Hội thảo khoa học quốc tế "Khảo cổ học dưới nước ở Việt Nam và Đông Nam Á: Hợp tác để phát triển"
Thứ ba, 14 Tháng 10 2014 09:38
Thực hiện Chương trình hợp tác giữa Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội thảo Khoa học quốc tế với chủ đề “Khảo cổ học dưới nước ở Việt Nam và Đông Nam Á: Hợp tác để phát triển” từ ngày 14/10 đến ngày 16/10/2014 dưới sự tài trợ của Trung tâm trao đổi giáo dục với Việt Nam, Hội đồng Các Tổ chức Học thuật Hoa Kỳ (Center for Educational Exchange with Vietnam, American Council of Learned Societies)

Thực hiện Chương trình hợp tác giữa Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội thảo Khoa học quốc tế với chủ đề “Khảo cổ học dưới nước ở Việt Nam và Đông Nam Á: Hợp tác để phát triển” từ ngày 14/10 đến ngày 16/10/2014 dưới sự tài trợ của Trung tâm trao đổi giáo dục với Việt Nam, Hội đồng Các Tổ chức Học thuật Hoa Kỳ (Center for Educational Exchange with Vietnam, American Council of Learned Societies)
Hội thảo là diễn đàn để các nhà khoa học, nhà quản lý trong và ngoài nước thảo luận, trao đổi về chủ đề “Khảo cổ học dưới nước ở Việt Nam và Đông Nam Á: Hợp tác để phát triển”. Mục đích của hội thảo nhằm xác định, đánh giá tiềm năng, thực trạng năng lực quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa dưới nước ở khu vực Đông Nam Á; nâng cao nhận thức và tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong việc nghiên cứu, bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hóa dưới nước; đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong việc quản lý, nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa biển và nâng cao năng lực về khảo cổ học dưới nước cho các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.
Hội thảo tập trung vào những nội dung cơ bản: lịch sử giao lưu, trao đổi và tương tác trên biển ở khu vực Đông Nam Á; cảnh quan môi trường cổ; các loại hình di tích tàu đắm và dân tộc học tàu thuyền đương đại ở khu vực Đông Nam Á; ứng dụng các phương pháp tiếp cận đa ngành, liên ngành trong nghiên cứu di sản văn hóa biển; chia sẻ kinh nghiệm trong việc quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa biển; tăng cường sự hợp tác nghiên cứu quốc tế trong việc nghiên cứu, nâng cao năng lực về khảo cổ học dưới nước cho các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Với Việt Nam, đây là cơ hội rất tốt để chúng ta trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu, tổ chức một chương trình nghiên cứu về khảo cổ học dưới nước, đào tạo cán bộ bởi đây là lĩnh vực còn rất mới với chúng ta.
Tham dự Hội thảo có 150 đại biểu trong nước và quốc tế, trong đó có 48 nhà khoa học, nhà nghiên cứu ngoài nước đến từ 17 quốc gia, vùng lãnh thổ, hơn 100 nhà khoa học, nghiên cứu, quản lý văn hóa trong nước. 22 bài tham luận sẽ được trình bày.
Theo chương trình, hội thảo diễn ra trong 03 ngày. Ngày 15/10 và sáng 16/10, hội thảo làm việc tại hội trường (Khách sạn Thiên Ấn). Ngày 14/10 và chiều ngày 16/10, đoàn đại biểu di chuyển, nghiên cứu thực tế tại đảo Lý Sơn, Bảo tàng tỉnh Quảng Ngãi, cảng Sa Kỳ, di tích tàu đắm Bình Châu. Trong thời gian Hội thảo, còn có các hoạt động giao lưu văn hóa, chia sẽ thông tin giữa các đại biểu và những người quan tâm đến hội thảo.
- 07/12/2014 17:08 - TT-Huế: Phát hiện xác tàu đắm trên biển Vinh Xuân
- 02/12/2014 17:01 - Vật thiêng trong nghi thức tang ma của người Giáy xã Bản Giang (Lai Châu)
- 20/11/2014 09:33 -
- 04/11/2014 17:11 - Phát hiện đồ trang sức 5.000 tuổi ở Hà Tĩnh
- 01/11/2014 09:36 - Hội thảo khoa học quốc tế "Di chỉ Hang Con Moong và phức hợp di chỉ khảo cổ học khu vực lân cận"
- 12/05/2014 23:55 - Phát hiện dấu tích mới của trận chiến Bạch Đằng
- 17/10/2013 09:29 - Khai quật khảo cổ học thành Hoàng đế - Bình Định
- 15/03/2013 09:35 - Phát lộ thành Đại La gần nút giao thông Hà Nội
- 12/12/2012 23:46 - Phát lộ đường nước khổng lồ dưới Hoàng thành Thăng Long
- 11/12/2012 23:48 - Bí mật hài cốt 12.000 năm
Di chỉ Khảo cổ học Vĩnh Yên - Khánh Hòa (11/06/2014)
Thứ tư, 11 Tháng 6 2014 10:03
Cơ quan soạn thảo: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội
Hình thức bìa:
Năm xuất bản: 2012
Số trang: 242
- Tác giả: Trần Quý Thịnh, Nguyễn Tâm và Nguyễn Ngọc Quý. - Nhà xuất bản: Lao Động
Di chỉ Vĩnh Yên là một trong số ít di chỉ khảo cổ thời tiền sơ sử được khai quật nghiên cứu toàn diện trên quy mô lớn. Với tầng văn hóa khá dày trong hệ thống di chỉ cư trú "cồn - bàu" ở khu vực Nam Trung Bộ. Các cuộc khai quật ở đây đã đưa ra ánh sáng một khối lượng lớn di tích, di vật, gồm các vết tích sinh hoạt cư trú, các dạng hình mộ táng nồi vò, mộ hung táng chôn nằm thẳng, nằm co bó gối, hàng ngàn hiện vật thuộc các chất liệu đá, gốm, xương, nhuyễn thể, thủy tinh, đồng, sắt...
Vĩnh Yên là một kho tư liệu quý nghiên cứu văn hóa tiền sơ sử ở Khánh Hòa nói riêng và Nam Trung Bộ nói chung.
Nội dung chính của cuốn sách giới thiệu về tổng quan, địa tầng, di tích, di vật, đặc trưng văn hóa, niên đại di chỉ, đời sống cư dân, và di chỉ Vĩnh Yên trong tiền sơ sử Khánh Hòa. Ngoài ra còn có các phụ lục bản vẽ, bản dập hoa văn, bản ảnh.
Ngô Thị Nhung
- 23/12/2014 09:46 - Dấu ấn văn hóa tiền - sơ sử vùng lòng hồ Plei Krông, Kon Tum (23/12/2014)
- 23/12/2014 09:44 - Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 2013 (23/12/2014)
- 02/12/2014 09:58 - Nguyễn Huệ với phượng hoàng trung đô (02/12/2014)
- 02/12/2014 09:56 - Danh nhân văn hóa Thăng Long - Hà Nội (02/12/2014)
- 29/10/2014 10:00 - DI SẢN VĂN HÓA CHĂM - HERITAGE OF CHĂM CULTURE - LE PATRIMOINE CULTUREL CHĂM (29/10/2014)
- 10/06/2014 10:05 - Khảo cổ học thời đại đá cũ Bắc Việt Nam (10/06/2014)
- 08/05/2014 10:06 - Cổ vật gốm sứ Trung Quốc (08/05/2014)
- 28/11/2013 10:08 - 45 năm Viện Khảo cổ học (1968 - 2013) (28/11/2013)
- 10/10/2013 10:16 - Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2012 (10/10/2013)
- 10/10/2013 10:14 - Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2011 (10/10/2013)
Khảo cổ học thời đại đá cũ Bắc Việt Nam (10/06/2014)
Thứ ba, 10 Tháng 6 2014 10:05
Kích thước: 16 x 24
Năm xuất bản: 2013
Số trang: 420
- Tác giả: PGS.TS Nguyễn Khắc Sử, địa chỉ liên hệ: 61, Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, hà Nội.
Lịch sử nhân loại được bắt đầu từ kỷ Đệ tứ hay kỷ nhân sinh, cách đây vài triệu năm. Thời đại đá cũ là thời kỳ sớm nhất, dài nhất trong lịch sử nhân loại. Lịch sử Việt Nam được mở đầu bằng sự xuất hiện của người đứng thẳng (Homo erectus) tìm thấy ở Thẩm Khuyên và Thẩm Hai (Lạng Sơn), có niên đại nửa triệu năm cách ngày nay và kết thúc khi con người bước vào thời đại Đá mới, cách đây 1 vạn năm.
Quyển sách là sự kế thừa, bổ sung, và nâng cao các công trình nghên cứu trước đây và là kết quả trực tiếp từ việc triển khai đề tài khoa học cấp Bộ: Đánh giá giá trị lịch sử - văn hóa các di tích thời đại đá cũ Bắc Việt Nam được phát hiện và nghên cứu từ 1998 đến nay do tác giả làm chủ nhiệm.
Kết cấu gồm 5 chương:
Chương 1 của cuốn sách trình bày tổng quan tư liệu, tình hình phát hiện và nghiên cứu các di tích khảo cổ học thời đại Đá cũ ở Bắc Việt Nam...
Chương 2 giới thiệu kết quả khai quật, nghiên cứu một số di tích cổ nhân, cổ sinh tiêu biểu ở Bắc Việt Nam.
Chương 3 giới thiệu kết quả khai quật, nghiên cứu một số di tích văn hóa khảo cổ thời đại Đá cũ tiêu biểu theo hệ thống các sông lớn ở Bắc Việt Nam.
Chương 4 phác thảo bức tranh văn hóa thời đại Đá cũ Bắc Việt Nam từ nửa triệu năm trước đến một vạn năm cách ngày nay.
Chương 5: Nghiên cứu giá trị của các di tích và di vật khảo cổ Đá cũ Bắc Việt Nam trong diễn trình phát triển văn hóa tiền sử Việt Nam, trong mối quan hệ với các văn hóa Đá cũ đồng đại ở Nam Trung Quốc và các nước Đông Nam Á
Ngô Thị Nhung - Phòng Thông tin - Thư viện
- 23/12/2014 09:44 - Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 2013 (23/12/2014)
- 02/12/2014 09:58 - Nguyễn Huệ với phượng hoàng trung đô (02/12/2014)
- 02/12/2014 09:56 - Danh nhân văn hóa Thăng Long - Hà Nội (02/12/2014)
- 29/10/2014 10:00 - DI SẢN VĂN HÓA CHĂM - HERITAGE OF CHĂM CULTURE - LE PATRIMOINE CULTUREL CHĂM (29/10/2014)
- 11/06/2014 10:03 - Di chỉ Khảo cổ học Vĩnh Yên - Khánh Hòa (11/06/2014)
- 08/05/2014 10:06 - Cổ vật gốm sứ Trung Quốc (08/05/2014)
- 28/11/2013 10:08 - 45 năm Viện Khảo cổ học (1968 - 2013) (28/11/2013)
- 10/10/2013 10:16 - Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2012 (10/10/2013)
- 10/10/2013 10:14 - Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2011 (10/10/2013)
- 10/10/2013 10:10 - Mộ thuyền Đông Sơn ở Việt Nam (10/10/2013)
Cọc gỗ, đoạn xương người, đồ gốm men... mới được phát hiện trong phạm vi chiến trường Bạch Đằng (Quảng Ninh) góp phần diễn giải chiến lược, quá trình chuẩn bị, quy mô, diễn biến trận thuỷ chiến chống Nguyên Mông năm 1288 của nhà Trần.
Mùa hè vừa qua, một số đoàn khảo cổ đã khai quật thám sát khu di tích Bạch Đằng (phường Yên Giang, xã Quảng Yên, Quảng Ninh). Tại đây, họ phát hiện nhiều dấu tích, hiện vật quan trọng liên quan đến trận thuỷ chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông lần thứ 3 (năm 1288) của vua tôi nhà Trần.
Đoàn cán bộ Viện Khảo cổ học do TS Lê Thị Liên chủ trì khi khai quật trên phạm vi rộng 75 ha ở cánh đồng Yên Giang đã phát hiện một cọc gỗ hình trụ có đường kính khá lớn (27-28 cm), cao 1,2 m, chân được đẽo vát nhiều nhát nhỏ, cắm vào lớp bùn nâu, chạm đến lớp cát đáy sông.
Sự có mặt hiếm hoi của cọc gỗ này, theo TS Liên, đã củng cố một lần nữa các kết luận trước đây về quy mô bãi cọc và cách đóng cọc của quân dân nhà Trần. "Việc nghiên cứu chi tiết địa tầng và phạm vi phân bố các di vật góp phần quan trọng vào việc diễn giải chiến lược, quá trình chuẩn bị, quy mô và diễn biến của trận chiến năm 1288", bà Liên nói.
![]() |
Cọc gỗ được tìm thấy ở bãi cọc Yên Giang cho thấy quy mô bãi cọc và cách đóng cọc của quân dân nhà Trần. |
Đoàn khai quật do TS Nguyễn Việt (Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á) chủ trì phát hiện được một đoạn xương ống dài 5 cm, có dấu vết băm gãy nham nhở ở một đầu và vết chặt vắt chéo ở đầu kia. Sau khi đối chiếu sinh học và nghiên cứu vết cắt, các nhà khảo cổ kết luận đây là đoạn xương cẳng tay trái của người, phần sát với xương quay vai.
"Không phải không có cơ sở để giả định đó là vết tích liên quan đến thương tích của con người trong trận chiến Bạch Đằng năm 1288", TS Nguyễn Việt nói. Theo ông, lịch sử Việt Nam diễn ra nhiều cuộc chiến tranh vệ quốc, trong đó nhiều trận có sự tham gia của hàng chục nghìn tướng sĩ, quân dân của cả hai bên như: Bạch Đằng, Sông Cầu, Chi Lăng... Thông thường ở gần khu dân cư sinh sống, sau mỗi trận chiến các vũ khí, xác chết đều được thu gom. Tàn tích trận chiến còn lại theo thời gian rất ít, nhưng không phải không có.
Trong một số cuộc khai quật ở phạm vi bãi cọc Bạch Đằng, 5 phần di cốt khác đã được phát hiện. Sau khi nghiên cứu và định tuổi carbon phóng xạ, những xương người này được cho là ít nhiều liên quan đến trận chiến năm 1288.
![]() |
Đoạn xương người có vết chặt mới được khai quật trong khu vực bãi cọc Bạch Đằng. Hiện vật này đã được tạm bàn giao bảo quản cho Bảo tàng Bạch Đằng, trực thuộc Trung tâm Văn hoá Thông tin Thể thao của Thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh). |
Một đoàn công tác khác của cán bộ Viện Khảo cổ học khi đào thám sát tại khu vực bãi cọc Yên Giang (tháng 5/2014) phát hiện nhiều đồ gốm sứ có niên đại kéo dài từ thời Đại La (thế kỷ 10) đến Móng Cái (thế kỷ 20), nhưng đa số thuộc thời Trần (thế kỷ 13-14).
Những phát hiện khảo cổ mới trên được chuyên gia có mặt trong Hội nghị thông báo khảo cổ học lần thứ 49 (tổ chức vào cuối tháng 9) đánh giá là quan trọng, phác họa rõ nét hơn về các cuộc thủy chiến của người Việt khi các đạo quân xâm lược phía Bắc tràn xuống qua đường biển, củng cố thêm cứ liệu về trận thuỷ chiến năm 1288 chống quân Nguyên Mông lần thứ 3 của vua tôi nhà Trần.
Quỳnh Trang
Nguồn VNExpress
Tạp chí Khảo cổ học số 2/2014
Chủ nhật, 11 Tháng 5 2014 11:51
Tạp chí Khảo cổ học số 2/2014
Mục lục |
|
Trang |
|
TRÌNH NĂNG CHUNG |
3 |
Văn hóa Đông Sơn ở Việt Nam và văn hóa Khả Lạc ở Nam Trung Quốc |
|
BÙI VĂN LIÊM, HOÀNG THÚY QUỲNH Các phương thức kinh tế của cư dân văn hóa Sa Huỳnh |
15 |
NGUYỄN THỊ HOÀI HƯƠNG Nghề gốm ở Nam Bộ qua các phát hiện khảo cổ học |
31 |
ANDREAS REINECKE, VERENA LEUSCH, LÂM THỊ MỸ DUNG |
51 |
Đồ vàng cổ ở Việt Nam: Kết quả phân tích đầu tiên về đồ vàng trong văn hóa Sa Huỳnh |
|
LÊ THỊ LIÊN, NISHIMURA MASANARI, NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG |
64 |
Di tích Gò Tháp-Những hiểu biết mới qua các cuộc khảo sát nghiên cứu gần đây |
|
ĐẶNG VĂN THẮNG |
84 |
Thần Shiva trong văn hóa Óc Eo |
|
Thông tin họat động khảo cổ học |
100 |
contents |
|
Page |
|
TRÌNH NĂNG CHUNG |
3 |
Đông Sơn Culture in Việt Nam and Kele Culture in southern China |
|
BÙI VĂN LIÊM, HOÀNG THÚY QUỲNH Various economic patterns of Sa Huỳnh - culture inhabitants |
15 |
NGUYỄN THỊ HOÀI HƯƠNG Ceramic industry in southern area of southern Việt Nam Through archaeological discoveries |
31 |
ANDREAS REINECKE, VERENA LEUSCH, LÂM THỊ MỸ DUNG |
52 |
Ancient golden artifacts in Việt Nam: Preliminary analytical results of golden objects from sa huynhf culture |
|
LÊ THỊ LIÊN, NISHIMURA MASANARI, NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG |
64 |
Gò Tháp site – new awareness from recent surveys and studies |
|
ĐẶNG VĂN THẮNG |
84 |
Shiva Deity images of Óc Eo Culture |
|
R Archaeological Recent New |
100 |
- 22/05/2015 13:51 - Tạp chí Khảo cổ học số 2/2015
- 22/05/2015 13:50 - Tạp chí Khảo cổ học số 1/2015
- 02/03/2015 11:29 - Tạp chí Khảo cổ học số 6/2014 (chuyên đề Khảo cổ học dưới nước)
- 23/12/2014 15:27 - Tạp chí khảo cổ học số 4 năm 2014
- 03/11/2014 15:32 - Tạp chí Khảo cổ học (tiếng Anh) số 8/2013
- 01/03/2014 11:54 - Tạp chí Khảo cổ học số 1/2014
- 07/01/2014 11:57 - Tạp chí Khảo cổ học số 6/2013
- 28/11/2013 11:59 - Tạp chí Khảo cổ học số 4/2013
- 28/11/2013 11:58 - Tạp chí Khảo cổ học số 5/2013
- 19/11/2013 13:20 - Tạp chí khảo cổ học số 3/2013
Cổ vật gốm sứ Trung Quốc (08/05/2014)
Thứ năm, 08 Tháng 5 2014 10:06
Năm xuất bản: 2010
Số trang: 170
Trung Quốc là nước có đồ sứ lâu đời và phát triển nhất trên thế giới. Bằng các con đường trao đổi, buôn bán, hiến tặng đồ sứ Trung Quốc có mặt ở hầu hết các nước trên thế giới. Đồ sứ Trung Quốc được trưng bày trân trọng và có một vị trí xứng đáng trong các bảo tàng quốc gia cũng như tư nhân nhiều nước.
Nước ta ở sát cạnh Trung Quốc, đã có mối giao lưu văn hóa từ lâu đời. Bằng nhiều con đường khác nhau gốm sứ Trung Quốc đã có mặt trên đất nước ta từ rất sớm.
Có thể nói việc tìm hiểu nghiên cứu đồ gốm sứ Trung Quốc là khá mênh mông, không biết thế nào là đủ. Trong tình hình như vậy, rõ ràng để có được một công trình có tính chất tổng hợp về đồ gốm sứ Trung Quốc thật không dễ dàng. Để giúp bạn đọc có được cái nhìn khái quát về đồ gốm sứ Trung Quốc chúng tôi và tác giả muốn giới thiệu đến các bạn cuốn sách " Cổ vật gốm sứ Trung Quốc", mong rằng sẽ giúp ích phần nào cho các bạn trong việc tìm hiểu, học tập và nghiên cứu.
Cuốn sách gồm 2 phần. Phần viết 170 trang và 22 bản vẽ giới thiệu quá trình ra đời và phát triển của đồ gốm và đồ sứ Trung Quốc, chú ý đến Vùng Hoa Nam và các vấn đề liên quan đến Việt Nam và khoảng gần 500 bức ảnh màu giới thiệu các loại hình gốm sứ thường gặp qua các thời kỳ. Cụ thể các phần, chương như sau:
Phần I: Sự ra đời và quá trình phát triển của đồ gốm Trung Quốc
Chương 1: Giai đoạn gốm nguyên thủy
Chương 2: Gốm thời Thương Chu
Chương 3: Gốm thời Tần Hán
Chương 4: Gốm thời Tam Quốc - Nam Bắc Triều - Tùy Đường
Chương 5: Gốm thời Tống Nguyên
Chương 6: Một số loại hình gốm nổi tiến
Phần II: Sự ra đời và quá trình phát triển của đồ sứ Trung Quốc
Chương 7: Giai đoạn sứ nguyên thủy
Chương 8: Sứ thời Hán Đường
Chương 9: Sứ thời Tống
Chương 10: Sứ thời Nguyên
Chương 11: Sứ thời Minh
Chương 12: Sứ thời Thanh
Chương 13: Ảnh hưởng của đồ gốm sứ Trung Quốc
Phòng Thông tin - Thư viện
- 02/12/2014 09:58 - Nguyễn Huệ với phượng hoàng trung đô (02/12/2014)
- 02/12/2014 09:56 - Danh nhân văn hóa Thăng Long - Hà Nội (02/12/2014)
- 29/10/2014 10:00 - DI SẢN VĂN HÓA CHĂM - HERITAGE OF CHĂM CULTURE - LE PATRIMOINE CULTUREL CHĂM (29/10/2014)
- 11/06/2014 10:03 - Di chỉ Khảo cổ học Vĩnh Yên - Khánh Hòa (11/06/2014)
- 10/06/2014 10:05 - Khảo cổ học thời đại đá cũ Bắc Việt Nam (10/06/2014)
- 28/11/2013 10:08 - 45 năm Viện Khảo cổ học (1968 - 2013) (28/11/2013)
- 10/10/2013 10:16 - Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2012 (10/10/2013)
- 10/10/2013 10:14 - Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2011 (10/10/2013)
- 10/10/2013 10:10 - Mộ thuyền Đông Sơn ở Việt Nam (10/10/2013)
- 07/08/2012 10:19 - Cao Bằng thời Tiền sử và Sơ sử (07/08/2012)
Dấu vết di cốt người thời Đá mới phát hiện được ở Ireland
Thứ ba, 04 Tháng 3 2014 10:38
Dấu vết di cốt người có niên đại thời kỳ Đá mới vừa mới được phát hiện tại một hang động nhỏ ở Knocknarea, Ireland. Trong số 13 mẩu xương tìm thấy, ba mẩu thuộc một cá thể trẻ con, mười mẩu còn lại là của một cá thể trưởng thành. Marion Dowd, Viện Kỹ thuật Công nghệ Slico trả lời phỏng vấn tờ Irish Miirror " Cá thể nhỏ có niên đại khoảng 5200 trước đây và có vẻ như cá thể trưởng thành được đặt ở đây trước cá thể nhỏ tuổi chừng 300 năm". Bà cũng cho rằng, đầu tiên xác của hai cá thể này được đặt ở trong hang, sau đó được cải táng đến một địa điểm khác.
- 23/12/2014 10:08 - Lều/trại 6,000 năm tuổi được phát hiện cạnh Stonehenge
- 22/12/2014 10:50 - PHÁT HIỆN NGHỆ THUẬT CỔ TRÊN ĐÁ Ở CHÂU Á
- 22/12/2014 10:48 - CÁC NHÀ KHẢO CỔ HỌC CHẠY ĐUA VỚI THỜI GIAN ĐỂ KHÁM PHÁ DI CHỈ CỦA NGƯỜI NEANDERTHAL
- 17/12/2014 10:43 - Nhiều phát hiện thú vị tại Hoàng thành Thăng Long năm 2014
- 17/12/2014 10:38 - Phát hiện miếng vàng trang trí hình rồng ở Hoàng thành Thăng Long
- 12/12/2013 23:46 - Tìm thấy tượng đại bàng 1.900 năm tuổi giữa London
- 12/12/2013 10:35 - Khai quật lò nung gốm 1.200 tuổi ở Trung Quốc
- 14/11/2012 10:33 - Kho vàng 2.400 tuổi ở Bulgaria
- 14/11/2012 10:31 - Phát hiện thành phố cổ trong Tam giác quỷ Bermuda
- 12/10/2012 10:29 - Phát hiện côn trùng 500 triệu tuổi đã có não
Tạp chí Khảo cổ học số 1/2014
Thứ bảy, 01 Tháng 3 2014 11:54
Tạp chí Khảo cổ học số 1/2014
Mục lục |
|
TRÌNH NĂNG CHUNG |
3 |
Tổng quan khảo cổ học vùng lòng hồ thủy điện PleiKrông |
|
BÙI VĂN LIÊM, HOÀNG THÚY QUỲNH Khai quật di chỉ Thôn Năm |
12 |
NGUYỄN THỊ HOÀI HƯƠNG Khai quật di chỉ Đắc Rêi |
32 |
NGUYỄN KHẮC SỬ |
42 |
Khai quật di chỉ Thôn Ba |
|
PHẠM THANH SƠN, NGUYỄN TRUNG CHIẾN |
51 |
Mộ táng trong các di chỉ khảo cổ học lòng hồ thủy điện PleiKrông |
|
NGUYỄN TRƯỜNG ĐÔNG |
59 |
Các sưu tập công cụ đá lòng hồ thủy điện PleiKrông |
|
LÊ HẢI ĐĂNG, PHẠM THANH SƠN, NGUYỄN THỊ HẢO Đồ gốm trong các di chỉ khảo cổ học lòng hồ thủy điện PleiKrông PHAN THANH TOÀN Đồ đồng và đồ sắt vùng lòng hồ thủy điện PleiKrông
|
80
92
|
Contents |
|
||||
Page |
|||||
NGUYỄN KHẮC SỬ |
3 |
||||
Overview of the archaeological sites in the Pleikrông Hydroelectricpower Reservoir |
|
||||
NGUYỄN GIA ĐỐI Excavation at Thôn Năm site (Kon Tum City) |
12 |
||||
PHAN THANH TOÀN Excavation at Đắc Rêi Site |
32 |
||||
NGUYỄN KHẮC SỬ |
42 |
||||
Excavation at Thôn Ba Site |
|
||||
PHẠM THANH SƠN, NGUYỄN TRUNG CHIẾN |
50 |
||||
Burial remains from arcjaeological sites in the Pleikrông Hydroelectricpower Reservoir |
|
||||
NGUYỄN TRƯỜNG ĐÔNG |
59 |
||||
Collection of stone tools from prehistoric archaeological sites in the PleiKrông Hydroelectricpower Reservoir |
|
||||
LÊ HẢI ĐĂNG, PHẠM THANH SƠN, NGUYỄN THỊ HẢO Ceramics from the archaeological sites in the Pleikrông Hydroelectricpower Reservoir PHAN THANH TOÀN Bronze and iron artifacts from the archaeological sites in the Pleikrông Hydroelectricpower Reservoir and the regional context |
80
92
|
- 22/05/2015 13:50 - Tạp chí Khảo cổ học số 1/2015
- 02/03/2015 11:29 - Tạp chí Khảo cổ học số 6/2014 (chuyên đề Khảo cổ học dưới nước)
- 23/12/2014 15:27 - Tạp chí khảo cổ học số 4 năm 2014
- 03/11/2014 15:32 - Tạp chí Khảo cổ học (tiếng Anh) số 8/2013
- 11/05/2014 11:51 - Tạp chí Khảo cổ học số 2/2014
- 07/01/2014 11:57 - Tạp chí Khảo cổ học số 6/2013
- 28/11/2013 11:59 - Tạp chí Khảo cổ học số 4/2013
- 28/11/2013 11:58 - Tạp chí Khảo cổ học số 5/2013
- 19/11/2013 13:20 - Tạp chí khảo cổ học số 3/2013
- 12/11/2013 13:23 - Tạp chí Khảo cổ học số 2/2013
Tạp chí Khảo cổ học số 6/2013
Thứ ba, 07 Tháng 1 2014 11:57
Tạp chí Khảo cổ học số 6/2013
MỤC LỤC |
|
||||||||||||||||||||||||
NGUYỄN PHÚ TRỌNG |
3 |
||||||||||||||||||||||||
Bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Lễ Kỷ niệm 60 năm thành lập Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (02/12/1953-02/12/2013) |
|
||||||||||||||||||||||||
NGUYỄN XUÂN THẮNG Phát biểu của Chủ tịch Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tại Lễ Kỷ niệm 60 năm thành lập Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (02/12/1953-02/12/2013) |
8 |
||||||||||||||||||||||||
NGUYỄN VIỆT, LÂM ZDŨ XÊNH Chậu đỉnh Quảng Ngãi và một vài vấn đề liên quan đến đồ đồng miền Trung Việt Nam mang phong cách “Bản Chiềng” |
19 |
||||||||||||||||||||||||
VÕ VĂN THẮNG |
25 |
||||||||||||||||||||||||
Kho thiêng trong lòng tháp Chăm: Từ văn bản cổ Ấn Độ đến phát hiện khảo cổ học |
|
||||||||||||||||||||||||
TRẦN ANH DŨNG |
39 |
||||||||||||||||||||||||
Khai quật di tích chùa Bảo Ninh Sùng Phúc lần thứ nhất |
|
||||||||||||||||||||||||
LÊ ĐÌNH PHỤNG, NGUYỄN ĐỨC BÌNH, HOÀNG THỊ VÂN |
57 |
||||||||||||||||||||||||
Khai quật lăng miếu Triệu Tường (Thanh Hoá) năm 2010 |
|
||||||||||||||||||||||||
TẠ QUỐC KHÁNH Vài nét về đặc điểm kiến trúc chùa xứ Huế PHẠM QUỐC QUÂN Về chiếc ấn “Đại Nam thụ thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỷ” mới được phát hiện R Tư liệu tham khảo DANIEL C.WAUCH Lịch sử con đường tơ lụa NGUYỄN GIA ĐỐI Lễ kỷ niệm 45 năm thành lập Viện Khảo cổ học và đón nhận Huân chương Độc lập NGUYỄN XUÂN THẮNG Bài phát biểu của Chủ tịch Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tại Lễ kỷ niệm 45 năm thành lập Viện Khảo cổ học và đón nhận Huân chương Độc lập của Nhà nước KATHERINE MULLER-MARTIN Thư của bà Katherine Muller –Martin đại diện UNESSCO tại Việt Nam chúc mừng Lễ kỷ niệm 45 năm thành lập Viện Khảo cổ học và đón nhận Huân chương Độc lập của Nhà nước Thông tin hoạt động khảo cổ
|
70
81
86
94
97
99
100 |
- 02/03/2015 11:29 - Tạp chí Khảo cổ học số 6/2014 (chuyên đề Khảo cổ học dưới nước)
- 23/12/2014 15:27 - Tạp chí khảo cổ học số 4 năm 2014
- 03/11/2014 15:32 - Tạp chí Khảo cổ học (tiếng Anh) số 8/2013
- 11/05/2014 11:51 - Tạp chí Khảo cổ học số 2/2014
- 01/03/2014 11:54 - Tạp chí Khảo cổ học số 1/2014
- 28/11/2013 11:59 - Tạp chí Khảo cổ học số 4/2013
- 28/11/2013 11:58 - Tạp chí Khảo cổ học số 5/2013
- 19/11/2013 13:20 - Tạp chí khảo cổ học số 3/2013
- 12/11/2013 13:23 - Tạp chí Khảo cổ học số 2/2013
- 10/11/2013 13:25 - Tạp chí Khảo cổ học số 1/2013
Tìm thấy tượng đại bàng 1.900 năm tuổi giữa London
Thứ năm, 12 Tháng 12 2013 23:46
Các nhà khảo cổ học Anh mới phát hiện bức tượng điêu khắc một con đại bàng có niên đại khoảng 1.900 tuổi trong khi đang đào đường xây dựng.
![]() |
Bức tượng điêu khắc đại bàng được tìm thấy ở London. Ảnh: Museum of London Archaeology |
Các chuyên gia cho biết bức tượng điêu khắc hình một con đại bàng đang dùng mỏ giữ một con rắn nhỏ được tìm thấy ở khu vực đang chuẩn bị xây dựng lại một khách sạn 16 tầng tại London.
Theo tính toán và nghiên cứu của các nhà khảo cổ học, bức tượng điêu khắc có niên đại từ thế kỷ thứ nhất hoặc thứ hai sau công nguyên và được làm từ đá noãn thạch được lấy từ khu vực Cotswolds.
Sky News cho hay, tác phẩm điêu khắc được tìm thấy có tình trạng bảo quản tương đối tốt. Các nhà khảo cổ cũng đã tìm thấy dấu vết của một lăng mộ trong quá trình khai quật và bức tượng đại bàng này được cho là một phần trang trí của lăng mộ.
Hình ảnh đại bàng và con rắn thường rất phổ biến ở La Mã. Theo Michael Marshall, chuyên gia nghiên cứu thuộc Bảo tàng Khảo cổ học London, đại bàng là biểu tượng của La Mã cổ đại.
Martin Henig, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này cho biết đây là bức tượng điêu khắc đẹp nhất từng được tìm thấy ở London và là một trong số những biểu tượng còn nguyên vẹn được tìm thấy ở Roman Britain, một khu vực thuộc triều đại La Mã cổ đại trước đây.
Thùy Linh
Nguồn Vnexpress
- 22/12/2014 10:50 - PHÁT HIỆN NGHỆ THUẬT CỔ TRÊN ĐÁ Ở CHÂU Á
- 22/12/2014 10:48 - CÁC NHÀ KHẢO CỔ HỌC CHẠY ĐUA VỚI THỜI GIAN ĐỂ KHÁM PHÁ DI CHỈ CỦA NGƯỜI NEANDERTHAL
- 17/12/2014 10:43 - Nhiều phát hiện thú vị tại Hoàng thành Thăng Long năm 2014
- 17/12/2014 10:38 - Phát hiện miếng vàng trang trí hình rồng ở Hoàng thành Thăng Long
- 04/03/2014 10:38 - Dấu vết di cốt người thời Đá mới phát hiện được ở Ireland
- 12/12/2013 10:35 - Khai quật lò nung gốm 1.200 tuổi ở Trung Quốc
- 14/11/2012 10:33 - Kho vàng 2.400 tuổi ở Bulgaria
- 14/11/2012 10:31 - Phát hiện thành phố cổ trong Tam giác quỷ Bermuda
- 12/10/2012 10:29 - Phát hiện côn trùng 500 triệu tuổi đã có não
- 09/10/2012 10:28 - Mexico: Phát hiện xương sọ, xương hàm 500 năm tuổi