BẰNG CHỨNG VỀ THUẦN DƯỠNG NGŨ CỐC 7.000BP Ở SUDAN

BẰNG CHỨNG VỀ THUẦN DƯỠNG NGŨ CỐC 7.000BP Ở SUDAN

 

 

CƯ DÂN Ở CHÂU PHI ĐÃ KHAI THÁC NGŨ CỐC ĐƯỢC THUẦN DƯỠNG TỪ 7,000 NĂM TRƯỚC VÀ THẬM CHÍ LÀ Ở CÁC QUỐC GIA KHÁC NHƯ ĐÃ BIẾT TRƯỚC ĐÓ CÒN SỚM HƠN.

Một nhóm nghiên cứu từ Barcelona, Treviso, London và Kiel đã thành công trong việc xác minh di tồn lúa mì ở trong những đồ tùy táng và ở răng từ hai nghĩa địa thời đại Đá mới, miền Trung Sudan và Nubia.

BẰNG CHỨNG VỀ THUẦN DƯỠNG NGŨ CỐC 7.000BP Ở SUDAN

Dr. Welmoed Out ở Kiel có tham gia trong việc khảo sát. “Với những kết quả của chúng tôi chúng tôi có thể xác định rằng con người dọc sông Nile không chỉ khai thác những loài thực vật hoang dại, động vật hoang dã mà họ kiếm được thậm chí có cả lúa mì.

Lần đầu tiên lúa mì được canh tác ở Trung Đông khoảng 10.500BP và lan tỏa tới khu vực Trung và Nam Á cũng như châu Âu và Nam Phi. “Sự đa dạng của bữa ăn nhiều hơn những gì trước đây chúng ta đã biết,” Out nhấn mạnh thêm và xác nhận. “Hơn thế nữa, thực tế những hạt lúa mì đó được đặt trong những ngôi mộ của người chết hàm ý rằng chúng đã có một ý nghĩa đặc biệt và mang tính biểu tượng”.

Nhóm nghiên cứu kết hợp với Welmoed Out và nhà khảo cổ học môi trường Marco Madella từ Barcelona đã được cung cấp một trong những thiết bị đó gồm một kính hiển vi chất lượng cao với ánh sáng đặc biệt cũng như các phân tích cacbon phóng xạ để xác định tuổi. Họ nhận được sực khích lệ bởi thực tế là các mẫu khoáng thực vật được gọi là hóa thạch thực vật tồn tại trong một thời gian rất dài, thậm chí khi những di tồn thực vật khác không cổ xưa bằng nhưng khó có thể quan sát được. Thêm vào đó, những chiếc răng có niên đại nghìn năm tuổi có một số bị dính chặt với cao răng sẽ cung cấp về khẩu phần ăn của những cư dân tiền sử này vì các hạt tinh bột và hóa thạch thực vật có chứa trong đó.

Trong hoàn cảnh này, phải có sự kết hợp/thu hút các học giả về các lĩnh vực khoa học tự nhiên và nhân văn có liên quan tới kế hoạch nghiên cứu về phức hợp mối quan hệ giữa xã hội, văn hóa và môi trường. Cụ thể là, các xã hội tiền sử được nghiên cứu như các hình mẫu tiêu biểu.

Nguồn: (http://www.heritagedaily.com)

Dịch: Phạm Thanh Sơn

 
 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Viện Khảo cổ học - Nhà xb: Khoa học xã hội - 2024 - Số trang: 1358tr - Khổ: 19x27cm
- Tác giả: Trương Khởi Chi (Chủ biên) - Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội - Năm xb: 2021 - Khổ sách: 16 x 24 - Số trang: 661 trang
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244

Tạp chí

Phần 3: KCH sơ sử và nhà nước sớm
Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.

61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9324151
Số người đang online: 8