Vệ tinh giúp phát hiện nền văn minh cổ xưa ở Lybia

Vệ tinh giúp phát hiện nền văn minh cổ xưa ở Lybia

 

 

Hình ảnh vệ tinh đã giúp các nhà khảo cổ phát hiện ra sự tồn tại của một nền văn minh cổ xưatại sa mạc Sahara, thuộc phía tây nam Libya, phát hiện mới này có thể giúp Libya viết lại lịch sử của đất nước mình.

Bằng việc sử dụng vệ tinh với độ phân giải cao để tìm kiếm, các nhà khoa học Anh đã phát hiện hơn 100 làng mạc và nông trại kiên cố tại một vùng có khí hậu khắc nghiệt trong sa mạc Sahara, những kiến trúc này liên kết với nhau thành các thị trấnvàước đoán được hình thành từ khoảng từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ V năm sau Công nguyên. Những "thành phố mất tích" này xây dựng bởi một nền văn minh cổ xưa ít người biết đến có tên là Garamantes, đây là nền văn minh có trình độ phát triển cao so với các bộ tộc khác tại khu vực Bắc Phi.

Nhóm khảo sát của trường Đại học Leicester đã tìm thấy những viên gạch xây nhà được làm bằng bùn khô, các bức tường cao trên 4m vẫn còn đứng vững qua thời gian, ngoài ra họ còn phát hiện một số giếng nước được liên kết với những hệ thống tưới tiêu phức tạp.

Trưởng nhóm khảo sát, giáo sư khảo cổ David Mattingly của trường Đại học Leicester cho biết: "Hình ảnh vệ tinh đã giúp quan sát một vùng rộng lớn, có thể thấy khí hậu của vùng đất này đã không hề thay đổi trong suốt hàng ngàn năm qua, vùng đất khắc nghiệt này không hề có mưa, chính điều đặc biệt này đã giúp các công trình kiến trúc không bị xói mòn và vẫn có thể đứng vững qua hàng ngàn năm”.

Tiến sĩ Martin Sterry, người phân tích hình ảnh của nhóm giải thích rằng những phát hiện này sẽ giúp đánh giá lại về thời kỳ La Mã, có thể nền văn minh Garamantes bao gồm nhiều bộ tộc du mục thiện chiến trên sa mạc đã liên minh với nhau và không ngừng tấn công quấy rối Đế chế La Mã”

Giáo sư David Mattingly và các cộng sự của ông đã buộc phải sơ tán khỏi Libya vào tháng Hai khi phe nổi dậy bắt đầu cuộc chiến chống lại chế độ Gaddafi, hiện nay họ hy vọng sớm có thể quay lại Libya để tiếp tục nghiên cứu nếu tình hình an ninh được đảm bảo. Hội đồng nghiên cứu châu Âu đã tài trợ cho nhóm của giáo sư Mattingly 2,5 triệu euro để theo đuổi dự án này.

Giáo sư Mattinglynói: “Đây là bước khởi đầu tốt đẹp cho ngành khảo cổ Lybia, người dân Lybia có thể tự hào về lịch sử dân tộc mình khi biết cha ông họ đã từng tồn tại ngang hàng với người Hy Lạp và La Mã quanh vùng biển Địa Trung Hải. Hy vọng việc đưa những phát hiện về nền văn minh Garamantes vào sách giáo khoa sẽ giúp trẻ em Lybia hiểu thêm về lịch sử và những di sản của tổ tiên mình”.

 

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Trương Khởi Chi (Chủ biên) - Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội - Năm xb: 2021 - Khổ sách: 16 x 24 - Số trang: 661 trang
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244
NXB Tổng hợp TPHCM vừa ra mắt trọn bộ 2 quyển sách Khảo cổ học Đồng bằng sông Mê Kông - Tập II: Văn minh vật chất Óc Eo của tác giả Louis Malleret do...

Tạp chí

Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
QUY ĐỊNH GỬI BÀI CHO TẠP CHÍ KHẢO CỔ HỌC    

61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9037257
Số người đang online: 15