Ngôi mộ người tiền sử hơn 4.000 năm ở Tuyên Quang
Thứ ba, 25 Tháng 9 2012 16:25
Đoàn khảo cổ của Viện Khảo cổ học Việt Nam và Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang vừa phát hiện hơn 400 di vật khảo cổ có niên đại cách đây từ 4.000 - 4.200 năm.
Ông Lý Mạnh Thắng, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang, cho biết: Đoàn khảo cổ của Viện Khảo cổ học Việt Nam và Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang vừa tiến hành khai quật hang Ngườm Hầu (thuộc địa phận thôn Nà Lộc, xã Thanh Tương, huyện Na Hang - Tuyên Quang).
Kết quả khai quật cho thấy dấu tích của người tiền sử được tìm thấy ở hầu khắp diện tích hang với 2 lớp văn hóa phát triển trực tiếp lên nhau, không có lớp phân cách.
Lớp văn hóa sớm nằm ở phía dưới, dày gần 1 m, chứa nhiều công cụ lao động như công cụ chặt đập, công cụ nạo cắt, cuốc tay có đầu nhọn cùng một số đá nguyên liệu. Tất cả đều được chế tác từ những viên cuội sông suối bằng kỹ thuật ghè đẽo thô sơ. Điều này chứng tỏ người cổ Ngườm Hầu đã sử dụng khá phổ biến kỹ thuật mài. Loại hình công cụ ở lớp này mang đặc trưng công cụ văn hóa hậu kỳ đá mới.
Lớp văn hóa muộn nằm ở bên trên, dày gần 20 cm, ngoài những công cụ đá cuội ghè đẽo đã tìm thấy 3 chiếc rìu có vai và rìu tứ giác mài nhẵn toàn thân, 1 di vật có hình dáng như một lưỡi cuốc bản rộng. Các nhà khảo cổ còn tìm thấy hàng chục mảnh gốm mịn, có tô màu đỏ bên trong, bên ngoài trang trí văn thừng thô…
Hầu hết các lớp văn hóa đều tìm thấy dấu vết của bếp lửa với lớp than tro mỏng, đất đỏ cháy. Trong các lớp văn hóa tìm thấy khối lượng lớn xương răng động vật và vỏ nhuyễn thể sông suối như vỏ ốc, vỏ trai, cua. Đó chính là tàn tích thức ăn của người tiền sử bỏ lại.
Ngườm Hầu là một hang nhỏ, nằm trên sườn dãy núi đá vôi và cao khoảng 8 m, thuộc địa phận thôn Nà Lộc, xã Thanh Tương, huyện Na Hang.
Đường lên hang thuận tiện, bề mặt hang khá bằng phẳng, rộng gần 30 m², phần lớn diện tích lòng hang nhận được ánh sáng tự nhiên, thuận tiện cho con người cư trú.
- 11/12/2012 23:48 - Bí mật hài cốt 12.000 năm
- 14/11/2012 16:21 - Phát hiện Gò Ngục trong Di sản Thành nhà Hồ
- 07/11/2012 10:07 - Công trình khoa học đầy đủ nhất về di tích Óc Eo
- 12/10/2012 17:14 - Nghê cổ 3kg mới tìm thấy được làm bằng gì?
- 02/10/2012 09:41 - Khảo cổ học Việt Nam: Tiềm năng cũng là gánh nặng
- 25/09/2012 08:34 - Phát hiện bộ cuốc đá cổ tại Cao nguyên Đồng Văn
- 07/08/2012 16:29 - Khai quật khảo cổ di tích Cổ Loa
- 07/08/2012 09:34 - Đà Nẵng: Phát lộ phế tích tháp Chăm Pa 1.000 năm tuổi
- 30/07/2012 16:32 - Khai quật thành lũy đá cổ ở Hà Tĩnh
- 17/07/2012 16:44 - Khai quật di tích thành Hoàng Đế
Phát hiện bộ cuốc đá cổ tại Cao nguyên Đồng Văn
Thứ ba, 25 Tháng 9 2012 08:34
Ngày 6/9, Phó giáo sư-tiến sỹ Trình Năng Chung, Viện Khảo cổ học Việt Nam cho biết các cán bộ thuộc Viện và Ban quản lý Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn đã phát hiện bộ cuốc đá ở huyện Yên Minh - dấu tích đầu tiên về sản xuất nương rẫy trên cao nguyên này.
Tại khu vực tổ 6, thị trấn huyện Yên Minh, gia đình ông Nguyễn Văn Hội trong thời gian san đồi làm nhà đã phát hiện được một bộ sưu tập công cụ đá gồm 5 chiếc cuốc đá hình tứ giác, mài nhẵn toàn thân. Chúng được xếp cụm vào nhau, có dấu vết của than tro kèm theo.
Sau khi xem xét các di vật này, các nhà khoa học khẳng định tất cả được chế tác từ loại đá riôlit có mầu trắng xám, độ cứng cao sẵn có ở địa phương. Chúng đều có kích thước khá lớn với rìa lưỡi sắc bén (trung bình dài 18cm, rộng 7cm, dày 2,5cm). Tuy đã được mài toàn thân, nhưng dấu vết ghè đẽo thô vẫn còn sót lại trên thân cuốc. Những dấu vết để lại cho thấy chúng đã được buộc cán và đã qua sử dụng bởi hầu hết phần rìa lưỡi có vết sứt mẻ.
Đến nay, việc khảo sát xung quanh nơi phát hiện bộ sưu tập này nhằm tìm kiếm những dấu vết cư trú cổ vẫn đang được tiến hành.
Phó giáo sư-tiến sỹ Trình Năng Chung khẳng định đây là những di vật thuộc thời hậu kỳ đá mới - sơ kỳ kim khí, có niên đại cách ngày nay từ 3.500-4.000 năm. Sự có mặt của loại cuốc đá này chứng tỏ đến giai đoạn này, nền nông nghiệp dùng cuốc đã ra đời. Đây là bộ công cụ lao động rất thích ứng với hình thức nông nghiệp nương rẫy ở vùng đồi núi cao như cao nguyên đá Đồng Văn.
Ngoài ra, tại hang Khố Mỷ, xã Tùng Vân, huyện Quản Bạ, các nhà khoa học cũng đã phát hiện được những hình vẽ cổ trên vách đá với những hình người có hai chiếc sừng dài trên đầu đang dang tay nhảy múa. Các hình vẽ được thể hiện trên vách đá thẳng đứng nằm sâu cách cửa hang chừng 30m, trong tầm với của người lớn.
Nghiên cứu cho thấy người xưa đã nghiền đá thổ hoàng trộn với nhựa thực vật và hòa với nước để vẽ. Đây là phát hiện có giá trị khoa học và có ý nghĩa lớn đối với ngành khảo cổ học Việt Nam. Việc nghiên cứu nội dung, niên đại cũng như chủ nhân của những hình nham họa nói trên đang được tiếp tục nghiên cứu.
Cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang bao gồm 4 huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, là một trong những vùng đá vôi đặc biệt, chứa đựng những dấu ấn tiêu biểu về lịch sử phát triển vỏ Trái Đất, những hiện tượng tự nhiên, cảnh quan đặc sắc về thẩm mỹ, tính đa dạng sinh học cao và truyền thống văn hóa lâu đời của cộng đồng cư dân bản địa.
Những phát hiện khảo cổ học mới đây trên cao nguyên đá Đồng Văn càng làm giàu có thêm di sản văn hóa của vùng đất này, bao gồm di chỉ hang Động Nguyệt; công cụ đá cũ; di chỉ Suối Sính Hồ, các công cụ đá ghè đẽo; bộ sưu tập cuốc đá.
- 14/11/2012 16:21 - Phát hiện Gò Ngục trong Di sản Thành nhà Hồ
- 07/11/2012 10:07 - Công trình khoa học đầy đủ nhất về di tích Óc Eo
- 12/10/2012 17:14 - Nghê cổ 3kg mới tìm thấy được làm bằng gì?
- 02/10/2012 09:41 - Khảo cổ học Việt Nam: Tiềm năng cũng là gánh nặng
- 25/09/2012 16:25 - Ngôi mộ người tiền sử hơn 4.000 năm ở Tuyên Quang
- 07/08/2012 16:29 - Khai quật khảo cổ di tích Cổ Loa
- 07/08/2012 09:34 - Đà Nẵng: Phát lộ phế tích tháp Chăm Pa 1.000 năm tuổi
- 30/07/2012 16:32 - Khai quật thành lũy đá cổ ở Hà Tĩnh
- 17/07/2012 16:44 - Khai quật di tích thành Hoàng Đế
- 10/07/2012 08:33 - Những khám phá bất ngờ ở thành cổ Hoà Bình
Kim tự tháp đầu tiên thời văn minh Etruscan được tìm thấy tại Ý
Thứ ba, 25 Tháng 9 2012 10:24
Kim tự tháp thời văn minh Etruscan được phát hiện bởi một nhóm các nhà khảo cổ Mỹ và Ý dưới một hầm rượu tại thành phố Orvieto, miền trung Italy.
Vết tích phát hiện là những đường nét chạm khắc trên đá vôi còn sót lại sau khu vực trầm tích của núi lửa phun trào. Phần lớn cấu trúc còn sót lại bị chon vùi sâu dưới lòng đất, chỉ còn lớp trên cùng mới được khám phá.
Nhà khảo cổ học David B. George tiết lộ với Discovery rằng phần kiến trúc vừa được tìm thấy từng được sử dụng làm hầm rượu vang, họ tìm thấy các vết tích của cầu thang cổ xưa chạm khắc trên tường, đây rõ ràng là kiến trúc văn minh Etruscan.
Khi các nhà khảo cổ tiến hành khai quật, George và đồng nghiệp Claudio Bizzarri lưu ý rằng các bức tường dưới hang có chứa các hình nhọn như những kim tự tháp.
Ngạc nhiên hơn nữa là họ phát hiện một loạt các đường hầm xây dựng từ thời văn minh Etruscan chạy sâu bên dưới hầm rượu vang, cho thấy khả năng kiến trúc cổ đại chưa được khám phá còn ẩn sâu dưới lòng đất tại nơi này.
Sau khi khai quật sâu hơn, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy một loạt di vật khác nhau như gốm đỏ Attic xuất hiện từ giữa thế kỷ thứ 5 TCN, gốm Etruscan từ thế kỷ thứ 5 và thứ 6 TCN cùng với di tích chữ viết và nhiều di vật khác nhau xuất hiện 1000 năm TCN.
Thêm vào đó, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy cầu thang bằng đá chạm khắc chạy dọc theo các bức tường khi họ tiếp tục đào, và họ vẫn chưa xác định được nó sẽ dẫn đi tới đâu.
Ở dưới độ sâu 10 feet (3 mét) họ phát hiện ra một đường hầm chạy tới một cấu trúc kim tự tháp khác có niên đại từ thế kỷ 5 TCN.
Theo nhà khảo cổ học Bizzarri, có ít nhất là 5 kim tự tháp Etruscan còn nằm sâu dưới thành phố, ba trong số này vẫn chưa được khai quật.
Ông cũng khẳng định rằng rõ ràng đây không giống với bất cứ mỏ đá nào ở Ý, nhiều khả năng câu trả lời vẫn còn chon sâu ở dưới lòng đất, vấn đề là ở chỗ khi nào con người mới có thể khám phá ra chúng.
Người Etruscan từ lâu đã được coi là một trong những bí ẩn cổ xưa nhất. Phần lớn những gì chúng ta biết về họ là những đường nét trang trí trên các ngôi mộ mà họ để lại. Nhưng các kim tự tháp dưới lòng đất tại Orvieto có thể tiết lộ những thông tin cổ xưa về nền văn minh này.
Etruscan là một nền văn minh cổ từng tồn tại ở khu vực mà ngày nay tương ứng với vùng Toscana, Ý. Nền văn minh Etruscan tồn tại từ khoảng thời gian có những bản khắc cổ sớm nhất bằng tiếng Etrusca vào năm 700 TCN trước khi bị đồng hóa với Cộng hòa La Mã vào thế kỷ thứ 1 TCN.
Ở thời kỳ đỉnh cao, khi mà Roma và Vương quốc La Mã vẫn còn đang ở giai đoạn khai sinh, thì nền văn minh Etruscan đã phát triển rực rỡ.
- 14/11/2012 10:31 - Phát hiện thành phố cổ trong Tam giác quỷ Bermuda
- 12/10/2012 10:29 - Phát hiện côn trùng 500 triệu tuổi đã có não
- 09/10/2012 10:28 - Mexico: Phát hiện xương sọ, xương hàm 500 năm tuổi
- 09/10/2012 10:27 - Phát hiện hài cốt nữ chiến binh Maya vĩ đại nhất
- 02/10/2012 10:26 - Ngôi làng 1.000 tuổi
- 16/08/2012 10:23 - Phát hiện kim tự tháp nhờ Google Earth
- 07/08/2012 10:22 - Mộ của hoàng tử Maya lộ diện
- 07/08/2012 10:18 - Người hiện đại xuất hiện từ 44.000 năm trước
- 30/07/2012 10:17 - Con thuyền cổ Ai Cập từ niên đại 3.000 năm TCN
- 17/07/2012 10:16 - `Hình hài` nguyên vẹn nhất của tổ tiên loài người
Phát hiện kim tự tháp nhờ Google Earth
Thứ năm, 16 Tháng 8 2012 10:23
Một nhà khảo cổ học tuyên bố đã phát hiện hai công trình cổ có thể thuộc về các kim tự tháp chưa bao giờ được khám phá ở Ai Cập.
Chuyên gia Angela Micol tại Bắc Carolina (Mỹ) đã thực hiện cuộc nghiên cứu khảo cổ học dựa trên hình ảnh vệ tinh trong hơn 10 năm qua.
Sử dụng chương trình hình ảnh vệ tinh thông qua công cụ Google Earth, bà Micol đã tìm ra hai quần thể di tích kim tự pháp tại Ai Cập.
Và những khu vực này đã được chuyên gia về Ai Cập và kim tự tháp Nabil Selim công nhận là “chưa từng được biết đến”, theo trang Global Post.
“Nằm cách nhau 144 km, các quần thể chứa những hình khối với các đặc điểm và phương hướng đáng ngạc nhiên”, theo chuyên gia Micol.
Một nơi thuộc về Thượng Ai Cập, cách thành phố Abu Sidhum khoảng 19 km, có kích thước lớn gần gấp ba lần đại kim tự pháp Giza.
Còn quần thể kim tự tháp thứ hai cách ốc đảo Fayoum khoảng 145 km.
- 12/10/2012 10:29 - Phát hiện côn trùng 500 triệu tuổi đã có não
- 09/10/2012 10:28 - Mexico: Phát hiện xương sọ, xương hàm 500 năm tuổi
- 09/10/2012 10:27 - Phát hiện hài cốt nữ chiến binh Maya vĩ đại nhất
- 02/10/2012 10:26 - Ngôi làng 1.000 tuổi
- 25/09/2012 10:24 - Kim tự tháp đầu tiên thời văn minh Etruscan được tìm thấy tại Ý
- 07/08/2012 10:22 - Mộ của hoàng tử Maya lộ diện
- 07/08/2012 10:18 - Người hiện đại xuất hiện từ 44.000 năm trước
- 30/07/2012 10:17 - Con thuyền cổ Ai Cập từ niên đại 3.000 năm TCN
- 17/07/2012 10:16 - `Hình hài` nguyên vẹn nhất của tổ tiên loài người
- 10/07/2012 10:13 - Phát hiện dấu vết sinh vật 585 triệu năm tuổi
Khai quật khảo cổ di tích Cổ Loa
Thứ ba, 07 Tháng 8 2012 16:29
Đợt khai quật nhằm làm rõ hơn nữa các hình thái kiến trúc của thành Cổ Loa xưa cũng như cuộc sống của cư dân Việt cổ.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định cho phép Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp cùng Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật tại Thành Ngoại, Khu di tích Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội).
Tổng diện tích đợt khai quật lên tới 300m2, thời gian tiến hành từ nay đến cuối tháng 8, nhằm làm rõ hơn nữa các hình thái kiến trúc của thành Cổ Loa xưa cũng như cuộc sống của cư dân Việt cổ.
Trong suốt 50 năm qua, di tích này luôn là mảnh đất hàm chứa nhiều bí ẩn, đã có không ít cuộc khai quật từng được thực hiện tại di chỉ Đồng Vông, Xuân Kiều, Bãi Mèn, Bãi Sặt, Đình Tràng, Đường Mây và cả các cuộc khai quật được thực hiện tại Thành Nội.
- 07/11/2012 10:07 - Công trình khoa học đầy đủ nhất về di tích Óc Eo
- 12/10/2012 17:14 - Nghê cổ 3kg mới tìm thấy được làm bằng gì?
- 02/10/2012 09:41 - Khảo cổ học Việt Nam: Tiềm năng cũng là gánh nặng
- 25/09/2012 16:25 - Ngôi mộ người tiền sử hơn 4.000 năm ở Tuyên Quang
- 25/09/2012 08:34 - Phát hiện bộ cuốc đá cổ tại Cao nguyên Đồng Văn
- 07/08/2012 09:34 - Đà Nẵng: Phát lộ phế tích tháp Chăm Pa 1.000 năm tuổi
- 30/07/2012 16:32 - Khai quật thành lũy đá cổ ở Hà Tĩnh
- 17/07/2012 16:44 - Khai quật di tích thành Hoàng Đế
- 10/07/2012 08:33 - Những khám phá bất ngờ ở thành cổ Hoà Bình
- 03/07/2012 09:46 - Phát hiện khu mộ thời Hùng Vương tại Tuyên Quang
Đà Nẵng: Phát lộ phế tích tháp Chăm Pa 1.000 năm tuổi
Thứ ba, 07 Tháng 8 2012 09:34
Sau hơn nửa tháng khai quật, một ngôi đền tháp Chăm Pa có niên đại sau thế kỷ thứ 10 đã được phát lộ. Ngôi đền tháp Chăm Pa này tại tổ 3, làng Phong Lệ (phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng).
Tiếp theo đợt khai quật khẩn cấp một di tích khảo cổ Chăm Pa giữa năm 2011 tại địa chỉ này, các nhà khảo cổ còn phát hiện thêm một vùng di tích rộng lớn có một phế tích là khu tháp Chăm Pa cách đây khoảng 1.000 năm.
Tại quần thể phế tích này đáng chú ý nhất là một ngôi đền tháp Chăm Pa đã được các nhà khảo cổ phát hiện. Ông Võ Văn Thắng - Giám đốc Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng - cho biết, đơn vị này đã phối hợp với các nhà khảo cổ ở ĐH KHXH&NV (ĐH QG Hà Nội) tiếp tục khai quật để làm rõ tòa tháp Chăm Pa này. Qua đó có kế hoạch bảo vệ nhằm phục vụ công tác bảo tồn, giáo dục và du lịch.
Hiện tại ở khu di tích này, các nhà khoa học đang tiến hành khai quật trên tổng diện tích khoảng 500m2 để tiến hành làm rõ diện tích của ngôi tháp.
Qua xác định ban đầu, ngôi đền tháp Chăm Pa này có diện tích khoảng 16x16m với 4 góc tháp, 3 cửa phụ, 1 cửa chính. Hiện các nhà khảo cổ cũng đã xác định vị trí tháp chính, kích thước, vị trí trung tâm nơi đặt bệ thờ…
Trực tiếp chỉ huy việc khai quật tại khi tháp, ông Nguyễn Xuân Mạnh, các bộ giảng dạy bộ môn khảo cổ học (ĐH KHXH&NV-ĐH QG Hà Nội) cho biết, công việc sắp đến sẽ xác định các bậc lên xuống ở các cửa tháp, độ dày của tường tháp, xác định độ rộng của tường tháp, kết cấu nền móng dưới tháp… Sau khi xác định rõ ngôi đền tháp thì việc bảo tồn cũng sẽ được dễ dàng hơn.
Giám đốc Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng - ông Võ Văn Thắng cho biết: “Ở khu phế tích này không phát hiện các hiện vật quý giá như lần khai quật trước mà chỉ phát hiện dấu tích nền móng của khu đền tháp rất to lớn”.
Ông Thắng cũng cho biết, mục đích của việc khai quật lần này là để tìm hiểu, xác định quy mô bổ sung vào hồ sơ xây dựng và bảo vệ di tích theo luật di sản. Hướng sắp đến là vừa bảo tồn, khai thác vừa phục vụ giáo dục và du lịch.
- 12/10/2012 17:14 - Nghê cổ 3kg mới tìm thấy được làm bằng gì?
- 02/10/2012 09:41 - Khảo cổ học Việt Nam: Tiềm năng cũng là gánh nặng
- 25/09/2012 16:25 - Ngôi mộ người tiền sử hơn 4.000 năm ở Tuyên Quang
- 25/09/2012 08:34 - Phát hiện bộ cuốc đá cổ tại Cao nguyên Đồng Văn
- 07/08/2012 16:29 - Khai quật khảo cổ di tích Cổ Loa
- 30/07/2012 16:32 - Khai quật thành lũy đá cổ ở Hà Tĩnh
- 17/07/2012 16:44 - Khai quật di tích thành Hoàng Đế
- 10/07/2012 08:33 - Những khám phá bất ngờ ở thành cổ Hoà Bình
- 03/07/2012 09:46 - Phát hiện khu mộ thời Hùng Vương tại Tuyên Quang
- 03/07/2012 09:41 - Bắc Kạn: Phát hiện dấu tích thời tiền sử ở Ngân Sơn
Mộ của hoàng tử Maya lộ diện
Thứ ba, 07 Tháng 8 2012 10:22
Các nhà khảo cổ phát hiện lăng mộ của một hoàng tử Maya trong khu phế tích hoàng cung tại Mexico.
Ngôi mộ của vị hoàng tử nằm trong khu phế tích hoàng cung thuộc thành phố cổ Uxul của người Maya tại Campeche, Mexico. Thành phố Uxul nằm giữa một khu rừng rậm, Livescience đưa tin.
Uxul, thành phố nằm gần biên giới giữa Mexico và Guatemala, từng là một trong những trung tâm giao thương lớn nhất của đế chế Maya trong khoảng thời gian từ năm 250 tới 900 sau Công nguyên. Hai nhà khảo cổ Karl Ruppert và John Denison phát hiện Uxul vào năm 1934. Các chuyên gia tin rằng Uxul nằm dưới sự kiểm soát của Calakmul, thành phố lớn hơn và mạnh hơn gần đó, vào khoảng năm 630. Dân số của Uxul hầu như biến mất trong thế kỷ 9.
Các nhà khảo cổ từ Đại học Bonn tại Đức và Viện Nhân chủng và Lịch sử Mexico đã khai quật tại thành phố Uxul trong nhiều năm. Trong năm 2010 họ tìm thấy hai hồ nhân tạo khổng lồ cùng nhiều đồ vật chứa nước bằng gốm. Họ cho rằng người Maya đào hồ để dự trữ nước trong mùa khô. Nhóm chuyên gia tiếp tục khai quật hoàng cung tại Uxul trong năm 2011 và phát hiện nhiều tòa nhà.
"Hoàng cung được xây vào khoảng năm 650, thời gian mà triều đại tại thành phố Calakmul đang cố gắng mở rộng ảnh hưởng của họ tới những vùng đất thấp nhưng rộng lớn của đế chế Maya", thông cáo của Đại học Bonn cho biết.
Nikolai Grube, một nhà khảo cổ của Đại học Bonn, kể rằng ông và các đồng nghiệp phát hiện một ngôi mộ được xây bằng gạch ở độ sâu khoảng 1,5 m bên dưới nền của một tòa nhà trong khuôn viên hoàng cung. Ngôi mộ chứa di cốt của một thanh niên khoảng 20 tới 25 tuổi. Bộ xương nằm ngửa với hai cánh tay gấp chéo trên bụng. Nhiều hiện vật quý, bao gồm 5 chiếc cốc gốm tuyệt đẹp, nằm xung quanh bộ xương.
Nội dung của những chữ viết và hình ảnh trên một cốc cho thấy người nằm trong mộ là một hoàng tử. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu nhận định dường như đây không phải là người kế thừa ngôi vua vì họ không thấy đồ trang sức bằng ngọc bích - thứ thường được chôn trong mộ của vua và người kế vị ngai vàng.
Nhóm nghiên cứu cho rằng vị hoàng tử qua đời khoảng 1.300 năm trước, không lâu sau khi vương triều tại Calakmul sáp nhập Uxul vào lãnh thổ của họ. Do vậy, ngôi mộ của hoàng tử có thể giúp giới khảo cổ hiểu rõ hơn về một giai đoạn biến động trong lịch sử của đế chế Maya.
Maya là một bộ tộc thổ dân châu Mỹ đã xây dựng một nền văn minh đặc sắc từ khoảng năm 1.000 trước Công nguyên. Nền văn minh Maya đạt một trình độ cao về lĩnh vực xây dựng nhà nước và kiến trúc, toán học, thiên văn học. Những di tích khảo cổ học chứng minh, người Maya đã phát triển khái niệm “số 0” vào năm 357, sớm hơn châu Âu gần 900 năm. Họ xác định chính xác độ dài của một năm - thời gian trái đất quay hết một vòng quanh mặt trời - chính xác hơn rất nhiều bộ lịch được châu Âu sử dụng vào thời đó. Không những thế, tôn giáo của người Maya cũng rất đặc biệt vì có sự kết hợp giữa lễ nghi với các chu kỳ của vũ trụ.
- 09/10/2012 10:28 - Mexico: Phát hiện xương sọ, xương hàm 500 năm tuổi
- 09/10/2012 10:27 - Phát hiện hài cốt nữ chiến binh Maya vĩ đại nhất
- 02/10/2012 10:26 - Ngôi làng 1.000 tuổi
- 25/09/2012 10:24 - Kim tự tháp đầu tiên thời văn minh Etruscan được tìm thấy tại Ý
- 16/08/2012 10:23 - Phát hiện kim tự tháp nhờ Google Earth
- 07/08/2012 10:18 - Người hiện đại xuất hiện từ 44.000 năm trước
- 30/07/2012 10:17 - Con thuyền cổ Ai Cập từ niên đại 3.000 năm TCN
- 17/07/2012 10:16 - `Hình hài` nguyên vẹn nhất của tổ tiên loài người
- 10/07/2012 10:13 - Phát hiện dấu vết sinh vật 585 triệu năm tuổi
- 28/06/2012 10:09 - Khai quật kho tiền vàng cổ lớn nhất châu Âu
Người hiện đại xuất hiện từ 44.000 năm trước
Thứ ba, 07 Tháng 8 2012 10:18
Lối sống săn bắt, hái lượm của người hiện đại bắt đầu sớm hơn ít nhất 24.000 năm so với tính toán của giới khoa học.
Livescience đưa tin Paola Villa, một nhà nghiên cứu của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên thuộc Đại học Colorado tại Mỹ, cùng các đồng nghiệp quốc tế phân tích hàng loạt hiện vật mà họ tìm thấy trong một hang đá có tên Border ở Nam Phi. Những hiện vật này thuộc về dân tộc San, một cộng đồng người cổ.
Kết quả phân tích cho thấy những người từng sống trong hang đã chế tác công cụ lao động từ xương, dùng chất nhuộm, làm chuỗi hạt và thậm chí tẩm chất độc vào đầu mũi tên từ 44.000 năm trước. Trong khi đó, từ trước tới nay giới khảo cổ và sử học luôn nghĩ rằng thời kỳ Đồ đá muộn bắt đầu từ 10.000 tới 20.000 năm trước.
"Nghiên cứu của chúng tôi chứng minh giai đoạn Đồ đá mới bắt đầu tại Nam Phi sớm hơn ít nhất 20.000 năm so với tính toán của chúng ta", Villa phát biểu.
Giai đoạn Đồ đá mới tại châu Phi cũng là khoảng thời gian mà người hiện đại di cư từ châu Phi tới châu Âu và gặp người Neanderthanl khoảng 45.000 năm trước.
"Sự khác biệt trong kỹ thuật và văn hóa giữa châu Âu và châu Phi rất lớn. Điều đó cho thấy con người tại hai châu lục lựa chọn hai con đường khác nhau trong quá trình phát triển kỹ thuật và xã hội", Villa bình luận.
Giới khoa học chia thời Đồ đá thành ba giai đoạn nhỏ hơn: Đồ đá cũ, Đồ đá giữa và Đồ đá mới.
- 09/10/2012 10:27 - Phát hiện hài cốt nữ chiến binh Maya vĩ đại nhất
- 02/10/2012 10:26 - Ngôi làng 1.000 tuổi
- 25/09/2012 10:24 - Kim tự tháp đầu tiên thời văn minh Etruscan được tìm thấy tại Ý
- 16/08/2012 10:23 - Phát hiện kim tự tháp nhờ Google Earth
- 07/08/2012 10:22 - Mộ của hoàng tử Maya lộ diện
- 30/07/2012 10:17 - Con thuyền cổ Ai Cập từ niên đại 3.000 năm TCN
- 17/07/2012 10:16 - `Hình hài` nguyên vẹn nhất của tổ tiên loài người
- 10/07/2012 10:13 - Phát hiện dấu vết sinh vật 585 triệu năm tuổi
- 28/06/2012 10:09 - Khai quật kho tiền vàng cổ lớn nhất châu Âu
- 28/06/2012 10:08 - Tìm thấy đường cổ 2.000 năm tuổi ở Hy Lạp
Cao Bằng thời Tiền sử và Sơ sử (07/08/2012)
Thứ ba, 07 Tháng 8 2012 10:19
Cơ quan soạn thảo: Viện Khảo cổ học
Kích thước: 16 x 24 cm
Hình thức bìa: Bìa mềm
Năm xuất bản: 2012
Số trang: 447
Cao Bằng là tỉnh miền núi biên giới Đông Bắc nước ta, là một vùng cao nguyên núi non trùng điệp, đất rộng người thưa, địa hình đa dạng, hai mặt Đông và Bắc tiếp giáp với nước Trung Quốc láng giềng.
Cao Bằng là tỉnh miền núi biên giới Đông Bắc nước ta, là một vùng cao nguyên núi non trùng điệp, đất rộng người thưa, địa hình đa dạng, hai mặt Đông và Bắc tiếp giáp với nước Trung Quốc láng giềng.
Là một vùng đất có bề dày lịch sử, giàu truyền thống văn hiến, Cao Bằng còn lưu giữ nhiều dấu tích văn hóa vật thể và phi vật thể có giá trị lịch sử - văn hóa cần được khám phá và nghiên cứu.
Ngay từ rất sớm, vào những thập kỷ 20 của thế kỷ trước, các học giả người Pháp như H. Mansuy và M. Colani đã phát hiện và thu thập được một số di tích, di vật khảo cổ ở Quảng Uyên, Sóc Giang, Phiên Lương, Phúc Dương, Đông Khê, Nguyên Bình, Trùng Khánh, Tà Sa, Bản Giốc… Đây là những bước mở đầu của các nhà khoa học trên dặm dài phám phá, nghiên cứu văn hóa thời Tiền sử Cao Bằng.
Sau những hoạt động khởi đầu đó, công việc nghiên cứu khảo cổ học Cao Bằng rơi vào tình trạng tạm ngừng khá dài. Thế rồi, khoảng hơn hai thập niên trở lại đây, liên tiếp có những phát hiện khảo cổ học quan trọng trên mảnh đất Cao Bằng gây sự chú ý của giới khoa học lịch sử nước nhà.
Đến nay, Cao Bằng đã phát hiện gần 30 di chỉ khảo cổ học thời tiền sử và sơ sử, trong đó có gần 10 di chỉ đã được khai quật hoặc đào thám sát. Hàng chục di tích chứa di tích bếp, mộ táng cùng hàng nghìn công cụ lao động bằng đá, đồng, mảnh gốm. Đây là nguồn sử liệu vật thật quan trọng cho phép phác dựng bức tranh Cao Bằng thời Tiền sử - Sơ sử.
Cuốn sách Cao Bằng thời Tiền sử và Sơ sử là một chuyên khảo viết công phu, nghiêm túc, tổng kết toàn bộ thành tựu phát hiện, nghiên cứu về khảo cổ học Tiền - Sơ sử Cao Bằng từ trước đến nay. Nhờ đó, diện mạo văn hoá thời tiền - sơ sử Cao Bằng đã hiện ra ngày càng rõ nét trong bối cảnh thời tiền sử Việt Nam và khu vực. Điều này rất hữu ích cho giới nghiên cứu khi muốn tìm hiểu về đất nước, con người Cao Bằng từ xa xưa đến nay.
Trong số các nhà khảo cổ tận tâm, gắn bó và lăn lộn nhiều với miền núi phía Bắc Việt Nam có PGS.TS. Trình Năng Chung, tác giả của cuốn sách này. Trong vài thập niên trở lại đây, cùng với các đồng nghiệp của mình, tác giả đã dành nhiều tâm sức và trí lực tiến hành nhiều đợt điều tra, khảo sát, khai quật và nghiên cứu các di tích khảo cổ tiền sử và sơ sử trên đất Cao Bằng.
Qua công trình sách, tác giả đã nêu rõ được những đặc trưng cơ bản của văn hoá Tiền sử Cao Bằng. Có những đặc điểm chung của văn hoá Tiền sử khu vực miền núi phía Bắc, có những đặc điểm riêng chỉ Cao Bằng mới có, như là nơi gặp gỡ, giao thoa của hai văn hoá Hoà Bình và văn hoá Bắc Sơn, văn hoá Hà Giang và văn hoá Mai Pha.
Trong số những phát hiện và nghiên cứu trên, đáng chú ý là một số phát hiện quan trọng có liên quan đến các giai đoạn tiền sử lớn: Phát hiện đá cũ ở Trường Hà, huyện Bảo Lạc hay ở địa điểm Bó Mạ, huyện Hòa An góp phần sáng tỏ tính đa dạng của thời đại đá cũ trên đất nước ta. Hay những cuộc khảo sát ở hang Thần, hang Ngườm Vài, huyện Thông Nông đã hé mở con đường “Bắc Sơn hóa” của những di tích đá mới sơ kỳ trên đất Cao Bằng.
Cho đến nay, khảo cổ học thời đại Đá Cao Bằng khá phong phú, trong khi tài liệu về thời đại Kim khí còn nhiều hạn chế. Điều này cho thấy còn nhiều việc phải làm đối với việc nghiên cứu di sản văn hoá của cha ông ta trên mảnh đất Cao Bằng.
Mặc dù chúng ta còn đòi hỏi nhiều ở công trình nghiên cứu có tính tích hợp cao hơn, nhưng những gì mà cuốn sách trình bày đã hàm chứa nhiều giá trị khoa học, đóng góp vào nhận thức văn hóa Tiền sử ở Cao Bằng nói riêng và Việt Nam nói chung. Quan trọng hơn cả là những giá trị nghiên cứu đó là cơ sở khoa học cho việc trưng bày Bảo tàng tỉnh, cung cấp những tư liệu tin cậy cho việc biên soạn lịch sử, địa chí của Cao Bằng. Đây cũng là thành tựu lớn trong việc hợp tác nghiên cứu nhiều năm giữa Viện Khảo cổ học và Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Cao Bằng.
Với lòng trân trọng di sản văn hóa dân tộc, tôi tin rằng cuốn sách sẽ mang đến nhiều điều bổ ích, giúp bạn đọc hiểu rõ thêm về vùng đất Cao Bằng giàu truyền thống văn hóa lịch sử và tiềm năng phát triển.
Vì lẽ đó, tôi vui mừng giới thiệu với rộng rãi bạn đọc cuốn sách này.
PGS. Hoàng Xuân Chinh
Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam
Nguyên Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học Việt Nam
- 08/05/2014 10:06 - Cổ vật gốm sứ Trung Quốc (08/05/2014)
- 28/11/2013 10:08 - 45 năm Viện Khảo cổ học (1968 - 2013) (28/11/2013)
- 10/10/2013 10:16 - Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2012 (10/10/2013)
- 10/10/2013 10:14 - Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2011 (10/10/2013)
- 10/10/2013 10:10 - Mộ thuyền Đông Sơn ở Việt Nam (10/10/2013)
- 27/06/2012 10:24 - Di sản lịch sử và những hướng tiếp cận mới (27/06/2012)
- 27/06/2012 10:21 - Thành Nhà Hồ - Thanh Hóa (27/06/2012)
- 12/06/2012 10:26 - Thế giới biểu tượng trong di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội (12/06/2012)
- 26/03/2012 10:27 - Sự hình thành nhà nước sơ khai ở miền Bắc Việt Nam (26/03/2012)
- 22/03/2012 10:31 - Nghiên cứu đô thị cổ Hội An - từ quan điểm khảo cổ học lịch sử (22/03/2012)
Khai quật thành lũy đá cổ ở Hà Tĩnh
Thứ hai, 30 Tháng 7 2012 16:32
Viện Khảo cổ học Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh đang tiến hành thăm dò, khai quật khảo cổ học thành lũy đá cổ ở H.Kỳ Anh (Hà Tĩnh).
Theo ông Võ Hồng Hải, Giám đốc Sở, sau khi có Quyết định về việc thăm dò, khai quật khảo cổ của Bộ VH-TT-DL, Sở phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam thăm dò, khai quật khảo cổ tại di tích Lũy đá cổ, xã Kỳ Lạc, H.Kỳ Anh.
Theo đó, các nhà nghiên cứu sẽ tiến hành thăm dò, khai quật khảo cổ trên diện tích 200 m2 thuộc vùng đồi núi của xã Kỳ Lạc, H.Kỳ Anh để xác định niên đại, hệ thống kiến trúc và các di vật liên quan đến thành lũy đá cổ… Dự kiến đợt khai quật kéo dài từ 23.7 đến 23.8.
Được biết, thành lũy đá cổ ở Kỳ Anh được xây dựng vào thời phân tranh Trịnh - Nguyễn (thế kỷ 17). Thành lũy này của nhà Trịnh xây dựng lên nhằm chống lại sự xâm lược của chúa Nguyễn.
Qua những đợt khảo sát trước đây, thành lũy đã được phá lộ hơn 500 m còn nguyên vẹn.
"Sau khi có kết quả của đợt khai quật thành lũy đá cổ ở Kỳ Anh, chúng tôi sẽ lập hồ sơ khoa học trình Bộ VH-TT-DL để được công nhận di tích cấp quốc gia", ông Hải nói.
- 02/10/2012 09:41 - Khảo cổ học Việt Nam: Tiềm năng cũng là gánh nặng
- 25/09/2012 16:25 - Ngôi mộ người tiền sử hơn 4.000 năm ở Tuyên Quang
- 25/09/2012 08:34 - Phát hiện bộ cuốc đá cổ tại Cao nguyên Đồng Văn
- 07/08/2012 16:29 - Khai quật khảo cổ di tích Cổ Loa
- 07/08/2012 09:34 - Đà Nẵng: Phát lộ phế tích tháp Chăm Pa 1.000 năm tuổi
- 17/07/2012 16:44 - Khai quật di tích thành Hoàng Đế
- 10/07/2012 08:33 - Những khám phá bất ngờ ở thành cổ Hoà Bình
- 03/07/2012 09:46 - Phát hiện khu mộ thời Hùng Vương tại Tuyên Quang
- 03/07/2012 09:41 - Bắc Kạn: Phát hiện dấu tích thời tiền sử ở Ngân Sơn
- 25/06/2012 16:45 - Tận mắt hài cốt `cụ tổ` người Việt 1 vạn tuổi