Đền Thượng Cổ Loa (23/12/2014)
Thứ ba, 23 Tháng 12 2014 09:54
Cơ quan soạn thảo: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Kích thước: 14,5 x 20,5
Hình thức bìa: bìa mềm
Năm xuất bản: 2014
Số trang: 386
- Tác giả: Lại Văn Tới
Nội dung gồm 3 chương:
1/ Đền Thượng – Cổ Loa;
2/ Những bí ẩn trong lòng đất Đền Thượng;
3/ Bảo tồn và phát huy giá trị di tích Đền Thượng – Cổ Loa.
Ngô Thị Nhung
- 04/02/2015 09:26 - Người Việt với biển (04/02/2015)
- 23/01/2015 09:42 - Hương ước Hà Nội - Tập 1 (23/01/2015)
- 23/01/2015 09:40 - Lịch sử sự thật và sử học (23/01/2015)
- 23/01/2015 09:38 - Văn hóa thờ nữ thần mẫu ở Việt Nam và châu Á - Bản sắc và giá trị (23/01/2015)
- 23/01/2015 09:36 - PHẬT TÍCH - Di sản văn hóa Phật giáo (23/01/2015)
- 23/12/2014 09:48 - Hoàng sa - Trường sa các sự kiện tư liệu lịch sử pháp lý chính (23/12/2014)
- 23/12/2014 09:46 - Dấu ấn văn hóa tiền - sơ sử vùng lòng hồ Plei Krông, Kon Tum (23/12/2014)
- 23/12/2014 09:44 - Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 2013 (23/12/2014)
- 02/12/2014 09:58 - Nguyễn Huệ với phượng hoàng trung đô (02/12/2014)
- 02/12/2014 09:56 - Danh nhân văn hóa Thăng Long - Hà Nội (02/12/2014)
Hoàng sa - Trường sa các sự kiện tư liệu lịch sử pháp lý chính (23/12/2014)
Thứ ba, 23 Tháng 12 2014 09:48
Cơ quan soạn thảo: Nhà xuất bản Trẻ
Kích thước: 14 x 20
Hình thức bìa: bìa mềm
Năm xuất bản: 2013
Số trang: 244
- Tác giả: Nguyễn Việt Long
Hoàng sa, Trường sa, biển Đông đang là những địa danh nóng, có thể ảnh hưởng đến hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển của khu vực Đông Nam Á cũng như phạm vi toàn thế giới. Tranh chấp chủ quyền trên hai quần đảo và quyền tài phán trên các vùng biển xung quanh đầy phức tạp do số lượng các chủ thể tranh chấp nhiều nhất, do thời gian dài, trải qua nhiều biến dộng chính trị xã hội, do chiến tranh và xung đột vũ trang. Với mục đích giúp đỡ phần nào cho các nhà nghiên cứu và các độc giả quan tâm đến vấn đề , trên cơ sở các tài liệu cá nhân sưu tập được tại Pháp, Anh, Tây Ban Nha..., các tài liệu của cố sử học, hán học. Tác giả đã mạnh dạn tổng hợp biên tập Hoàng sa - Trường sa các sự kiện tư liệu lịch sử pháp lý chính (từ thế kỷ XV đến 2000)
Ngô Thị Nhung
- 23/01/2015 09:42 - Hương ước Hà Nội - Tập 1 (23/01/2015)
- 23/01/2015 09:40 - Lịch sử sự thật và sử học (23/01/2015)
- 23/01/2015 09:38 - Văn hóa thờ nữ thần mẫu ở Việt Nam và châu Á - Bản sắc và giá trị (23/01/2015)
- 23/01/2015 09:36 - PHẬT TÍCH - Di sản văn hóa Phật giáo (23/01/2015)
- 23/12/2014 09:54 - Đền Thượng Cổ Loa (23/12/2014)
- 23/12/2014 09:46 - Dấu ấn văn hóa tiền - sơ sử vùng lòng hồ Plei Krông, Kon Tum (23/12/2014)
- 23/12/2014 09:44 - Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 2013 (23/12/2014)
- 02/12/2014 09:58 - Nguyễn Huệ với phượng hoàng trung đô (02/12/2014)
- 02/12/2014 09:56 - Danh nhân văn hóa Thăng Long - Hà Nội (02/12/2014)
- 29/10/2014 10:00 - DI SẢN VĂN HÓA CHĂM - HERITAGE OF CHĂM CULTURE - LE PATRIMOINE CULTUREL CHĂM (29/10/2014)
Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 2013 (23/12/2014)
Thứ ba, 23 Tháng 12 2014 09:44
Cơ quan soạn thảo: Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Viện Khảo cổ học
Kích thước: 19 x 27
Hình thức bìa: bìa mềm
Năm xuất bản: 2014
Địa chỉ liên hệ: Phòng Tạp chí
Số trang: 762
- tác giả: nhiều tác giả
tổng kết những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2013
Thái Ngọc Hân
- 23/01/2015 09:38 - Văn hóa thờ nữ thần mẫu ở Việt Nam và châu Á - Bản sắc và giá trị (23/01/2015)
- 23/01/2015 09:36 - PHẬT TÍCH - Di sản văn hóa Phật giáo (23/01/2015)
- 23/12/2014 09:54 - Đền Thượng Cổ Loa (23/12/2014)
- 23/12/2014 09:48 - Hoàng sa - Trường sa các sự kiện tư liệu lịch sử pháp lý chính (23/12/2014)
- 23/12/2014 09:46 - Dấu ấn văn hóa tiền - sơ sử vùng lòng hồ Plei Krông, Kon Tum (23/12/2014)
- 02/12/2014 09:58 - Nguyễn Huệ với phượng hoàng trung đô (02/12/2014)
- 02/12/2014 09:56 - Danh nhân văn hóa Thăng Long - Hà Nội (02/12/2014)
- 29/10/2014 10:00 - DI SẢN VĂN HÓA CHĂM - HERITAGE OF CHĂM CULTURE - LE PATRIMOINE CULTUREL CHĂM (29/10/2014)
- 11/06/2014 10:03 - Di chỉ Khảo cổ học Vĩnh Yên - Khánh Hòa (11/06/2014)
- 10/06/2014 10:05 - Khảo cổ học thời đại đá cũ Bắc Việt Nam (10/06/2014)
Dấu ấn văn hóa tiền - sơ sử vùng lòng hồ Plei Krông, Kon Tum (23/12/2014)
Thứ ba, 23 Tháng 12 2014 09:46
Cơ quan soạn thảo: Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Kích thước: 16 x 24
Hình thức bìa: bìa cứng
Năm xuất bản: 2014
Địa chỉ liên hệ: 61 - Phan Chu Trinh - Hoàn Kiếm - Hà Nội
Số trang: 743
- Tác giả: PGS.TS Nguyễn Khắc Sử
Nội dung cuốn sách gồm 5 chương:
- Chương 1: Tổng quan tư liệu vùng lòng hồ Plei Krông
- Chương 2: Những di tích và di vật được khai quật trong lòng hồ Plei Krông
- Chương 3: Đặc trưng di tích, di vật, niên đại và các giai đoạn phát triển
- Chương 4: Khảo cổ học tiền - sơ sử vùng lòng hồ Plei Krông trong phối cảnh Việt Nam và Đông Nam Á
- Chương 5: Diện mạo văn hóa lịch sử vùng lòng hồ Plei Krông
Ngô Thị Nhung
- 23/01/2015 09:40 - Lịch sử sự thật và sử học (23/01/2015)
- 23/01/2015 09:38 - Văn hóa thờ nữ thần mẫu ở Việt Nam và châu Á - Bản sắc và giá trị (23/01/2015)
- 23/01/2015 09:36 - PHẬT TÍCH - Di sản văn hóa Phật giáo (23/01/2015)
- 23/12/2014 09:54 - Đền Thượng Cổ Loa (23/12/2014)
- 23/12/2014 09:48 - Hoàng sa - Trường sa các sự kiện tư liệu lịch sử pháp lý chính (23/12/2014)
- 23/12/2014 09:44 - Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 2013 (23/12/2014)
- 02/12/2014 09:58 - Nguyễn Huệ với phượng hoàng trung đô (02/12/2014)
- 02/12/2014 09:56 - Danh nhân văn hóa Thăng Long - Hà Nội (02/12/2014)
- 29/10/2014 10:00 - DI SẢN VĂN HÓA CHĂM - HERITAGE OF CHĂM CULTURE - LE PATRIMOINE CULTUREL CHĂM (29/10/2014)
- 11/06/2014 10:03 - Di chỉ Khảo cổ học Vĩnh Yên - Khánh Hòa (11/06/2014)
Tạp chí khảo cổ học số 4 năm 2014
Thứ ba, 23 Tháng 12 2014 15:27
- 22/09/2015 12:31 - Tạp chí Khảo cổ học số 3/2015
- 22/09/2015 12:30 - Tạp chí Tiếng anh Khảo cổ học số 9/2014
- 22/05/2015 13:51 - Tạp chí Khảo cổ học số 2/2015
- 22/05/2015 13:50 - Tạp chí Khảo cổ học số 1/2015
- 02/03/2015 11:29 - Tạp chí Khảo cổ học số 6/2014 (chuyên đề Khảo cổ học dưới nước)
- 03/11/2014 15:32 - Tạp chí Khảo cổ học (tiếng Anh) số 8/2013
- 11/05/2014 11:51 - Tạp chí Khảo cổ học số 2/2014
- 01/03/2014 11:54 - Tạp chí Khảo cổ học số 1/2014
- 07/01/2014 11:57 - Tạp chí Khảo cổ học số 6/2013
- 28/11/2013 11:59 - Tạp chí Khảo cổ học số 4/2013
Nỏ thần An Dương Vương - Từ huyền thoại đến sự thật lịch sử
Thứ hai, 22 Tháng 12 2014 10:40
Đã một thời gian rất dài, sự thật lịch sử về An Dương Vương với kinh đô Cổ Loa và nước Âu Lạc, nhà nước thứ hai trong lịch sử Việt Nam, luôn bị che mờ bởi những màn sương huyền thoại. Tuy nhiên gần đây, dưới ánh sáng của khoa học, đặc biệt là những thành tựu của khảo cổ học, những mây mù huyền thoại về giai đoạn lịch sử này đã dần dần được làm sáng tỏ.
Từ trong huyền thoại…
“Chuyện nỏ thần” hay là “Chuyện Mị Châu - Trọng Thủy” là một truyền thuyết nổi tiếng của Việt Nam, gắn liền với những biến cố lịch sử thời An Dương Vương. Chuyện kể rằng, sau khi giúp An Dương Vương xây thành Cổ Loa (nay thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội), thần Kim Quy đã trút một chiếc móng của mình trao cho Vua để chế lẫy nỏ làm vũ khí giữ thành khi có ngoại bang xâm lấn. Vua bèn sai tướng Cao Lỗ chế nỏ thần, lấy móng rùa làm lẫy nỏ, gọi là “Linh quang kim trảo thần nỗ”. Nỏ làm xong, mỗi một phát bắn hàng hàng trăm mũi tên tua tủa bay vút ra, bách phát bách trúng.
Lúc bấy giờ, Triệu Đà từ phương Bắc mấy lần đem quân xâm lược Âu Lạc. An Dương Vương lấy nỏ thần ra bắn, mỗi phát bắn ra, tên bay rào rào, quân địch chết như rạ, thây chất đầy nội. Thấy việc dùng binh không hiệu quả, Triệu Đà bèn dùng kế giảng hoà, cho con trai là Trọng Thuỷ sang Âu Lạc cầu hôn con gái An Dương Vương là công chúa Mị Châu, nhưng thực chất là để tìm hiểu bí mật quân sự của Âu Lạc. An Dương Vương lơ là mất cảnh giác nên đã mắc mưu Triệu Đà, để Trọng Thuỷ đánh tráo mất nỏ thần. Sau khi lấy được nỏ thần, Triệu Đà lập tức mang quân xâm chiếm Âu Lạc. Không còn nỏ thần, An Dương Vương thua trận, phải mang theo công chúa Mị Châu bỏ thành chạy vào Nghệ An và tử trận tại đây. Thất bại của An Dương Vương là khúc bi tráng của dân tộc, là bài học xương máu về tinh thần cảnh giác trước các âm mưu của ngoại bang trong công cuộc giữ nước.
Mũi tên. Đồng, di chỉ Cầu Vực, thành Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội.
…đến sự thật lịch sử
Theo phân kỳ khảo cổ học, thời An Dương Vương nằm trong khoảng từ cuối giai đoạn văn hóa Đông Sơn phát triển sang đầu giai đoạn văn hóa Đông Sơn muộn, tương ứng với khoảng cuối thế kỷ 3 đến giữa thế kỷ 2 trước Công nguyên. Tại khu vực thành Cổ Loa đã phát lộ nhiều di tích khảo cổ học văn hóa Đông Sơn nói chung và gắn với thời kỳ An Dương Vương nói riêng. Tháng 6 năm 1959, một hố mũi tên đồng với số lượng lên tới hàng vạn chiếc đã ngẫu nhiên phát lộ tại khu vực thành Cổ Loa khi công nhân đắp đường. Qua phân loại cho thấy, mũi tên đồng Cổ Loa gồm nhiều loại dài, ngắn khác nhau nhưng đều có chung đặc điểm: đầu hình tháp 3 cạnh sắc tạo độ sát thương lớn và phần chuôi dài có tác dụng giảm lực ma sát, giữ thế cân bằng cho đường bay ổn định, đảm bảo độ chính xác tới đích bắn. Đáng chú ý, chỉ có khoảng một phần tư số mũi tên đã được tu chỉnh để sử dụng, ba phần tư còn lại là mũi tên mới ra khuôn, còn nguyên dấu vết của kỹ thuật đúc. Bởi vậy, đây có thể là kho cất giữ mũi tên vừa đúc xong, đang trong quá trình gia công để sử dụng. Do biến cố lịch sử, toàn bộ số mũi tên này được chôn giấu trong lòng đất Cổ Loa.
Lẫy nỏ. Đồng, Văn hóa Đông Sơn.
Việc phát hiện kho mũi tên đồng Cổ Loa đã giúp chúng ta tin tưởng phần nào vào truyền thuyết nỏ thần của An Dương Vương. Tuy nhiên, liệu số mũi tên này có phải được đúc tại chỗ hay không? Rất may mắn, nghi vấn này đã được giải đáp. Vào những năm 2000, ngay tại góc tây nam Đền Thượng trong khu vực thành Nội Cổ Loa, nơi thờ An Dương Vương, khảo cổ học đã phát hiện hệ thống lò đúc mũi tên đồng, cùng hàng trăm khuôn đúc, đúng với những mũi tên đồng Cổ Loa 3 cạnh mà chúng ta đã tìm thấy trước đó. Khuôn đúc mũi tên là khuôn ba mang. Mỗi mang tạo thành một cạnh của mũi tên, nên khi đúc xong, mũi tên có ba cạnh. Đây là những chứng cứ vật chất khẳng định chắc chắn việc đúc mũi tên của An Dương Vương tại kinh đô Cổ Loa. Đương thời, đây là loại vũ khí đánh xa tân tiến, lợi hại, nên có thể thấy, việc chế tạo phải được giữ bí mật tuyệt đối. Việc chọn góc tây nam của thành Nội Cổ Loa, khu vực trung tâm của thành Cổ Loa đã phản ánh được tầm quan trọng của vấn đề này. Với hệ thống lò đúc, khuôn đúc và số lượng lớn mũi tên đã phát hiện cho thấy đây vừa là một xưởng đúc lớn, vừa được tổ chức quản lý chặt chẽ của tổ chức xã hội cao nhất đương thời.
Khuôn đúc mũi tên. Đá, phát hiện tại đền Thượng, thành Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội.
Để trở thành loại vũ khí đánh xa lợi hại, mũi tên phải đi cùng với nỏ bắn. Tại Cổ Loa và nhiều nơi khác trong phạm vi phân bố của Văn hóa Đông Sơn cũng đã tìm thấy những chiếc nỏ đồng. Nỏ có cấu tạo gồm nhiều bộ phận đúc rời: hộp cò hình chữ nhật, miệng hộp xẻ chéo các rãnh để đặt mũi tên và khấc hãm dây nỏ; lẫy nỏ, có hình dáng gần giống móng rùa và hai thanh đồng dùng để đưa dây nỏ vào khấc hãm. Các bộ phận này được liên kết lại bằng hai cái chốt. Khi sử dụng, dây nỏ được căng lên, cài vào khấc hãm, dùng ngón tay kéo lùi lẫy nỏ để dây bật, đẩy tung những mũi tên lao tới đích. Cho tới nay, mặc dù số lượng tìm thấy không nhiều nhưng việc chế tạo thành công và sử dụng có hiệu quả nỏ bắn tên là một trong những sáng chế kỹ thuật quân sự lớn của người Việt cổ.
Những bằng chứng vật chất nêu trên cho thấy truyền thuyết về nỏ thần của An Dương Vương có cốt lõi lịch sử chân thực, đồng thời tự nó đã phá tan màn sương huyền thoại lâu nay bao phủ sự thật của lịch sử về thời kỳ đầu dựng nước và giữ nước của dân tộc. Với số lượng hàng vạn mũi tên đồng, hàng trăm khuôn đúc đã được phát hiện, đã chứng minh rằng, đương thời đã có một đội quân lớn thường trực tại Cổ Loa. Rõ ràng, Cổ Loa là một trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế lớn của nước Âu Lạc thời An Dương Vương.
(Theo baotanglichsu.vn)
- 29/12/2014 09:30 - Báo cáo kết quả khảo sát và khai quật thám sát khu vực Yên Giang và cánh đồng Yên Giang
- 27/12/2014 09:55 - Di tích quốc gia Yên Tử được "trùng tu - xây mới"
- 26/12/2014 09:57 - Nhóm cổ vật độc đáo mới phát hiện ở huyện Mường Ảng (Điện Biên)
- 24/12/2014 16:58 - Phát hiện ngôi mộ thời Đông Sơn ở Sơn La
- 23/12/2014 10:04 - Ngôi mộ thời Trần trên núi Trán Rồng (khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương))
- 22/12/2014 10:10 - Hoàng thành Thăng Long - từ góc độ Khảo cổ học
- 12/12/2014 23:53 - Ba di tích khảo cổ được xếp hạng quốc gia
- 07/12/2014 17:08 - TT-Huế: Phát hiện xác tàu đắm trên biển Vinh Xuân
- 02/12/2014 17:01 - Vật thiêng trong nghi thức tang ma của người Giáy xã Bản Giang (Lai Châu)
- 20/11/2014 09:33 -
Hoàng thành Thăng Long - từ góc độ Khảo cổ học
Thứ hai, 22 Tháng 12 2014 10:10
Các cuộc khảo cổ trong khoảng 30 năm cuối thế kỷ XX đã góp phần xác định được trung tâm, quy mô của Hoàng thành và phác họa đặc điểm của nghệ thuật Thăng Long qua các thời kỳ.
Một số di vật được khai quật tại khu vực Hoàng thành Thăng Long. |
Muốn tìm dấu tích Thành Thăng Long, ta chỉ còn có một cách duy nhất là khảo cổ học. Nhưng khảo cổ học ở một vùng đất như Thủ đô Hà Nội hiện là rất khó khi mà thành phố hiện đại được xây dựng từ cuối Thế kỷ XIX đã trùm lên Kinh đô cổ.
Tuy nhiên, nhờ sự quan tâm của Nhà nước, trong khoảng ba thập kỷ (1970–2000 – BT), các cơ quan khảo cổ học Việt Nam (Viện Khảo cổ học, Khoa Lịch sử thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam) và Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội đã cố gắng len lỏi từng mét vuông, từng khoảng đất nhỏ để tiến hành công việc thăm dò, khảo sát, khai quật.
Đặc biệt nhân dịp kỷ niệm Thăng Long 990 tuổi, khi Nhà nước trao một phần khu Thành cổ cho Hà Nội, Hà Nội đã tạo điều kiện cho Viện Khảo cổ học được khai quật bước đầu ở 3 vị trí hết sức quan trọng là Đoan Môn, Bắc Môn, Hậu Lâu và một số vị trí khác. Kết quả của các cuộc khai quật là hết sức khả quan.
Dưới đây xin điểm lại các thành tựu chính của các cuộc khai quật và suy nghĩ của chúng tôi về Thành Thăng Long thời Lý - Trần - Lê được gợi lên qua các tài liệu khai quật khảo cổ học.
1. Địa điểm Đoan Môn
Đây là một cổng chính của Thành Thăng Long. Nó có từ thời Lý - Trần, nhưng dấu vết hiện còn là của thời Lê (có thể là Lê sơ) và đã được thời Nguyễn và thời nay tu sửa.
Tháng 10 năm 1999, Viện Khảo cổ học và Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội đã thám sát và khai quật ở đây 2 hố với tổng diện tích là 85,20m2…
- Tại hố đào ở phía Bắc Đoan Môn, ở độ sâu 1,20m, đã tìm thấy sân nền được lát gạch vồ thời Lê và gồm có 9 hàng, ôm khít chân tường Đoan Môn, trong đó hàng ngoài cùng lát phẳng tạo thành đường đi, các hàng trong lát chéo cao dần lên tạo nền móng vững chắc để xây tường gạch bên trên.
Thăm dò các vị trí khác quanh chân tường Đoan Môn đều thấy có đường viền lát đá này.
Đường đá lát và sân gạch này theo chúng tôi là thuộc thời Lê (có thể được bắt đầu từ thời Lê sơ). Nó được nhà Nguyễn tiếp thu và sửa sang tu bổ. Vào thời Pháp thuộc, cuối Thế kỷ XIX, nó đã bị san lấp khoảng 1m để xây cất các công trình khác. Nếu trong tương lai, ta làm phát lộ toàn bộ ở độ sâu 1m sẽ khôi phục lại được cốt nền của thời Lê với đường viền lát đá còn khá nguyên vẹn và sân nền gạch cổ lát bằng gạch vồ.
Ở độ sâu 1,90m đã gặp một đoạn đường đi được lát bằng gạch bìa nằm ở chính giữa cửa Đoan Môn và chạy dài theo hướng Bắc - Nam dài 15,80m.
Cấu trúc của con đường gồm có 3 phần: móng đường, nền đường và mặt đường.
- Phần móng ở vị trí hố giám sát được tạo bởi 12 lớp gồm nhiều loại vật liệu khác nhau (sỏi, gạch ngói vỡ, bao nung gốm v.v…) tạo thành một lớp móng dày 0,86m rất chắc chắn.
- Phần nền được tạo bởi 5-6 lớp gạch chồng lên nhau.
- Phần mặt đường gồm có hai đường biên và lòng đường. Hai đường biên được tạo bởi gạch và ngói xếp thành các ô hình hoa chanh cách điệu. Lòng đường rộng 1,30m đã bị phá hủy hết chỉ còn sót các mảnh gạch lát hình vuông trang trí hoa cúc dây.
Căn cứ vào cấu trúc tầng văn hóa, vật liệu kỹ thuật xây dựng và nhất là so sánh cấu trúc hình hoa chanh trong kiến trúc gạch thời Trần ở Tam Đường, Tức Mặc, chúng tôi cho rằng đây là con đường đi có từ thời Trần, có sử dụng lại gạch thời Lý và gạch thời Bắc thuộc. Do có ngói Lý, ngói Trần phủ lên trên chúng tôi cũng dự đoán rằng có thể con đường này có mái che.
Dự đoán rằng có thể con đường đang phát triển về hướng Điện Kính Thiên. Vết tích con đường có còn hay không thì chỉ có các cuộc khai quật sắp tới mới có thể trả lời được. Và nếu đúng là một con đường đi từ Đoan Môn đến Điện Thiên An thời Trần thì sẽ trả lời và minh chứng cho một vấn đề khoa học khác rằng Điện Kính Thiên thời Lê đã dựa trên nền cũ của Điện Thiên An (hay Điện Càn Nguyên) của thời Lý và thời Trần.
2. Địa điểm Bắc Môn
Bắc Môn |
Bắc Môn là cổng thành phía Bắc của Thành Hà Nội thời Nguyễn. Tại đây, Viện khảo cổ học và Sở Văn hóa thông tin Hà Nội đã khai quật hai hố với tổng diện tích là 60,40m2. Tại phía Tây của Bắc Môn đã tìm thấy một phần móng nền của một kiến trúc thời Lê. Do hố đào nhỏ cho nên chưa thể biết kích thước của kiến trúc, chỉ biết rằng kiến trúc này có một phần móng được lót đá và gạch vồ, phần trên được xây dựng hoàn toàn bằng gạch vồ và có giật cấp thu dần vào.
Ở hố phía Nam Bắc Môn đã tìm thấy một nền móng hay tường kiến trúc khác cũng được lót móng bằng đá xanh trên xây gạch vồ, phía ngoài, phía trong được nhồi chặt bằng gạch vụn. Vết tích kiến trúc này nằm hẳn dưới kiến trúc Bắc Môn.
Dưới các viên đá xanh lót mỏng, còn có một lớp móng khác dày 1,15m được xây bằng gạch vồ và gạch vụn nện chặt không thấm nước.
Hai kiến trúc này đều có niên đại Lê. Mặc dù diện đào nhỏ, không rõ tính chất và quy mô của các kiến trúc, nhưng các vết tích này đem lại các nhận thức khác về Thăng Long ở khu vực này. Vị trí này chưa thấy xuất hiện vết tích kiến trúc Lý và Trần. Trái lại, thời Lê lại xây dựng khá nhiều và hết sức kiên cố. Sự kiên cố đó một mặt phản ánh một đặc trưng của kiến trúc Lê, một mặt có thể đoán là vị trí này khá gần sông Tô Lịch cho nên phần móng phải được gia cố chắc chắn hơn.
Nếu so sánh với bản đồ Thăng Long thời Lê - Hồng Đức, ta sẽ thấy khu vực này trên bản đồ không vẽ kiến trúc gì cả. Điều đó có nghĩa là bản đồ này tính ước lệ rất lớn và khi khai quật khảo cổ theo diện rộng chắc chắn sẽ điền thêm được nhiều điểm mới lên bản đồ Hồng Đức.
3. Địa điểm Hậu Lâu
Hậu Lâu (7 Hoàng Diệu) là tên một kiến trúc thuộc thành cổ thời Nguyễn đã được xây sửa thời Pháp thuộc. Vị trí này ở phía sau Điện Kính Thiên.
Năm 1998, Viện Khảo cổ học và Ban quản lý Di tích Danh Thắng Hà Nội đã khai quật 206m2, kết quả như sau:
Ở độ sâu 3,20m đã tìm thấy một móng nền của một cầu bến ven sông hoặc ven hồ. Móng nền này được cất bằng vật liệu đá thời Lý, gạch thời Lê và có niên đại khoảng thời Lê sơ (Thế kỷ XV).
Ở độ sâu 1,15m -1,35m đã tìm thấy vết tích của 3 mảng nền kiến trúc đều được xây cất bằng gạch vồ và đá có niên đại Lê Trung Hưng.
Toàn bộ vết tích các di tích kiến trúc và di vật ở đây cho phép hình dung cảnh quan và sự thay đổi của kiến trúc thời Lê ở đây như sau:
Theo sử cũ phía sau Điện Kính Thiên là nơi nghỉ ngơi của Vua và Hoàng tộc. Vào thời Lê sơ, ở vị trí hố đào là sông (hay hồ ao) và đã xây một cầu bến lớn. Bên cạnh cầu bến lớn, đã tìm thấy một bộ sưu tập bát đĩa men trắng cao cấp có trang trí rồng rất đẹp được Việt Nam sản xuất chỉ dành riêng cho Hoàng cung với nhiều xương thú, xương cá. Đó chính là đồ dùng của Hoàng cung.
Vào thời Lê Trung Hưng toàn bộ khu vực này sau bị lấp bằng gạch ngói thời Lê sơ có trang trí rồng và hoa lá. Sau khi lấy lấp đoạn sông (hay hồ) này, thời Lê Trung Hưng đã xây nhiều kiến trúc khác lên trên.
4. Địa điểm Văn Miếu
Địa điểm Văn Miếu được Viện Khảo cổ học và Trung tâm văn hóa Văn Miếu - Quốc Tử Giám thám sát 50m2.
Kết quả đã tìm thấy 22.583 di vật gồm vật liệu kiến trúc, đồ gốm, tiền đồng, các mảnh sắt, gỗ, vỏ ốc, đá, v.v… có niên đại từ thời Bắc thuộc, thời Lý đến thời Nguyễn. Sử ghi chép rằng Văn Miếu được xây dựng từ năm 1070. Nhưng trên mặt đất hiện nay chỉ có vết tích của Văn Miếu Lê và Nguyễn. Việc tìm thấy các vật liệu xây dựng như gạch ngói có trang trí rồng, phượng thời Lý đã chứng minh sự ghi chép của sử cũ rằng Văn Miếu đã được xây dựng dưới thời Lý.
5. Khu vực Lăng Bác
Trong quá trình thi công xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, năm 1975, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy vết tích thành cổ thời Bắc thuộc, vết tích phía Tây của tòa Thành Hà Nội đầu thời Nguyễn.
Ngoài ra, còn rất nhiều gạch gốm đều có từ thời Bắc thuộc, gạch “Long Thụy Thái Bình” thời Lý.
Vị trí này cho phép suy nghĩ về ranh giới phía Tây của Thành Thăng Long.
6. Địa điểm số 5 Hoàng Diệu
Đã được Viện Khảo cổ học, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Ban quản lý Di tích Danh thắng Hà Nội thăm dò năm 1988.
Vị trí này chưa tìm thấy vết tích kiến trúc nhưng đã tìm thấy nhiều vật liệu xây dựng và gốm sứ từ thời Bắc thuộc đến thời Nguyễn. Đáng chú ý ở đây đã tìm thấy một mảnh đầu của con Sấu thần thời Lý gần tương tự như con Sấu Lý trên thành bậc kiến trúc tìm thấy ở Bách Thảo thời Pháp.
7. Khu vực Quần Ngựa
Khu vực này vốn đã được nghiên cứu từ thời Pháp thuộc và có tới hàng nghìn di vật từ thời Bắc thuộc đến thời Nguyễn được tìm thấy ở đây.
Nơi đây đã được nhiều cơ quan như Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Viện Khảo cổ học, Khoa Lịch sử (Đại học Quốc gia Hà Nội) phối hợp với Sở văn hóa Thông tin Hà Nội nghiên cứu. Các địa điểm được thăm dò gồm có khu vực Núi Cung, Đồng Gạch, Đồng Giếng, Quần Ngựa, Chùa Chân Giáo, v.v…
Các di vật tìm thấy cũng như vết tích kiến trúc cho phép nghĩ rằng khu vực này không có kiến trúc lớn và nằm ở phía ngoài của Thành Thăng Long và đây là khu sống và lao động của các tầng lớp bình dân có xen lẫn một số kiến trúc.
8. Địa điểm Giảng Võ
Địa điểm này được phát hiện năm 1983 trong quá trình xây dựng Hồ Ngọc Khánh. Viện Khảo cổ học, Sở Văn hóa Thông tin và Phòng Văn hóa Thông tin Quận Ba Đình tiến hành nghiên cứu thu hồi di vật và đo vẽ vết tích kiến trúc.
Kết quả đã thấy vết tích của một nền kiến trúc dài 30m, rộng 8m.
Đặc biệt đã thấy một sưu tập hiện vật lớn gồm 507 di vật trong đó có 433 di vật là vũ khí gồm: giáo, câu liêm, đinh ba, qua, kiếm, lao, mũi tên, móc câu, chông, súng lệnh, đạn đá, v.v…
Ví trí này góp phần nghiên cứu Điện Giảng Võ thời Lê và cung cấp một bộ sưu tập vũ khí lớn, phong phú nhất thời Lê.
9. Địa điểm 11 Lê Hồng Phong
Năm 1996, trong quá trình thi công xây dựng Trung tâm Hội nghị Quốc tế, đã phát hiện nhiều di vật.
Viện Khảo cổ học, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Bảo tàng Hà Nội đã tiến hành khai quật ngay.
Tuy diện tích khai quật còn sót lại rất nhỏ hẹp nhưng đã tìm thấy được một sưu tập lớn các di vật kiến trúc thời Lý chứng tỏ nơi đây có một kiến trúc lớn thời Lý.
10. Địa điểm ngã tư Hàng Đường - Hàng Cá và Ngõ Gạch
Năm 1980, khi thi công xây dựng đường nước tại vị trí này đã chạm vào một kiến trúc đá ở độ sâu 1m. Dưới các tấm đá lát là các hàng gạch vồ xây xếp rất đẹp. Ống dẫn nước đã nằm lên trên kiến trúc này. Vị trí này được đoán có thể là vết tích Cầu Đông nổi tiếng ở phía Đông Thành Thăng Long.
11. Địa điểm Trung tâm Thương mại Tràng Tiền
Năm 2000, khi thi công xây dựng Trung tâm Thương mại Tràng Tiền, Viện Khảo cổ học và Ban quản lý Di tích và Danh Thắng đã được phép thăm dò ở đây 115m2.
Kết quả đã tìm được một khối lượng lớn di vật, trong đó chủ yếu là gốm sứ Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản từ Thế kỷ XVII - XVIII. Điều đó cho thấy, vào thời gian này từ Thế kỷ XVII - XVIII, đây là nơi tụ cư đông và buôn bán khá sầm uất.
12. Địa điểm 47 Hàng Dầu
Địa điểm 47 Hàng Dầu, trước khi thi công xây nhà, Viện Khảo cổ học và Sở Văn hóa Thông tin đã thăm dò trước.
Địa điểm Chợ Hôm, khi đào móng xây dựng, công nhân đã thu gom đồ gốm sứ lại và báo cho Viện Khảo cổ học đến nghiên cứu.
Tính chất khảo cổ học nơi đây đều tương tự như địa điểm Tràng Tiền. Điều đó chứng tỏ từ Hồ Hoàn Kiếm xuống Chợ Hôm đều là khu dân cư và các điểm trao đổi buôn bán của Thăng Long Thế kỷ XVII - XVIII.
Các nghiên cứu đó rải rác ở nhiều địa điểm, nhiều thời gian khác nhau, mỗi địa điểm có một đóng góp riêng mà tóm lại bước đầu đã đạt được kết quả đáng khích lệ như sau:
1. Đã góp phần chứng minh được rằng trung tâm của Hoàng Thành - Thăng Long thời Lý - Trần - Lê ở là khu vực Thành cổ Hà Nội mà tâm điểm là Điện Kính Thiên.
Kết hợp với tư liệu các di tích và văn bia trên mặt đất có thể xác định được tương đối chính xác quy mô của ba vòng Thành Thăng Long bao bọc lẫn nhau gồm Cấm Thành, Hoàng Thành và La Thành.
2. Đã hiểu được sơ bộ các đặc điểm của nghệ thuật Thăng Long qua các thời: Thời Lý cầu kỳ và tinh xảo; thời Trần khỏe mạnh, phóng khoáng; thời Lê sơ khỏe khoắn nhưng hơi đơn điệu; thời Lê Trung Hưng nhỏ nhẹ nhưng khá đa dạng.
3. Đã hiểu được phần nào sinh hoạt ở Thăng Long qua các thời. Ví dụ qua đồ gốm sứ thì trong thời Lý, Trần luôn luôn tồn tại đồ cao cấp bên cạnh các đồ bình dân; thời Lê sơ thì có hẳn một lò quan chuyên sản xuất các đồ cao cấp cho Hoàng cung. Nhưng đến thời Lê Trung Hưng thì đồ dùng cao cấp và bình dân dường như không phân biệt. Lại nữa, khi làm thống kê các mảnh đồ gốm, ta thấy rằng đồ gốm nước ngoài luôn luôn được trao đổi và buôn bán để sử dụng. Nhưng trong khu vực Hoàng Cung, đồ gốm Việt Nam luôn luôn được sử dụng với tỷ lệ rất cao so với gốm Trung Quốc và gốm Nhật Bản.
4. Các cuộc khai quật đã bước đầu góp phần bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hóa của Kinh đô Thăng Long. Các vết tích kiến trúc được đo vẽ, miêu tả, chụp ảnh. Nhiều di vật đã được thu hồi. Vết tích kiến trúc ở Đoan Môn đã bắt đầu được bảo vệ một phần làm bảo tàng ngoài trời. Các di vật ở Hậu Lâu đã được trưng bày lại di tích. Điều đó báo hiệu chúng ta sẽ có bảo tàng khảo cổ học trong tương lai về Kinh đô Thăng Long.
Trong 3 thập kỷ các phát hiện khảo cổ học đều là do xây dựng các công trình làm phát lộ. Trong thời gian đầu, chỗ nào có ý thức báo lại thì cứu vớt được chút ít di vật. Chỗ nào không báo thì di sản bị mất vĩnh viễn. Chỉ từ năm 1998 trở lại đây được sự quan tâm của Thành phố Hà Nội và Bộ Văn hóa Thông tin, các cuộc khai quật mới được Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội và Viện Khảo cổ học tiến hành có kế hoạch và theo đúng trình tự khoa học.
Do vậy, trong tương lai để bảo vệ di sản văn hóa Thăng Long 1000 tuổi dưới lòng đất, cần có quy chế khảo cổ học đô thị trước hết cho Hà Nội.
* Tiêu đề do Tòa soạn đặt
PGS-TS. Tống Trung Tín
(Theo Tổng tập Nghìn năm văn hiến Thăng Long)
http://thanglong.chinhphu.vn/Home/Hoang-thanh-Thang-Long--tu-goc-do-Khao-co-hoc/20106/4977.vgp
- 27/12/2014 09:55 - Di tích quốc gia Yên Tử được "trùng tu - xây mới"
- 26/12/2014 09:57 - Nhóm cổ vật độc đáo mới phát hiện ở huyện Mường Ảng (Điện Biên)
- 24/12/2014 16:58 - Phát hiện ngôi mộ thời Đông Sơn ở Sơn La
- 23/12/2014 10:04 - Ngôi mộ thời Trần trên núi Trán Rồng (khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương))
- 22/12/2014 10:40 - Nỏ thần An Dương Vương - Từ huyền thoại đến sự thật lịch sử
- 12/12/2014 23:53 - Ba di tích khảo cổ được xếp hạng quốc gia
- 07/12/2014 17:08 - TT-Huế: Phát hiện xác tàu đắm trên biển Vinh Xuân
- 02/12/2014 17:01 - Vật thiêng trong nghi thức tang ma của người Giáy xã Bản Giang (Lai Châu)
- 20/11/2014 09:33 -
- 04/11/2014 17:11 - Phát hiện đồ trang sức 5.000 tuổi ở Hà Tĩnh
PHÁT HIỆN NGHỆ THUẬT CỔ TRÊN ĐÁ Ở CHÂU Á
Thứ hai, 22 Tháng 12 2014 10:50
Nghiên cứu chỉ ra rằng, những cư dân sớm nhất rất thành thạo tạo ra các bức tranh về động vật ở các mái đá từ khu vực Tây Nam của Trung Quốc tới Indonesia. Bên cạnh các quốc gia này, những di chỉ sớm cũng ghi nhận sự tồn tại đó ở Thái Lan, Campuchia và Malaysia. Những bức tranh cổ nhất được phát hiện qua phân tích sự chồng đè bởi những phong cách khác nhau cũng như niên đại. Điều đó xác nhận rằng, ở một số khu vực, nghệ thuật cổ xưa nhất chủ yếu bao gồm các hình ảnh về tự nhiên của những loài động vật hoang dã hoặc là mẫu tô dựa trên hình dáng bàn tay.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, 35.000-40.000BP với một số hang động ở Sulawesi, Indonesia được thông báo vào tháng 10 bởi các chuyên gia nghiên cứu lâu năm của đại học Griffith là một điều không bình thường. Thay vì các thói quen đó lan rộng sang khu vực.
Giáo sư Tacon đã nói rằng, cùng với nghệ thuật sớm ở Châu Âu, những hình ảnh cổ ở Đông Nam Á thường có sự tương đồng và được đặt trong mối liên hệ với đặc tính tự nhiên của bề mặt đá. Điều này chỉ ra rằng một sự hứa hẹn có mục đích với những nơi mà những cư dân xa xưa đến với những lý do về biểu tượng và nghi thức thực hành. Vấn đề có ý nghĩa cốt lõi là, họ đã nhân cách hóa những bối cảnh ở những nơi mà họ đến, chuyển tải chúng từ các khu vực tự nhiên thành các bối cảnh văn hóa.
Đây là sự khởi đầu của một quá trình mà nó vẫn được tiếp tục đến hôm nay. Nhưng không giống ở châu Âu, sự tồn tại của nghệ thuật trên đá cổ xưa nhất ở Đông Nam Á thường thường được phát hiện ở các mái đá hơn là trong các hang động sâu. Điều đó có ý nghĩa cho sự thay đổi những tranh luận về nguồn gốc để tạo ra nghệ thuật và sự ủng hộ những ý tưởng đó rằng hành vi chủ yểu của con người bắt đầu từ đa số tổ tiên cổ xưa ở châu Phi hơn là châu Âu.
Các kết quả đã có những gợi ý không chỉ cho hiểu biết của chúng ta về nghệ thuật đá ở châu Âu và Đông Nam Á mà còn ở Úc, bởi vì các khu vực khác ở phía Bắc của nước Úc và khu vực Kakadu-Arnhem có sự tồn tại sớm nhất nghệ thuật đá và trên đó chứa hình động vật trong tự nhiên và mẫu tô dựa trên hình dáng bàn tay.
Nguồn: http://news.nationalgeographic.com
Dịch: Phạm Thanh Sơn
- 11/02/2015 09:23 - 10 phát hiện khảo cổ học thế giới nổi bật năm 2014 (Phần 1): Bên dưới Stonehenge
- 10/02/2015 09:28 - Phát hiện mảnh xương động vật dùng trong nghi lễ bói toán ở Nhật Bản
- 25/01/2015 09:33 - Công cụ xương tìm thấy tại di tích người Neanderthal ở Pháp
- 24/12/2014 10:00 - BẰNG CHỨNG VỀ THUẦN DƯỠNG NGŨ CỐC 7.000BP Ở SUDAN
- 23/12/2014 10:08 - Lều/trại 6,000 năm tuổi được phát hiện cạnh Stonehenge
- 22/12/2014 10:48 - CÁC NHÀ KHẢO CỔ HỌC CHẠY ĐUA VỚI THỜI GIAN ĐỂ KHÁM PHÁ DI CHỈ CỦA NGƯỜI NEANDERTHAL
- 17/12/2014 10:43 - Nhiều phát hiện thú vị tại Hoàng thành Thăng Long năm 2014
- 17/12/2014 10:38 - Phát hiện miếng vàng trang trí hình rồng ở Hoàng thành Thăng Long
- 04/03/2014 10:38 - Dấu vết di cốt người thời Đá mới phát hiện được ở Ireland
- 12/12/2013 23:46 - Tìm thấy tượng đại bàng 1.900 năm tuổi giữa London
CÁC NHÀ KHẢO CỔ HỌC CHẠY ĐUA VỚI THỜI GIAN ĐỂ KHÁM PHÁ DI CHỈ CỦA NGƯỜI NEANDERTHAL
Thứ hai, 22 Tháng 12 2014 10:48
Các nhà khảo cổ học Đại học Southampton đang làm việc để giữ lại những di tồn quan trọng thời đại Đá cũ ở một di chỉ hiếm có của người Neanderthal, trước khi chúng bị biến mất vì sức mạnh của tự nhiên.
Di chỉ ở Baker’s Hole ở Ebbsfleet, Kent là khu vực đầu tiên với bằng chứng niên đại ngược trở lại thời gian khi mà nước Anh bị chiếm bởi những cư dân Neanderthals niên đại khoảng 250.000 năm cách ngày nay.
Các nhà nghiên cứu bây giờ đang đối mặt một cuộc chạy đua với thời gian để khai quật và kiểm tra những di tồn còn tồn tại trước những mối đe dọa từ sự xói mòn, hang ngách của động vật, dễ cây sẽ làm hư hại đến di chỉ.
Cuộc khai quật được sử ủng hộ của Tổ chức bảo tồn Di sản Anh. Công việc ở giai đoạn gần đây nhất, tiến sĩ Francis Wenban-Smith, đại học Southampton đã tiến hành xác định khu vực chứa những trầm tích có tính chất quan trọng vẫn còn tồn tại và phát hiện những gì có thể nói cho chúng ta về thời kỳ đó.
Các mẫu trầm tích được lấy để tìm kiếm những di tồn cổ môi trường như vỏ ốc và xương của những loài thú nhỏ có vú giống như chuột đồng.
Những di tồn sinh học này có thể kể cho chúng ta rất nhiều điều về môi trường ở giai đoạn sớm mà những người Neanderthanl đã sống ở đó, tiến sĩ Wenban-Smith nói. Chúng ta có thể nói liệu khí hậu lúc đó ấm hay lạnh, liệu khu vực đó là rừng hay đầm lầy, hoặc các tác nhân khác có thể giúp chúng ta thấy được bối cảnh ở những nơi mà họ đã sống. Chúng cũng có thể giúp xác định niên đại của di chỉ một cách chính xác.
Chúng ta chỉ có từ 1 tới 2 năm để kiểm tra khu vưc này và thực hiện một kế hoạch quản lý mới để bảo vệ sự tồn tại của nó, mặt khác các di tồn đó sẽ bị xói mòn hoặc là sẽ bị phá hủy bởi các loài động vật hay thực vật, vì thế việc làm cốt yếu như vậy cần phải tiến hành ngay bây giờ.
Các công cụ đá, răng voi Mammoth và những hóa thạch khác như hươu khổng lồ, gấu và sư tử trước đó đã được phát hiện ở Baker’s Hole.
Các di chỉ từ giai đoạn này thường hiếm hơn những di chỉ sớm hơn, có niên đại 400.000 năm cách ngày nay và có mối liên hệ phổ biến ở khu vực Swanscombe.
Clare Charlesworth, cố vấn chính của Tổ chức bảo tồn Di sản Anh với Di sản có nguy cơ ở Đông Nam nói rằng: “Di chỉ khảo cổ học Baker’s Hole được thêm vào danh sách đăng ký Di sản có nguy cơ của Tổ chức bảo tồn Di sản Anh năm ngoái bởi vì những hang hốc của động vật và cây bụi đang gây nguy hiểm cho di chỉ khảo cổ học. Di tồn hệ động vật cũng đang bị suy giảm vì tác hại của môi trường.
Nguồn: http://www.nationalgeographic.com
(Dịch: Phạm Thanh Sơn)
- 10/02/2015 09:28 - Phát hiện mảnh xương động vật dùng trong nghi lễ bói toán ở Nhật Bản
- 25/01/2015 09:33 - Công cụ xương tìm thấy tại di tích người Neanderthal ở Pháp
- 24/12/2014 10:00 - BẰNG CHỨNG VỀ THUẦN DƯỠNG NGŨ CỐC 7.000BP Ở SUDAN
- 23/12/2014 10:08 - Lều/trại 6,000 năm tuổi được phát hiện cạnh Stonehenge
- 22/12/2014 10:50 - PHÁT HIỆN NGHỆ THUẬT CỔ TRÊN ĐÁ Ở CHÂU Á
- 17/12/2014 10:43 - Nhiều phát hiện thú vị tại Hoàng thành Thăng Long năm 2014
- 17/12/2014 10:38 - Phát hiện miếng vàng trang trí hình rồng ở Hoàng thành Thăng Long
- 04/03/2014 10:38 - Dấu vết di cốt người thời Đá mới phát hiện được ở Ireland
- 12/12/2013 23:46 - Tìm thấy tượng đại bàng 1.900 năm tuổi giữa London
- 12/12/2013 10:35 - Khai quật lò nung gốm 1.200 tuổi ở Trung Quốc
Phát hiện miếng vàng trang trí hình rồng ở Hoàng thành Thăng Long
Thứ tư, 17 Tháng 12 2014 10:38
Mảnh vàng hình rồng và hoa sen phát hiện phát hiện lần này được cho là phụ kiện đính trên mũ hoặc trang phục của nhà vua.
(vnexpress.net) - Thông tin và hình ảnh về miếng vàng đặc biệt được công bố trong hội thảo báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khu vực thành cổ đường Hoàng Diệu, Hà Nội diễn ra ngày 16/12. PGS Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam cho biết, từ trước đến nay ở Hoàng thành Thăng Long mới tìm thấy 3 mảnh vàng.
Báo cáo kết quả khai quật ở trục trung tâm Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) năm 2014, PGS Tống Trung Tín cho biết, lần đầu tiên xác định tầng văn hóa đầy đủ nhất có niên đại kéo dài từ thế kỷ 8-9 đến thế kỷ 19-20.
Cuộc khai quật cũng lần đầu tiên xác định được các dấu tích kiến trúc ở trục trung tâm có niên đại kéo dài từ thời Lý đến thời hiện đại. Trong đó, bước đầu làm xuất lộ 4 dấu tích kiến trúc lớn ở thời Lý như: móng kiến trúc, móng tường, sân gạch và đặc biệt là đường nước lớn.
"Đây là lần đầu tiên phát hiện thấy dấu tích móng trụ và sân nền thời Lý ở khu vực trục trung tâm. Có ý kiến suy đoán, phải chăng đó là dấu tích sân Đại Triều thời Lý", PGS Tín nói.
PGS.TS Tống Trung Tín đang thuyết trình về Dấu tích nền sân gạch và đường nước thời Lê Sơ, Lê Trung Hưng được phát hiện ở khu vực điện Kính Thiên năm 2014. |
PGS Tín cho rằng, cuộc khai quật năm 2014 bước đầu xác định được một phần không gian chính điện Kính Thiên ở khu vực Trung tâm như Ngự đạo, sân Đan Trì, móng kiến trúc (hành lang), đặc biệt các di tích này đều xác định rõ hai giai đoạn Lê Sơ và Lê Trung Hưng chồng xếp lên nhau.
Vết tích sân đại triều trước đây còn nghi ngờ giữa Lê Sơ và Lê Trung Hưng thì nay có căn cứ khẳng định thuộc thời Lê Trung Hưng vì đất được đắp tôn lên nền Lê Sơ. Gạch sử dụng ở đây cũng khác hẳn thời Lê Sơ, có tiết diện hình vuông chứ không phải hình chữ nhật. Các kiến trúc hàng cột, nền gạch và móng tường bao lớn của thời Lê Sơ - Lê Trung Hưng cũng được phát hiện.
Dấu tích thời Trần ở Hoàng thành Thăng Long đã bị phá hủy nghiêm trọng và kiến trúc không gian vẫn là dấu hỏi lớn với các nhà khảo cổ.
Các di vật được tìm thấy trong cuộc khai quật năm 2014 cũng phong phú với số lượng lớn loại hình vật liệu kiến trúc, đồ sành, gốm sứ. Đặc biệt nhất là miếng vàng hình hoa sen vòng ngoài, phía trong là hình rồng tinh xảo.
Theo PGS Tống Trung Tín, hiện vật này rất quý hiếm bởi trong suốt những năm khai quật trước đây, trên toàn bộ diện tích của khu khảo cổ số 18 Hoàng Diệu, người ta mới tìm được 3 mảnh vàng, trong đó một mảnh có có hình rồng thuộc thời Lý. Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam lý giải rằng, do vàng trước đây không được dùng nhiều mà chỉ sử dụng trong hoàng gia. Miếng vàng được phát hiện lần này, rất có thể được đính vào mũ hoặc trên áo, đai lưng của vua.
Nhận xét về kết quả cuộc khai quật năm 2014, GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đánh giá, có nhiều thành tựu lớn, trong đó phát hiện quan trọng và cũng là thành công lớn nhất, là xác định được rõ ràng kiến trúc của hai thời Lê Sơ và Lê Trung Hưng.
"Trước đây ta nghĩ rằng Lê Sơ là thời cực thịnh nên các công trình phải lớn hơn Lê Trung Hưng. Nhưng thực tế tường bao và sân Đan Trì của Lê Trung Hưng lại rộng hơn, có nền đầm gạch sâu chứ không đơn giản như Lê Sơ, chứng tỏ quy mô kiến trúc rất lớn. Qua các dấu tích, ta cũng khẳng định được rằng, thế kỷ 17 là giai đoạn hưng thịnh của Lê Trung Hưng", GS Phan Huy Lê nói.
Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đề nghị phải xác định thêm vị trí trung tâm Cấm thành và mối tương quan giữa trục Trung tâm với khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu. Bên cạnh đó, cần có nhận thức tổng thể cấu trúc của Trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
GS Phan Huy Lê nhấn mạnh việc tăng diện tích khai quật mỗi năm lên 4.000-5.000 m2 (hiện nay là 1.000 m2/năm) phải đảm bảo vừa giữ được dấu tích lớp khai quật trên vừa nghiên cứu được địa tầng phía dưới.
Quỳnh Trang
- 24/12/2014 10:00 - BẰNG CHỨNG VỀ THUẦN DƯỠNG NGŨ CỐC 7.000BP Ở SUDAN
- 23/12/2014 10:08 - Lều/trại 6,000 năm tuổi được phát hiện cạnh Stonehenge
- 22/12/2014 10:50 - PHÁT HIỆN NGHỆ THUẬT CỔ TRÊN ĐÁ Ở CHÂU Á
- 22/12/2014 10:48 - CÁC NHÀ KHẢO CỔ HỌC CHẠY ĐUA VỚI THỜI GIAN ĐỂ KHÁM PHÁ DI CHỈ CỦA NGƯỜI NEANDERTHAL
- 17/12/2014 10:43 - Nhiều phát hiện thú vị tại Hoàng thành Thăng Long năm 2014
- 04/03/2014 10:38 - Dấu vết di cốt người thời Đá mới phát hiện được ở Ireland
- 12/12/2013 23:46 - Tìm thấy tượng đại bàng 1.900 năm tuổi giữa London
- 12/12/2013 10:35 - Khai quật lò nung gốm 1.200 tuổi ở Trung Quốc
- 14/11/2012 10:33 - Kho vàng 2.400 tuổi ở Bulgaria
- 14/11/2012 10:31 - Phát hiện thành phố cổ trong Tam giác quỷ Bermuda