Phát hiện thêm mộ cư dân sông Hồng 1.500 tuổi tại Ciputra

 

 

4 tháng sau khi hai mộ cổ độc đáo được phát hiện ở công trường xây dựng khu đô thị Ciputra (Hà Nội), thêm một ngôi mộ cổ nữa được các công nhân thi công phát hiện khi đào móng xây dựng tại khu vực này.

Phát hiện thêm mộ cư dân sông Hồng 1.500 tuổi tại Ciputra

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PGS.TS Nguyễn Lân Cường - Phó Tổng thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam cho biết, ngôi mộ đã bị máy xúc cào gần hết, chỉ còn lại phần đáy; có chiều dài 4,3m, chiều ngang 0,94m. Phần chính thất của ngôi mộ dài 3,85m, rộng 0,63m. Chiều cao của phần đã bị phá đo được 0,7m.

Gạch dùng để xây mộ dài 28cm, rộng 16cm, dày 4,5cm. Đất trong mộ khá cứng và không có bùn. Nhiều khả năng mộ được xây theo kiểu vòm cuốn như hai ngôi mộ khai quật hối tháng 4.

Trao đổi với Đất Việt, PGS.TS Nguyễn Lân Cường cho biết: Điểm khác biệt so với hai ngôi mộ trước là đáy mộ không lát  gạch như hai ngôi mộ trước, ở giữa các viên gạch dường như có một chất kết dính và trên những viên gạch xây mộ không có hoa văn. Về cơ bản, ngôi mộ này có loại hình giống như ngôi mộ nhỏ trong hai ngôi mộ đã khai quật.

Hiện vật tìm thấy trong mộ gồm có đồ gốm và đinh quan tài làm bằng sắt. Trong quá trình khai quật, các nhà khảo cổ còn tìm thấy 1 chiếc vò sành màu nâu xám có 4 núm, 7 chiếc bát sứ.


Dựa vào cấu trúc của mộ và hiện vật thu được, ngôi mộ này cũng thuộc thời Lục triều (khoảng thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ thứ 6), cùng thời với hai ngôi mộ đã khai quật. “Tôi tin rằng tại khu vực này, vẫn còn rất nhiều di tích nằm ở độ sâu khoảng 2m dưới lòng đất”,  PGS - TS Nguyễn Lân Cường nhận định.

Theo PGS.TS Nguyễn Lân Cường, từ những ngôi mộ và hiện vật khai quật được, bước đầu có thể phác thảo bức tranh về một cụm dân cư Việt cổ ven sông Hồng khoảng 1.500 năm trước: "Nằm ở ven sông Hồng, gần như chắc chắn ngôi làng Việt cổ đã có một bến thuyền, đóng vai trò quan trong đời sống, sinh hoạt của cư dân. Có thể người dân làng đã vận chuyển các vật tư, như gỗ, đá từ miền cao về bến và vận chuyển lương thực thực phẩm theo chiều ngược lại”.

Việc phát lộ những di tích mới cũng như nghiên cứu kỹ lưỡng về các hiện vật khảo cổ thu thập được sẽ là cơ sở để đưa ra kết luận về trình độ phát triển của cộng đồng dân cư Việt cổ ven sông Hồng.

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Phát hiện hóa thạch tê giác có lông 3,6 triệu năm

 

 

Theo bài báo đăng trên tạp chí Khoa học ngày 2/9, các nhà khảo cổ đã tìm thấy hóa thạch của một con tê giác có lông ở Cao nguyên Tây Tạng.

Đây được cho là mẫu vật cổ nhất thuộc loài này, chứng tỏ một số loài động vật có vú khổng lồ đã tiến hóa trước tiên ở Tây Tạng ngày nay trước khi bắt đầu Kỷ Băng hà.

Con vật nói trên sinh sống cách đây 3,6 triệu năm, rất lâu trước khi những con thú tương tự có mặt trên các lục địa Á Âu trong Kỷ Băng hà.

Loài thú đã tuyệt chủng này đã phát triển những kỹ năng thích nghi đặc biệt, cào tuyết để tìm rau bằng việc sử dụng chiếc sừng dẹt. Đây là một hành vi sinh tồn hữu ích trong khu vực Tây Tạng có khí hậu khắc nghiệt.

Những con tê giác này sinh sống vào thời điểm khí hậu Trái Đất ấm hơn nhiều và các lục địa phía Bắc không có những tảng băng khổng lồ như ở Kỷ Băng hà sau đó.

Khi bước vào Kỷ Băng hà khoảng 2,6 triệu năm trước, các con tê giác ưa lạnh này đã di chuyển xuống từ các ngọn núi cao và bắt đầu mở rộng địa bàn sinh sống ra khắp Bắc Á và châu Âu.

Ông Xiaoming Wang thuộc Bảo tàng lịch sử tự nhiên Los Angeles khẳng định: “Đây là mẫu vật cổ xưa nhất từng được phát hiện cho đến nay. Nó xuất hiện sớm hơn ít nhất 1 triệu năm so với bất cứ loài tê giác có lông nào mà chúng ta biết đến. Bộ hóa thạch này được bảo quản khá nguyên vẹn và chỉ bị dập đôi chút. Toàn bộ xương đầu và hàm dưới được giữ nguyên.”

Nhóm khảo cổ cho rằng phát hiện về hóa thạch con tê giác cổ đại nói trên ủng hộ giả thuyết cho rằng các vùng đồi thấp băng giá dưới chân dãy núi Himalaya thuộc Tây Tạng từng là cái nôi tiến hóa của những loài thú khổng lồ Kỷ Băng hà.

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Hóa thạch sinh vật cổ xưa nhất

 

 

Các chuyên gia khảo cổ thông báo họ vừa tìm thấy hóa thạch rất nhỏ của loài vi sinh vật từng có mặt trên trái đất cách đây 3,43 tỉ năm. Hóa thạch này được cho là cổ xưa nhất, từng tồn tại trong môi trường cực kỳ khắc nghiệt và thiếu oxy.

Loài vi sinh này được tin là phát triển mạnh trong môi trường lưu huỳnh phun trào từ núi lửa. Hóa thạch nhỏ đến mức không thể nhìn được bằng mắt thường mà phải qua kính hiển vi. Chúng được tìm thấy giữa các hạt cát trên bãi biển lâu đời nhất thế giới Strelley Pool thuộc vùng Pilbara xa xôi ở miền tây nước Úc.

Báo Daily Mail dẫn lời trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ David Wacey tại đại học Tây Úc cho biết, trên trái đất ở môi trường rất hiếm hoặc không có ôxy thì sự sống phải phát triển theo phương cách khác để tồn tại. Khả năng hô hấp với lưu huỳnh là một trong những giai đoạn đầu để chuyển đổi từ thế giới phi sinh học sang thế giới sinh học.

Một số chuyên gia lại cho rằng hóa thạch lâu đời nhất trên thế giới là stromatolites với ít nhất là 3,5 tỉ năm tuổi, nhưng giáo sư Martin Brasser tại Đại học Oxford thì cho rằng đó là hóa thạch được hình thành thông qua phản ứng hóa học hơn là hóa thạch tự nhiên. 

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Phát hiện đấu trường La Mã ở Áo

 

 

Các nhà khảo cổ vừa phát hiện tàn tích của một đấu trường La Mã ở Áo – nơi các đấu sĩ sống trong phòng nhỏ chỉ đủ trở mình và thường đấu đến chết để mua vui cho khán giả.

Khoảng 1.700 năm trước, đấu trường Carnuntum là một phần của thành phố 50.000 dân cách thủ đô Vienna khoảng 45km về phía đông.

Dùng radar, các nhà khảo cổ phát hiện đấu trường nằm trong lòng đất. Tại nơi luyện võ của các đấu sĩ, họ phát hiện tàn tích của một cột gỗ dày, nơi những võ sĩ giác đấu trẻ tuổi tập đâm chém ngày đêm.

Các bức tường dày bao quanh khu khảo cổ rộng 11.000 m2; khu luyện võ rộng 19 m2 có ghế gỗ bao quanh và thềm dành cho huấn luyện viên. Tổ hợp này gồm 40 phòng ngủ nhỏ hẹp dành cho võ sĩ giác đấu, 1 khu vực tắm rửa rộng lớn, một phòng huấn luyện…

Theo hình ảnh mà radar phát hiện, bên ngoài nhưng bức tường là một nghĩa địa dành cho người chết trong lúc tập.

“Trường luyện võ sĩ giác đấu là sự kết hợp của trại lính và nhà tù. Các đấu sĩ thường là tội phạm, tù binh và nô lệ”, đại diện Bảo tàng Roemisch-Germanisches Zentral (một trong những cơ quan tham gia phát hiện và đánh giá khu khảo cổ đấu trường) nhận xét. Võ sĩ sống sót sau các cuộc đâm chém đẫm máu sẽ được tung hô và có thể được trả tự do.

Cơ quan chức năng chưa quyết định khi nào khai quật tổ hợp luyện võ và đấu nhau đến chết ở Áo.

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Phát hiện hộp sọ tổ tiên loài người cách 2 triệu năm

 

 

Các nhà khoa học cho hay một sinh vật nguyên thủy giống vượn sống cách đây khoảng 2 triệu năm chính là loài đã "mở đường" cho con người ngày nay.

Sinh vật có tên là Australopithecus sediba này được phát hiện trong một hang động ở Nam Phi và được gọi là "mắt xích còn thiếu" giữa loài vượn và con người.

Hiện tại, những chi tiết mới về não, xương chậu, bàn tay và bàn chân của loài này cho thấy rõ ràng rằng chúng là họ hàng lâu đời của chúng ta cả về những đặc tính nguyên thủy cũng như những đặc điểm giống con người và hiện đại hơn.

Theo 5 bài viết mới đăng trên Science thì chính nhờ những đặc tính này mà các nhà khoa học đã nghi ngờ Au. Sediba là ứng cử viên tốt nhất cho tổ tiên của chi Homo.

Au. Sediba đã gây "sốt" trên các tờ báo hồi năm ngoái sau khi cậu con trai 9 tuổi của một nhà khoa học phát hiện ra một phần bộ xương của một bé trai từ 10 tới 13 tuổi, nặng khoảng 27kg trong một cuộc khai quật ở Malapa.

Tiếp tục khám phá, các nhà khoa học đã phát hiện ra bộ xương của một người phụ nữ khoảng trên dưới 30 tuổi nặng khoảng 33kg.

Cả người phụ nữ này và cậu bé được xác nhận là những thành viên của loài Australopithecus mới.

Vì hóa thạch của ít nhất 25 động vật, gồm có những con mèo răng kiếm, một con mèo hoang, một con linh cẩu nâu, một con chó hoang, những con linh dương và một con ngựa cũng được tìm thấy trong hang động này, nên các nhà khoa học tin rằng địa điểm sâu này giống như một cái bẫy chết người cho những kẻ đi tìm nước uống.

Loài Au. Sediba đi bằng 2 chân và có hông giống như chúng ta, nhưng vẫn giữ lại một số đặc điểm nguyên thủy hơn như cánh tay dài và não nhỏ hơn.

Giáo sư Lee Berger tới từ ĐH Witwatersrand ở Johannesburg, lãnh đạo dự án này, cho hay: “Nhiều đặc điểm tiến bộ được tìm thấy ở não và cơ thể khiến Au. Sediba có thể là ứng cử viên tốt nhất cho nòi giống của chúng ta – thích hợp hơn so với những phát hiện trước đây như Homo habilis (loài người sớm nhất từng thấy)".

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Phát hiện vết chân khủng long 105 triệu năm trước

 

 

Tạp chí cổ sinh vật học Alcheringa cho biết các nhà khoa học tại Australia vừa phát hiện 24 vết chân khủng long có niên đại khoảng 105 triệu năm, trong giai đoạn trái đất nóng lên khi vùng bờ biển phía Nam của châu Đại Dương còn dính với Nam Cực.

Khác với những dấu vết hóa thạch, các vết chân cung cấp cái nhìn hiếm hoi về hành vi của loài khủng long.

Những vết chân thuộc Kỷ Phấn Trắng là một khám phá đáng kể bởi vì chúng cho biết chỉ dấu trực tiếp về cách khủng long ở vùng cực tương tác với môi trường sinh hoạt như thế nào vào một thời kỳ quan trọng trong lịch sử địa lý.

Các nhà cổ sinh vật học tìm thấy những vết chân có 3 móng in trên sa thạch dọc theo một bờ biển xa xôi cách thành phố Melbourne, bang Victoria khoảng 100km về phía Tây, có vẻ thuộc về ba cỡ khác nhau của loài khủng long ăn thịt có hai chân gọi là theropods, là tổ tiên xa xưa của loài chim hiện đại.

Các chuyên gia nói rằng những vết chân mới tìm thấy này là di chỉ được bảo tồn tốt nhất của khủng long vùng cực tìm thấy tại Nam bán cầu.

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Phát hiện sư tử đá 3000 tuổi tại Thổ Nhĩ Kỳ

 

 

Các nhà khảo cổ học hàng đầu làm việc tại Đại học Toronto, Canada, đã phát hiện ra một cổng thành phức hợp (ở khu vực đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, trong dự án khảo cổ học Tayinat), được trang trí bằng các tác phẩm điêu khắc đá, bao gồm cả một con Sư tử đá được chạm khắc tuyệt đẹp. Cổng thành phức hợp này chính là con đường dẫn vào kinh thành Kunulua, của người Hittite, thuộc Vương quốc Patina, (ca. 950-725 TCN), phát hiện này làm gợi nhớ đến sự kiện cổng thành (dẫn vào thành phố hoàng gia Carchemish, của người Hittite.) được khai quật bởi nhà khảo cổ người Anh, Sir Leonard Woolley vào năm 1911.

Dự án khảo cổ học Tayinat cung cấp cái nhìn mới, sâu sắc giá trị của sự sáng tạo nhân vật và sự tinh tế của các sản phẩm thủ công thuộc thời kỳ đồ sắt, vốn phát triển mạnh ở khu vực phía Đông, Địa Trung Hải, sau sự sụp đổ của các cường quốc văn minh đồ đồng ở cuối Thiên niên kỷ thứ hai trước công nguyên.

"Con Sư tử đá vẫn còn nguyên vẹn, khoảng 1,3 mét chiều cao và 1,6 m chiều dài, sẵn sàng trong tư thế ngồi, với đôi tai vểnh về phía sau, vuốt mở rộng và đang gầm rống," theo Timothy Harrison, giáo sư khảo cổ thuộc Viện nghiên cứu các nền văn minh Trung Cận Đông, giám đốc dự án Khảo cổ Tayina của đại học Toronto, Canada.

"Một mảnh thứ hai tìm thấy gần đó miêu tả một nhân vật con người, hai bên là Sư tử, vốn là một biểu tượng gần của văn hóa phương Đông được gọi là người chủ và con vật nuôi. Nó tượng trưng cho việc áp đặt trật tự văn minh trong lực lượng hỗn loạn của thế giới tự nhiên."

"Sự hiện diện của Sư tử, hoặc Nhân sư, và các bức tượng khổng lồ mang hình dáng con người và động vật tại các cổng thành của người Hittite. Đồng thời nhấn mạnh vai trò mang tính biểu tượng của người Hittite ở khu vực ranh giới, và vai trò của nhà vua là tối thượng, là người giám hộ, cho cả cộng đồng," theo Harrison. Cổng thành phức hợp được trang trí công phu, nhằm phô trương uy danh của triều đại, hợp pháp hóa quyền lực của giai cấp thống trị.

Cổng thành phức hợp đã bị phá hủy sau cuộc chinh phục của người Assyria (năm 738 TCN), sau đó khu vực này được mở rộng hơn và được chuyển đổi thành một nơi thờ phụng thiêng liêng của người Assyria.

Các đặc điểm của con Sư tử này gần giống với đôi sư tử được tìm thấy trong những năm 1930 ở lối vào một trong những ngôi đền vốn là khu vực thờ phụng thiêng liêng của người Assyria, Harrison nói. "Cho dù sử dụng lại hoặc chạm khắc trong sự chiếm đóng của người Assyria, những bằng chứng khảo cổ đã cho thấy con Sư tử này được chế tác bởi truyền thống điêu khắc địa phương của người Hittite, tồn tại trước khi có sự xuất hiện của người Assyria, và đây không phải là sản phẩm chịu ảnh hưởng của văn hóa của người Assyria như các học giả từ lâu đã giả định."

TAP là một dự án quốc tế, với sự tham gia của nhiều nhà khoa học đến từ hơn 20 viện nghiên cứu và trường đại học của hàng chục quốc gia. Dự án có sự phối hợp chặt chẽ với Bộ Văn hóa Thổ Nhĩ Kì, và đem lại nhiều cơ hội nghiên cứu, đào tạo cho cả sinh viên đại học cũng như các nhà khoa học. Dự án nhận được tài trợ từ Hội đồng Nghiên cứu Khoa học xã hội và Nhân văn Canada và Viện Tiền sử Aegean (INSTAP), cũng như sự hỗ trợ từ đại học Toronto, Canada.

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Khai quật thành công ngôi mộ cổ thời kỳ Bắc thuộc

 

 

Viện Khảo cổ học vừa khai quật thành công ngôi mộ cổ thời kỳ Bắc thuộc ở thôn Cựu Tự, xã Ngọc Xá, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

Căn cứ phương thức mai táng, kiểu dáng mộ, hoa văn trang trí trên gạch, các đồ tùy táng tìm được, đoàn khai quật đã nhận định đây là ngôi mộ có niên đại thời kỳ Đông Hán, cách ngày nay khoảng 1900 năm.

Ngôi mộ gạch đơn táng có diện tích khoảng 200m2, nằm ở độ sâu 2m so với bề mặt gò đất. Mộ được đặt theo hướng đông bắc - tây nam, mặt bằng mộ có hình chữ “T”, to ở phần thân và cuối, thu nhỏ ở phần cửa mộ, được kết cấu theo lối cuốn vòm, xếp gạch múi bưởi ở trên. Mộ có chiều dài 4,9m, chia làm hai phần rõ rệt, phần cửa dài 1,38m, phần cửa mộ cao phủ bì 1,27m, rộng phủ bì 1,46m và được cuốn hai vòng gạch.

Theo đoàn khai quật, sau khi cuốn xong vòm mộ, những người xây mộ đã đắp đất và đặt lên đó một viên đá xanh có kích thước dài 0,6m, rộng 0,7m, cao 0,45m ở giữa để ngăn những kẻ trộm cắp chui vào trong đào bới. Gạch dùng để xây mộ được nung ở nhiệt độ thấp, chỉ một số viên được nung ở nhiệt độ cao. Gạch được in hoa văn hình ô trám lồng, trám đơn, hình chữ S trên rìa cạnh viên gạch, riêng gạch múi bưởi thì hoa văn trên rìa cạnh mỏng.

Viện khảo cổ học sẽ tiến hành phục dựng lại ngôi mộ ở khuôn viên Bảo tàng Bắc Ninh để phục vụ công tác nghiên cứu, bảo tồn và trưng bày phục vụ khách tham quan.

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Phát hiện ấn đồng cổ ở Hà Tĩnh

 

 

Bảo tàng Hà Tĩnh cho biết, người dân vừa phát hiện một chiếc ấn đồng cổ. Trên chiếc ấn có chạm nổi một con rồng lớn.

Phát hiện ấn đồng cổ ở Hà Tĩnh

Ông Võ Đình Thi, trưởng phòng nghiệp vụ bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đây là chiếc ấn đồng cổ độc đáo và đặc sắc nhất từ trước tới nay. Chiếc ấn được người dân xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ tìm thấy hôm qua, đựng bên trong một bình gốm cổ được gắn nắp kín ở độ sâu hai mét.

Chiếc ấn đồng cao 18cm, nặng 1,3kg. Phần đầu chiếc ấn được chạm nổi một con rồng oai nghiêm. Phần thân chiếc ấn hình vuông (6cm x 6cm), 4 mặt thành ấn khắc chữ Hán theo kiểu chữ triện. Mặt trước có chữ “Long”, mặt sau chữ “Hổ”, mặt bên trái có 4 dòng khắc nổi dòng chữ, trong đó có chữ “Ngọc ấn”, “Thăng quan phát tài”, “Kim ngọc mạn đường”; mặt bên phải khắc hai con dơi ngậm đồng tiền và hai dòng chữ Hán đối nhau.

"Căn cứ vào mô típ trang trí, các nhà khảo cổ Hà Tĩnh cho rằng chiếc ấn trên có niên đại thời Nguyễn. Đó là kiệt tác nghệ thuật chứa đựng giá trị lịch sử, văn hóa được những nghệ nhân tài hoa thiết kế điêu luyện độc nhất vô nhị từ trước đến nay được tìm thấy ở Hà Tĩnh", ông Thi nhấn mạnh.

Đây là chiếc ấn cổ bằng đồng thứ 3 được phát hiện tại Hà Tĩnh. Trước đó, ấn đồng cổ thời Tây Sơn được phát hiện ở huyện Cẩm Xuyên vào năm 2008 và ấn đồng cổ thời hậu lê phát hiện ở huyện Nghi Xuân tháng 5/2011.

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Tìm thấy hóa thạch hộp sọ vượn niên đại 20 triệu năm

 

 

Các nhà khoa học Pháp và Uganda đã phát hiện một hóa thạch hộp sọ loài vượn trèo cây có niên đại khoảng 20 triệu năm trước đây trong khu vực Karamoja phía đông bắc Uganda.

"Đây là lần đầu tiên mà hộp sọ của một loài vượn có niên đại như vậy đã được tìm thấy. Nó là một hóa thạch rất quan trọng góp phần đưa Uganda vào bản đồ khoa học thế giới", Martin Pickford, nhà cổ sinh vật học của trường CĐ Pháp cho biết.

Hộp sọ hoá thạch được phát hiện thuộc về một con vượn đực giống Ugandapithecus Major, họ hàng xa của loài vượn lớn, sống cách đây 20 triệu năm.


Nghiên cứu ban đầu cho thấy, con khỉ chết khi 10 tuổi. Đầu của nó có kích thước bằng đầu của con tinh tinh nhưng bộ não lại có kích thước bằng não của khỉ đầu chó.

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Trang


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9023571
Số người đang online: 17