm, hội chùa Côn Sơn. Một số chùa Tứ Pháp cũng làm hội vào 17 tháng giêng, ngày hóa của Man Nương. Tháng hai, có hội chùa Nành, hội chùa Trầm, hội chùa Bối Khê... Tháng ba, ngoài hội chùa Láng và hội chùa Thầy nói trên, còn có hội chùa Tây Phương tổ chức từ mồng 6 đến mồng 10.
Nhớ ngày mồng sáu tháng ba,
Ăn cơm với cà đi hội chùa Tây.
Một số chùa ở Thái Bình như chùa Từ Vân (ở Bách Thuận, huyện Vũ Thư), chùa Bồ (thị xã Thái Bình) cũng mở hội vào tháng ba.
Sang tháng tư, ngoài chùa Dâu, khá nhiều chùa mở hội.
Cũng có chùa vừa mở hội xuân vừa mở hội thu. Tiêu biểu là chùa Keo (Thần Quang tự, ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình), ngôi chùa đẹp và lớn được xây dựng vào thế kỷ XVII(9) đã nói tới ở phần trên và cũng được giới thiệu trong cuốn sách này. Hội xuân chùa Keo mở vào mồng 4 Tết Nguyên đán và hội thu mở từ ngày 13 đến ngày rằm tháng chín Âm lịch.
Hội xuân ở chùa Keo được tổ chức với những trò vui như bắt vịt, thi ném pháo, thi nấu cơm. Thi ném pháo là một trò độc đáo. Người ta chôn vào sân chùa hai cột tre dài khoảng bảy, tám mét và cách xa nhau chừng bốn mét. Một cây tre ngang nối đầu ngọn hai cây tre. Giữa cây tre ngang này, người ta treo một nón pháo bằng một đoạn dây dài nửa mét. Nón pháo là một khung tre phất giấy hình nón cụt treo ngược, bên dưới một tấm giấy xát thuốc cháy gọi là "lá đề", được nối với nhiều pháo tép, bốn quả pháo nhỡ và cuối cùng là một quả pháo lớn.
Những người thi ném pháo đứng phía ngoài một dây chắn, đốt từng chiếc pháo tép và ném pháo nổ trúng lá đề, lá đề cháy, bắt vào ngòi pháo và làm pháo nổ dây truyền trong khoảng hai ba mươi phút. Khi quả pháo lớn nổ, trên không bật ra một chiếc dù, kéo một tấm vải với dòng chữ: Thiên Hạ Thái Bình, Phong Đăng Hòa Cốc. Năm nào pháo nổ giòn giã, người ta tin là mùa màng sẽ tươi tốt. Cũng có năm không có ai ném trúng, và lúc đó, các cụ già trong làng phải làm lễ để xin châm lửa đốt pháo.
Rõ ràng thi ném pháo cũng là hình thức của lễ cầu mùa. Phải chăng tiếng pháo là tượng trưng cho tiếng sấm.
Thi nấu cơm cũng là một hoạt động trung tâm của hội xuân ở chùa Keo. Sáng mồng 4 Tết, trên sân trước chùa Hộ (nhà tiền đường), tám nhóm người đại diện cho tám giáp của làng, sẵn sàng vào cuộc thi. Sau ba hồi trống, ông chủ khảo châm lửa đốt nén hương dài đến 20cm. Hương bắt đầu cháy thì tám chàng trai của tám giáp chạy bốn vòng quanh ao chùa. Hết vòng thứ tư, mỗi người xuống ao múc một lọ nước mang về cho cô gái giáp mình. Cùng lúc đó, hai người nữa cũng khẩn trương vo gạo, giã bột, xiết đỗ... Còn cô gái thì lấy lửa bằng một hình thức rất nguyên thủy là cọ hai thanh nứa già vào nhau, làm bật ra những tia lửa, bén cháy vào tấm bùi nhùi rơm. Việc thổi nấu rất nhanh đến mức là khi nén hương dài vừa cháy hết, trên các chiếc mâm đồng của một số giáp, đã có đủ hai bát cơm, bốn bát chè, hai đĩa xôi và hai đĩa bánh. Sau khi mâm cỗ được đặt lên cúng ở bàn thờ Phật và Thánh, ban giám khảo tiến hành chấm thi. Cỗ của giáp nào được nấu nhanh nhất và ngon nhất thì được giải thưởng lớn. Cuối cùng mâm cỗ được ban phát cho mỗi người một ít, gọi là "thụ lộc", để lấy cái may mắn đầu năm.
Cũng như thi ném pháo, trò thi nấu cơm gắn liền với lễ cầu mùa.
Hội thu chùa Keo từ ngày 13 đến ngày rằm tháng chín. Ngày 13 được coi là ngày thứ một trăm sau ngày mất của thánh tăng Không Lộ, còn ngày rằm là ngày lễ Phật giáo hằng tháng. Đã có câu ca dao:
Dù cho cha đánh mẹ treo,
Em không bỏ hội chùa Keo hôm rằm.
Từ mồng 3 tháng sáu đến rằm tháng tám, làng Keo đã chuẩn bị cho hội thu, người ta đã dùng lụa may áo cho tượng Thánh (sư Không Lộ), và chọn một ngày tốt trong khoảng từ rằm tháng tám đến mồng 10 tháng chín, làm lễ thay áo cho tượng. Làng đã chọn 42 chàng trai khỏe mạnh để chuẩn bị cho việc rước kiệu hương án, long đình, thuyền rồng và thuyền cò (thuyền nhỏ). Các buổi chiều ngày 10, 11, 12, cả tám giáp đã hạ trải (thuyền đua) xuống sông trước chùa tập bơi, chuẩn bị vào hội.
Hội bắt đầu ngày 13. Từ sáng, hương án, long đình, thuyền rồng và thuyền cò đã được rước ra ngoài tam quan ngoại (chúng ta nhớ là chùa Keo có hai tam quan, trong và ngoài). Buổi chiều, bắt đầu cuộc đua trải giữa tám giáp. Trải ở hội Keo khá lớn, đóng bằng gỗ dổi dài 12m, lòng sâu nửa mét, đoạn giữa rộng 1,2m, hai đầu trải hơi cong. Mỗi trải có 15 người đóng khố, mặc áo nẹp ngắn không có tay, đầu chít khăn cùng màu. Mỗi trải có một màu áo riêng. Các trải bơi đua từ sông Trà Lĩnh là con sông nhỏ trước cửa chùa Keo ra sông Hồng rồi quay trở về. Cuộc thi bơi trải tiếp tục trong ba ngày 13, 14 và 15.
Trong khi đó, ngày 13, tại tòa "giá roi” của chùa, diễn ra cuộc thi đọc lời cúng của thầy cúng. Buổi tối, có cuộc lễ thánh ở nhà thiêu hương. Sau lễ thánh là cuộc thi biểu diễn kèn trống. Sáng hôm sau, ngày 14, có cuộc rước kiệu thánh và thuyền rồng từ thượng điện ra tam quan ngoại. Đến tối, lại rước về nhà thiêu hương. Khi đám rước đi qua bờ ao, có bốn người điều khiển bảy hình người rối bằng gỗ trong ao.
Chiều ngày 14, ở tòa "giá roi", một nghi lễ chầu thánh được tiến hành, gọi là điệu múa "ếch vồ". 12 người đứng thành hai hàng. Khi nghe một tiếng trống, tất cả đặt tay lên ngực, rồi quỳ xuống, hai đầu bàn chân xòe ra hai bên, gót chân chụm lại, hai tay chống xuống mặt đất. Khi nghe tiếng trống tiếp theo, tất cả bật dậy, đứng như tư thế ban đầu. Các động tác này lặp đi lặp lại năm lần. Ngày rằm, việc rước kiệu giống như ngày 14, chỉ khác là vào ban đêm, khi đã rước kiệu về cung, cuộc lễ thánh được tiến hành bằng lễ chèo trải cạn, kết thúc ba ngày hội(10).
Hội thu chùa Keo nghiêng về phía các nghi lễ cúng tế vị thánh thờ ở chùa này, là Dương Không Lộ, một nhà sư thời Lý đã được thần hóa, truyền thuyết đã có phần lẫn lộn với nhà sư Nguyễn Minh Không. Nhưng trong hội thu chùa Keo, những cuộc đua thuyền diễn ra liên tục trên sông, và cả lễ chèo thuyền trên cạn, trước điện thờ, cũng hé cho ta thấy mối liên hệ với ngày hội nước trong nghi lễ nông nghiệp, như đã thấy, ở khắp vùng Đông Nam Á(11). Ngay điệu múa biểu hiện những con ếch nhảy trước điện thờ có lẽ cũng có mối liên hệ với lễ cầu mưa.
Nói đến hội chùa, không thể không nhắc đến hội chùa Hương, một hội xuân kéo dài suốt ba tháng, từ mồng 6 tháng giêng đến ngày rằm tháng ba. Gọi là hội chùa Hương, thực ra là một mùa hội mà các tín đồ Phật giáo cũng như du khách đến chiêm bái các đền chùa trong khu vực Hương Sơn, mà trung tâm là chùa Hương, ngôi chùa trong động Hương Tích, một hang núi đá vôi lớn. Hương Sơn là một khu vực rộng, có những dãy núi đá vôi nhấp nhô, giữa núi là những thung lũng hẹp và những dòng suối lớn. Người ta có thể ngồi thuyền theo các dòng suối hay đi bộ theo những con đường ven núi để đến các ngôi đền, ngôi chùa dựng trên núi hay trong các hang núi. Vùng này có nhiều chùa trong hang như chùa Cá, chùa Cây Khế, chùa Hinh Bồng, chùa Tiên, chùa Giải Oan, chùa Tuyết Sơn, và nổi tiếng hơn cả, có vị trí trung tâm, là chùa Hương Tích.
Khu vực Hương Sơn được Phật giáo biết đến khoảng thế kỷ XV, nhưng các ngôi chùa chính được xây dựng với quy mô lớn là vào khoảng cuối thế kỷ XVII. Cho đến đầu thế kỷ XX, thì cả khu vực này, đã có hơn một trăm ngôi chùa mọc lên. Trong suốt mùa hội, hàng chục vạn tín đồ Phật giáo và du khách từ nhiều miền của Việt Nam đã đến đây để thăm viếng, lễ bái những ngôi chùa này, theo những tuyến đường khác nhau(12).
Trong tâm thức của tín đồ Phật giáo Việt Nam, Hương Sơn là cõi Phật. Một biểu hiện rõ rệt của Phật giáo vùng Hương Sơn là tín ngưỡng Quan Âm. Truyện Nam Hải Quan Âm sáng tác của một nhà sư Trung Quốc thời Nguyên, khi du nhập vào Việt Nam đã được Việt Nam hóa hoàn toàn. Diệu Thiện, nàng công chúa thứ ba, con vua Diệu Trang nước Hưng Lâm đã đi tu không phải ở nơi nào khác mà chính vùng Hương Sơn. Diệu Thiện, mà người Việt Nam gọi là Bà Chúa Ba, tu hành chín năm trong động Hương Tích, đã đắc đạo trở thành Phật Bà Quan Âm. Có cả một truyện thơ nôm dài kể về chuyện Quan Âm Nam Hải ở Hương Tích. Theo truyện thơ này, về sau cả gia đình Diệu Thiện đều về tu ở động Hương Tích, người chị cả tên là Diệu Thanh trở thành Văn Thù Bồ Tát, người chị hai tên là Diệu Âm trở thành Phổ Hiền Bồ Tát.
Ngày nay, trên điện Phật trong động Hương Tích, còn có pho tượng Quan Âm bằng đá, ngồi một chân co, một chân duỗi, tay cầm viên ngọc. Theo văn bia trong động, pho tượng này được tạc năm 1793, thay cho pho tượng đồng có từ trước đã bị mất. Còn ở cung Tiên, cũng trong vùng Hương Sơn, có pho tượng bằng đá trắng. Đó là những nhân vật trong gia đình Bà Chúa Ba Diệu Thiện. Bà Chúa Ba ngồi giữa, phía sau là bố mẹ, phía trước là hai người chị. Chị cả Diệu Thanh cưỡi con sư tử xanh (có nghĩa là đã trở thành Bồ Tát Văn Thù) và chị hai là Diệu Âm cưỡi con voi trắng (tức là trở thành Bồ Tát Phổ Hiền). Những người thợ đá ở Kiện Khê (tỉnh Hà Nam) đã dựa vào chuyện Bà Chúa Ba để tạc các bức tượng này vào năm 1907.
Như vậy, Quan Âm Nam Hải đã được Việt hóa và trở thành Quan Âm Hương Tích. Niềm tin rằng Hương Tích là nơi đắc đạo của Phật Bà Quan Âm đã tạo cho vùng này một sức hấp dẫn lớn đối với tín đồ Phật giáo. Nhưng hội chùa Hương không chỉ là của những phật tử miệng niệm tên Phật A Di Đà đi chiêm bái nơi có thánh tích Quan Âm. Hội chùa Hương, cũng như khu vực Hương Sơn, đã gắn kết Phật giáo với nhiều tín ngưỡng khác.
Hội chùa Hương bắt đầu với lễ khai sơn (lễ mở cửa rừng) ngày mồng 6 tháng giêng, tổ chức ở đền Ngũ Nhạc, là đền thờ một vị thần núi, dưới dạng một ông Hổ. Mâm lễ phải có một con lợn còn sống. Trong vùng Hương Sơn cũng có nhiều điện, đền thờ Mẫu như điện trước chùa Giải Oan, điện Cô gần chùa Tuyết, cách chùa Giải Oan chừng 200m là đền Cửa Võng thờ Mẫu Thượng Ngàn...
Ngay trong động Hương Tích, nơi thờ Quan Âm, cũng có những nhũ đá được gọi là Đụn Gạo, Cây Vàng, Cây Bạc, Núi Cậu, Núi Cô... Ai mong có con trai thì xoa tay vào đầu Núi Cậu, ai mong sinh con gái thì xoa tay vào đầu Núi Cô. Người nông dân cầu được mùa thì sờ vào Đụn Gạo, người buôn bán muốn phát tài thì sờ vào Cây Vàng, Cây Bạc...
Ngay trong truyện Quan Âm Nam Hải, ta cũng đã thấy sự dung hợp giữa Phật giáo với tín ngưỡng Mẫu (Tam Phủ):
Tu hành đã được mấy niên,
Bao nhiêu phép Phật, phép tiên vào lòng.
Bây giờ Tam Phủ cộng đồng,
Hộ thành quả phúc phán trong lệnh truyền.
Trong hội chùa Hương, chúng ta còn có dịp biết đến một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian: hát chèo đò, "Thông thường các tín đồ đạo Phật vào chùa Hương đi thành đoàn. Sau lễ Phật, các vãi thường ở một nơi và nhóm dậy hình thức sinh hoạt vui là hát chèo đò. Hát chèo đò được thực hiện ở bất cứ chỗ nào, đông vui hơn cả là ở sân chùa, sân nhà tổ. Các vãi có giọng hay đứng dậy làm động tác như chèo đò và hát những đoạn văn trên sáu dưới tám liên quan đến tích nhà Phật. Các vãi già nghe hát, chắp tay thành kính và xướng lại lời con hát như thể thức hát hò”(13).
Ở đây, ta thấy sự gắn bó những ngôi chùa Việt Nam với các hình thức sáng tác - diễn xướng dân gian. Đây không phải là trường hợp riêng cho hội chùa Hương.
Người Việt Nam ai cũng biết "quan họ" là một hình thức dân ca đặc sắc phổ biến ở vùng Kinh Bắc xưa (nay là tỉnh Bắc Ninh), với làn điệu rất phong phú, được hát bởi những nhóm bạn nam nữ "liền anh", "liền chị". Nếu khảo sát các làng quan họ, sẽ nhận ra một mối liên hệ chặt chẽ giữa các hội hát với các ngôi chùa. Ở các làng quan họ có chùa, thì ngày hội chùa cũng là ngày hội hát của làng. Các làng quan họ thường có hội chùa trong tháng giêng và tháng hai Âm lịch. Lịch hội chùa của các làng quan họ như sau:
Trong tháng giêng, ngày 4: làng Chắp; ngày 5: các làng Ó, Muôi, Dạm, Bưởi; ngày 6: các làng Ném, Sẻ; ngày 7: các làng Đống Cao, Báng, Nhồi, Khám; ngày 8: các làng Chọi, Đọ; ngày 9: các làng Và, Bò, Nguyễn; ngày 10: các làng Nác, Hộ, Vệ, Bịu Thị, Rừng Cống, Chè; ngày 11: làng Nếnh; ngày 12: các làng Sói, Bịu Trung; ngày 13: các làng Lãng Giang, Lũng Sơn, Nội Duệ, Yên Từ; ngày 14: làng Mành; ngày 15: các làng Trà, Đông Mơi, Tam Tảo, Diềm; ngày 16: Thị Cầu (chùa Trong), Tam Sơn; ngày 18: Thanh Sơn; ngày 20: Thị Cầu (chùa Ngoài); ngày 25: Ngang Nội; ngày 28: Bùi.
Trong tháng hai, ngày 2: làng Đặng Xá; ngày 6: làng Tiêu Thượng; ngày 7: làng Tiêu Long; ngày 15: làng Điều; ngày 19: các làng Yên Xá Ngoại, Thụ Ninh(14).
Để thấy rõ hơn mối liên hệ giữa Phật giáo với diễn xướng quan họ cùng các tín ngưỡng khác, chúng ta nên dừng lại một chút ở hội làng Nhồi và hội làng Bùi.
Làng Nhồi (tức làng Hòa Bình) là một làng quan họ có hội chùa vào ngày 7 tháng giêng Âm lịch. Thành hoàng của làng này là một nữ thần, tên là Bà Đống, dân làng tin là thần ở trên một gò đất, thuộc làng Đống Cao bên cạnh. Trong ngày hội, dân làng Nhồi phải rước Bà Đống về chùa Phật của làng. Từ tối ngày mồng 6, một số cô gái chưa chồng làng Nhồi đã đi ngủ chung với nhau ở một chỗ nào đó. Nửa đêm, khi chuông chùa vang lên, các cô thức dậy, lặng lẽ đi đến gò đất làng Đống Cao, để "mời" Bà Đống về làng. Hai cô gái khiêng chiếc trống lớn đi trước, một cô đi theo đánh trống. Tiếp theo là hai cô khênh chiêng và một cô đánh chiêng. Chiếc kiệu rước Bà Đống làm bằn
Khai quật mộ chồng nữ sĩ Đoàn Thị Điểm
Thứ năm, 28 Tháng 7 2011 11:24
Ngày 26-7, PGS-TS Nguyễn Lân Cường, Phó Tổng thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam cho biết, sau 3 ngày, việc khai quật ngôi mộ cổ 260 năm tuổi của TS Nguyễn Kiều, chồng nữ sĩ Đoàn Thị Điểm ở khu vực Vườn Đào, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội đã gần hoàn tất.
Trong quá trình khai quật phần nấm mộ phía trên, được xây dựng từ năm 1931, các nhà khảo cổ đã phát hiện một chiếc vò màu nâu to bằng quả bưởi và một chiếc bát màu trắng có họa tiết màu xanh; giữa lớp đất sét là chiếc tiểu nhỏ bằng gỗ, có dấu vết của xương. Theo TS Nguyễn Lân Cường, có thể ngôi mộ TS Nguyễn Kiều đã được cải táng từ nơi khác và đưa đến đây. Dự kiến vào lúc 7h sáng 29-7 sẽ làm lễ đưa TS Nguyễn Kiều về an táng cạnh mộ nữ sĩ Đoàn Thị Điểm ở tổ 43, cụm 7, thôn Phú Xá, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Nguyễn Kiều sinh ngày 27-2-1695 tại làng Phú Xá, huyện Từ Liêm, Hà Nội (mất ngày 16-6-1752), nổi tiếng hay chữ, rõ tài văn chương từ nhỏ. Khoa Ất Mùi (năm 1715), ông đỗ tiến sỹ, được bổ làm quan, dần lên đến chức Đô ngự sử, tước bá. Sau khi góa vợ, ông lấy nữ sĩ Đoàn Thị Điểm làm vợ kế và được cử làm Chánh sứ dẫn đoàn sang nhà Thanh…
- 19/09/2011 10:27 - Phát hiện xác ướp hơn 200 năm tuổi ở Đồng Nai
- 15/09/2011 10:28 - Phát hiện thêm mộ cư dân sông Hồng 1.500 tuổi tại Ciputra
- 12/08/2011 11:29 - Khai quật thành công ngôi mộ cổ thời kỳ Bắc thuộc
- 12/08/2011 10:29 - Phát hiện ấn đồng cổ ở Hà Tĩnh
- 08/08/2011 11:24 - Chùa Việt Nam trong đời sống văn hòa cộng đồng
- 05/07/2011 11:23 - Tìm thấy nhiều hiện vật văn hóa 3.000 năm trước
- 04/07/2011 11:21 - Kết quả khai quật di tích khảo cổ Phong Lệ: Đã phát hiện một “mỏ vàng”!
- 21/06/2011 10:34 - Hà Tĩnh: Phát hiện dãy thành lũy cổ bằng đá
- 17/06/2011 10:34 - Hà Tĩnh: Phát hiện ấn đồng cổ thời Lê
- 16/06/2011 11:19 - Phát hiện dấu tích bến gốm sứ cổ
Dấu răng khủng long lớn nhất thế giới
Thứ năm, 28 Tháng 7 2011 09:23
Các nhà nghiên cứu Hàn Quốc cho biết vừa phát hiện dấu răng khủng long ăn thịt lớn nhất thế giới tại miền đông nam nước này.
Theo hãng thông tấn Yonhap, những dấu răng trên được tìm thấy trên xương đuôi của một con khủng long ăn cỏ của loài Pukyongosaurus, sống ở thời gian đầu của kỷ Bạch phấn thuộc Đại trung sinh. Những dấu răng này dài 17 cm, rộng 2 cm và sâu 1,5 cm.
Trưởng nhóm nghiên cứu, giáo sư Paik In-sung (Đại học Quốc gia Pukyong) khẳng định đây là những dấu răng khủng long dài nhất và sâu nhất thế giới được phát hiện tính đến nay. Hóa thạch xương đuôi của con khủng long Pukyongosaurus được tìm thấy vào năm 2008 ở huyện Hadong, tỉnh Nam Gyeongsang, cách thủ đô Seoul khoảng 470 km về phía đông nam.
Các dấu hình chữ W cho thấy 2 chiếc răng tạo nên những đường sắc nét trên xương của con khủng long mồi. Nhiều dấu răng thuộc đủ kích cỡ và hình dạng cũng được tìm thấy trên xương đuôi, cho phép các nhà khoa học hiểu rõ hơn hành vi “ăn uống” của những con khủng long ăn thịt tồn tại trên trái đất cách đây khoảng 120 triệu năm. “Việc phát hiện nhiều dấu răng trên một khúc xương cho thấy các loại khủng long ăn thịt có thói quen nhấm nháp chỉ một con mồi, tương tự như những động vật ăn thịt hiện đại”, giáo sư Paik nói.
Kết quả cuộc nghiên cứu được Bộ Giáo dục, Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc tài trợ này đã được đăng trên chuyên san Palaeogeography, Palaeoclimatology, Palaeoecology của Mỹ.Theo Yonhap, hồi năm 2009, các nhà khoa học Hàn Quốc cũng tuyên bố phát hiện dấu chân khủng long nhỏ nhất thế giới. Dấu chân hóa thạch này của loài khủng long Theropoda, chỉ dài 1,27 cm và rộng 1,06 cm, nhỏ hơn 29% so với bất kỳ mẫu dấu chân nào được tìm thấy tính đến thời điểm đó.
Các chuyên gia cổ sinh vật học cho rằng, khủng long sinh sống ở Hàn Quốc cách đây khoảng 80-120 triệu năm, trải qua phần lớn kỷ Bạch phấn, giai đoạn cuối của Đại trung sinh và đây cũng là thời hoàng kim của chúng. Hóa thạch khủng long được khám phá và bảo tồn kỹ lưỡng trên một khu vực trải dài qua các bờ biển phía nam Hàn Quốc.
- 15/09/2011 09:12 - Phát hiện hộp sọ tổ tiên loài người cách 2 triệu năm
- 15/08/2011 09:20 - Phát hiện vết chân khủng long 105 triệu năm trước
- 15/08/2011 09:18 - Phát hiện sư tử đá 3000 tuổi tại Thổ Nhĩ Kỳ
- 12/08/2011 09:22 - Tìm thấy hóa thạch hộp sọ vượn niên đại 20 triệu năm
- 12/08/2011 09:21 - Phát hiến dấu tích đại bàng đuôi nhọn thời tiền sử
- 11/07/2011 09:25 - Lộ diện thú ăn thịt nguy hiểm nhất thế giới
- 07/07/2011 09:27 - Phát hiện hóa thạch gấu cổ đại tại Australia
- 04/07/2011 09:29 - Bữa ăn 8 nghìn năm của người tiền sử
- 04/07/2011 09:28 - Tìm thấy nghĩa trang 1.000 năm tại Mexico
- 21/06/2011 09:46 - Phát hiện hơn 17 kim tự tháp nhờ vệ tinh NASA
Lộ diện thú ăn thịt nguy hiểm nhất thế giới
Thứ hai, 11 Tháng 7 2011 09:25
Hóa thạch hộp sọ của một trong những "quái vật biển" rùng rợn nhất vừa được các nhà khoa học công bố tại Anh.
BBC cho biết hóa thạch có niên đại 155 triệu năm được phát hiện bởi nhà sưu tập Kevan Sheehan ở hạt Dorset, phía tây nam nước Anh từ năm 2003 đến 2008 khi nó dần dần lộ diện ra khỏi các vách đá.
"Tôi đang ngồi trên biển và nhìn thấy 3 mảnh hóa thạch. Tôi không nghi ngờ gì về chúng nhưng sau đó tôi bắt đầu kéo chúng ra. Mỗi năm tôi quay lại đây và tìm thấy một mảnh hóa thạch mới", ông Kevan nói.
Ông Kevan cho biết ban đầu trông chúng giống như những tảng đá lớn hơn là một quái vật biển. Phải mất đến 18 tháng các nhà khoa học mới có thể gột bỏ hết vỏ đá bao quanh, để lộ ra những chi tiết đặc biệt của hộp sọ quái thú. Hộp sọ này đã hoàn chỉnh đến 95% và có thể là hóa thạch hộp sọ lớn nhất và được bảo quản tốt nhất trên thế giới.
Hóa thạch cho thấy loài thú này có một sức mạnh ghê gớm tương tự với những dã thú ăn thịt khủng khiếp nhất của kỷ Jura hay Cretaceous. Chúng có hốc mắt lớn gần đỉnh đầu, có thể quan sát thấy bất kỳ con mồi nào đi qua. Các hốc ở miệng cho thấy cơ hàm vô cùng mạnh mẽ cùng với những chiếc răng khổng lồ và sắc nhọn như dao cạo giúp chúng nuốt gọn bất cứ thứ gì cản đường. Dựa trên hộp sọ 2,4m, các nhà khoa học ước lượng rằng loài thú này có độ dài từ 15- 18m tính từ đỉnh đầu cho đến đuôi.
"Có thể đây là loài thú ăn thịt nguy hiểm nhất từng tồn tại trên trái đất. Đứng trước hóa thạch hộp sọ, bạn cảm tưởng như quái vật này đang nhìn chằm chằm vào mình và chuẩn bị tấn công bạn vậy", nhà sinh vật học Richard Forrest nói.
Bộ hóa thạch này đã được quỹ Xổ số kiến thiết di sản của bảo tàng hạt Dorset, mua với giá 32.000 USD, một nửa số tiền này thuộc về nhà sưu tập và nửa còn lại thuộc về chủ đất nơi tìm thấy hóa thạch.
Hiện vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh câu hỏi đây có phải loài ăn thịt lớn nhất trên thế giới hay không. Các nhà khoa học cho rằng rất khó để tìm thấy bộ hóa thạch hoàn chỉnh của quái thú này, trong khi các mẫu vật lớn hơn đã được tìm thấy ở Oxfordshire. Những khám phá gần đây tại Svalbard và "quái thú Aramberri" được tìm thấy ở Mexico cũng là những ứng cử viên cho danh hiệu quái thú ăn thịt lớn nhất trên thế giới.
- 15/08/2011 09:20 - Phát hiện vết chân khủng long 105 triệu năm trước
- 15/08/2011 09:18 - Phát hiện sư tử đá 3000 tuổi tại Thổ Nhĩ Kỳ
- 12/08/2011 09:22 - Tìm thấy hóa thạch hộp sọ vượn niên đại 20 triệu năm
- 12/08/2011 09:21 - Phát hiến dấu tích đại bàng đuôi nhọn thời tiền sử
- 28/07/2011 09:23 - Dấu răng khủng long lớn nhất thế giới
- 07/07/2011 09:27 - Phát hiện hóa thạch gấu cổ đại tại Australia
- 04/07/2011 09:29 - Bữa ăn 8 nghìn năm của người tiền sử
- 04/07/2011 09:28 - Tìm thấy nghĩa trang 1.000 năm tại Mexico
- 21/06/2011 09:46 - Phát hiện hơn 17 kim tự tháp nhờ vệ tinh NASA
- 16/06/2011 17:57 - Australia thấy hóa thạch khủng long Spinatosaurid
Phát hiện hóa thạch gấu cổ đại tại Australia
Thứ năm, 07 Tháng 7 2011 09:27
Lần đầu tiên, một bộ xương hóa thạch hoàn chỉnh của loài gấu túi khổng lồ Diprotodon được các nhà khoa học phát hiện tại Australia.
Bộ xương được tìm thấy tại vùng Carpentaria thuộc tây bắc bang Queensland, được cho là mẫu hóa thạch hoàn hảo nhất từ trước đến nay của loài gấu túi Diprotodon.
Các nhà khoa học ước đoán loài thú này nặng 3 tấn và có chiều dài hơn 4 mét, sống tại châu Australia trong thời kỳ cách đây khoảng hai triệu năm đến 25 nghìn năm, tờ Newstv dẫn tin.
Michael Archer, giáo sư của Bảo tàng quốc gia Australia nhận định: “Những gì chúng ta thấy ở đây chính là loài thú có túi lớn nhất từng tồn tại trên trái đất. Một con quái vật nặng ba tấn”. Theo giáo sư Archer, mẫu hóa thạch này có thể giúp các nhà nghiên cứu hình dung một cách rõ rệt về hình dáng và kích thước của loài Diprotodon.
Giáo sư Archer cũng cho biết, điều lạ lùng khi phát hiện ra mẫu hóa thạch là việc các khớp xương đều được tìm thấy gần như ở một chỗ. Do đó, nơi tìm ra hóa thạch cũng rất có thể là vị trí con vật đã chết cách đây 50 nghìn năm.
Loài gấu có túi khổng lồ này từng là sinh vật thống trị trên khắp châu Australia khoảng 50 nghìn năm trước đây, cùng thời kỳ đầu sinh sống của người dân bản xứ. Loài vật nặng nề này ăn cỏ và mặc dù có một khung đầu sọ to với nhiều hốc khí, chúng được đánh giá là không mấy thông minh.
Trước khi có những khám phá tại Queensland, hóa thạch hoàn hảo nhất của loài Diprotodon chỉ là một khúc xương được tìm thấy tại bang New South Wales. Do đó, các nhà cổ sinh vật học tin rằng, phát hiện mới này sẽ tiết lộ thêm nhiều điều thú vị về loài động vật tiền sử bí ẩn trên.
- 15/08/2011 09:18 - Phát hiện sư tử đá 3000 tuổi tại Thổ Nhĩ Kỳ
- 12/08/2011 09:22 - Tìm thấy hóa thạch hộp sọ vượn niên đại 20 triệu năm
- 12/08/2011 09:21 - Phát hiến dấu tích đại bàng đuôi nhọn thời tiền sử
- 28/07/2011 09:23 - Dấu răng khủng long lớn nhất thế giới
- 11/07/2011 09:25 - Lộ diện thú ăn thịt nguy hiểm nhất thế giới
- 04/07/2011 09:29 - Bữa ăn 8 nghìn năm của người tiền sử
- 04/07/2011 09:28 - Tìm thấy nghĩa trang 1.000 năm tại Mexico
- 21/06/2011 09:46 - Phát hiện hơn 17 kim tự tháp nhờ vệ tinh NASA
- 16/06/2011 17:57 - Australia thấy hóa thạch khủng long Spinatosaurid
- 16/06/2011 17:56 - Phát hiện hóa thạch sinh vật có gai 700 triệu năm tuổi
Tìm thấy nhiều hiện vật văn hóa 3.000 năm trước
Thứ ba, 05 Tháng 7 2011 11:23
Sau hơn 2 tháng khai quật, tại thôn Tre 1, xã Trà Thọ, huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi, các chuyên gia khảo cổ học đã phát hiện một hố có 10 mộ, niên đại hơn 3.000 năm, táng bằng chum, táng vò và nhiều hiện vật chôn kèm.
Các chum được đặt nằm ngang, nằm nghiêng, trên miệng chum có một cái vò, dưới chum có nhiều đồ gốm. Theo nhận định ban đầu của tiến sỹ khảo cổ học Đoàn Ngọc Khôi, Bảo tàng tổng hợp Quảng Ngãi, các di tích, di vật ở đây có nguồn gốc từ thời tiền văn hóa Sa Huỳnh nhưng lần đầu tiên được tìm thấy ở miền núi tỉnh Quảng Ngãi. Trước đây, các di tích, di vật này chỉ được tìm thấy ở đồng bằng và vùng biển. Còn tiến sỹ khảo cổ học Nguyễn Thế Phong cho biết các hiện vật được tìm thấy hết sức độc đáo, hoa văn trang trí rất đẹp, được trình bày dưới nhiều hình thức khác nhau và rất tinh xảo.
Tại hiện trường khai quật, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi Lê Quang Thích đánh giá đây là những di sản văn hóa rất có giá trị; đề nghị các nhà khảo cổ học khẩn trương khai quật, hoàn thành trước mùa mưa năm nay để tổ chức trưng bày các hiện vật khai quật được tại Bảo tàng tỉnh.
Phó Chủ tịch tỉnh cũng đề nghị lấy mẫu, gửi các cơ quan chức năng phân tích, đánh giá để biết chính xác nguồn gốc của các hiện vật và công bố đến công chúng.
- 15/09/2011 10:28 - Phát hiện thêm mộ cư dân sông Hồng 1.500 tuổi tại Ciputra
- 12/08/2011 11:29 - Khai quật thành công ngôi mộ cổ thời kỳ Bắc thuộc
- 12/08/2011 10:29 - Phát hiện ấn đồng cổ ở Hà Tĩnh
- 08/08/2011 11:24 - Chùa Việt Nam trong đời sống văn hòa cộng đồng
- 28/07/2011 11:24 - Khai quật mộ chồng nữ sĩ Đoàn Thị Điểm
- 04/07/2011 11:21 - Kết quả khai quật di tích khảo cổ Phong Lệ: Đã phát hiện một “mỏ vàng”!
- 21/06/2011 10:34 - Hà Tĩnh: Phát hiện dãy thành lũy cổ bằng đá
- 17/06/2011 10:34 - Hà Tĩnh: Phát hiện ấn đồng cổ thời Lê
- 16/06/2011 11:19 - Phát hiện dấu tích bến gốm sứ cổ
- 16/05/2011 11:18 - Phát hiện cổ vật liên quan đến phế tích Tháp Chămpa
Kết quả khai quật di tích khảo cổ Phong Lệ: Đã phát hiện một “mỏ vàng”!
Thứ hai, 04 Tháng 7 2011 11:21
Như tin đã đưa, Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng vừa công bố kết quả sau hai tháng phối hợp cùng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội) tiến hành khai quật di tích khảo cổ Phong Lệ (thôn 3, phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng).
Theo đánh giá ban đầu, đây là một phế tích, nghi ngờ tháp Chăm lần đầu tiên được phát hiện tại Đà Nẵng, dù rằng địa phương này đang sở hữu một bảo tàng điêu khắc trên đá của dân tộc Chămpa lớn nhất Đông Nam Á hiện nay.
Điều đáng lưu ý, mặc dù từ năm 1890, nhà khảo cổ người Pháp Henry Parmentier đã tìm được và để lại một bức phù điêu Siva múa niên đại thế kỷ X khá độc đáo. Song đến nay, hơn một thế kỷ qua, giới nghiên cứu vẫn chưa tìm được mối tương quan giữa bức tượng với địa danh Phong Lệ. Bởi trên thực tế, thì địa điểm khảo cổ Phong Lệ gần như bị bỏ hoang phế trong những năm chiến tranh. Sau ngày đất nước thống nhất, HTX nông nghiệp của địa phương đã san ủi một phần khu di tích làm trại chăn nuôi. Người dân từ các nơi về đây ngụ cư mà không biết rằng họ đã và đang ở trong một khu di tích khảo cổ quan trọng.
Vào tháng 3.2011, trong khi đào móng xây nhà, ông Ông Văn Tồn và bà Lê Kim Phụng (tổ 3, phường Hòa Thọ Đông, Cẩm Lệ) đã phát hiện 3 hiện vật bằng đá và một mảng móng tường bằng gạch cổ. Sau đó, gia đình đã báo cho cơ quan chức năng tiến hành xem xét và khai quật để xác định các hiện vật. Bảo tàng Điêu khắc Chăm đã cử chuyên viên trực tiếp đến xem xét, xác định đây là di tích khảo cổ Chămpa và làm thủ tục khai quật khẩn cấp di tích này. Trên cơ sở đó, UBND TP Đà Nẵng đã cấp kinh phí và cho phép nhóm khảo cổ ĐH Quốc gia Hà Nội phối hợp với Bảo tàng Chăm tổ chức khảo cổ khẩn cấp trên di chỉ này.
Chủ trì đợt khai quật, nhà nghiên cứu Nguyễn Chiều (khoa Khảo cổ học ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn) cho hay, qua năm hố khai quật với tổng diện tích 206m2, nền móng kiến trúc hai phế tích tháp Chăm quy mô lớn, 30 hiện vật tương đối nguyên vẹn và hàng trăm viên gạch, mảnh ngói, gốm… có nguồn gốc Chămpa niên đại khoảng 1.000 năm đã xuất lộ. Trong đó, dấu tích tại hố khai quật H1 rộng 90m2 cho thấy có thể từng tồn tại một tòa tháp Chăm đồ sộ tại đây.
Ông Võ Văn Thắng, Giám đốc Bảo tàng Điêu khắc Chăm nhận định, những phần nền móng tháp Chăm đã phát lộ cho thấy di tích khảo cổ Phong Lệ là khu vực tập trung một số đền tháp lớn, trùng khớp với những ghi chép trong thư tịch của các học giả Pháp đầu thế kỷ XX. Hiện Bảo tàng Điêu khắc Chăm cũng đang lưu giữ chín hiện vật được thu thập tại địa danh Phong Lệ cách đây hơn 100 năm.
Tại buổi báo cáo kết quả khai quật di tích khảo cổ Phong Lệ, các chuyên gia cho biết, sau 2 tháng triển khai thực hiện, đến nay giai đoạn khai quật khẩn cấp đã kết thúc, đạt được mục tiêu chính đề ra. Đã tiến hành 5 hố khai quật với tổng diện tích 206m2, phát lộ 2 phế tích Chăm có quy mô lớn. Các nền móng kiến trúc đền tháp Chămpa có giá trị nghiên cứu về di tích, đặc biệt là kỹ thuật xây dựng móng tháp và một số nội dung liên quan.
Khi khai quật, đã phát hiện và sưu tầm được 30 hiện vật tương đối nguyên vẹn và hàng trăm viên gạch, mảnh ngói, gốm và đá có nguồn gốc Chămpa có niên đại cách đây khoảng 1.000 năm, có giá trị bổ sung cho các bộ sưu tập hiện vật của bảo tàng điêu khắc Chăm. Cũng theo ông Võ Văn Thắng, trong khu vực liền kề với di tích nền móng tháp Chămpa cũng còn một di tích tín ngưỡng của người Việt, nhân dân địa phương gọi là “Dinh Bà”.
Dòng chữ Hán khắc trên đòn đông còn có ghi niên đại Tự Đức Nhâm Tuất (tức năm 1862). Gần đó còn có miếu âm linh và miếu thờ thần hoàng, thổ địa của xóm. Những yếu tố này cho thấy địa điểm trên hội đủ điều kiện để xếp hạng di tích, đưa vào bảo tồn, phục vụ công tác giáo dục và du lịch. Quần thể di tích này có vị trí thuận lợi (nằm cạnh quốc lộ 1A và sông Cầu Đỏ, nối thẳng tuyến du lịch đường sông lên khu di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn) lại bao hàm nhiều giá trị lớn lao. Vì vậy, nếu được quy hoạch kịp thời, khai quật hoàn chỉnh, nơi đây có đủ tiềm năng để trở thành điểm đến đầy giá trị về du lịch cũng như giáo dục lịch sử, văn hóa”.
Ông Thắng cũng cho biết, nếu được quy hoạch kịp thời thì địa điểm này và một góc làng Phong Lệ hiện nay có đủ các tiềm năng để trở thành một điểm tham quan có giá trị về mặt du lịch lẫn công tác giáo dục văn hóa. Ngoài ra, thông qua công việc khai quật đã thực hiện tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân địa phương về công tác bảo vệ di chỉ văn hóa. Từ kết quả khai quật ban đầu, Bảo tàng Điêu khắc Chăm đề nghị UBND TP Đà Nẵng xem xét, chỉ đạo các đơn vị chức năng kiểm tra, tham mưu về việc quy hoạch khu vực khảo cổ Chămpa, trong đó có diện tích công cộng khoảng 5.000m2 bao gồm di tích, đền miếu, cây xanh... để có thể bảo tồn, nghiên cứu khảo cổ, phát huy giá trị, phục vụ lợi ích lâu dài của cộng đồng nói chung.
Trước tình hình nói trên, ông Nguyễn Hữu Chiến, Phó Giám đốc Sở VHTTDL TP Đà Nẵng cho rằng: “Tuy đây chỉ mới là kết quả khai quật bước đầu, song có thể nói chúng ta vừa phát hiện cả một “mỏ vàng” di tích Việt-Chăm vô giá, bởi dưới lòng đất khu vực này còn rất nhiều lớp trầm tích văn hóa Chăm và văn hóa Việt cổ cần tiếp tục khai phá”. Hy vọng, trong tương lai, nếu ai đã đến Bảo tàng Điêu khắc Chăm mà muốn đến một nơi cụ thể hơn để tìm hiểu cư dân Chăm xưa sống như thế nào, ở đâu, đền tháp ra sao… thì có thể đến làng Phong Lệ để tìm hiểu. Điều đó sẽ tạo thành một tour khép kín ngay trên địa bàn Đà Nẵng. Vì vậy, Sở VHTTDL yêu cầu Bảo tàng Điêu khắc Chăm khẩn trương chuẩn bị phương án quy hoạch tổng thể toàn bộ khu vực này trình lãnh đạo TP để đảm bảo vấn đề quản lý.
- 12/08/2011 11:29 - Khai quật thành công ngôi mộ cổ thời kỳ Bắc thuộc
- 12/08/2011 10:29 - Phát hiện ấn đồng cổ ở Hà Tĩnh
- 08/08/2011 11:24 - Chùa Việt Nam trong đời sống văn hòa cộng đồng
- 28/07/2011 11:24 - Khai quật mộ chồng nữ sĩ Đoàn Thị Điểm
- 05/07/2011 11:23 - Tìm thấy nhiều hiện vật văn hóa 3.000 năm trước
- 21/06/2011 10:34 - Hà Tĩnh: Phát hiện dãy thành lũy cổ bằng đá
- 17/06/2011 10:34 - Hà Tĩnh: Phát hiện ấn đồng cổ thời Lê
- 16/06/2011 11:19 - Phát hiện dấu tích bến gốm sứ cổ
- 16/05/2011 11:18 - Phát hiện cổ vật liên quan đến phế tích Tháp Chămpa
- 12/05/2011 11:16 - LỄ PHẬT ĐẢN - NGÀY LỄ LỚN CỦA PHẬT GIÁO
Bữa ăn 8 nghìn năm của người tiền sử
Thứ hai, 04 Tháng 7 2011 09:29
Hai giáo sư khảo cổ sinh vật học Hà Lan vừa công bố những nghiên cứu về một bữa ăn thịt bò rừng nướng ngoài trời có niên đại 7.700 năm của người tiền sử trên tạp chí Khoa học Khảo cổ tháng 7/2011. Đây được coi là bằng chứng trực tiếp sớm nhất về kỹ thuật săn bắn, xẻ thịt, đun nấu và ăn thịt thú của người tiền sử.
Bữa “barbercue” nguyên thủy này diễn ra tại một địa điểm khảo cổ ngày nay thuộc thung lũng Tjonger, Hà Lan.
Di chỉ còn lại cho thấy, sau khi giết được một con bò rừng Á Âu khổng lồ (aurochs), những kẻ đi săn lang thang đã xẻ thịt bằng một lưỡi đá, rồi đem nướng. Các thành viên bữa tiệc đã hút phần tủy sống ở xương con vật trước khi họ “chén” thịt sườn chín.
Làm thế nào thợ săn tiền sử có thể hạ được con mồi hung dữ này?
Giáo sư Wietske Prummel, nhà khảo cổ sinh vật học thuộc trường Đại học Groningen, một trong hai tác giả nghiên cứu nhận định trên tờ Discovery: “Hoặc là con vật này đã sập vào một cái bẫy chông và rồi những người đi săn lấy đá nhọn đập vào đầu cho đến chết; hoặc là nó đã bị nhóm người bắn cung với mũi tên bằng đá cho đến chết”.
“Sau khi giết chết con bò rừng, nhóm thợ săn đã cắt chân nó và hút tủy sống”, ông Prummel và đồng nghiệp là Marcel Niekus luận giải trên một lưỡi đá được tìm thấy ngay cạnh bộ xương con bò khai quật.
“Tiếp tục, nhóm thợ săn lột lấy bộ da và xẻ thịt thành những tảng lớn để dành mang về nơi cư trú gần đó. Những vết chặt còn lại trên lưỡi đá cho thấy thịt được xẻ, tách khỏi xương một cách rất cẩn thận”.
Sau nữa, nhóm người đi săn nướng phần xương sườn dính thịt còn lại và có lẽ cả những miếng thịt nhỏ trên một đống lửa ngoài trời. Rồi họ ăn chúng ngay tại chỗ, “phần thưởng cho cuộc săn bắn thành công của họ”, như lời ông Prummel.
Cuối cùng, chiếc lưỡi đá, có lẽ đã cùn đi do phải chặt quá nhiều, bị bỏ lại và bị cháy xém bởi ngọn lửa dùng để nướng thịt.
Bữa ăn nguyên thủy này diễn ra vào khoảng hơn 1000 năm trước khi những kẻ canh tác nông nghiệp đầu tiên biết thuần hóa gia súc đến định cư tại Tjonger.
Giáo sư Niekus cho biết: “Nhóm người này sống vào khoảng Thời kì Đồ đá Trung Muộn. Họ là những nhóm đi săn lang thang. Săn bắn hẳn là một phần quan trọng trong hoạt động sinh tồn của họ”.
Các tác giả nghiên cứu nhấn mạnh thêm những người tiền sử trên sinh sống trong một khu vực khá rộng và thường xuyên lui tới Tjonger để săn bò rừng. Sau thời kì Đồ đá, khu vực này rất hiếm người sinh sống mãi cho đến thời kì Trung cổ muộn (Late Medieval), có lẽ do vùng này bị ngập nước.
Bò rừng hẳn đã là loại thức ăn tốt nhưng không phải là phổ biến đối với những nguyên thủy ưa ăn thịt. Có thể do bò rừng là loài vật khổng lồ và thợ săn không phải lúc nào cũng giết được chúng.
Xương bò rừng đã được khai quật thấy ở những vùng định cư sớm khắp châu Âu. Tuy nhiên xương nai đỏ, hoẵng, lợn lòi hoang và nai sừng tấm thậm chí còn phổ biến hơn.
Khi những người nông dân đầu tiên tới châu Âu khoảng 7500 năm trước đây, họ đã sử dụng địa bàn sinh sống của bò rừng để làm nơi cư ngụ và canh tác khiến chúng dần dà mất đi môi trường sống thích hợp và dẫn đến tuyệt vong.
- 12/08/2011 09:22 - Tìm thấy hóa thạch hộp sọ vượn niên đại 20 triệu năm
- 12/08/2011 09:21 - Phát hiến dấu tích đại bàng đuôi nhọn thời tiền sử
- 28/07/2011 09:23 - Dấu răng khủng long lớn nhất thế giới
- 11/07/2011 09:25 - Lộ diện thú ăn thịt nguy hiểm nhất thế giới
- 07/07/2011 09:27 - Phát hiện hóa thạch gấu cổ đại tại Australia
- 04/07/2011 09:28 - Tìm thấy nghĩa trang 1.000 năm tại Mexico
- 21/06/2011 09:46 - Phát hiện hơn 17 kim tự tháp nhờ vệ tinh NASA
- 16/06/2011 17:57 - Australia thấy hóa thạch khủng long Spinatosaurid
- 16/06/2011 17:56 - Phát hiện hóa thạch sinh vật có gai 700 triệu năm tuổi
- 16/06/2011 17:50 - Phát hiện một thành phố lâu đời nhất của châu Âu