Phát hiện hóa thạch hổ cổ đại hai triệu năm
Phát hiện hóa thạch hổ cổ đại hai triệu năm
Thứ tư, 07 Tháng 12 2011 08:54
Các nhà khoa học vừa phát hiện hóa thạch loài hổ tuyệt chủng cách đây hai triệu năm tại Trung Quốc.
Hóa thạch mà các nhà khảo cổ tìm thấy gồm hộp sọ của loài hổ tên Panthera Tigris, xuất hiện cách đây hơn hai triệu năm. Loài này có hàm răng sắc, mũi dài. Hộp sọ của loài hổ này nhỏ hơn kích thước loài hổ hiện đại nhưng có nhiều nét tương đồng.
Theo các chuyên gia, loài hổ cổ đại này giống con mèo khổng lồ, ăn thịt động vật và có thể di chuyển tới châu Á. Trọng lượng loài hổ này có thể lên tới 660 pound (khoảng 300kg).
Nguồn gốc của loài hổ này đang được các nhà khoa học tìm hiểu. Nhiều ý kiến cho rằng, chúng xuất hiện ở miền trung Trung Quốc hoặc ở bắc Siberia và di chuyển tới châu Á.
Trước đó, các nhà khoa học phát hiện hộp sọ của loài báo tuyệt chủng tại phía Tây Bắc Trung Quốc có niên đại từ 2,16 – 2,55 triệu năm và một hóa thạch hổ khác xuất hiện cách đây nửa triệu năm.
Như vậy, đến nay, loài hổ cổ đại nhất được xác định là Panthera Tigris.
- 23/02/2012 17:18 - Phát hiện rừng 300 triệu năm dưới đống tro
- 21/02/2012 17:20 - Những bức vẽ cổ xưa nhất của loài người
- 17/02/2012 08:46 - Phát hiện động vật cổ xưa nhất Trái đất
- 06/02/2012 08:50 - Phát hiện tổ khủng long xưa chưa từng thấy
- 18/01/2012 08:53 - Phát hiện quần thể đền chùa 800 năm tuổi
- 29/11/2011 08:56 - Lưỡi câu cổ nhất thế giới tại Đông Timor
- 28/11/2011 08:57 - Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
- 24/11/2011 08:59 - Khai quật 350 bộ xương của binh sĩ thời Napoleon
- 18/11/2011 09:02 - Tìm thấy hóa thạch nhỏ nhất hành tinh
- 18/11/2011 09:00 - Tìm thấy nền văn minh “bị mất”