Nhiều phát hiện thú vị tại Hoàng thành Thăng Long năm 2014
Thứ tư, 17 Tháng 12 2014 10:43
Ngày 16-12, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Viện Khảo cổ học (Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam) công bố kết quả khai quật thăm dò khu vực chính điện Kính Thiên thuộc di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) trong năm 2014. Trong đợt khai quật này, nhiều tầng văn hóa chồng xếp lên nhau chứng tỏ sự phát triển liên tục của các triều đại Việt Nam trong 13 thế kỷ (từ thế kỷ VIII-IX đến XIX-XX) tiếp tục được phát lộ.
Rõ dần không gian kiến trúc, văn hóa các triều đại
Nếu như những lần khảo cổ trước, các giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của các triều đại đóng đô ở kinh thành Thăng Long mới là giả thiết hoặc mới được nhận diện bước đầu thì trong đợt khai quật năm 2014, nhiều vấn đề đã được khẳng định, làm rõ.
Nhiều lớp văn hóa chồng xếp lên nhau tại khu vực điện Kính Thiên đã được phát lộ trong đợt khảo cổ năm 2014 |
Là người trực tiếp tham gia vào công tác khảo cổ, PGS Tống Trung Tín, nguyên Viện trưởng Viện Khảo cổ học cho biết: Trên diện tích khai quật gần 1.000m2, các nhà khoa học đã phát hiện khu vực chính điện Kính Thiên có các lớp văn hóa thời Lý, Trần, Lê sơ, Lê Trung hưng, Nguyễn chồng xếp lên nhau, đan xen với nhau, thậm chí cắt phá lẫn nhau. Dấu tích văn hóa thời Lý, Trần tiếp tục được làm rõ thông qua việc phát hiện đường nước lớn, kiên cố cùng với tường, móng kiến trúc và nền sân gạch. Thời Lê sơ có dấu tích kiến trúc 4 hàng cột, móng tường bao rộng, kéo dài và nhiều mảng gạch vuông rất lớn được lát trên nền đất sét vàng; thời Lê Trung hưng cũng có nhiều móng kiến trúc lớn với 4 gian, 1 chái, còn thời Nguyễn được nhận diện thông qua dấu tích móng trụ giống với kiến trúc trên bản đồ thời Nguyễn (1821-1831) về Hoàng thành Thăng Long. Đặc biệt, trên nền kiến trúc thời Lê Trung hưng, các nhà khoa học còn phát hiện thấy đường nước thời Trần nằm đè lên móng sỏi thời Lý. Điều đó làm cho dấu tích thời Trần vốn đã khó lý giải càng khó lý giải hơn. Trong đợt thám sát này, nhiều di vật bằng sành, gốm sứ, ngói men xanh, men vàng… cũng đã phát lộ.
Căn cứ vào kết quả thu được, PGS Tống Trung Tín cho rằng, dấu tích sân Đại Triều trước đây được phỏng đoán là có từ thời Lê sơ, nay có thể khẳng định chắc chắn có từ thời Lê Trung hưng. Các sân trong khu vực Hoàng thành Thăng Long đã được phát hiện tưởng là giống nhau nhưng thực ra rất khác nhau, gạch lát sân điện Kính Thiên chủ yếu có màu đỏ, sân Đoan Môn chủ yếu có màu nâu. Đường nước thời Lý làm theo hướng đông - tây - bắc - nam rõ ràng, còn đường nước thời Trần chưa thể xác định rõ. Kiến trúc thời Lý là kiến trúc 3 hàng cột theo tính chất hành lang, có nhiều nét tương ứng với đường nước lớn, tạo thành kiến trúc bao quanh. Vì thế, không gian văn hóa, kiến trúc thời Lý đã khá rõ, còn kiến trúc thời Lê và Lê Trung hưng có sự chồng xếp, tiếp nối nhau suốt 400 năm. "Đây là nhận thức rất mới của các nhà khoa học trong các đợt khảo cổ ở di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long. Điều chúng tôi còn băn khoăn là tổ chức không gian thời Trần vẫn chưa thể làm rõ", ông Tống Trung Tín nhấn mạnh.
Những phán đoán trên đây được các nhà khoa học đồng tình, đồng nghĩa với việc các lớp văn hóa ẩn chứa dưới lòng di sản Hoàng thành Thăng Long nhiều thế kỷ đang từng bước được bóc tách, làm rõ.
Một số hình ảnh về những phát hiện khảo cổ năm 2014 tại khu vực Hoàng thành Thăng Long:
Dấu vết đường nước thời Lý được tái sử dụng lại vào thời Trần, qua những viên gạch có chữ “Vĩnh Ninh Trường” |
Dấu tích đường nước lớn, thời Lý, phát hiện năm 2014 |
Dấu tích tường bao, thời Trần phát hiện năm 2014 |
Dấu tích nền sân gạch Đan Trì. |
Năm 2014, tiếp tục làm rõ dấu tích tường bao thời Lê, với chiều dài 57m, rộng 1,7m. |
Kiến nghị nghiên cứu khảo cổ khu vực trung tâm Hoàng thành Thăng Long
Kết quả thu được trong các đợt khảo cổ từ trước đến nay tại Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long là không thể phủ nhận, nhưng so với những giá trị còn ẩn chứa dưới lòng đất, thì diện tích khảo cổ khoảng 1.000m2 mỗi năm chưa thể đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Vì thế, các nhà khoa học thống nhất kiến nghị các ngành chức năng mở rộng diện tích khảo cổ trong những năm tới.
PGS-TS Hoàng Văn Khoán (nguyên cán bộ Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội) gợi ý, Trung tâm bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội nên mở rộng diện tích khai quật ở khu vực nhà Cục Tác chiến.
GS Nguyễn Quang Ngọc (Giám đốc Trung tâm Hà Nội học và phát triển) cho rằng, khi tiến hành khảo cổ, các nhà khoa học nên đào đến tầng sinh thổ để kết quả phát lộ được chính xác, khách quan, tránh mang tính phỏng đoán, giả thiết.
Dưới góc nhìn lịch sử, GS Phan Huy Lê (Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam)cho rằng kết quả khai quật đã có những phát hiện rất mới mẻ, bổ sung nâng cao thêm những kết quả khảo cổ từ năm 2011 đến nay. Trong đó có thể kể đến việc phát hiện một phần kiến trúc quy mô khá lớn thời Lê Trung Hưng khoảng thế kỷ 17 như bức tường bao 1,7m rất kiên cố, nền sân điện, móng cột đồ sộ khác hẳn móng cột thời Lê sơ…Bên cạnh đó còn có nhiều di vật rất quý. Theo Giáo sư Phan Huy Lê, điều mà các nhà khoa học mong muốn nhất là phải giải quyết được 2 vấn đề lớn đặt ra. Đó là trục Trung tâm của Cấm thành ở đâu. Thời Lê thì đã rõ, còn các thời kỳ khác thì vị trí của trục trung tâm vẫn là điều mà các nhà khoa học nghiên cứu về Hoàn thành quan tâm. Từ đó xác định mối tương quan với khu 18 Hoàng Diệu. Vấn đề thứ 2 cần giải quyết là nhận thức toàn diện tổng thể cấu trúc của Cấm thành - Trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Giáo sư Phan Huy Lê nhấn mạnh, một vấn đề khó đang đặt ra cho các nhà khảo cổ là với một hệ thống di tích phức hợp chồng lên nhau như vậy thì làm thế nào để bảo vệ khi tiếp tục khai quật xuống các tầng sâu hơn. Giáo sư Phan Huy Lê đề nghị cần phải nghiên cứu để có thể vừa bảo tồn những phát hiện khảo cổ mới này khi tiến hành các công việc khảo cổ trong thời gian tới.
Trước kiến nghị mở rộng diện tích khảo cổ, TS Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội cho biết, trung tâm đã xây dựng "Đề án nghiên cứu, khôi phục không gian điện Kính Thiên" trình UBND TP Hà Nội xem xét. Trong đề án này, trung tâm đề nghị thành phố cho phép mỗi năm tiến hành khai quật trên 5.000m2. Trung tâm cũng sẽ có những đánh giá chân thực, khách quan những việc đã làm được, chưa làm được vào dịp kỷ niệm 5 năm Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới (1/8/2010 - 1/8/2015) để có những định hướng đúng trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản trong những năm tiếp theo.
- 25/01/2015 09:33 - Công cụ xương tìm thấy tại di tích người Neanderthal ở Pháp
- 24/12/2014 10:00 - BẰNG CHỨNG VỀ THUẦN DƯỠNG NGŨ CỐC 7.000BP Ở SUDAN
- 23/12/2014 10:08 - Lều/trại 6,000 năm tuổi được phát hiện cạnh Stonehenge
- 22/12/2014 10:50 - PHÁT HIỆN NGHỆ THUẬT CỔ TRÊN ĐÁ Ở CHÂU Á
- 22/12/2014 10:48 - CÁC NHÀ KHẢO CỔ HỌC CHẠY ĐUA VỚI THỜI GIAN ĐỂ KHÁM PHÁ DI CHỈ CỦA NGƯỜI NEANDERTHAL
- 17/12/2014 10:38 - Phát hiện miếng vàng trang trí hình rồng ở Hoàng thành Thăng Long
- 04/03/2014 10:38 - Dấu vết di cốt người thời Đá mới phát hiện được ở Ireland
- 12/12/2013 23:46 - Tìm thấy tượng đại bàng 1.900 năm tuổi giữa London
- 12/12/2013 10:35 - Khai quật lò nung gốm 1.200 tuổi ở Trung Quốc
- 14/11/2012 10:33 - Kho vàng 2.400 tuổi ở Bulgaria
Ba di tích khảo cổ được xếp hạng quốc gia
Thứ sáu, 12 Tháng 12 2014 23:53
Các di tích khảo cổ mới được công nhận gồm: Bãi đá khắc cổ Khe Hổ (Sơn La); Hòa Diêm (Khánh Hòa) và Thành Lồi (thành phố Huế).
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ra quyết định công nhận 12 di tích cấp quốc gia, trong đó có ba di tích khảo cổ gồm: bãi đá khắc cổ Khe Hổ (xã Hang Chú, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La); địa điểm Hòa Diêm (xã Cam Thinh Đông, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa); Thành Lồi (phường Thủy Xuân - Thủy Biểu, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế).
Thành Lồi là công trình kiến trúc cổ, di tích lịch sử văn hóa Chămpa hiếm hoi còn sót lại ở cố đô Huế. Thành nằm trên đồi Long Thọ, phía tả ngạn sông Hương. Theo Đại Nam Nhất thống chí, tương truyền đây là chỗ ở của vua Chiêm Thành gọi là Phật Thệ, tục gọi là thành Lồi.
Nghiên cứu của GS Trần Quốc Vượng cho thấy, công trình có niên đại vào khoảng thế kỷ V-VI (cùng niên đại thành Trà Kiệu). Thành có dạng gần vuông, với kết cấu lũy thành trên cơ sở lợi dụng triệt để địa hình tự nhiên. Thành được đắp bởi 2 lớp đất, kè đá và gạch vỡ, một số đoạn đắp thêm lớp đất trên mặt. Hiện nay, các bờ lũy này không còn nguyên dạng, trừ lũy phía Tây, Ðông.
Bình diện hố khai quật khảo cổ di chỉ Hòa Diêm, Khánh Hòa năm 1999. Ảnh tư liệu. |
Trong 3 di tích khảo cổ được công nhận lần này, Hòa Diêm gồm 4 địa điểm Hòa Diêm, Hòa Diêm 2, Gò Duối, Gò Miếu còn khá nguyên trạng. Di chỉ này có niên đại từ thế kỷ V-VI trước công nguyên đến thế kỷ I-II sau công nguyên. Đây vừa là di chỉ cư trú, vừa là di chỉ mộ táng của cư dân tiền sơ sử.
Theo các nhà khảo cổ, di chỉ Hòa Diêm có giá trị đặc biệt về mặt khoa học. Nó chứa đựng những nét đặc trưng về khu cư trú của cư dân thời tiền sơ sử, cũng như hình thức mộ táng của những cư dân này.
Trong lần xếp hạng di tích quốc gia lần này, có 2 di tích kiến trúc nghệ thuật là lũy đá Kỳ Anh (xã Kỳ Lạc, Kỳ Anh, Hà Tĩnh) và đình Bình Mỹ (xã Bình Mỹ, Châu Phú, An Giang), còn lại là những di tích lịch sử.
7 di tích lịch sử được xếp hạng gồm: đình Tân Xuân (thị trấn Tầm Vu, Châu Thành, Long An); đền thờ Hồ Hưng Dật (xã Ngọc Sơn, Quỳnh Lưu, Nghệ An); địa điểm diễn ra cuộc đấu tranh Hà Lam - chợ Được năm 1954 (xã Bình Triều, Thăng Bình, Quảng Nam); địa điểm chiến thắng Đồng Xoài (phường Tân Phú, Đồng Xoài, Bình Phước); đề Mục và chùa Hương Ấp (xã Tiên Phong, Phổ Yên, Thái Nguyên); nơi thành lập Đại đoàn quân tiên phong 308 (thị trấn Đu, Phú Lương, Thái Nguyên); địa điểm cơ quan Tổng cục Chính trị Quân đội nhân nhân Việt Nam tại đồi Thẩm Tắng (1950-1954, xã Định Biên, Định Hóa, Thái Nguyên). |
Quỳnh Trang
Nguồn Vnexpress
- 26/12/2014 09:57 - Nhóm cổ vật độc đáo mới phát hiện ở huyện Mường Ảng (Điện Biên)
- 24/12/2014 16:58 - Phát hiện ngôi mộ thời Đông Sơn ở Sơn La
- 23/12/2014 10:04 - Ngôi mộ thời Trần trên núi Trán Rồng (khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương))
- 22/12/2014 10:40 - Nỏ thần An Dương Vương - Từ huyền thoại đến sự thật lịch sử
- 22/12/2014 10:10 - Hoàng thành Thăng Long - từ góc độ Khảo cổ học
- 07/12/2014 17:08 - TT-Huế: Phát hiện xác tàu đắm trên biển Vinh Xuân
- 02/12/2014 17:01 - Vật thiêng trong nghi thức tang ma của người Giáy xã Bản Giang (Lai Châu)
- 20/11/2014 09:33 -
- 04/11/2014 17:11 - Phát hiện đồ trang sức 5.000 tuổi ở Hà Tĩnh
- 01/11/2014 09:36 - Hội thảo khoa học quốc tế "Di chỉ Hang Con Moong và phức hợp di chỉ khảo cổ học khu vực lân cận"
TT-Huế: Phát hiện xác tàu đắm trên biển Vinh Xuân
Chủ nhật, 07 Tháng 12 2014 17:08
Tháng 5/2011, xác một con tàu đắm được ngư dân phát hiện tại khu vực gần bờ biển thôn Xuân Thiên Hạ, xã Vinh Xuân. Xác con tàu dài khoảng 20 mét được làm bằng gỗ, một số vị trí có kim loại. Tàu chìm cách mặt nước khoảng 10 mét, cách bờ biển Vinh Xuân khoảng 150 mét.
Năm 2014, Bảo tàng Cách mạng Thừa Thiên Huế tiến hành nhiều đợt khảo sát và lập kế hoạch trục vớt con tàu trên.
- 24/12/2014 16:58 - Phát hiện ngôi mộ thời Đông Sơn ở Sơn La
- 23/12/2014 10:04 - Ngôi mộ thời Trần trên núi Trán Rồng (khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương))
- 22/12/2014 10:40 - Nỏ thần An Dương Vương - Từ huyền thoại đến sự thật lịch sử
- 22/12/2014 10:10 - Hoàng thành Thăng Long - từ góc độ Khảo cổ học
- 12/12/2014 23:53 - Ba di tích khảo cổ được xếp hạng quốc gia
- 02/12/2014 17:01 - Vật thiêng trong nghi thức tang ma của người Giáy xã Bản Giang (Lai Châu)
- 20/11/2014 09:33 -
- 04/11/2014 17:11 - Phát hiện đồ trang sức 5.000 tuổi ở Hà Tĩnh
- 01/11/2014 09:36 - Hội thảo khoa học quốc tế "Di chỉ Hang Con Moong và phức hợp di chỉ khảo cổ học khu vực lân cận"
- 14/10/2014 09:38 - Hội thảo khoa học quốc tế "Khảo cổ học dưới nước ở Việt Nam và Đông Nam Á: Hợp tác để phát triển"
Vật thiêng trong nghi thức tang ma của người Giáy xã Bản Giang (Lai Châu)
Thứ ba, 02 Tháng 12 2014 17:01
Trong chuyến công tác thực hiện đề tài “Điều tra khảo sát các di tích khảo cổ học thời đại Kim khí tỉnh Lai Châu” chúng tôi đã được nghe về một vật thiêng rất quan trọng trọng nghi thực tang ma của dân tộc Giáy thuộc Bản Giang, xã Bản Giang huyện Tam Đường, Lai Châu. Đoàn khảo sát gồm cán bộ Viện Khảo cổ học, Bảo tàng Lai Châu đã đến tìm hiểu và được tiếp xúc với Vật thiêng này do gia đình anh Giàng Văn Pay sở hữu.
Trống còn tương đối nguyên vẹn, chất lượng đồng còn tốt mặc dù bề mặt đôi chỗ gỉ che mờ hoa văn trang trí. Trống có kết cấu chia thành 3 phần tương đối rõ ràng: mặt trống, thân trống và chân trống.
Trống đồng và hoa văn trên mặt trống Bản Giang (Ảnh: Nguyễn Thơ Đình)
Mặt trống: Mặt chờm khỏi tang khoảng 0.8cm. Chính giữa mặt trang trí hình mặt trời đúc nổi 12 tia. Phần này được đánh vào nhiều nên đồng bóng màu vàng và trung tâm mặt trời hơi lúm xuống. Giữa các tia là hoa văn cách điệu hình lông công. Từ hình mặt trời đúc nổi ra ngoài có 8 vành hoa văn được phân cách bằng đường đúc chỉ nổi.
Thân trống: Tang trống rộng hơn mặt trống một ít. Ranh giới giữa tang và lưng trống không rõ ràng, giữa tang và lưng là một đường cong không gãy góc. Tang được trang trí 6 đương chỉ đúc nổi tạo thành 3 băng hoa văn trang trí.
Giữa lưng trống có gờ nổi, phía dưới gần chân trống có trang trí 3 băng hoa văn phân cách nhau bằng các đường chỉ nổi.
Chân trống: hơi choãi ra so với thân trống. Chân được trang trí băng hoa văn hình tam giác được tạo ra bằng cách lồng 4 đường chỉ nổi. Sát mép chân có một đường chỉ nổi chạy xung quanh chân.
Trên thân và chân trống còn để lại hai gờ ghép khuôn khá thô (rộng 0.3cm phía sát mặt trống, 0.5cm phía dưới chân trống), và 10 lỗ thủng nhỏ gần hình chữ nhật có kích thước khoảng 1 x 1.2cm ở nhiều vị trí khác nhau (vị trí con kê?).
Kích thước trống: Đường kính mặt trống: 49.9cm; Đường kính tang trống: 48.3cm; Cao: 27cm (tang 10.5cm, lưng 12.3cm, chân 5.2cm); Khối lượng: 14kg.
Qua hình dáng và hoa văn, đối chiếu với hệ thống phân loại trống đồng thì chiếc trống phát hiện ở Bản Giang là trống Heger loại IV. So sánh về hình dáng cũng như hoa văn trống Bản Giang có nhiều nét tương đồng với một số trống đã phát hiện ở khu vực Tây Bắc như trống ở bản Séo Xín Chải (Tam Đường), trống Na Ngum (Điện Biên), trống Mường Lay (Điện Biên)… Trống có niên đại khoảng Thiên niên kỷ II Công nguyên và vẫn được sử dụng cho đến ngày nay.
Vật thiêng trong nghi thức tang ma của nhân dân Bản Giang
Tuy là vật sở hữu riêng nhưng trống được sử dụng vào công việc chung của nhân dân Bản Giang. Trước đây trống được sử dụng mỗi dịp đón Tết Nguyên Đán và những khi trong bản có người qua đời. Khoảng 3 đời trở lại đây thì trống chỉ được sử dụng trong đám tang mà thôi. Khi bản có tang ma, gia đình tang chủ sẽ cho người đem một chai rượu đến cho chủ nhà cúng làm lý rời trống về phục vụ đám tang. Đi đón trống là hai người đàn ông mặc quần áo truyền thống của dân tộc Giáy và phải dùng áo để che kín trống không được cho ánh sáng mặt trời chiếu vào trống. Họ quan niệm nếu ánh sang chiếu vào, trống sẽ bay lên trời mất. Đón trống về đến nhà đám, người ta dựng dàn và treo trống lên ở gần quan tài. Trong quá trình tổ chức tang lễ trống sẽ được đánh vào chính giữa mặt ngôi sao 12 cánh. Dùi đánh là dùi thẳng làm bằng gỗ với phần đánh được bọc bằng rơm, vải hoặc cao su. Người dân quan niệm tiếng trống đồng rất thiêng liêng, nó là âm thanh của trời. Tiếng trống đồng vang xa, vang cao sẽ thấu tới trời cao và báo cho núi rừng, tổ tiên biết dòng họ có thành viên mới qua đời. Khi chuẩn bị làm lễ di quan, người ta hạ trống xuống và dung một chai rượu cúng lý cho trống. Khi đưa tang, trống đồng được đặt tại nhà tang chủ chứ không được đưa đi cùng. Sau khi hoàn tất việc chôn cất, những người đi rước trống sẽ rước trống đi trả. Họ đem theo 1kg thịt lợn, 1 chai rượu, vàng mã được gấp thành thuyền và 3 nén hương đến để chủ nhà cúng lý nhận lại trống.
Bản Giang là bản trung tâm của xã Bản Giang. Đây là khu vực cư trú của dân tộc Giáy (nhân dân ở đây tự nhận là dân tộc Pố Nả hoặc Củi Chu). Bản Giang có 120 hộ gia đình với hơn 600 nhân khẩu. Trống đồng rất quan trọng trong đời sống tâm linh của dân tộc Giáy ở Bản Giang. Họ quan niệm nếu không có tiếng trống đồng vang vọng khắp núi rừng, vang thấu trời xanh thì hồn người chết sẽ bơ vơ không biết tìm đường về với tổ tiên. Đây là vật thiêng vô cùng quý giá và được gia đình Giàng Văn Pay lưu truyền, cất giữ rất cẩn thận từ đời nọ sang đời kia.
Nguyễn Thơ Đình
(Thông tin chi tiết xem trong NPHM về Khảo cổ học năm 2014)
- 23/12/2014 10:04 - Ngôi mộ thời Trần trên núi Trán Rồng (khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương))
- 22/12/2014 10:40 - Nỏ thần An Dương Vương - Từ huyền thoại đến sự thật lịch sử
- 22/12/2014 10:10 - Hoàng thành Thăng Long - từ góc độ Khảo cổ học
- 12/12/2014 23:53 - Ba di tích khảo cổ được xếp hạng quốc gia
- 07/12/2014 17:08 - TT-Huế: Phát hiện xác tàu đắm trên biển Vinh Xuân
- 20/11/2014 09:33 -
- 04/11/2014 17:11 - Phát hiện đồ trang sức 5.000 tuổi ở Hà Tĩnh
- 01/11/2014 09:36 - Hội thảo khoa học quốc tế "Di chỉ Hang Con Moong và phức hợp di chỉ khảo cổ học khu vực lân cận"
- 14/10/2014 09:38 - Hội thảo khoa học quốc tế "Khảo cổ học dưới nước ở Việt Nam và Đông Nam Á: Hợp tác để phát triển"
- 12/05/2014 23:55 - Phát hiện dấu tích mới của trận chiến Bạch Đằng
Danh nhân văn hóa Thăng Long - Hà Nội (02/12/2014)
Thứ ba, 02 Tháng 12 2014 09:56
Kích thước: 13x19
Năm xuất bản: 2013
Địa chỉ liên hệ: 175 Giảng Võ _ Hà Nội
Số trang: 233
- tác giả: Hồ Sĩ Vịnh
Với vị thế là Thủ đô, Hà Nội là trái tim và là trung tâm hội tụ tinh hoa văn hóa của đất nước, đồng thời ảnh hưởng của Hà Nội cũng lan tỏa và tác động tới mọi miền của tổ quốc, tạo nên giá trị và uy vọng của nền văn hiến Thăng Long - Hà Nội. Nhưng trong thời gian qua, tính ưu trội của văn hóa Hà Nội, trong đó có danh nhân văn hóa chưa thật sự nổi bật so với các đô thị lớn trong cả nước, chưa chuyển hóa trực tiếp thành các nhân tố kinh tế - xã hội cho quá trình phát triển thủ đô. Vì vậy, việc tôn vinh danh nhân văn hóa Thăng Long - Hà Nội trong bối cảnh hiện nay càng có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết.
Nội dung cuốn sách gồm 3 chương:
- Chương 1: Danh nhân văn hóa cơ sở lý luận và thực tiễn
- Chương 2: Danh nhân văn hóa Thăng Long - Hà Nội qua các thời kỳ lịch sử
- Chương 3: Danh nhân văn hóa Thăng Long - Hà Nội tiêu chí và quy trình tôn vinh
Ngô Thị Nhung - Phòng Thông tin - Thư viện
Hồ Sĩ Vịnh
- 23/12/2014 09:54 - Đền Thượng Cổ Loa (23/12/2014)
- 23/12/2014 09:48 - Hoàng sa - Trường sa các sự kiện tư liệu lịch sử pháp lý chính (23/12/2014)
- 23/12/2014 09:46 - Dấu ấn văn hóa tiền - sơ sử vùng lòng hồ Plei Krông, Kon Tum (23/12/2014)
- 23/12/2014 09:44 - Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 2013 (23/12/2014)
- 02/12/2014 09:58 - Nguyễn Huệ với phượng hoàng trung đô (02/12/2014)
- 29/10/2014 10:00 - DI SẢN VĂN HÓA CHĂM - HERITAGE OF CHĂM CULTURE - LE PATRIMOINE CULTUREL CHĂM (29/10/2014)
- 11/06/2014 10:03 - Di chỉ Khảo cổ học Vĩnh Yên - Khánh Hòa (11/06/2014)
- 10/06/2014 10:05 - Khảo cổ học thời đại đá cũ Bắc Việt Nam (10/06/2014)
- 08/05/2014 10:06 - Cổ vật gốm sứ Trung Quốc (08/05/2014)
- 28/11/2013 10:08 - 45 năm Viện Khảo cổ học (1968 - 2013) (28/11/2013)
Nguyễn Huệ với phượng hoàng trung đô (02/12/2014)
Thứ ba, 02 Tháng 12 2014 09:58
Cơ quan soạn thảo: Nhà xuất bản Hồng Bàng
Kích thước: 13x20
Hình thức bìa:
Năm xuất bản: 2012
Số trang: 159
- Tác giả: Chu Trọng Huyến - Nhà xuất bản: Hồng Bàng
Một nhân vật giỏi dùng binh vào Nam, ra Bắc, dẹp loạn,đánh ngoại xâm, gây dựng cơ đồ chỉ trong vòng hơn 10 năm, rồi đột ngột ra đi ở tuổ 39, Nguyễn Huệ - Quang Trung (1753-1792) quả thật trở thành đề tài vô cùng hấp dẫn với các nhà nghiên cứu sử học.
Qua cuốn sách này bạn đọc có những tư liệu đáng tin cậy về gốc tích nhà Tây Sơn, về lý do ra đời và vị thế của Phượng Hoàng Trung Đô cùng vai trò của nó trong lịch sử đất nước, về tầm nhìn của Nguyễn Huệ đối với Nghệ An.
Nội dung cuốn sách bao gồm 4 chương: 1/ Mối quan hệ giữa Nghệ An với đất Tây Sơn qua một số sự kiện lịch sử; 2/ Nghệ An trong công cuộc khởi nghĩa của nhà Tây Sơn; 3/ Phượng Hoàng Trung Đô; 4/ Các thời đại - những cái nhìn trùng hợp.
Ngô Thị Nhung - Phòng Thông tin - Thư viện
- 23/01/2015 09:36 - PHẬT TÍCH - Di sản văn hóa Phật giáo (23/01/2015)
- 23/12/2014 09:54 - Đền Thượng Cổ Loa (23/12/2014)
- 23/12/2014 09:48 - Hoàng sa - Trường sa các sự kiện tư liệu lịch sử pháp lý chính (23/12/2014)
- 23/12/2014 09:46 - Dấu ấn văn hóa tiền - sơ sử vùng lòng hồ Plei Krông, Kon Tum (23/12/2014)
- 23/12/2014 09:44 - Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 2013 (23/12/2014)
- 02/12/2014 09:56 - Danh nhân văn hóa Thăng Long - Hà Nội (02/12/2014)
- 29/10/2014 10:00 - DI SẢN VĂN HÓA CHĂM - HERITAGE OF CHĂM CULTURE - LE PATRIMOINE CULTUREL CHĂM (29/10/2014)
- 11/06/2014 10:03 - Di chỉ Khảo cổ học Vĩnh Yên - Khánh Hòa (11/06/2014)
- 10/06/2014 10:05 - Khảo cổ học thời đại đá cũ Bắc Việt Nam (10/06/2014)
- 08/05/2014 10:06 - Cổ vật gốm sứ Trung Quốc (08/05/2014)
Lễ trao quyết định bổ nhiệm nhân sự mới
Thứ hai, 24 Tháng 11 2014 15:01
Sáng ngày 24/11/2014, tại Viện Khảo cổ học đã tổ chức công bố và trao Quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng cho ThS. Quách Thị Sớm (Thu Hằng), Trưởng phòng Hành chính – Tổ chức cho ThS. Lê Hải Đăng, Trưởng phòng Quản lý Khoa học và Hợp tác Quốc tế cho ThS. Nguyễn Thu Hiền, Trưởng phòng Nghiên cứu Khảo cổ học Dưới nước cho TS. Trần Quý Thịnh, Phó trưởng phòng Nghiên cứu Khảo cổ học Lịch sử cho ThS. Phạm Văn Triệu và Phó trưởng phòng Tạp chí Khảo cổ học cho chuyên viên Khổng Thiêm. Tham dự lễ công bố có PGS.TS. Nguyễn Giang Hải, Viện trưởng Viện Khảo cổ học; PGS.TS. Bùi Văn Liêm, Bí thư Chi bộ- Phó Viện trưởng và TS. Nguyễn Gia Đối, Phó Viện trưởng – Phó tổng biên tập Tạp chí Khảo cổ học, cùng đông đủ cán bộ công chức viên chức Viện Khảo cổ học.
Được sự ủy nhiệm của Lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và thay mặt Lãnh đạo Viện Khảo cổ học, PGS.TS. Nguyễn Giang Hải, Viện trưởng đã trao quyết định bổ nhiệm ThS. Quách Thị Sớm, Kế toán giữ chức Kế toán trưởng và các Quyết định số 280/QĐ-KCH do Viện trưởng ký cho các vị trí đã nêu.
Phát biểu chúc mừng và giao nhiệm vụ tại buổi lễ, PGS.TS. Nguyễn Giang Hải nhấn mạnh, các vị trí mới được bổ nhiệm hầu hết là các cán bộ trẻ, là lực lượng nòng cốt đã được đào tạo bài bản, đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu công tác thực tế của Viện Khảo cổ học. Nhân buổi lễ, PGS.TS. Nguyễn Giang Hải mong muốn tập thể lãnh đạo Viện, các tổ chức chính trị xã hội, toàn thể viên chức của Viện chung tay nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2014.
Thay mặt cho các đ/c mới được bổ nhiệm, trong lời phát biểu nhận nhiệm vụ, Tân Trưởng phòng Hành chính và Tổ chức ThS. Lê Hải Đăng gửi lời cảm ơn đến Thường vụ Đảng ủy, Lãnh đạo Viện Hàn lâm, Lãnh đạo Viện Khảo cổ học và tập thể các đồng nghiệp đã tin tưởng, đồng thời, đ/c ý thức được rằng đảm trách nhiệm vị trí công tác mới là niềm vinh dự cũng là trọng trách lớn lao đồng hành cùng sự phát triển của Viện Khảo cổ học.
Nhân dịp này, các đồng chí mới được bổ nhiệm đã nhận được nhiều lời chúc mừng từ Ban lãnh đạo và tập thể cán bộ, công chức, viên chức Viện Khảo cổ học.
- 26/12/2014 14:52 - Hội thảo khoa học "Báo cáo kết quả khảo sát khai quật khảo cổ học đồ án: Bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích lịch sử chiến thắng Bạch Đằng, tỉnh Quảng Ninh 2014"
- 19/12/2014 14:53 - Tập huấn công tác phòng cháy và chữa cháy năm 2014
- 11/12/2014 16:17 - Nghiệm thu đề tài cấp Cơ sở năm 2014
- 28/11/2014 14:57 - Lễ trao quyết định nghỉ hưởng chế độ hưu trí
- 24/11/2014 17:10 - Lễ trao quyết định bổ nhiệm nhân sự mới
- 21/11/2014 15:04 - Những nhận thức mới về bản chất của việc định canh, định cư giai đoạn sớm thông qua các cuộc khai quật khảo cổ học ở di tích Rạch Núi (Long An)
- 30/10/2014 15:05 - “Khảo cổ học tiền sử Thái Lan: Những chứng cứ mới”
- 01/02/2012 15:06 - Về việc bổ nhiệm chức vụ của Viện Khảo cổ học
- 09/11/2011 17:58 - Một số chương trình hợp tác quốc tế cuối năm 2011
- 09/11/2011 16:13 - Một số chương trình hợp tác quốc tế cuối năm 2011
Những nhận thức mới về bản chất của việc định canh, định cư giai đoạn sớm thông qua các cuộc khai quật khảo cổ học ở di tích Rạch Núi (Long An)
Thứ sáu, 21 Tháng 11 2014 15:04
Buổi thuyết trình "Những nhận thức mới về bản chất của việc định canh, định cư giai đoạn sớm thông qua các cuộc khai quật khảo cổ học ở di tích Rạch Núi (Long An)" do
Tiến sĩ. Philip Piper, Khoa Khảo cổ và Nhân học, Đại học Quốc gia Úc trình bày
sẽ được tổ chức
Thời gian: 9h, ngày 25 tháng 11 năm 2014
Địa điểm: Phòng Multimedia, tầng 3, nhà D, Bảo tàng Nhân học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
- 19/12/2014 14:53 - Tập huấn công tác phòng cháy và chữa cháy năm 2014
- 11/12/2014 16:17 - Nghiệm thu đề tài cấp Cơ sở năm 2014
- 28/11/2014 14:57 - Lễ trao quyết định nghỉ hưởng chế độ hưu trí
- 24/11/2014 17:10 - Lễ trao quyết định bổ nhiệm nhân sự mới
- 24/11/2014 15:01 - Lễ trao quyết định bổ nhiệm nhân sự mới
- 30/10/2014 15:05 - “Khảo cổ học tiền sử Thái Lan: Những chứng cứ mới”
- 01/02/2012 15:06 - Về việc bổ nhiệm chức vụ của Viện Khảo cổ học
- 09/11/2011 17:58 - Một số chương trình hợp tác quốc tế cuối năm 2011
- 09/11/2011 16:13 - Một số chương trình hợp tác quốc tế cuối năm 2011
- 19/03/2010 17:56 - Kí kết hợp tác với viện khảo cổ Siberi
Chiều ngày 18/11/2014, Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: “Văn hóa Đông Sơn - 90 năm phát hiện và nghiên cứu”, tại Hội trường Bảo tàng Lịch sử quốc gia số 1 Phạm Ngũ Lão, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong chuỗi những hoạt động kỷ niệm hành trình phát hiện và nghiên cứu văn hóa Đông Sơn (1924 – 2014).
GS.TSKH. Lưu Trần Tiêu – Chủ tịch Hội đồng Di sản quốc gia (bên phải); TS. Nguyễn Văn Cường Giám đốc BTLSQG (bên trái) chủ trì hội thảo khoa học.
Tham dự hội thảo có sự tham gia của GS.TSKH. Lưu Trần Tiêu – Chủ tịch Hội đồng Di sản quốc gia; PGS.TS. Đỗ Văn Trụ - Tổng Thư ký Hội Di sản Văn hóa; PGS.TS. Bùi Văn Liêm – Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học; TS. Olivier Tessier – Viện Viễn Đông Bác Cổ; TS. Judith Cameroon – Đại học Úc; TS. Nguyễn Văn Cường, Bí thư Đảng Ủy, Giám đốc BTLSQG; TS. Nguyễn Văn Đoàn – P.Giám đốc BTLSQG cùng các nhà khoa học, khảo cổ học và các cơ quan báo chí, truyền thông trên địa bàn Hà Nội.
TS. Nguyễn Văn Cường - Giám đốc BTLSQG phát biểu khai mạc hội thảo.
Văn hóa Đông Sơn có vị trí rất quan trọng trong tiến trình lịch sử văn hóa dân tộc. Trong thời kỳ này, sự kết tinh những nét đặc sắc trong văn hóa bản địa được đẩy lên cao độ. Nhà nước đầu tiên có tên gọi Văn Lang - Âu Lạc được hình thành như một kết quả tất yếu. Từ đây, sự hưng thịnh của văn hóa dân tộc được xây dựng trên nền tảng vững chắc và có tầm ảnh hưởng lớn, lan sang cả các nước lân cận. Kể từ khi phát hiện đến nay, văn hóa Đông Sơn đã có một chặng đường lịch sử nghiên cứu tròn 90 năm. Rất nhiều di tích và hiện vật được phát hiện, cùng với đó là những nghiên cứu về văn hóa Đông Sơn của các học giả trong và ngoài nước. Tuy vậy, cho đến nay, vẫn còn rất nhiều ẩn số trong văn hóa Đông Sơn chưa được hiểu và khám phá hết.
Các đại biểu dự hội thảo.
Với mục đích khái quát lại quá trình phát hiện và nghiên cứu, cũng như có được một cách nhìn toàn diện và đầy đủ hơn về văn hóa Đông Sơn, hội thảo đã nhận được 22báo cáo tham luận của các nhà khoa học, nhà sử học và nhiều ý kiến trao đổi, tập trung đề cập đến các vấn đề với những cách tiếp cận mới, tư liệu mới, nhận thức mới về nền văn hóa Đông Sơn, chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới. Bên cạnh đó, nhiều báo cáo kết quả khai quật của một số di chỉ thuộc văn hóa Đông Sơn đã góp phần tái khẳng định tính bản địa của nền văn hóa này.
Phát biểu về thành tựu nghiên cứu văn hóa Đông Sơn và những vấn đề đặt ra hiện nay, cũng như đánh giá về vai trò của bảo tàng, đặc biệt là Bảo tàng Lịch sử quốc gia đối với các di sản văn hóa Đông Sơn, PGS.TS. Bùi Văn Liêm cho rằng: 10 năm sau hội thảo kỷ niệm 80 năm văn hóa Đông Sơn tại Thanh Hóa, công tác nghiên cứu đã đạt được những thành tựu mới như: Có nhiều công trình nghiên cứu về sự mở rộng cương vực cư trú của cư dân Đông Sơn từ miền cao xuống đồng bằng, gắn với những các khu di tích như: Cổ Loa (Hà Nội), Đại Trạch (Bắc Ninh), Kiệt Thương (Hải Dương)…; có thêm nhiều tư liệu về nhà nước Đông Sơn và sự giao thoa giữa văn hóa Đông Sơn với các vùng và các nước trong khu vực… Ông cũng nêu lên một số vấn đề đặt ra như: Quy hoạch, bảo vệ, bảo tồn di sản văn hóa Đông Sơn để góp phần minh chứng cho lịch sử dân tộc, khẳng định nguồn gốc văn hóa Đông Sơn là ở Việt Nam; quảng bá di sản văn hóa Đông Sơn đến tất cả mọi người quan tâm, đặc biệt là người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế; cảnh báo kịp thời các di tích, di sản văn hóa Đông Sơn đang bị xâm hại và bị trao đổi thương mại… Từ đó, PGS.TS. Bùi Văn Liêm cũng khẳng định, các bảo tàng, đặc biệt là Bảo tàng Lịch sử quốc gia chính là nơi bảo vệ, bảo quản và phát huy văn hóa Đông Sơn đến đông đảo công chúng. Các hoạt động trưng bày về văn hóa Đông Sơn tại các nước: Malaysia, Hàn Quốc, Pháp..., đặc biệt là trưng bày chuyên đề “Văn hóa Đông Sơn” của Bảo tàng Lịch sử quốc gia là một thành tựu trong việc quảng bá và bảo tồn các di sản văn hóa Đông Sơn hiện nay.
Hội thảo “Văn hóa Đông Sơn - 90 năm phát hiện và nghiên cứu” đã đưa ra một cách nhìn toàn diện và đầy đủ hơn về văn hóa Đông Sơn. Đồng thời nhấn mạnh vai trò của các bảo tàng, các cơ quan nghiên cứu, đặc biệt là Bảo tàng Lịch sử quốc gia trong việc nghiên cứu, sưu tầm và phát huy giá trị di sản văn hóa Đông Sơn. Từ đó, phổ biến và nâng cao nhận thức cho các cán bộ nhân viên bảo tàng cũng như người dân và bạn bè trên thế giới về nền văn hóa Đông Sơn – nền văn hóa nguồn cội tinh túy và riêng biệt
Phát hiện đồ trang sức 5.000 tuổi ở Hà Tĩnh
Thứ ba, 04 Tháng 11 2014 17:11
Một nhóm hiện vật là công cụ và đồ trang sức bằng đá được các nhà chuyên môn nhận định là của người nguyên thủy thời hậu kỳ đá mới, cách đây 5.000 năm, vừa được phát hiện ở Hà Tĩnh.
Toàn bộ số hiện vật trên được chế tác bằng chất liệu đá thạch anh cứng có màu trắng ngà. Chiếc cuốc đá được tạo dáng hình chữ nhật, phần lưỡi cuốc được mài nhẵn 2 mặt, có kích thước dài 20cm, thân rộng 4cm, lưỡi rộng 5cm, dày 2cm.
Chiếc rìu đá hình tứ diện, phần lưỡi được mài nhẵn mịn hai mặt, dài 7cm, rộng 4cm, dày 2cm. Đặc biệt, chiếc vòng đeo tay độc đáo được chế tác khá tinh xảo, toàn bộ bề mặt được mài nhẵn, vòng trong và vòng ngoài đều rất tròn, đường kính vòng ngoài 10cm, vòng trong 6cm, dày 2cm.
Bàn nghiền là một khối đá tự nhiên hình chữ nhật, có trọng lượng nặng khoảng 5kg, ở giữa có lỗ lõm xuống hình bầu dục mài nhẵn mịn, có kích thước dài 38cm, rộng 16cm, phía trên có chuôi cầm.
Theo ông Hạnh, các nhà khảo cổ học đã vào cuộc và bước đầu đưa ra nhận định, nhóm hiện vật trên là của người nguyên thủy sử dụng trong thời kỳ hậu kỳ đá mới cách ngày nay 5.000 năm; địa điểm phát hiện nằm về phía tây nam, bên cạnh khe Tràm, có thể là địa bàn cư trú của người nguyên thủy dọc theo các sông, suối ở các vùng núi cao.
Ông Hạnh nhận định, với phát hiện trên, bước đầu có thể khẳng định cách đây 5.000 năm, ở thời hậu kỳ đá mới đã có con người nguyên thủy cư trú trên địa bàn huyện miền núi Hương Sơn, Hà Tĩnh. “Chúng tôi sẽ phối hợp với các nhà nghiên cứu khảo cổ để tiếp tục điều tra khảo sát, nghiên cứu, chứng minh nhận định trên. Nếu đúng là như thế, đây quả là một phát hiện rất có giá trị, không chỉ riêng đối với ngành khảo cổ học“ - ông Hạnh nói.
- 22/12/2014 10:10 - Hoàng thành Thăng Long - từ góc độ Khảo cổ học
- 12/12/2014 23:53 - Ba di tích khảo cổ được xếp hạng quốc gia
- 07/12/2014 17:08 - TT-Huế: Phát hiện xác tàu đắm trên biển Vinh Xuân
- 02/12/2014 17:01 - Vật thiêng trong nghi thức tang ma của người Giáy xã Bản Giang (Lai Châu)
- 20/11/2014 09:33 -
- 01/11/2014 09:36 - Hội thảo khoa học quốc tế "Di chỉ Hang Con Moong và phức hợp di chỉ khảo cổ học khu vực lân cận"
- 14/10/2014 09:38 - Hội thảo khoa học quốc tế "Khảo cổ học dưới nước ở Việt Nam và Đông Nam Á: Hợp tác để phát triển"
- 12/05/2014 23:55 - Phát hiện dấu tích mới của trận chiến Bạch Đằng
- 17/10/2013 09:29 - Khai quật khảo cổ học thành Hoàng đế - Bình Định
- 15/03/2013 09:35 - Phát lộ thành Đại La gần nút giao thông Hà Nội