Lưỡi câu cổ nhất thế giới tại Đông Timor
Lưỡi câu cổ nhất thế giới tại Đông Timor
Thứ ba, 29 Tháng 11 2011 08:56
Các nhà khoa học vừa phát hiện được những lưỡi câu bằng xương được chế tạo từ 42.000 năm trước đây tại một hang động ở Đông Timor, bằng chứng cho thấy con người đã đánh cá ngoài biển sâu lâu hơn nhiều so với những ước tính trước đây.
Các cuộc nghiên cứu trước đây cho thấy rằng những người tiền sử đã có khả năng vượt qua những vùng biển sâu từ khoảng 50 nghìn năm trước đây, như họ đã từng làm khi xâm chiếm Australia. Tuy nhiên, cho tới nay các nhà khoa học mới chỉ phát hiện được những chứng cứ cho thấy rằng việc đánh bắt cá ở những vùng biển sâu mới chỉ bắt đầu từ khoảng 12 nghìn năm trước.
Bà O’Connor và các đồng nghiệp của mình vừa phát hiện được dấu vết của một số công cụ đánh cá thời tiền sử và xương của những con cá lớn như cá ngừ tại một hang động có tên là Jerimalai, (Đông Timor).
Tại địa điểm khai quật này, các nhà khoa học đã phát hiện được có các mũi lao bằng xương, các chuỗi hạt làm từ vỏ sò và khoảng 38.000 chiếc xương cá thuộc 23 loài khác nhau, trong đó có các loài cá sống ở các vùng nước sâu như cá ngừ hoặc cá vẹt. Trong đó, đáng chú ý nhất là những chiếc lưỡi câu được làm bằng xương có niên đại khoảng 42.000 năm. Cho đến nay, đây là những chiếc lưỡi câu được chế tạo sớm nhất trên thế giới. Bà O’Connor nói: “Rất có thể người ta đã đánh bắt cá ngừ tại các luồng nước sâu ngoài khơi của hang Jerimalai”. Bà phỏng đoán rằng, do các đảo thuộc Đông Timor có rất ít động vật trên cạn và các loài chim, bởi vậy có thể là những người dân cổ đại đã phải tăng cường việc đánh bắt cá để sinh sống.
Có khoảng một nửa các bộ xương phát hiện được tại địa điểm khảo cổ là xương của các loài cá lớn sống ở các vùng biển xa như cá ngừ. Đây là những loài cá sống ở sâu dưới nước và có tốc độ rất nhanh và để bắt được những loài cá như vậy đòi hỏi phải có kỹ năng và công nghệ đánh bắt cá phức tạp. Điều này cho thấy rằng có thể những người tiền sử đã có được những kỹ năng này sớm hơn so với những nghiên cứu trước đây. Bà O’Connor nói: “Tôi nghĩ rằng những chứng cứ phát hiện được ở Đông Timor cho thấy rằng con người đã có khả năng đánh bắt cá xa bờ từ rất sớm”.
Một số nhà khoa học có thể cho rằng hầu hết các xương cá dường như là của những con cá còn nhỏ, và do đó chúng có thể bị đánh bắt dễ dàng ở gần bờ chứ không phải là ở những vùng biển xa. Tuy nhiên, bà O’Connor phản bác: “Dù có như thế đi chăng nữa, thì cũng không dễ dàng gì để đánh bắt những con cá ngừ, bởi việc đó đòi hỏi người ta phải đặt lưới ở sâu dưới biển”.
- 21/02/2012 17:20 - Những bức vẽ cổ xưa nhất của loài người
- 17/02/2012 08:46 - Phát hiện động vật cổ xưa nhất Trái đất
- 06/02/2012 08:50 - Phát hiện tổ khủng long xưa chưa từng thấy
- 18/01/2012 08:53 - Phát hiện quần thể đền chùa 800 năm tuổi
- 07/12/2011 08:54 - Phát hiện hóa thạch hổ cổ đại hai triệu năm
- 28/11/2011 08:57 - Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
- 24/11/2011 08:59 - Khai quật 350 bộ xương của binh sĩ thời Napoleon
- 18/11/2011 09:02 - Tìm thấy hóa thạch nhỏ nhất hành tinh
- 18/11/2011 09:00 - Tìm thấy nền văn minh “bị mất”
- 11/11/2011 09:03 - Vệ tinh giúp phát hiện nền văn minh cổ xưa ở Lybia