Ngôi mộ thời Trần trên núi Trán Rồng (khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương))

 

 
Kiếp Bạc - địa danh ấy khá nổi tiếng trong lịch sử, bởi nó gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn - nhà chỉ huy quân sự có tài thao lược, người có công tích lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta vào thế kỷ XVIII, người được tôn vinh là "cha" trong tâm thức dân gian Việt, với lễ hội trang trọng vào tháng 8 Âm lịch hàng năm. Qua nghiên cứu diện mạo của Kiếp Bạc, trước hết là một "phủ đệ" thời Trần, đồng thời là vị trí "tiền tiêu" đặc biệt quan trọng, án ngữ đường tiến quân xâm lược của quân Nguyên Mông vào Thăng Long, sau đó là ngôi đền thờ, là chốn tâm linh, tín ngưỡng dân gian (Đạo Tổ)... ngày càng "hiện lên" rõ ràng hơn.

Vị trí mộ khai quật.

Khai quật mộ.

Do hàm chứa những giá trị lịch sử/văn hoá to lớn, từ lâu khu vực Kiếp Bạc đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của khảo cổ học. Nhiều đợt điều tra, khảo sát và khai quật đã được tiến hành ở khu vực di tích Kiếp Bạc.

Qua đó, đã phát hiện và bổ sung nhiều tư liệu quí giá có liên quan trực tiếp đến di tích trong suốt quá trình tồn tại, đó là các vết tích kiến trúc phủ đệ với nền, móng, cống thoát nước và các loại vật liệu kiến trúc thời Trần, cùng các dấu tích cư trú, sinh hoạt với nhiều di tích phụ cận tại các địa điểm Viên Lăng, Núi Trán Rồng, Từ Cũ, Hố Thóc, Ao Cháo, Vạ Yên, Xưởng Thuyền... Đặc biệt, trong đợt nghiên cứu năm 2000 của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (nay là Bảo tàng Lịch sử quốc gia) đã tiến hành khai quật "chữa cháy" ngôi mộ thời Trần hết sức độc đáo và quí giá trên núi Trán Rồng được nhân dân địa phương phát hiện ngẫu nhiên trong quá trình canh tác.Khi Đoàn công tác đến hiện trường, ngôi mộ gần như đã bị đào phá hoàn toàn, tuy nhiên vẫn có thể xác định đây là một ngôi mộ có cấu trúc và táng thức đặc trưng thời Trần. Mộ có huyệt hình tròn, đường kính 3,3m, vát dần xuống dưới, đáy huyệt mộ nằm ở độ sâu 1,6m.  Những nghiên cứu cho thấy đây là ngôi mộ dạng "trong quan ngoài quách" rất đặc biệt, xung quanh được chèn và đậy gạch. Viên gạch sử dụng làm đậy nắp màu đỏ tươi, bề mặt trang trí khắc vạch hình bàn cờ tướng. "Quách" là chum đất nung màu đỏ tươi, vỡ thành hai mảnh không đều nhau, do bị đập vỡ khi sử dụng làm quách. Vai trang trí cánh sen kép và ở thân trang trí khắc chìm hình cá hoá rồng, phượng và hoa phù dung. Trong chum là một thạp hoa nâu, chân đế rời men trắng ngả xám, chân đế hình đài sen. Hài cốt đựng trong chiếc thạp này, xương cốt đều vụn nát, lẫn phía trong là một gương đồng và một khánh bạc chạm khắc hoa phù dung cực kỳ tinh xảo.

 

 

Lon sành thời Trần.

 

Trong quan ngoài quách.

 

Khôi phục hiện trạng.

 

Cấu trúc mộ.

Mặc dầu được phát hiện ngẫu nhiên, song về cơ bản chúng ta vẫn có thể phục dựng lại cấu trúc ngôi mộ với táng thức quan, quách và nhiều vấn đề có liên quan đến đặc trưng mộ táng thời Trần. Đây là một phát hiện rất thú vị, nó cho thấy còn rất nhiều bí ẩn trong lòng đất Kiếp Bạc. Từ những cứ liệu di vật thu được cùng với cấu trúc, vật liệu, hoa văn trang trí và đồ tuỳ táng có thể xác định chủ nhân của ngôi mộ là một phụ nữ thuộc dòng dõi "quí tộc" nhà Trần. Người phụ nữ đó là ai, có quan hệ với Đức thánh Trần Hưng Đạo như thế nào mà lại được an táng ở vị trí quan trọng ấy (trên núi Trán Rồng) với táng thức cùng đồ tuỳ táng "cao sang" như vậy vẫn là một ẩn số cần tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới.

 TS. Nguyễn Văn Đoàn ( Phó Giám đốc BTLSQG )

Nguồn: Bảo tàng lịch sử Quốc gia

 
 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
<< Trang truớc<a data-cke-saved-href="/vi/tin-tuc-su-kien/tin-van-hoa-khao-co-hoc-trong-nuoc/3738-hoi-thao-van-hoa-dong-son-90-nam-phat-hien-va-nghien-cuu.html" href="/vi/tin-tuc-su-kien/tin-van-hoa-khao-co-hoc-trong-nuoc/3738-hoi-thao-van-hoa-dong-son-90-nam-phat-hien-va-nghien-cuu.html" title="Hội thảo " văn="" hóa="" Đông="" sơn-90="" năm="" phát="" hiện="" và="" nghiên="" cứu"="">Trang kế >>

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244
NXB Tổng hợp TPHCM vừa ra mắt trọn bộ 2 quyển sách Khảo cổ học Đồng bằng sông Mê Kông - Tập II: Văn minh vật chất Óc Eo của tác giả Louis Malleret do...
- Tác giả: Phạm Văn Kỉnh - Nhà xb: Văn hóa dân tộc - Năm xb: 2024 - Số trang: 302tr

Tạp chí

Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
QUY ĐỊNH GỬI BÀI CHO TẠP CHÍ KHẢO CỔ HỌC    

Tin tức khác


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9025554
Số người đang online: 30