Phát hiện đồ trang sức 5.000 tuổi ở Hà Tĩnh
Thứ ba, 04 Tháng 11 2014 17:11
Một nhóm hiện vật là công cụ và đồ trang sức bằng đá được các nhà chuyên môn nhận định là của người nguyên thủy thời hậu kỳ đá mới, cách đây 5.000 năm, vừa được phát hiện ở Hà Tĩnh.
Toàn bộ số hiện vật trên được chế tác bằng chất liệu đá thạch anh cứng có màu trắng ngà. Chiếc cuốc đá được tạo dáng hình chữ nhật, phần lưỡi cuốc được mài nhẵn 2 mặt, có kích thước dài 20cm, thân rộng 4cm, lưỡi rộng 5cm, dày 2cm.
Chiếc rìu đá hình tứ diện, phần lưỡi được mài nhẵn mịn hai mặt, dài 7cm, rộng 4cm, dày 2cm. Đặc biệt, chiếc vòng đeo tay độc đáo được chế tác khá tinh xảo, toàn bộ bề mặt được mài nhẵn, vòng trong và vòng ngoài đều rất tròn, đường kính vòng ngoài 10cm, vòng trong 6cm, dày 2cm.
Bàn nghiền là một khối đá tự nhiên hình chữ nhật, có trọng lượng nặng khoảng 5kg, ở giữa có lỗ lõm xuống hình bầu dục mài nhẵn mịn, có kích thước dài 38cm, rộng 16cm, phía trên có chuôi cầm.
Theo ông Hạnh, các nhà khảo cổ học đã vào cuộc và bước đầu đưa ra nhận định, nhóm hiện vật trên là của người nguyên thủy sử dụng trong thời kỳ hậu kỳ đá mới cách ngày nay 5.000 năm; địa điểm phát hiện nằm về phía tây nam, bên cạnh khe Tràm, có thể là địa bàn cư trú của người nguyên thủy dọc theo các sông, suối ở các vùng núi cao.
Ông Hạnh nhận định, với phát hiện trên, bước đầu có thể khẳng định cách đây 5.000 năm, ở thời hậu kỳ đá mới đã có con người nguyên thủy cư trú trên địa bàn huyện miền núi Hương Sơn, Hà Tĩnh. “Chúng tôi sẽ phối hợp với các nhà nghiên cứu khảo cổ để tiếp tục điều tra khảo sát, nghiên cứu, chứng minh nhận định trên. Nếu đúng là như thế, đây quả là một phát hiện rất có giá trị, không chỉ riêng đối với ngành khảo cổ học“ - ông Hạnh nói.
- 22/12/2014 10:10 - Hoàng thành Thăng Long - từ góc độ Khảo cổ học
- 12/12/2014 23:53 - Ba di tích khảo cổ được xếp hạng quốc gia
- 07/12/2014 17:08 - TT-Huế: Phát hiện xác tàu đắm trên biển Vinh Xuân
- 02/12/2014 17:01 - Vật thiêng trong nghi thức tang ma của người Giáy xã Bản Giang (Lai Châu)
- 20/11/2014 09:33 -
- 01/11/2014 09:36 - Hội thảo khoa học quốc tế "Di chỉ Hang Con Moong và phức hợp di chỉ khảo cổ học khu vực lân cận"
- 14/10/2014 09:38 - Hội thảo khoa học quốc tế "Khảo cổ học dưới nước ở Việt Nam và Đông Nam Á: Hợp tác để phát triển"
- 12/05/2014 23:55 - Phát hiện dấu tích mới của trận chiến Bạch Đằng
- 17/10/2013 09:29 - Khai quật khảo cổ học thành Hoàng đế - Bình Định
- 15/03/2013 09:35 - Phát lộ thành Đại La gần nút giao thông Hà Nội
Tạp chí Khảo cổ học (tiếng Anh) số 8/2013
Thứ hai, 03 Tháng 11 2014 15:32
- 22/09/2015 12:30 - Tạp chí Tiếng anh Khảo cổ học số 9/2014
- 22/05/2015 13:51 - Tạp chí Khảo cổ học số 2/2015
- 22/05/2015 13:50 - Tạp chí Khảo cổ học số 1/2015
- 02/03/2015 11:29 - Tạp chí Khảo cổ học số 6/2014 (chuyên đề Khảo cổ học dưới nước)
- 23/12/2014 15:27 - Tạp chí khảo cổ học số 4 năm 2014
- 11/05/2014 11:51 - Tạp chí Khảo cổ học số 2/2014
- 01/03/2014 11:54 - Tạp chí Khảo cổ học số 1/2014
- 07/01/2014 11:57 - Tạp chí Khảo cổ học số 6/2013
- 28/11/2013 11:59 - Tạp chí Khảo cổ học số 4/2013
- 28/11/2013 11:58 - Tạp chí Khảo cổ học số 5/2013
Hội thảo khoa học quốc tế "Di chỉ Hang Con Moong và phức hợp di chỉ khảo cổ học khu vực lân cận"
Thứ bảy, 01 Tháng 11 2014 09:36
Trong hai ngày 29 và 30 tháng 10 năm 2014, tại thành phố Thanh Hóa, Viện Khảo cổ học, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với UBND, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa sẽ tổ chức Hội thảo Quốc tế “Di chỉ hang Con Moong và phức hợp di chỉ khảo cổ học khu vực lân cận”.
Trong hai ngày 29 và 30 tháng 10 năm 2014, tại thành phố Thanh Hóa, Viện Khảo cổ học, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với UBND, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa sẽ tổ chức Hội thảo Quốc tế “Di chỉ hang Con Moong và phức hợp di chỉ khảo cổ học khu vực lân cận”.
Thanh Hóa là một vùng đất có bề dày về lịch sử văn hóa in đậm qua các di tích khảo cổ học, trong đó hang Con Moong là một di chỉ tiền sử tiêu biểu. Trong 5 năm qua Viện Khảo cổ học, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với các nhà khoa học đến từ Viện Khảo cổ học - Dân tộc học Novosibirsk, Viện Hàn lâm khoa học Nga tiến hành khai quật, nghiên cứu di chỉ hang Con Moong, hang Mang Chiêng và Hang Diêm thuộc địa bàn xã Thành Yên, huyện Thạch Thành (Thanh Hóa). Chương trình hợp tác nghiên cứu này hướng đến hai mục tiêu: Tiếp tục nghiên cứu nhằm làm sáng rõ hơn những giá trị khoa học nổi bật của Di tích Hang Con Moong và định hướng quy hoạch bảo tồn cho việc lập Hồ sơ Di sản văn hóa trong tương lai. Qua 5 năm hợp tác nghiên cứu, các giá trị khoa học mới di chỉ Hang Con Moong và các di tích phụ cận đã được trình bày qua các tham luận khoa học.
- 12/12/2014 23:53 - Ba di tích khảo cổ được xếp hạng quốc gia
- 07/12/2014 17:08 - TT-Huế: Phát hiện xác tàu đắm trên biển Vinh Xuân
- 02/12/2014 17:01 - Vật thiêng trong nghi thức tang ma của người Giáy xã Bản Giang (Lai Châu)
- 20/11/2014 09:33 -
- 04/11/2014 17:11 - Phát hiện đồ trang sức 5.000 tuổi ở Hà Tĩnh
- 14/10/2014 09:38 - Hội thảo khoa học quốc tế "Khảo cổ học dưới nước ở Việt Nam và Đông Nam Á: Hợp tác để phát triển"
- 12/05/2014 23:55 - Phát hiện dấu tích mới của trận chiến Bạch Đằng
- 17/10/2013 09:29 - Khai quật khảo cổ học thành Hoàng đế - Bình Định
- 15/03/2013 09:35 - Phát lộ thành Đại La gần nút giao thông Hà Nội
- 12/12/2012 23:46 - Phát lộ đường nước khổng lồ dưới Hoàng thành Thăng Long
“Khảo cổ học tiền sử Thái Lan: Những chứng cứ mới”
Thứ năm, 30 Tháng 10 2014 15:05
Kính mời: Toàn thể cán bộ Viện và những người quan tâm
Tới dự buổi sinh hoạt khoa học với chủ đề:
“Khảo cổ học tiền sử Thái Lan: Những chứng cứ mới”
Người trình bày: Nhóm chuyên gia khảo cổ học Thái Lan
Thời gian: 9 giờ, Thứ 3, ngày 4 tháng 11 năm 2014.
Địa điểm: Hội trường Viện Khảo cổ học.
Trân trọng thông báo!
- 11/12/2014 16:17 - Nghiệm thu đề tài cấp Cơ sở năm 2014
- 28/11/2014 14:57 - Lễ trao quyết định nghỉ hưởng chế độ hưu trí
- 24/11/2014 17:10 - Lễ trao quyết định bổ nhiệm nhân sự mới
- 24/11/2014 15:01 - Lễ trao quyết định bổ nhiệm nhân sự mới
- 21/11/2014 15:04 - Những nhận thức mới về bản chất của việc định canh, định cư giai đoạn sớm thông qua các cuộc khai quật khảo cổ học ở di tích Rạch Núi (Long An)
- 01/02/2012 15:06 - Về việc bổ nhiệm chức vụ của Viện Khảo cổ học
- 09/11/2011 17:58 - Một số chương trình hợp tác quốc tế cuối năm 2011
- 09/11/2011 16:13 - Một số chương trình hợp tác quốc tế cuối năm 2011
- 19/03/2010 17:56 - Kí kết hợp tác với viện khảo cổ Siberi
- 19/03/2010 16:16 - Kí kết hợp tác với viện khảo cổ Siberi
DI SẢN VĂN HÓA CHĂM - HERITAGE OF CHĂM CULTURE - LE PATRIMOINE CULTUREL CHĂM (29/10/2014)
Thứ tư, 29 Tháng 10 2014 10:00
Kích thước: 21 x 23 cm
Năm xuất bản: 2014
Địa chỉ liên hệ: Ban Biên tập: số 8A, ngách 17, ngõ 378, đường Lê Duẩn, quận Đống Đa, TP. Hà Nội. Điện thoại: 0903265331 – 04. 38521820. Email: nguyenvanku@gmail.com .
Số trang: 144
In lần thứ tư - với 3 ngữ: Việt, Anh và Pháp. Tác giả: Nguyễn Văn Kự Lời giới thiệu: PGS. Cao Xuân Phổ Biên tập: Lê Văn Lan-Nguyễn Duy Chiếm Sách dày 144 trang, khổ 21x23 cm, in trên giấy Couché với 140 ảnh đen trắng, 25 bản vẽ các đền tháp cổ Chămpa của nhà khảo cổ học người Pháp Henri Parmentier (1871 – 1949). Một bản đồ Di tích Chăm tại Việt Nam - Nhà xuất bản Thế Giới, Hà Nội, 2014
Nội dung sách giới thiệu về tài năng của các thế hệ người Chăm “đã xây dựng nên một nền văn hóa riêng rất cao không thua kém bất kỳ nền văn hóa cao đẹp nào thời cổ đại và trung cổ ở Đông Nam Á. Nền văn hóa đó là một thành phần khăng khít của văn hóa Việt Nam ngày nay”
Qua hơn 100 trang sách, bạn đọc như cùng tác giả đến thăm các đền tháp Chăm còn lại nằm rải rác suốt dải đất miền Trung từ Thừa Thiên Huế, Quảng Nam tới Bình Thuận và Tây Nguyên, có niên đại từ thế kỷ VII-XVII đó là: Tháp Mỹ Khánh (tỉnh Thừa Thiên Huế); Khu Đền - Tháp Mỹ Sơn tỉnh Quảng Nam (năm 1999 được Hội đồng Di sản Thế Giới công nhận là Di sản Văn hóa Thế Giới), khu đền tháp Phật giáo Đồng Dương, Tháp Bằng An, Tháp Chiên Đàn, Tháp Khương Mỹ (tỉnh Quảng Nam); Tháp Phú Lốc, Tháp Cánh Tiên, Tháp Thủ Thiện, Tháp Bánh Ít, Tháp Bình Lâm, Tháp Hưng Thạnh, Tháp Dương Long (tỉnh Bình Định); Tháp Nhạn (tỉnh Phú Yên); Tháp Bà Nha Trang (Pô Nagar, tỉnh Khánh Hòa), Tháp Hòa Lai, Tháp Pô Klông Garai, tháp Pô Rômê (tỉnh Ninh Thuận); Tháp Phú Hài, Tháp Pô Đam (tỉnh Bình Thuận); tháp Yang Prông (tỉnh Đăk lăk), thành Đồ Bàn (tỉnh Bình Định). Và những tác phẩm điêu khắc Chăm tuyệt vời có niên đại từ thế kỷ II đền thế kỷ XVI được thể hiện sinh động với những chủ đề về tín ngưỡng, tôn giáo, con người, động vật, hoa lá…: tượng Phật Đồng Dương, đài thờ Mỹ Sơn E1, Nữ thần Devi (Hương Quế), Bồ tát Tara, Đài thờ Trà Kiệu (năm hiện vật đã được nhà nước Việt Nam công nhận là bảo vật Quốc gia vào năm 2012), bia Võ Cạnh, thần Siva, Thần Ganesa, vũ nữ Trà Kiệu, Vương miện Vua, Vương miện Hoàng hậu Chăm, và những con vật mang tính huyền thoại như Sư tử, chim thần Garuda… với các phong cách kế tiếp nhau từ thời kỳ đầu Mỹ Sơn E1, Hòa Lai, Đồng Dương, Khương Mỹ, Trà Kiệu, Tháp Mẫm, Yang Mun và Pô Rômê.
Một phần cuốn sách giới thiệu đời sống, hoạt động kinh tế, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, vui chơi giải trí, cuộc sống hiện tại… của người Chăm trong cả nước đang chung sức cùng các dân tộc anh em trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, cùng nhau xây dựng đất nước Việt Nam tươi đẹp, phồn vinh, hạnh phúc. ..
Di sản Văn hóa Chăm – cuốn sách là kho tư liệu ảnh hết sức quý giá cho những ai muốn khám phá, tìm hiểu, nghiên cứu về Văn hóa Chăm.
Ban biên tập
* * *
SÁCH DI SẢN VĂN HÓA CHĂM Giá: 198.000 VND/cuốn.
Phát hành tại:
Ban Biên tập: số 8A, ngách 17, ngõ 378, đường Lê Duẩn, quận Đống Đa, TP. Hà Nội.
Điện thoại: 0903265331 – 04. 38521820. Email: nguyenvanku@gmail.com .
Phương thức thanh toán: - Tiền mặt gửi theo địa chỉ trên.
Chuyển khoản xin gửi về tài khoản:
Nguyễn Văn Cự TK 711A.12970988. Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Chi nhánh Hoàn Kiếm Hà Nội.
Sau khi nhận được tiền, chúng tôi sẽ chuyển sách đến địa chỉ trong nước của Quý khách miễn phí.
Xin trân trọng cảm ơn!
Bùi Văn Hiếu
- 23/12/2014 09:48 - Hoàng sa - Trường sa các sự kiện tư liệu lịch sử pháp lý chính (23/12/2014)
- 23/12/2014 09:46 - Dấu ấn văn hóa tiền - sơ sử vùng lòng hồ Plei Krông, Kon Tum (23/12/2014)
- 23/12/2014 09:44 - Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 2013 (23/12/2014)
- 02/12/2014 09:58 - Nguyễn Huệ với phượng hoàng trung đô (02/12/2014)
- 02/12/2014 09:56 - Danh nhân văn hóa Thăng Long - Hà Nội (02/12/2014)
- 11/06/2014 10:03 - Di chỉ Khảo cổ học Vĩnh Yên - Khánh Hòa (11/06/2014)
- 10/06/2014 10:05 - Khảo cổ học thời đại đá cũ Bắc Việt Nam (10/06/2014)
- 08/05/2014 10:06 - Cổ vật gốm sứ Trung Quốc (08/05/2014)
- 28/11/2013 10:08 - 45 năm Viện Khảo cổ học (1968 - 2013) (28/11/2013)
- 10/10/2013 10:16 - Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2012 (10/10/2013)
Hội thảo khoa học quốc tế "Khảo cổ học dưới nước ở Việt Nam và Đông Nam Á: Hợp tác để phát triển"
Thứ ba, 14 Tháng 10 2014 09:38
Thực hiện Chương trình hợp tác giữa Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội thảo Khoa học quốc tế với chủ đề “Khảo cổ học dưới nước ở Việt Nam và Đông Nam Á: Hợp tác để phát triển” từ ngày 14/10 đến ngày 16/10/2014 dưới sự tài trợ của Trung tâm trao đổi giáo dục với Việt Nam, Hội đồng Các Tổ chức Học thuật Hoa Kỳ (Center for Educational Exchange with Vietnam, American Council of Learned Societies)
Thực hiện Chương trình hợp tác giữa Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội thảo Khoa học quốc tế với chủ đề “Khảo cổ học dưới nước ở Việt Nam và Đông Nam Á: Hợp tác để phát triển” từ ngày 14/10 đến ngày 16/10/2014 dưới sự tài trợ của Trung tâm trao đổi giáo dục với Việt Nam, Hội đồng Các Tổ chức Học thuật Hoa Kỳ (Center for Educational Exchange with Vietnam, American Council of Learned Societies)
Hội thảo là diễn đàn để các nhà khoa học, nhà quản lý trong và ngoài nước thảo luận, trao đổi về chủ đề “Khảo cổ học dưới nước ở Việt Nam và Đông Nam Á: Hợp tác để phát triển”. Mục đích của hội thảo nhằm xác định, đánh giá tiềm năng, thực trạng năng lực quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa dưới nước ở khu vực Đông Nam Á; nâng cao nhận thức và tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong việc nghiên cứu, bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hóa dưới nước; đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong việc quản lý, nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa biển và nâng cao năng lực về khảo cổ học dưới nước cho các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.
Hội thảo tập trung vào những nội dung cơ bản: lịch sử giao lưu, trao đổi và tương tác trên biển ở khu vực Đông Nam Á; cảnh quan môi trường cổ; các loại hình di tích tàu đắm và dân tộc học tàu thuyền đương đại ở khu vực Đông Nam Á; ứng dụng các phương pháp tiếp cận đa ngành, liên ngành trong nghiên cứu di sản văn hóa biển; chia sẻ kinh nghiệm trong việc quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa biển; tăng cường sự hợp tác nghiên cứu quốc tế trong việc nghiên cứu, nâng cao năng lực về khảo cổ học dưới nước cho các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Với Việt Nam, đây là cơ hội rất tốt để chúng ta trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu, tổ chức một chương trình nghiên cứu về khảo cổ học dưới nước, đào tạo cán bộ bởi đây là lĩnh vực còn rất mới với chúng ta.
Tham dự Hội thảo có 150 đại biểu trong nước và quốc tế, trong đó có 48 nhà khoa học, nhà nghiên cứu ngoài nước đến từ 17 quốc gia, vùng lãnh thổ, hơn 100 nhà khoa học, nghiên cứu, quản lý văn hóa trong nước. 22 bài tham luận sẽ được trình bày.
Theo chương trình, hội thảo diễn ra trong 03 ngày. Ngày 15/10 và sáng 16/10, hội thảo làm việc tại hội trường (Khách sạn Thiên Ấn). Ngày 14/10 và chiều ngày 16/10, đoàn đại biểu di chuyển, nghiên cứu thực tế tại đảo Lý Sơn, Bảo tàng tỉnh Quảng Ngãi, cảng Sa Kỳ, di tích tàu đắm Bình Châu. Trong thời gian Hội thảo, còn có các hoạt động giao lưu văn hóa, chia sẽ thông tin giữa các đại biểu và những người quan tâm đến hội thảo.
- 07/12/2014 17:08 - TT-Huế: Phát hiện xác tàu đắm trên biển Vinh Xuân
- 02/12/2014 17:01 - Vật thiêng trong nghi thức tang ma của người Giáy xã Bản Giang (Lai Châu)
- 20/11/2014 09:33 -
- 04/11/2014 17:11 - Phát hiện đồ trang sức 5.000 tuổi ở Hà Tĩnh
- 01/11/2014 09:36 - Hội thảo khoa học quốc tế "Di chỉ Hang Con Moong và phức hợp di chỉ khảo cổ học khu vực lân cận"
- 12/05/2014 23:55 - Phát hiện dấu tích mới của trận chiến Bạch Đằng
- 17/10/2013 09:29 - Khai quật khảo cổ học thành Hoàng đế - Bình Định
- 15/03/2013 09:35 - Phát lộ thành Đại La gần nút giao thông Hà Nội
- 12/12/2012 23:46 - Phát lộ đường nước khổng lồ dưới Hoàng thành Thăng Long
- 11/12/2012 23:48 - Bí mật hài cốt 12.000 năm
Di chỉ Khảo cổ học Vĩnh Yên - Khánh Hòa (11/06/2014)
Thứ tư, 11 Tháng 6 2014 10:03
Cơ quan soạn thảo: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội
Hình thức bìa:
Năm xuất bản: 2012
Số trang: 242
- Tác giả: Trần Quý Thịnh, Nguyễn Tâm và Nguyễn Ngọc Quý. - Nhà xuất bản: Lao Động
Di chỉ Vĩnh Yên là một trong số ít di chỉ khảo cổ thời tiền sơ sử được khai quật nghiên cứu toàn diện trên quy mô lớn. Với tầng văn hóa khá dày trong hệ thống di chỉ cư trú "cồn - bàu" ở khu vực Nam Trung Bộ. Các cuộc khai quật ở đây đã đưa ra ánh sáng một khối lượng lớn di tích, di vật, gồm các vết tích sinh hoạt cư trú, các dạng hình mộ táng nồi vò, mộ hung táng chôn nằm thẳng, nằm co bó gối, hàng ngàn hiện vật thuộc các chất liệu đá, gốm, xương, nhuyễn thể, thủy tinh, đồng, sắt...
Vĩnh Yên là một kho tư liệu quý nghiên cứu văn hóa tiền sơ sử ở Khánh Hòa nói riêng và Nam Trung Bộ nói chung.
Nội dung chính của cuốn sách giới thiệu về tổng quan, địa tầng, di tích, di vật, đặc trưng văn hóa, niên đại di chỉ, đời sống cư dân, và di chỉ Vĩnh Yên trong tiền sơ sử Khánh Hòa. Ngoài ra còn có các phụ lục bản vẽ, bản dập hoa văn, bản ảnh.
Ngô Thị Nhung
- 23/12/2014 09:46 - Dấu ấn văn hóa tiền - sơ sử vùng lòng hồ Plei Krông, Kon Tum (23/12/2014)
- 23/12/2014 09:44 - Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 2013 (23/12/2014)
- 02/12/2014 09:58 - Nguyễn Huệ với phượng hoàng trung đô (02/12/2014)
- 02/12/2014 09:56 - Danh nhân văn hóa Thăng Long - Hà Nội (02/12/2014)
- 29/10/2014 10:00 - DI SẢN VĂN HÓA CHĂM - HERITAGE OF CHĂM CULTURE - LE PATRIMOINE CULTUREL CHĂM (29/10/2014)
- 10/06/2014 10:05 - Khảo cổ học thời đại đá cũ Bắc Việt Nam (10/06/2014)
- 08/05/2014 10:06 - Cổ vật gốm sứ Trung Quốc (08/05/2014)
- 28/11/2013 10:08 - 45 năm Viện Khảo cổ học (1968 - 2013) (28/11/2013)
- 10/10/2013 10:16 - Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2012 (10/10/2013)
- 10/10/2013 10:14 - Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2011 (10/10/2013)
Khảo cổ học thời đại đá cũ Bắc Việt Nam (10/06/2014)
Thứ ba, 10 Tháng 6 2014 10:05
Kích thước: 16 x 24
Năm xuất bản: 2013
Số trang: 420
- Tác giả: PGS.TS Nguyễn Khắc Sử, địa chỉ liên hệ: 61, Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, hà Nội.
Lịch sử nhân loại được bắt đầu từ kỷ Đệ tứ hay kỷ nhân sinh, cách đây vài triệu năm. Thời đại đá cũ là thời kỳ sớm nhất, dài nhất trong lịch sử nhân loại. Lịch sử Việt Nam được mở đầu bằng sự xuất hiện của người đứng thẳng (Homo erectus) tìm thấy ở Thẩm Khuyên và Thẩm Hai (Lạng Sơn), có niên đại nửa triệu năm cách ngày nay và kết thúc khi con người bước vào thời đại Đá mới, cách đây 1 vạn năm.
Quyển sách là sự kế thừa, bổ sung, và nâng cao các công trình nghên cứu trước đây và là kết quả trực tiếp từ việc triển khai đề tài khoa học cấp Bộ: Đánh giá giá trị lịch sử - văn hóa các di tích thời đại đá cũ Bắc Việt Nam được phát hiện và nghên cứu từ 1998 đến nay do tác giả làm chủ nhiệm.
Kết cấu gồm 5 chương:
Chương 1 của cuốn sách trình bày tổng quan tư liệu, tình hình phát hiện và nghiên cứu các di tích khảo cổ học thời đại Đá cũ ở Bắc Việt Nam...
Chương 2 giới thiệu kết quả khai quật, nghiên cứu một số di tích cổ nhân, cổ sinh tiêu biểu ở Bắc Việt Nam.
Chương 3 giới thiệu kết quả khai quật, nghiên cứu một số di tích văn hóa khảo cổ thời đại Đá cũ tiêu biểu theo hệ thống các sông lớn ở Bắc Việt Nam.
Chương 4 phác thảo bức tranh văn hóa thời đại Đá cũ Bắc Việt Nam từ nửa triệu năm trước đến một vạn năm cách ngày nay.
Chương 5: Nghiên cứu giá trị của các di tích và di vật khảo cổ Đá cũ Bắc Việt Nam trong diễn trình phát triển văn hóa tiền sử Việt Nam, trong mối quan hệ với các văn hóa Đá cũ đồng đại ở Nam Trung Quốc và các nước Đông Nam Á
Ngô Thị Nhung - Phòng Thông tin - Thư viện
- 23/12/2014 09:44 - Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 2013 (23/12/2014)
- 02/12/2014 09:58 - Nguyễn Huệ với phượng hoàng trung đô (02/12/2014)
- 02/12/2014 09:56 - Danh nhân văn hóa Thăng Long - Hà Nội (02/12/2014)
- 29/10/2014 10:00 - DI SẢN VĂN HÓA CHĂM - HERITAGE OF CHĂM CULTURE - LE PATRIMOINE CULTUREL CHĂM (29/10/2014)
- 11/06/2014 10:03 - Di chỉ Khảo cổ học Vĩnh Yên - Khánh Hòa (11/06/2014)
- 08/05/2014 10:06 - Cổ vật gốm sứ Trung Quốc (08/05/2014)
- 28/11/2013 10:08 - 45 năm Viện Khảo cổ học (1968 - 2013) (28/11/2013)
- 10/10/2013 10:16 - Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2012 (10/10/2013)
- 10/10/2013 10:14 - Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2011 (10/10/2013)
- 10/10/2013 10:10 - Mộ thuyền Đông Sơn ở Việt Nam (10/10/2013)
Cọc gỗ, đoạn xương người, đồ gốm men... mới được phát hiện trong phạm vi chiến trường Bạch Đằng (Quảng Ninh) góp phần diễn giải chiến lược, quá trình chuẩn bị, quy mô, diễn biến trận thuỷ chiến chống Nguyên Mông năm 1288 của nhà Trần.
Mùa hè vừa qua, một số đoàn khảo cổ đã khai quật thám sát khu di tích Bạch Đằng (phường Yên Giang, xã Quảng Yên, Quảng Ninh). Tại đây, họ phát hiện nhiều dấu tích, hiện vật quan trọng liên quan đến trận thuỷ chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông lần thứ 3 (năm 1288) của vua tôi nhà Trần.
Đoàn cán bộ Viện Khảo cổ học do TS Lê Thị Liên chủ trì khi khai quật trên phạm vi rộng 75 ha ở cánh đồng Yên Giang đã phát hiện một cọc gỗ hình trụ có đường kính khá lớn (27-28 cm), cao 1,2 m, chân được đẽo vát nhiều nhát nhỏ, cắm vào lớp bùn nâu, chạm đến lớp cát đáy sông.
Sự có mặt hiếm hoi của cọc gỗ này, theo TS Liên, đã củng cố một lần nữa các kết luận trước đây về quy mô bãi cọc và cách đóng cọc của quân dân nhà Trần. "Việc nghiên cứu chi tiết địa tầng và phạm vi phân bố các di vật góp phần quan trọng vào việc diễn giải chiến lược, quá trình chuẩn bị, quy mô và diễn biến của trận chiến năm 1288", bà Liên nói.
Cọc gỗ được tìm thấy ở bãi cọc Yên Giang cho thấy quy mô bãi cọc và cách đóng cọc của quân dân nhà Trần. |
Đoàn khai quật do TS Nguyễn Việt (Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á) chủ trì phát hiện được một đoạn xương ống dài 5 cm, có dấu vết băm gãy nham nhở ở một đầu và vết chặt vắt chéo ở đầu kia. Sau khi đối chiếu sinh học và nghiên cứu vết cắt, các nhà khảo cổ kết luận đây là đoạn xương cẳng tay trái của người, phần sát với xương quay vai.
"Không phải không có cơ sở để giả định đó là vết tích liên quan đến thương tích của con người trong trận chiến Bạch Đằng năm 1288", TS Nguyễn Việt nói. Theo ông, lịch sử Việt Nam diễn ra nhiều cuộc chiến tranh vệ quốc, trong đó nhiều trận có sự tham gia của hàng chục nghìn tướng sĩ, quân dân của cả hai bên như: Bạch Đằng, Sông Cầu, Chi Lăng... Thông thường ở gần khu dân cư sinh sống, sau mỗi trận chiến các vũ khí, xác chết đều được thu gom. Tàn tích trận chiến còn lại theo thời gian rất ít, nhưng không phải không có.
Trong một số cuộc khai quật ở phạm vi bãi cọc Bạch Đằng, 5 phần di cốt khác đã được phát hiện. Sau khi nghiên cứu và định tuổi carbon phóng xạ, những xương người này được cho là ít nhiều liên quan đến trận chiến năm 1288.
Đoạn xương người có vết chặt mới được khai quật trong khu vực bãi cọc Bạch Đằng. Hiện vật này đã được tạm bàn giao bảo quản cho Bảo tàng Bạch Đằng, trực thuộc Trung tâm Văn hoá Thông tin Thể thao của Thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh). |
Một đoàn công tác khác của cán bộ Viện Khảo cổ học khi đào thám sát tại khu vực bãi cọc Yên Giang (tháng 5/2014) phát hiện nhiều đồ gốm sứ có niên đại kéo dài từ thời Đại La (thế kỷ 10) đến Móng Cái (thế kỷ 20), nhưng đa số thuộc thời Trần (thế kỷ 13-14).
Những phát hiện khảo cổ mới trên được chuyên gia có mặt trong Hội nghị thông báo khảo cổ học lần thứ 49 (tổ chức vào cuối tháng 9) đánh giá là quan trọng, phác họa rõ nét hơn về các cuộc thủy chiến của người Việt khi các đạo quân xâm lược phía Bắc tràn xuống qua đường biển, củng cố thêm cứ liệu về trận thuỷ chiến năm 1288 chống quân Nguyên Mông lần thứ 3 của vua tôi nhà Trần.
Quỳnh Trang
Nguồn VNExpress
Tạp chí Khảo cổ học số 2/2014
Chủ nhật, 11 Tháng 5 2014 11:51
Tạp chí Khảo cổ học số 2/2014
Mục lục |
|
Trang |
|
TRÌNH NĂNG CHUNG |
3 |
Văn hóa Đông Sơn ở Việt Nam và văn hóa Khả Lạc ở Nam Trung Quốc |
|
BÙI VĂN LIÊM, HOÀNG THÚY QUỲNH Các phương thức kinh tế của cư dân văn hóa Sa Huỳnh |
15 |
NGUYỄN THỊ HOÀI HƯƠNG Nghề gốm ở Nam Bộ qua các phát hiện khảo cổ học |
31 |
ANDREAS REINECKE, VERENA LEUSCH, LÂM THỊ MỸ DUNG |
51 |
Đồ vàng cổ ở Việt Nam: Kết quả phân tích đầu tiên về đồ vàng trong văn hóa Sa Huỳnh |
|
LÊ THỊ LIÊN, NISHIMURA MASANARI, NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG |
64 |
Di tích Gò Tháp-Những hiểu biết mới qua các cuộc khảo sát nghiên cứu gần đây |
|
ĐẶNG VĂN THẮNG |
84 |
Thần Shiva trong văn hóa Óc Eo |
|
Thông tin họat động khảo cổ học |
100 |
contents |
|
Page |
|
TRÌNH NĂNG CHUNG |
3 |
Đông Sơn Culture in Việt Nam and Kele Culture in southern China |
|
BÙI VĂN LIÊM, HOÀNG THÚY QUỲNH Various economic patterns of Sa Huỳnh - culture inhabitants |
15 |
NGUYỄN THỊ HOÀI HƯƠNG Ceramic industry in southern area of southern Việt Nam Through archaeological discoveries |
31 |
ANDREAS REINECKE, VERENA LEUSCH, LÂM THỊ MỸ DUNG |
52 |
Ancient golden artifacts in Việt Nam: Preliminary analytical results of golden objects from sa huynhf culture |
|
LÊ THỊ LIÊN, NISHIMURA MASANARI, NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG |
64 |
Gò Tháp site – new awareness from recent surveys and studies |
|
ĐẶNG VĂN THẮNG |
84 |
Shiva Deity images of Óc Eo Culture |
|
R Archaeological Recent New |
100 |
- 22/05/2015 13:51 - Tạp chí Khảo cổ học số 2/2015
- 22/05/2015 13:50 - Tạp chí Khảo cổ học số 1/2015
- 02/03/2015 11:29 - Tạp chí Khảo cổ học số 6/2014 (chuyên đề Khảo cổ học dưới nước)
- 23/12/2014 15:27 - Tạp chí khảo cổ học số 4 năm 2014
- 03/11/2014 15:32 - Tạp chí Khảo cổ học (tiếng Anh) số 8/2013
- 01/03/2014 11:54 - Tạp chí Khảo cổ học số 1/2014
- 07/01/2014 11:57 - Tạp chí Khảo cổ học số 6/2013
- 28/11/2013 11:59 - Tạp chí Khảo cổ học số 4/2013
- 28/11/2013 11:58 - Tạp chí Khảo cổ học số 5/2013
- 19/11/2013 13:20 - Tạp chí khảo cổ học số 3/2013