- Tác giả: Trần Minh Nhựt
- Nxb: Dân Trí
- Năm xb: 2022
- Số trang: 261
- Khổ: 20.5 x 27.5 cm
- Bìa: mềm
Nghệ thuật minh họa áo mũ thời Nguyễn đầu thế kỷ XX của tác giả Trần Minh Nhựt là công trình nghiên cứu nghệ thuật với trọng tâm là khảo cứu bộ tác phẩm nghệ thuật công phu Grande Tenue de la Cour d’Annam (tạm dịch Đại Lễ phục triều đình An Nam) của họa sĩ Nguyễn Văn Nhân, nhằm giải mã ngôn ngữ tạo hình nghệ thuật đặc trưng, hay sự tác động của nghệ thuật phương Tây trong giai đoạn giao thoa văn hóa Đông – Tây đầu thế kỷ XX. Qua đó, tôn vinh tài năng vẽ tranh điêu luyện của họa sĩ Nguyễn Văn Nhân; củng cố và đánh giá những giá trị nghệ thuật của bộ tranh khi soi chiếu đến trang phục triều Nguyễn, đồng thời đề cao những đóng góp của họa sĩ cho nền mỹ thuật nước nhà.
Bộ tranh Grande Tenue de la Cour d’Annam do họa sĩ Nguyễn Văn Nhân vẽ vào tháng 12 năm 1902, dưới triều vua Thành Thái, gồm 54 bức vẽ minh họa bằng màu nước trên giấy khổ 23,1×31,8cm đóng thành một cuốn album, hiện đang thuộc quyền sở hữu của National Gallery Singapore. Sau hơn 120 năm ra đời và lưu lạc, bộ tranh quý minh họa trang phục cung đình Huế đầu thế kỷ XX cũng đã được in ấn đẹp mắt và trang trọng theo đúng nguyên bản từ ảnh chụp kỹ thuật số sắc nét của National Gallery Singapore, trong công trình nghiên cứu của tác giả Trần Minh Nhựt.
Trong công trình này, bằng kinh nghiệm và chuyên môn của mình, tác giả Trần Minh Nhựt – Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật đã dành một dung lượng tương đối để tập trung phân tích mỹ thuật học (đường nét, mảng, hình, màu sắc, nhịp điệu) của ngôn ngữ đồ họa trong tạo hình minh họa áo mũ, cũng như diễn giải kỹ càng về nghệ thuật minh họa và cuộc gặp gỡ phong cách tạo hình phương Tây ở khía cạnh khoa học màu sắc và ánh sáng, và tỷ lệ nhân thể, để giúp độc giả hiểu rõ hơn các giá trị (mỹ thuật, lịch sử, văn hóa – xã hội) của bộ tranh Grande Tenue de la Cour d’Annam và phần nào cho thấy rõ sự tài hoa, sự điệu nghệ cùng kỹ thuật vẽ tranh vô cùng ấn tượng của họa sĩ.
Tác giả cũng dành một phần chia sẻ hành trình đi tìm lời giải về thân thế của họa sĩ Nguyễn Văn Nhân; đồng thời tái hiện thành công hoàn cảnh ra đời bộ tranh, hành trình lưu lạc, quá trình anh tiếp cận bộ tranh quý giá Grande Tenue de la Cour d’Annam hiện đang được lưu giữ ở Singapore để độc giả hiểu hơn về thân thế – sự nghiệp và vị thế của họa sĩ.
Như lời chia sẻ của tác giả: “Cuộc đời và sự nghiệp hội họa của họa sĩ Nguyễn Văn Nhân còn rất nhiều điều bí ẩn cần khám phá. Tuy ông không được tôn vinh trên mặt giấy như các nghệ sĩ cùng thời, nhưng trên thực tế, ông đã có đóng góp vô cùng ý nghĩa cho nghệ thuật minh họa Việt Nam nói chung và mỹ thuật Huế nói riêng. Đứng trước thành tựu còn hạn chế về tranh minh họa thời cận – hiện đại, tác phẩm của ông trở thành một mảnh ghép quan trọng mới cho dòng nghệ thuật minh họa Việt Nam đã từng một thời rực rỡ. Phía sau bộ tranh ấy là cả một nền văn hóa áo mũ tuyệt vời.”
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
             VIỆN HÀN LÂM                          KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM    

VIỆN KHẢO CỔ HỌC

   

Khảo cổ học

MỤC LỤC  

Trang

6 số một năm - 6/2023 (246)

 

 
TỔNG BIÊN TẬP
Bùi Văn Liêm
 
 
 
 
 
 
 
 
BAN BIÊN TẬP
Nguyễn Gia Đối
Nguyễn Ngọc Quý
Thái Thị Ngọc Hân
Thân Thị Hằng
 
TRÌNH BÀY BÌA
Thân Thị Hằng
 
TÒA SOẠN
Số 61 Phan Chu Trinh, Hà Nội
Tel: 04. 39330732,  Fax: 04. 39331607
Email: tapchikhaoco@gmail.com
LÊ HẢI ĐĂNG, NGUYỄN THỊ THÚY, NGUYỄN ANH TUẤN, LƯU VĂN PHÚ VÀ NGUYỄN THỊ THANH DỊU
Tình hình nghiên cứu hệ thống di tích khảo cổ học tiền sử Điện Biên
3
NGUYỄN THƠ ĐÌNH, TRƯƠNG HỮU NGHĨA
Kết quả khai quật di tích Gò Giồng Trôm (An Giang) năm 2018
16
NGUYỄN QUANG MIÊN
Môi trường trầm tích di chỉ Giồng Trôm qua tư liệu vi hình thái đất
28
NGUYỄN KHÁNH TRUNG KIÊN, HSIAO-CHUN HUNG, WEIWEI WANG
Phát hiện mới về gia vị ngoại nhập tại khu di tích Óc Eo - Ba Thê (An Giang) qua nghiên cứu vi tư liệu
40
NGUYỄN QUỐC MẠNH
Loại hình chai gốm thời Tiền - Sơ sử ở Nam Bộ
49
NGUYỄN THỊ TÚ ANH, NGUYỄN HOÀNG BÁCH LINH, TRẦN KỲ PHƯƠNG, HOÀNG ANH TUẤN VÀ PHẠM NGỌC UYÊN
Hình tượng bò Nandin trên nhẫn hợp kim vàng trong văn hóa Óc Eo
60
NGUYỄN HỮU MẠNH, HOÀNG TUẤN ANH
Vùng đất địa linh trong lịch sử Champa: Đền tháp Linh Thái (Thừa Thiên Huế)
70
LÊ CẢNH LAM, NGUYỄN QUANG MIÊN, LÊ HẢI ĐĂNG, TRỊNH SINH VÀ ĐÀO PHI LONG
Xây dựng hệ thống niên đại của hợp kim trường hợp nghiên cứu tiền đồng chính triều  thời Lê sơ - Mạc - Lê Trung Hưng (1428 - 1789)
82
 
Vĩnh biệt Nhà Khảo cổ học Đào Quý Cảnh
94
 
Vĩnh biệt nhà Khảo cổ học TS. Nguyễn Văn Long
96
 
*Mục lục Tạp chí Khảo cổ học năm 2023
97
Thực hiện theo giấy phép hoạt động tạp chí in số 366/GP-BTTTT ngày 29/9/2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông. Viện Khảo cổ học xin trân trọng Thông báo quyết định số 217 về việc thành lập Tạp chí Khảo cổ học trực thuộc Viện Khảo cổ học. 

Chi tiết xin xem file đính kèm 
Thực hiện khuyến nghị của UNESCO, sự chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội; Quyết định khai quật số 623/QĐ-BVHTTDL ngày 21 tháng 3 năm 2022 của Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch về việc khai quật khảo cổ học tại Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Viện Khảo cổ học đã phối hợp với Trung tâm bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội tiến hành khai quật thăm dò 990m2 thuộc khu vực phía Bắc Đoan Môn đến phía Nam nhà Cục tác chiến.
Cuộc khai quật thu được nhiều kết quả quan trọng trong việc nhận thức các giá trị nổi bật toàn cầu của Hoàng thành Thăng Long. Cùng với việc tiếp tục xuất lộ tầng văn hóa dày 3m, chỗ sâu nhất: 4,5m,  được hình thành từ giai đoạn tiền Thăng Long đến thời hiện đại, trong đó có một số di tích nổi bật như sau:
            -  Đối với thời Lý: lớp gạch vuông lát nền thời Lý phân bố rộng khắp tại vị trí hố khai quật. Làm rõ hai thời kỳ kiến trúc thời Lý ở đây trong đó có kiến trúc cổng, kiến trúc có 04 cột, quy mô móng tường thời Lý với các đợt gia cố khác nhau và lần đầu tiên phát lộ dấu tích thân móng tường bao được xây bằng gạch.
            -  Đối với thời Trần: bên cạnh việc tiếp tục phát hiện các dấu vết “bồn hoa” tương tự các cuộc khai quật trước đó, phát hiện thêm 02 dấu vết nền sân thời Trần chồng xếp lên nhau, cống nước ngầm có kích thước khá dài cho thấy sự tiếp nối thời Lý nhưng cũng có nhiều khác biệt lớn của khu vực này so với thời Lý.
            - Đối với thời Lê sơ: lần đầu tiên xuất lộ hàng gạch vuông kích thước lớn lát Ngự đạo,  làn đường đi xếp gạch nghiêng cho thấy cấu trúc sân Đan Trì không đơn giản như các nhận thức trước đó.
            - Đối với thời Lê Trung hưng: lần đầu tiên phát hiện nhiều hiện vật đá xanh có thể được sử dụng để lát mặt Ngự đạo. Cuộc khai quật còn ghi nhận sự chênh lệch độ cao của các khoảng sân Đan Trì để rồi từ đó đưa ra giả thuyết về độ cao của các cấp nền sân (khoảng sân Đan Trì phía trước thềm rồng Chính điện Kính Thiên cao hơn 70,1cm so với độ cao của khoảng sân Đan Trì tại Đoan Môn; độ cao của khoảng sân phía trước nhà Cục Tác chiến cao hơn 6,5cm, độ chênh của 2 vị trí khoảng 20cm.
Bên cạnh các phát hiện mới trên đây, cuộc khai quật cũng phản ánh dưới lòng đất khu vực Trung tâm còn rất nhiều bí ẩn cần giải mã trong thời gian tới: cấu trúc chi tiết và tổng thể của Đan Trì như thế nào? Các cấp nền Đan Trì cao thấp và quy mô phân cấp đến đâu? Các làn đường nhỏ trên sân Đan Trì đã phát hiện, dấu tích có còn ở hướng Bắc và hướng Nam không? Rõ ràng, cấu trúc Ngự Đạo, Đan Trì phức tạp hơn nhận thức trước đây rất nhiều? và như thế, cấu trúc tổng thể của Đan Trì và cấu trúc tổng thể của không gian rộng 35.000m2 hẳn sẽ còn nhiều điều thú vị hơn nữa mà ta chưa thể biết ngay được.
Thêm nữa, mặt bằng thời Lý với sự xuất hiện nhiều dấu tích kiến trúc phía trong đường nước và tường bao tăng độ khó hiểu cho mặt bằng và chức năng của các di tích thời Lý ở đây. Hơn nữa,  hầu hết quy mô và cấu trúc của kiến trúc Lý đều chưa được làm rõ. Mặt bằng và các di tích thời Trần càng rắc rối và khó hiểu nếu không nói là khó hiểu nhất ở khu vực này cũng như trong tổng thể Di sản bởi nhiều lý do khách quan (Tống Trung Tín và nnk 2023: 11-18).
 
Hang Chổ (Chổ - tiếng Mường có nghĩa là ốc suối) thuộc xóm Hội, xã Cao Răm, huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình. Hang có toạ độ 2005024’’ vĩ Bắc và 105030’11’’ kinh Đông. Đây chính là hang Lam Gan mà Colani phát hiện và khai quật vào tháng 12 năm 1926.
 Hang Chổ nằm ở vách một dãy núi đá vôi, phía trước là thung lũng khá rộng và bằng phẳng, xa hơn là một dải đồi núi thấp. Cửa hang mở ra hướng tây-nam. Cửa hang chính rộng 11m cao trung bình 15m, cửa phụ rộng 8m, cao 10m. Hang chính sâu 18m, chiều ngang rộng nhất 20m. Nền hang có hai mức chênh nhau 1,2m. Hang khá rộng rãi, sáng sủa, thoáng, mặt bằng cư trú thuận lợi đối với cư dân tiền sử.
Theo những ghi chép của Colani để lại cuộc khai quật của bà đã thu được 1.143 di vật các loại. Hiện chỉ còn 59 di vật đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam.
  Năm 1998 Viện Khảo cổ học tiến hành thám sát lại hang này (Nguyễn Khắc Sử 1998) và năm 2003, Đại học Quốc gia Hà Nội cùng Đại học Quốc gia Seoul đã khảo sát địa tầng và tiến hành thu thập mẫu để xác định niên đại AMS. Năm 2004, thực hiện chương trình nghiên cứu của Viện Khảo cổ học, đoàn khai quật có sự tham gia của các chuyên gia Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia đã hoạch định mở 4 hố khai quật tại những khu vực khác nhau của hang này. Năm 2006, cuộc khai quật hợp tác giữa Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Seoul tiếp tục đào sâu và mở rộng diện tích tại hang chính để nghiên cứu địa tầng và xác định niên đại (Seonbok et al. 2006) (Nguyễn Gia Đối 2023: 3-9).
Văn hóa Đông Sơn trong quá trình phát triển của mình đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn, có thể nói văn hóa Đông Sơn là sản phẩm tiêu biểu nhất của người Việt cổ. Sự phát triển dựa trên nền tảng kinh tế nông nghiệp ổn định, có năng suất cao, có sự phân hóa xã hội, đã hình thành những nhà nước chức năng từ nhu cầu trị thủy và chống giặc ngoại xâm. Trình độ kỹ thuật của cư dân Việt Cổ đã đạt đến đỉnh cao, điển hình là kỹ thuật đúc trống đồng. Song song với đó là tính chất chuyên môn hóa trong các ngành thủ công mà các công xưởng chế tác khuyên tai đá là một ví dụ.
Tồn tại trong thời hoàng kim của đồ kim khí, trong vai trò công cụ sản xuất đồ đá đã mất ưu thế, nhưng trong vai trò là đồ trang sức, đồ đá vẫn có một vị trí vô cùng quan trọng, cho đến nay chế tác đá quý vẫn là một trong những ngành có hiệu quả kinh tế cao. Những di vật khuyên tai, hạt chuỗi trong các công xưởng cho chúng ta thông tin quan trọng về kỹ thuật, kinh tế thời kỳ Đông Sơn.
Về địa bàn phân bố, các công xưởng này đều tập trung tại khu vực trù phú nhất của đồng bằng sông Mã, nằm cách các dòng chảy không xa. Cho đến thời kỳ văn hóa Đông Sơn thì những công xưởng chế tác đồ trang sức từ đá ở khu vực miền bắc hoàn toàn biến mất, mặc dù ở thời đại đồng thau trước đó có những công xưởng có quy mô lớn và chuyên môn hóa cao như Bãi Tự, Hồng Đà, Tràng Kênh, mà chỉ tập trung phân bố ở lưu vực sông Mã, về loại hình không phải chế tác những vật đeo đa dạng như Bãi Tự, Hồng Đà, Tràng Kênh mà chỉ chế tác khuyên tai với một kiểu dáng duy nhất. Điều này khó có thể diễn giải cặn kẽ, nhưng có thể những vòng đeo khác như vòng tay, vòng chân, vòng cổ, nhẫn đến văn hóa Đông Sơn đã được thay thế bằng những vòng đeo bằng kim loại đồng sắt, và trong những hiện vật của văn hóa Đông Sơn thì những đồ trang sức bằng đồng, bằng sắt chiếm rất nhiều. Nhưng khuyên tai trong văn hóa Đông Sơn lại chủ yếu bằng đá hoặc một số lượng không lớn khuyên tai thủy tinh, khuyên tai bằng kim loại rất hiếm. Có lẽ chỉ có các công xưởng ở lưu vực sông Mã thích nghi được với sự thay đổi đó, hoặc nhu cầu về khuyên tai ở lưu vực sông Mã là rất lớn…
Về niên đại, các công xưởng Gò Mả Chùa, Cồn Cấu, Bái Tê, Núi Sen đều thuộc vào giai đoạn vãn kỳ của văn hóa Đông Sơn, cuối thời đại đồng, sơ ký sắt sớm. Trong tầng văn hóa cho thấy ở đây đã có sự xâm nhập của văn hóa Hán, nhưng những yếu tố bản địa chưa hề mất đi mà trái lại còn tồn tại và phát huy mãnh liệt những bản sắc vốn có.
Đặc trưng của sản phẩm của các công xưởng này là sự vắng mặt của các công cụ sản xuất, sản phẩm chính là khuyên tai từ đá ngọc và đá thạch anh, nghèo nàn về kiểu dáng, đều là những khuyên tai hình vành khăn, nhỏ, bản mỏng, dẹt, mặt cắt hình chữ nhật, hình thang.
Thợ thủ công Đông Sơn đã đạt đến đỉnh cao của kỹ thuật chế tác đá, sản phẩm làm ra là những khuyên tai rất nhỏ, mỏng, có độ thẩm mĩ cao, tinh xảo tới từng chi tiết.
Các công xưởng đã đạt mức chuyên môn hóa tương đối cao, do vậy có thể đã có sự phân công lao động xã hội, và sự chuyên môn hóa đó chính là một trong những điều kiện để thương mại phát triển. Có thể nói bên cạnh kinh tế nền tảng của xã hội là nông nghiệp thì những ngành khác đang dần xác lập được vị trí của mình trong nền kinh tế. Những sản phẩm của các công xưởng không chỉ được trao đổi, giao lưu trong một khu vực nhỏ hẹp mà rất có thể đã vượt qua khỏi giới hạn của một thị tộc, bộ lạc, tiến đến những vùng xa hơn trên những con thuyền vận chuyển dọc theo những con sông. Quá trình trao đổi ấy đã thúc đẩy sự phát triển chung của kinh tế Đông Sơn, đẩy nhanh quá trình phân hóa xã hội.
Các công xưởng cũng cho thấy một phần cuộc sống và sinh hoạt của người Việt Cổ. Có thể nói với sự nở rộ và đạt đến trình độ cao của những công xưởng chế tác đồ trang sức, đã cho thấy cư dân Việt Cổ không chỉ biết đến trồng trọt chăn nuôi, mà còn rất chú trọng đến nhu cầu của đời sống tinh thần, tín ngưỡng. Các công xưởng là một trong những bằng chứng về trình độ phát triển của kinh tế thời kỳ văn hóa Đông Sơn. Với quy mô không lớn, loại hình công xưởng chế tác trang sức này góp phần phản ánh sự hình thành và phát triển của lĩnh vực thủ công gia đình, nhưng đồng thời những sản phẩm của các công xưởng ấy lại có mặt trên một khu vực rộng lớn, phản ánh những tiền đề cho sự hình thành và phát triển của những công xưởng có quy mô lớn hơn trong những giai đoạn tiếp theo. Tiếc rằng sự xâm lăng của phương Bắc và sự thống trị kéo dài đã khiến cho những công xưởng này không có điều kiện phát triển mạnh hơn nữa.
Các công xưởng luôn là những bằng chứng rõ nét nhất cho phép chúng ta khai thác được nhiều được nhiều thành tựu kỹ thuật của nguời xưa nhất. Do vậy các công xưởng chế tác khuyên tai đá cho chúng ta hiểu thêm về trình độ kỹ thuật của cư dân Đông Sơn, đồng thời phản ánh phần nào tâm thức của người Việt Cổ.
Đồng thời các công xưởng còn tồn tại nhiều mối quan hệ xã hội tương đối phức tạp, đặc biệt là các công xưởng chế tác đồ trang sức mang tính xã hội hóa hơn hẳn các công xưởng chế tác đồ đá khác. Nếu được nghiên cứu một cách cặn kẽ, thì những công xưởng sẽ cho chúng ta nhiều thông tin thú vị hơn nữa về tình hình kinh tế, văn hóa, trình độ phát triển chung cũng như tâm thức của cư dân Việt cổ (Hoàng Diệp 2023: 3-15).
VIỆN HÀN LÂM                                
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
   

VIỆN KHẢO CỔ HỌC

   

Khảo cổ học

MỤC LỤC  

Trang

6 số một năm - 5/2023 (245)

 

 
TỔNG BIÊN TẬP
Bùi Văn Liêm
 
 
 
 
 
 
 
 
BAN BIÊN TẬP
Nguyễn Gia Đối
Nguyễn Ngọc Quý
Thái Thị Ngọc Hân
Thân Thị Hằng
 
 
TRÌNH BÀY BÌA
Thân Thị Hằng
 
 
TÒA SOẠN
Số 61 Phan Chu Trinh, Hà Nội
Tel: 04. 39330732,  Fax: 04. 39331607
Email: tapchikhaoco@gmail.com
Lời tòa soạn                                 3
NGUYỄN THANH QUANG
Nghiên cứu phục dựng Điện Kính Thiên nhằm phát huy giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long
4
TỐNG TRUNG TÍN, BÙI VINH, NGUYỄN ĐĂNG CƯỜNG VÀ NNK
Khai quật khảo cổ học khu vực nền Chính điện Kính Thiên năm 2022
11
HÀ VĂN CẨN, BÙI VĂN SƠN, TỐNG TRUNG TÍN VÀ NNK
Khai quật khu vực nền Chính điện Kính Thiên năm 2023
19
TỐNG TRUNG TÍN, NGUYỄN THANH QUANG VÀ ĐỖ ĐỨC TUỆ
Cấu trúc nền móng và mặt bằng Điện Kính Thiên thời Lê Trung hưng tại khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long  - Hà Nội qua các phát hiện khảo cổ học
25
TỐNG TRUNG TÍN, BÙI VĂN SƠN
Phát hiện mô hình kiến trúc đất nung tráng men thời Lê sơ tại khu vực Chính điện Kính Thiên năm 2021
39
ĐỖ ĐỨC TUỆ
Thẻ bài cung nữ niên hiệu Quang Thuận thứ 7 (1466) thời Lê sơ tại Hoàng thành Thăng Long
48
LÊ NGỌC HÂN, NGUYỄN THỊ THANH DỊU
Một số hoa văn trên đồ gốm men thời Lý phát hiện tại khu vực Hoàng thành Thăng Long
63
HOÀNG CÔNG HUY, NGUYỄN THỊ THỦY VÀ ĐÀO THỊ MAI HUYÊN
Bộ thành bậc Đền Thượng, Cổ Loa (Hà Nội)
74
NGUYỄN ĐÌNH CHIẾN
Hộp thờ xá lỵ - loại hình đặc biệt trong dòng gốm hoa nâu thời Lý
78
NGUYỄN ĐỨC BÌNH
Nghiên cứu gốm sứ thế kỷ XV-XVI ở Bảo tàng Hà Nam và Ninh Bình
83
NGUYỄN NGỌC QUÝ
Vật liệu kiến trúc thời Đinh-Tiền Lê ở Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình)
92
 
VIETNAM ACADEMY OF SOCIAL SCIENCES  
         INSTITUTE OF ARCHAEOLOGY  

Archaeology

CONTENTS  

Page

6 Editions p.a - 5/2023 (245)

 

EDITOR-IN-CHIEF
Bùi Văn Liêm
 
 
 
 
BOARD OF EDITORS
Nguyễn Gia Đối
Nguyễn Ngọc Quý
Thái Thị Ngọc Hân
Thân Thị Hằng
 
COVER PRESENTATION
Thân Thị Hằng
 
 
 
 
 
 
 
 
 
EDITORIAL BOARD
61 Phan Chu Trinh, Hà Nội
Tel: 04. 39330732,  Fax: 04. 39331607
Email: tapchikhaoco@gmail.com
Editor’s note 3
NGUYỄN THANH QUANG
Research on restoration of Kính Thiên Palace to valorize values of Thăng Long Imperial citadel
4
TỐNG TRUNG TÍN, BÙI VINH, NGUYỄN ĐĂNG CƯỜNG ET AL.
Archaeological excavation at foundation area                                   of  Kính Thiên main palace 2022
11
HÀ VĂN CẨN, BÙI VĂN SƠN, TỐNG TRUNG TÍN BÙI VINH ET AL.
Excavation of the main foundation area                                                 of Kính Thiên Palace in 2023
19
TỐNG TRUNG TÍN, NGUYỄN THANH QUANG AND ĐỖ ĐỨC TUỆ
Foundation and plan structure of Lê Trung hưng -period Kính Thiên Palace in the central area of Thăng Long - Hà Nội Imperial citadel from archaeological discoveries
25
TỐNG TRUNG TÍN, BÙI VĂN SƠN
Discovery of early Lê-period model of glazed terracotta architecture in the area of Kính Thiên main palace  in 2021
39
ĐỖ ĐỨC TUỆ
Badges  of the 7th Quang Thuận year (1466) from in early Lê period at the Thăng Long Imperial citadel
48
LÊ NGỌC HÂN, NGUYỄN THỊ THANH DỊU
Some designs on Lý - period glazed ceramics discovered in Thăng Long Imperila citadel area
63
HOÀNG CÔNG HUY, NGUYỄN THỊ THỦY AND ĐÀO THỊ MAI HUYÊN
Banisters of Thượng temple, Cổ Loa (Hà Nội)
74
NGUYỄN ĐÌNH CHIẾN
Human-ash cultic box-a special type of the Lý - period brown-inlaid ceramics
78
NGUYỄN ĐỨC BÌNH
Study of 15th-16th century ceramics in Hà Nam Museum and Ninh Bình museum
83
NGUYỄN NGỌC QUÝ
Architectural materials from Đinh - Lê period in Hoa Lư imperial city (Ninh Bình)
92
  PHẦN VI - KHẢO CỔ HỌC DƯỚI NƯỚC  
  1.  
ĐINH THỊ THANH NGA (Viện KCH)
Trung tâm hệ thống thương cảng Vân Đồn ở đâu?
1108
  1.  
LÊ THỊ LIÊN (Hội KCH Việt Nam), PHẠM THANH LÂM (BT. Quảng Ninh), ĐỖ MINH NGHĨA (Viện BTDT)
Phát hiện khu vực sản xuất đồ gốm sành tại Cái Làng (xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh)
1112
  1.  
LÊ THỊ LIÊN (Hội KCH Việt Nam), ĐỖ MINH NGHĨA (Viện BTDT), NGUYỄN ĐỨC PHƯƠNG (BT. Quảng Ninh) và đoàn công tác
Thăm dò, khai quật Cái Làng - khu di tích thương cảng Vân Đồn (Quảng Ninh) năm 2022
1114
  1.  
LÊ THỊ LIÊN (Hội KCH Việt Nam), ĐỖ MINH NGHĨA (Viện BTDT), ĐINH THỊ THANH NGA (Viện KCH)
Phải chăng có một khu mộ táng tại Vụng Huyện Nhỏ (xã Thắng Lợi, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh)?
1116
  1.  
LÊ THỊ LIÊN (Hội KCH Việt Nam), ĐINH THỊ THANH NGA (Viện KCH), ĐỖ MINH NGHĨA (Viện BTDT) và Đoàn Công tác
Thăm dò, khai quật Vụng Huyện Nhỏ, thuộc khu di tích thương cảng Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh) năm 2022
1117
  1.  
LÊ THỊ LIÊN (Hội KCH Việt Nam), PHẠM THANH LÂM (BT. Quảng Ninh), BÙI THỊ GIANG (Sở VHTT&DL Quảng Ninh)
Phát hiện dấu tích kiến trúc tại Vụng Huyện Nhỏ (xã Thắng Lợi, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh)
1120
  1.  
ĐINH THỊ THANH NGA (Viện KCH)
Kết quả khai quật di tích Bến Cống Cái năm 2022
1121
  1.  
BÙI VĂN HIẾU, BÙI VĂN HÙNG (Viện KCH), VÕ HỒNG VIỆT (TTQL BTDS văn hóa Hội An)
Khảo sát chợ Nồi Rang (Duy Nghĩa, Duy Xuyên, Quảng Nam)
1123
  1.  
BÙI VĂN HIẾU, ĐINH THỊ THANH NGA (Viện KCH)
Thuyền Bình Châu và những thuyền đắm cùng niên đại phát hiện được ở Nam Trung Quốc và Đông Nam Á
1127
  1.  
BÙI VĂN HIẾU (Viện KCH)
Dấu vết những con tàu/thuyền đắm ở vùng nước Việt Nam
1131
  1.  
ĐINH THỊ THANH NGA, BÙI VĂN HÙNG (Viện KCH), JUN KIMURA (ĐH Tokai, Nhật Bản)
Kết quả hợp tác nghiên cứu, khảo sát khảo cổ học hàng hải tại vụng biển Bình Châu, Quảng Ngãi
1133
  1.  
LÊ HẢI ĐĂNG (Viện KCH), LÊ VIẾT THUẬN (Sở VHTT&DL Quảng Ngãi), NGUYỄN THỊ HUYỀN TRÂM (BT. Đắk Nông)
Khảo sát khu vực ven bờ vịnh Dung Quất (Quảng Ngãi) năm 2022
1135
  1.  
TRẦN QUÝ THỊNH (Viện KCH), ĐINH XUÂN THÀNH, PHẠM NGUYỄN HÀ VŨ (Khoa Địa chất, Trường ĐH Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội)
Kết quả khảo sát khảo cổ học dưới nước ứng dụng phương pháp địa vật lý ở vụng biển Dung Quất năm 2022
1137
  1.  
NGUYỄN ĐÌNH NGUYÊN, PHAN THANH TÙNG (Khoa địa chất, Trường ĐH Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội), VŨ LÊ PHƯƠNG (Viện Địa chất - Địa vật lý biển, Viện HLKH&CN Việt Nam)
Sưu tập hiện vật liên quan đến tàu đắm ở Dung Quất (Quảng Ngãi)
1140
  1.  
NGUYỄN CHIẾN THẮNG (Khoa Lịch sử, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh)
Thanh neo đá phát hiện ở Long Hưng (Đồng Nai)
1142
  PHẦN V  
  1.  
ĐỔNG THÀNH DANH, THẬP HỒNG LUYỆN, TRƯỢNG TÍNH, CHÂU VĂN HUYNH (TT Nghiên cứu Văn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận); HẢI VĂN THÀNH (Sở VHTT&DL Ninh Thuận); ĐỖ HOÀNG ĐẠO (BT. Điêu khắc Chăm Đà Nẵng)
Phát hiện bia ký Champa mới ở Phước Hà, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận
980
  1.  
NGUYỄN HỮU MẠNH (Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội), NGUYỄN THỊ NGÀ (TT QLBTDS văn hóa Hội An)
Chùa Vua ở Quảng Nam - một di tích quan trọng trong lịch sử vương quốc Champa
983
  1.  
HOÀNG NHƯ KHOA (BT. Bình Định), LÊ ĐÌNH PHỤNG (Hội KCH), PHẠM VĂN TRIỆU (Viện KCH)
Kết quả ba năm khai quật khảo cổ tại phế tích Châu Thành (thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định)
986
  1.  
HỒ XUÂN TOẢN, HUỲNH BÁ TÍNH, HÀ NGỌC DUẨN ( BT. Gia Lai)
Điều tra, thăm dò phế tích Champa Gò Tháp (thôn 4, xã An Phú, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai)
991
  1.  
HOÀNG NHƯ KHOA (BT. Bình Định)
Điều tra hai phế tích kiến trúc Champa trên lưu vực sông Lại Giang (tỉnh Bình Định)
977
  1.  
LÊ NGUYÊN ANH, NGUYỄN THANH PHONG (BT. Khánh Hòa), NGUYỄN THANH ANH CHI (Trường Tiểu học Ninh Phụng 1)
Di tích văn hóa Champa mới phát hiện ở chùa Phước Huệ (thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa)
1000
  1.  
CAO QUANG TỔNG (Hội KCH), NGUYỄN THỊ THÚY HƯỜNG, NGUYỄN THỊ ĐĂNG KHA (TT BTDT TP. Hồ Chí Minh)
Phát hiện phế tích tháp Chăm tại xã Bình Quý, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam
1002
  1.  
VÕ VĂN THẮNG (BT. Điêu khắc Chăm Đà Nẵng)
Nhận thức lại vấn đề vị trí thành Khu Túc trên cơ sở tìm hiểu xuất xứ của tên gọi
1004
  1.  
TRẦN VĂN HÀ (Trường THPT Hóa Châu, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế)
Truy tìm quốc đô nước Lâm Ấp cổ đại
1009
  1.  
PHẠM HỮU CÔNG, LƯƠNG CHÁNH TÒNG (Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn)
Sưu tập Kendi 2 vòi văn hóa Champa
1013
  1.  
LƯƠNG CHÁNH TÒNG (Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn)
Bộ Kosa Linga phát hiện tại Trà Kiệu - Quảng Nam
1016
  1.  
TÔ KIM NGÂN (BTLS TP. Hồ Chí Minh)
Về chiếc hũ gốm Gò Sành tại Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh
1020
  1.  
ĐẶNG NGỌC KÍNH, ĐẶNG THỊ BÉ CHÂU, NGUYỄN THỊ TRÚC PHƯƠNG (TT KCH, Viện KHXH vùng Nam Bộ)
Trang trí trên gạch kiến trúc ở khu di tích Cát Tiên (xã Quảng Ngãi, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng)
1022
  1.  
LÊ NGỌC HẢI (BTLS TP. Hồ Chí Minh)
Về một bệ tượng văn hóa Champa tại Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh
1025
  1.  
NGUYỄN VIẾT TUẤN (BT. Bình Định)
Những chiếc tai lửa trang trí kiến trúc đền tháp Champa
1028
  1.  
LÊ ĐÌNH PHỤNG (Hội KCH)
Hình tượng con ngựa trong điêu khắc Champa
1030
  1.  
NGUYỄN VIẾT TUẤN (BT. Bình Định)
Gốm kỹ thuật và kỹ thuật nung gốm Chămpa
1034
  1.  
HOÀNG NHƯ KHOA (BT. Bình Định)
Từ pho tượng rắn lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bình Định, nhận thức mới về chức năng tháp Dương Long
1036
  1.  
NGUYỄN VĂN MẠNH, BÙI VĂN HÙNG, NGUYỄN PHÚC CẦN (Viện KCH), TRẦN CHÍ CƯỜNG, PHÙNG QUỐC DANH, NGUYỄN THỊ HƯƠNG (BQL Khu Di tích Gò Tháp)
Kết quả khai quật Khu Di tích Gò Tháp năm 2021
1040
  1.  
ĐỖ LÂM ANH THƯ (BT. TP. Cần Thơ)
Di chỉ Khảo cổ học G1 xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ - hiện trạng và nhận thức
1049
  1.  
LẠI VĂN TỚI (Viện NC Kinh thành)
Hiện vật gỗ trong các di tích văn hóa Óc Eo ở tỉnh Kiên Giang
1051
  1.  
LẠI VĂN TỚI (Viện NC Kinh thành)
Kỹ thuật xây dựng hệ thống chịu lực kiến trúc nhà sàn ở khu di tích Nền Chùa - Kiên Giang
1054
  1.  
NGUYỄN QUANG MIÊN (Viện KCH), BÙI VĂN LOÁT, NGUYỄN THẾ NGHĨA (Trường ĐH KHTN - ĐHQG Hà Nội)
Kết quả đo XRF và PIXE mẫu gốm Óc Eo một số nhận xét đánh giá bước đầu
1057
  1.  
NGUYỄN MẠNH THẮNG (BT. Tiền Giang)
Phát hiện thêm địa điểm khảo cổ Óc Eo tại huyện Chợ Gạo (Tiền Giang)
1061
  1.  
NGUYỄN KHẮC XUÂN THI (BTLS TP. Hồ Chí Minh)
Về nhóm hiện vật huy hiệu (mề đay) bằng chì thiếc thuộc văn hóa Óc Eo tại Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh
1062
  1.  
NGUYỄN KHẮC XUÂN THI (BTLS TP. Hồ Chí Minh)
Chân đèn hình người thuộc văn hóa Óc Eo trong mối giao lưu văn hóa Đông - Tây
1066
  1.  
TRƯƠNG TIẾN DU (BTLS TP. Hồ Chí Minh)
Mi cửa giai đoạn Khmer tại Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh: phong cách và niên đại
1069
  1.  
HÀ THỊ SƯƠNG (BT. Quảng Nam)
Cà ràng trong văn hóa Óc Eo ở Khu di tích Gò Tháp (Đồng Tháp)
1072
  1.  
HÀ THỊ SƯƠNG (BT. Quảng Nam)
Hoa văn hoa sen trên đồ gốm Óc Eo ở khu di tích Gò Tháp (Đồng Tháp)
1075
  1.  
TRẦN CHÍ CƯỜNG, PHÙNG QUỐC DANH (BQL Khu di tích Gò Tháp)
Chiếc rìu đá do Thiền viện Trúc Lâm Tháp Mười giao nộp cho Ban quản lý Khu di tích Gò Tháp (Đồng Tháp)
1079
  1.  
VÕ THỊ HUỲNH NHƯ (Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP. Hồ
Chí Minh
)
Biểu tượng Srivatsta trên hiện vật vàng lá Óc Eo
1080
  1.  
PHẠM THỊ HƯƠNG (BQL Khu di tích Gò Tháp)
Biểu tượng rắn thần Naga qua hiện vật gốm tìm thấy tại Khu di tích Gò Tháp (Đồng Tháp)
1082
  1.  
NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG, NGUYỄN ANH TUẤN (Viện KCH), PHẠM VĂN HẢI (Hội Cổ sinh địa tầng)
Kết quả phân tích phấn hoa Gò Óc Eo H1 (OE18.GOE.H1)
1084
  1.  
NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG, LƯU VĂN PHÚ (Viện KCH), PHẠM VĂN HẢI (Hội Cổ sinh địa tầng)
Kết quả phân tích phấn hoa Gò Óc Eo H2 (OE18.GOE.H2)
1088
  1.  
NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG, LƯU VĂN PHÚ (Viện KCH), PHẠM VĂN HẢI (Hội Cổ sinh địa tầng)
Kết quả phân tích phấn hoa Gò Óc Eo H3 (OE18.GOE.H3)
1092
  1.  
NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG (Viện KCH), LẠI VĂN TỚI, NGÔ VĂN CƯỜNG (Viện NC Kinh thành), PHẠM VĂN HẢI (Hội Cổ sinh địa tầng)
Kết quả phân tích phấn hoa Nền Chùa (NC.18.G3)
1095
  1.  
NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG (Viện KCH), LẠI VĂN TỚI, NGÔ VĂN CƯỜNG (Viện NC Kinh thành), PHẠM VĂN HẢI (Hội Cổ sinh địa tầng)
Kết quả phân tích phấn hoa Nền Chùa (NC.18.B1.M1 và NC.18.B1.M2)
1100

Trang


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9897559
Số người đang online: 5