Tạp chí Khảo cổ học số 2/2013
Thứ ba, 12 Tháng 11 2013 13:23
Content
NGUYỄN GIA ĐỐI, LÊ HẢI ĐĂNG |
3 |
||||||||||||||||||||||||||
Excavation at Ốc Rockshelter site |
|
||||||||||||||||||||||||||
LÊ XUÂN HƯNG Prehistorical Lithophones in Lâm Đồng: Data, Perception and discussion |
14 |
||||||||||||||||||||||||||
NGUYỄN THỊ HẢO, HOÀNG THUÝ QUỲNH Earthern graves in Sa Huỳnh culture |
27 |
||||||||||||||||||||||||||
NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG, LÊ THỊ LIÊN |
43 |
||||||||||||||||||||||||||
Southwestern environment of South Việt Nam through the analytical results of pollen and spore from some sites of Óc Eo culture |
|
||||||||||||||||||||||||||
BÙI CHÍ HOÀNG, NGUYỄN QUỐC MẠNH |
60 |
||||||||||||||||||||||||||
Excavation at Gò Út Trạch architectural site of Óc Eo – Ba Thê site area |
|
||||||||||||||||||||||||||
NGÔ VĂN DOANH |
75 |
||||||||||||||||||||||||||
Champa stone bar – relief at Lương Hậu |
|
||||||||||||||||||||||||||
NGUYỄN TIẾN ĐÔNG Preliminary remarks of some Champa – culture traces in Đại Việt PHẠM QUỐC QUÂN Ceramics from official kilns in Việt Nam |
82
90 |
||||||||||||||||||||||||||
Information of Archaeological Activities Book Recommendation |
97 99 |
- 01/03/2014 11:54 - Tạp chí Khảo cổ học số 1/2014
- 07/01/2014 11:57 - Tạp chí Khảo cổ học số 6/2013
- 28/11/2013 11:59 - Tạp chí Khảo cổ học số 4/2013
- 28/11/2013 11:58 - Tạp chí Khảo cổ học số 5/2013
- 19/11/2013 13:20 - Tạp chí khảo cổ học số 3/2013
- 10/11/2013 13:25 - Tạp chí Khảo cổ học số 1/2013
- 12/10/2012 13:42 - Tạp chí khảo cổ học số 3/2012
- 12/10/2012 13:41 - Tạp chí khảo cổ học số 2/2012
- 27/06/2012 13:43 - Tạp chí khảo cổ học số 1/2012
- 13/02/2012 13:45 - Tạp chí khảo cổ học số 4/2011
Tạp chí Khảo cổ học số 1/2013
Chủ nhật, 10 Tháng 11 2013 13:25
Contents |
|
||||||||||||||||||||||||||
Page |
|||||||||||||||||||||||||||
NGUYỄN TRƯỜNG ĐÔNG |
3 |
||||||||||||||||||||||||||
Chipped stone tools from upper and lower layers of Lung Leng site |
|
||||||||||||||||||||||||||
NGUYỄN THỊ THÚY, NGUYỄN CHIỀU |
12 |
||||||||||||||||||||||||||
Results of the excavations at Thạch Lạc site from 2003 to 2005 |
|
||||||||||||||||||||||||||
BÙI VĂN LIÊM |
23 |
||||||||||||||||||||||||||
Bản Khạt site (Thanh Hóa province) |
|
||||||||||||||||||||||||||
ĐẶNG VĂN THẮNG, HÀ THỊ SƯƠNG |
35 |
||||||||||||||||||||||||||
Religious centre of Óc Ec – Ba Thê (An Giang province) |
|
||||||||||||||||||||||||||
PHẠM LÊ HUY |
60 |
||||||||||||||||||||||||||
The stele of Xá Lợi tower recently found in Bắc Ninh province |
|
||||||||||||||||||||||||||
BÙI VĂN HIẾU |
80 |
||||||||||||||||||||||||||
Summary of the Lý-period pillar bases through archaeoligical data |
|
||||||||||||||||||||||||||
Introduction: Heritage of Chăm culture |
95 |
||||||||||||||||||||||||||
Book Recommendation |
97 99 |
- 07/01/2014 11:57 - Tạp chí Khảo cổ học số 6/2013
- 28/11/2013 11:59 - Tạp chí Khảo cổ học số 4/2013
- 28/11/2013 11:58 - Tạp chí Khảo cổ học số 5/2013
- 19/11/2013 13:20 - Tạp chí khảo cổ học số 3/2013
- 12/11/2013 13:23 - Tạp chí Khảo cổ học số 2/2013
- 12/10/2012 13:42 - Tạp chí khảo cổ học số 3/2012
- 12/10/2012 13:41 - Tạp chí khảo cổ học số 2/2012
- 27/06/2012 13:43 - Tạp chí khảo cổ học số 1/2012
- 13/02/2012 13:45 - Tạp chí khảo cổ học số 4/2011
- 13/02/2012 13:44 - Tạp chí khảo cổ học số 5/2011
Khai quật khảo cổ học thành Hoàng đế - Bình Định
Thứ năm, 17 Tháng 10 2013 09:29
Nguồn: VTC14
- 20/11/2014 09:33 -
- 04/11/2014 17:11 - Phát hiện đồ trang sức 5.000 tuổi ở Hà Tĩnh
- 01/11/2014 09:36 - Hội thảo khoa học quốc tế "Di chỉ Hang Con Moong và phức hợp di chỉ khảo cổ học khu vực lân cận"
- 14/10/2014 09:38 - Hội thảo khoa học quốc tế "Khảo cổ học dưới nước ở Việt Nam và Đông Nam Á: Hợp tác để phát triển"
- 12/05/2014 23:55 - Phát hiện dấu tích mới của trận chiến Bạch Đằng
- 15/03/2013 09:35 - Phát lộ thành Đại La gần nút giao thông Hà Nội
- 12/12/2012 23:46 - Phát lộ đường nước khổng lồ dưới Hoàng thành Thăng Long
- 11/12/2012 23:48 - Bí mật hài cốt 12.000 năm
- 14/11/2012 16:21 - Phát hiện Gò Ngục trong Di sản Thành nhà Hồ
- 07/11/2012 10:07 - Công trình khoa học đầy đủ nhất về di tích Óc Eo
Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2011 (10/10/2013)
Thứ năm, 10 Tháng 10 2013 10:14
Cơ quan soạn thảo: Khoa học xã hội
Kích thước: 19 x 27cm
Hình thức bìa: Bìa mềm
Năm xuất bản: 2012
Số trang: 776
Tổng kết những phát hiện khảo cổ học trong năm 2011
Tổng kết những phát hiện khảo cổ học trong năm 2011
- 11/06/2014 10:03 - Di chỉ Khảo cổ học Vĩnh Yên - Khánh Hòa (11/06/2014)
- 10/06/2014 10:05 - Khảo cổ học thời đại đá cũ Bắc Việt Nam (10/06/2014)
- 08/05/2014 10:06 - Cổ vật gốm sứ Trung Quốc (08/05/2014)
- 28/11/2013 10:08 - 45 năm Viện Khảo cổ học (1968 - 2013) (28/11/2013)
- 10/10/2013 10:16 - Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2012 (10/10/2013)
- 10/10/2013 10:10 - Mộ thuyền Đông Sơn ở Việt Nam (10/10/2013)
- 07/08/2012 10:19 - Cao Bằng thời Tiền sử và Sơ sử (07/08/2012)
- 27/06/2012 10:24 - Di sản lịch sử và những hướng tiếp cận mới (27/06/2012)
- 27/06/2012 10:21 - Thành Nhà Hồ - Thanh Hóa (27/06/2012)
- 12/06/2012 10:26 - Thế giới biểu tượng trong di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội (12/06/2012)
Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2012 (10/10/2013)
Thứ năm, 10 Tháng 10 2013 10:16
Cơ quan soạn thảo: Khoa học xã hội
Kích thước: 19 x 27cm
Hình thức bìa: Bìa mềm
Năm xuất bản: 2013
Số trang: 821
Tổng kết hoạt động khảo cổ học trong năm 2012
Tổng kết những phát hiện khảo cổ học trong năm 2012
- 29/10/2014 10:00 - DI SẢN VĂN HÓA CHĂM - HERITAGE OF CHĂM CULTURE - LE PATRIMOINE CULTUREL CHĂM (29/10/2014)
- 11/06/2014 10:03 - Di chỉ Khảo cổ học Vĩnh Yên - Khánh Hòa (11/06/2014)
- 10/06/2014 10:05 - Khảo cổ học thời đại đá cũ Bắc Việt Nam (10/06/2014)
- 08/05/2014 10:06 - Cổ vật gốm sứ Trung Quốc (08/05/2014)
- 28/11/2013 10:08 - 45 năm Viện Khảo cổ học (1968 - 2013) (28/11/2013)
- 10/10/2013 10:14 - Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2011 (10/10/2013)
- 10/10/2013 10:10 - Mộ thuyền Đông Sơn ở Việt Nam (10/10/2013)
- 07/08/2012 10:19 - Cao Bằng thời Tiền sử và Sơ sử (07/08/2012)
- 27/06/2012 10:24 - Di sản lịch sử và những hướng tiếp cận mới (27/06/2012)
- 27/06/2012 10:21 - Thành Nhà Hồ - Thanh Hóa (27/06/2012)
Mộ thuyền Đông Sơn ở Việt Nam (10/10/2013)
Thứ năm, 10 Tháng 10 2013 10:10
Cơ quan soạn thảo: Từ điển Bách Khoa
Kích thước: 14x21cm
Hình thức bìa: Bìa cứng
Năm xuất bản: 2013
Địa chỉ liên hệ: 61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Số trang: 447
Tác giả: Bùi Văn Liêm; Biên tập: Bùi Thu Nguyệt; Lời giới thiệu: Cố PGS. Chử Văn Tần; Ký hiệu thư viện Khảo cổ học: Vb 2733, Vb2734
Quyển sách Mộ thuyền Đông Sơn Việt Nam ra mắt bạn đọc lần này dựa trên luận án tiến sĩ của tác giả bảo vệ năm 2000, có bổ sung, sửa chữa và nâng cao.
Chương một,trình bày tổng quan tư liệu về địa lý nhân văn và tình hình phát hiện, nghiên cứu mộ thuyền văn hóa Đông Sơn. Đồng bằng châu thổ sông Hồng được hình thành gắn liền với quá trình khai phá - nơi đây thành một trung tâm văn hóa, văn minh rực rỡ trong thời đại Kim khí Việt Nam. Cư dân Đông Sơn mở rộng địa bàn cư trú xuống châu thổ sông Hồng tập trung ở hai khu vực đông bắc và đông nam sông Hồng, trên đất các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, thành phố Hà Nội và Nam Hà.
Chương hai, xác định một số đặc trưng cơ bản mộ thuyền và thuyền mộ Đông Sơn Việt Nam: được chôn sâu trong vùng lầy, cạnh ao hồ hoặc các chân ruộng thấp vùng chiêm trũng, đôi khi có cọc tre ghìm định vị quan tài. Thuyền mộ được làm từ đoạn thân cây gỗ tròn hoặc gần tròn, trong khoét rỗng hình lòng máng, hai đầu chừa lại hoặc ghép thêm ván làm vách ngăn. Liên kết tấm thiên và tấm địa là những lỗ chốt hoặc mộng khớp, đôi khi lắp thêm các tay khiêng ở 4 góc quan tài. Tử thi trong mộ được khâm liệm trong những tấm vải hoặc chiếu cói, được đặt nằm ngửa, đầu gối cao, chân tay duỗi thẳng. Đồ tùy táng là di vật điển hình của văn hóa Đông Sơn, ngoài ra ở các mộ muộn có di vật do giao lưu, trao đổi.
Chương ba, tập trung xác định niên đại, các giai đoạn phát triển, chủ nhân và phác dựng cuộc sống cư dân mộ thuyền Đông Sơn. Dựa vào cấu trúc quan tài thuyền, những hiện vật chôn theo và một số kết quả phân tích niên đại C14, công trình cho rằng, mộ thuyền Đông Sơn Việt Nam có niên đại từ thế kỷ VI tr. CN đến thế kỷ II s.CN. Giai đoạn sớm (thế kỷ VI-IV tr. CN) tiêu biểu là mộ Việt Khê, Châu Can, Lật Phương và Trại Sơn… quan tài là đoạn cây gỗ tròn hoặc gần tròn, khét rỗng, đồ tùy táng điển hình văn hóa Đông Sơn. Giai đoạn giữa (thế kỷ I, II tr.CN) tiêu biểu là các mộ Phú Lương, Phương Tú, Kim Đường…, quan tài đoạn cây gỗ gần tròn, khoét rỗng, ngoài đồ đồng Đông Sơn xuất hiện nhiều đồ mây tre đan và một số hiện vật ngoại lai. Giai đoạn muộn (thế kỷ I, II sau CN), quan tài hình lục giác, gần lục giác, đồ đồng Đông Sơn ít, hiện vật ngoại lai nhiều, xuất hiện đồ minh khí và đồ mây tre đan, tiêu biểu là mộ Xuân La, Yên Từ, Động Xá…
Những cốt sọ tìm thấy trong mộ thuyền Đông Sơn thường khá nguyên vẹn, thuộc loại hình Đồng Nam Á hoặc Indonesien, cùng đặc điểm nhân chủng tồn tại trong các di tích Tiền Đông Sơn trước đó ở Việt Nam. Cùng với sự hiện diện của di vật văn hóa Đông Sơn trong mộ thuyền, nhất là giai đoạn sớm, đã xác nhận chủ nhân các mộ thuyền Đông Sơn là người Việt cổ, có nhiều điểm thuộc nhóm loại hình Đường Cồ ở châu thổ Bắc Bộ.
Nghiên cứu thuyền mộ, mộ thuyền và các di vật chôn theo, công trình cho rằng, chủ nhân mộ thuyền Đông Sơn là những người làm nông nghiệp, trồng lúa nước, trồng rau màu, chăn nuôi gia cầm và khai thác thủy hải sản vùng sông nước. Các hoạt động thủ công như luyện kim, chế tác đồ đồng, đồ sắt; các nghề mộc, nghề sơn, chế tác đá, làm gốm, se sợi, dệt vải, dệt chiếu cói và đan lát đồ mây tre đã khá phát triển. Chủ nhân các mộ thuyền là những người hoàn toàn làm chủ sông nước, chế tạo và vận hành hết sức năng động các phương tiện giao thông trên sông nước. Văn hóa ứng xử của con người trong các táng thức mộ thuyền đậm tính nhân văn, cả trong sự tương thích và sáng tạo của con người với môi trường.
Chương bốn, đánh giá giá trị lịch sử văn hóa của mộ thuyền Đông Sơn trong bối cảnh rộng hơn. Mộ thuyền Đông Sơn Việt Nam là di sản văn hóa của người Việt cổ vùng đồng bằng sông Hồng. Cùng với mộ thuyền Đông Sơn, ở Việt Nam còn nhiều kiểu mộ táng khác, có mộ là của người Việt, có mộ của người Hán, cũng có mộ người Việt bị Hán hóa hoặc ngược lại. Song mộ thuyền Đông Sơn vẫn lưu lại di ảnh đậm nét trong táng thức mộ tang của người Mường, vốn là người Việt cổ mới tách khỏi khối cộng đồng Việt Mường chung vào khoảng thế kỷ IX-X mà thôi.
Mộ thuyền tồn tại rộng khắp Đông Nam Á và Nam Trung Quốc, có niên đại từ thiên niên kỷ I tr.Cn đến gần đây. Song mộ thuyền Đông Sơn vẫn có những đặc thù được thể hiện ở thuyền mộ vốn là thân cậy khoét rỗng đơn sơ, gần gũi với con thuyền vùng sông nước. Những mộ thuyền này tồn tại duy nhất ở vùng đồng bằng lầy trũng vùng Bắc Bộ Việt Nam. Ở đó, trong nhiều thế kỷ vẫn bảo lưu truyền thống hung táng, bảo lưu truyền thống ứng xử văn hóa cộng đồng, dành cho mọi thành viên trong cộng đồng người Việt.
Phần tạm kết, tác giả đã đưa ra một số nhận xét, mộ thuyền là một trong số táng thức độc đáo, tiến bộ của cư dân văn hóa Đông Sơn ở giai đoạn phát triển cao của nền văn minh Việt cổ, gắn liền với quá trình chinh phục và dần làm chủ vùng đồng bằng thấp, lầy trũng sông Hồng.
Là một thành tố của văn hóa Đông Sơn, mộ thuyền Đông Sơn đã kết tinh văn hóa ứng xử của con người với con người đậm tính nhân văn, của con người với môi trường sông nước vùng đồng bằng thấp, lầy trũng sông Hồng và của con người với xã hội Đông Sơn đầy biến động trong sự giao thoa, tiếp biến văn hóa của khu vực./.
Phòng Quản lý Khoa học và Hợp tác Quốc tế
- 10/06/2014 10:05 - Khảo cổ học thời đại đá cũ Bắc Việt Nam (10/06/2014)
- 08/05/2014 10:06 - Cổ vật gốm sứ Trung Quốc (08/05/2014)
- 28/11/2013 10:08 - 45 năm Viện Khảo cổ học (1968 - 2013) (28/11/2013)
- 10/10/2013 10:16 - Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2012 (10/10/2013)
- 10/10/2013 10:14 - Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2011 (10/10/2013)
- 07/08/2012 10:19 - Cao Bằng thời Tiền sử và Sơ sử (07/08/2012)
- 27/06/2012 10:24 - Di sản lịch sử và những hướng tiếp cận mới (27/06/2012)
- 27/06/2012 10:21 - Thành Nhà Hồ - Thanh Hóa (27/06/2012)
- 12/06/2012 10:26 - Thế giới biểu tượng trong di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội (12/06/2012)
- 26/03/2012 10:27 - Sự hình thành nhà nước sơ khai ở miền Bắc Việt Nam (26/03/2012)
Phát lộ thành Đại La gần nút giao thông Hà Nội
Thứ sáu, 15 Tháng 3 2013 09:35
Những hố khai quật khảo cổ học tại khu vực khu vực ngã tư nút giao thông Đào Tấn- Nguyễn Khánh Toàn (Hà Nội) đã hé lộ những kỹ thuật dựng thành Đại La của cha ông.
- 04/11/2014 17:11 - Phát hiện đồ trang sức 5.000 tuổi ở Hà Tĩnh
- 01/11/2014 09:36 - Hội thảo khoa học quốc tế "Di chỉ Hang Con Moong và phức hợp di chỉ khảo cổ học khu vực lân cận"
- 14/10/2014 09:38 - Hội thảo khoa học quốc tế "Khảo cổ học dưới nước ở Việt Nam và Đông Nam Á: Hợp tác để phát triển"
- 12/05/2014 23:55 - Phát hiện dấu tích mới của trận chiến Bạch Đằng
- 17/10/2013 09:29 - Khai quật khảo cổ học thành Hoàng đế - Bình Định
- 12/12/2012 23:46 - Phát lộ đường nước khổng lồ dưới Hoàng thành Thăng Long
- 11/12/2012 23:48 - Bí mật hài cốt 12.000 năm
- 14/11/2012 16:21 - Phát hiện Gò Ngục trong Di sản Thành nhà Hồ
- 07/11/2012 10:07 - Công trình khoa học đầy đủ nhất về di tích Óc Eo
- 12/10/2012 17:14 - Nghê cổ 3kg mới tìm thấy được làm bằng gì?
Phát lộ đường nước khổng lồ dưới Hoàng thành Thăng Long
Thứ tư, 12 Tháng 12 2012 23:46
Gần cổng Đoan Môn, các nhà khảo cổ khai quật thêm nhiều di tích của các thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn chồng xếp lên nhau. Đặc biệt có một đường nước bằng gạch khổng lồ chưa từng thấy trong di tích khảo cổ nào ở Việt Nam. > Mở cửa hầm bí mật dưới Hoàng thành Thăng Long
Theo khuyến nghị của UNESCO nên tiếp tục nghiên cứu khảo cổ Hoàng thành Thăng Long sau khi được công nhận di sản thế giới, các nhà khảo cổ đã khai quật 500 m2, hố đào sâu nhất là 4,2 m tại trung tâm Cấm Thành trong 6 tháng qua.
Theo kết quả khai quật của Viện Khảo cổ học công bố sáng 26/12, các di tích phát lộ cho thấy nhiều tầng văn hóa từ thời Lý đến thời Nguyễn đan xen nhau. Dấu tích kiến trúc thời Lý gồm đường nước lớn được xây bằng gạch vuông, gạch bìa và cọc gỗ chạy suốt chiều Đông - Tây, bề rộng 2 m, cao 2 m, cùng nhiều móng tường.
Dấu tích kiến trúc thời Trần gồm những dải trang trí hoa chanh nằm trên móng tường thời Lý, hệ thống cống thoát nước, gạch bìa hình chữ nhật. Các dấu tích thời Lê còn sót lại trên nền gạch vuông và gạch vồ ở phía tây của hố khai quật. Các nền gạch này cũng từng xuất hiện từ khu vực nền điện Kính Thiên đến Đoan Môn.
Thời Nguyễn còn để lại dấu ấn với những cống thoát nước, gồm 2 thành cống được xếp bằng đá xanh và gạch vồ xám.
Các nhà khoa học khảo sát đường nước khổng lồ trong khu vực khai quật. Ảnh: Đoàn Loan. |
Theo PGS. TS Tống Trung Tín, Viện trưởng Viện Khảo cổ học, trước đây đã có nhiều giả thiết khu vực khảo cổ là không gian của chính điện Thiên An thời Lý - Trần và chính điện Càn Nguyên thời Lý. Trong các hố đào năm 2011 mới phát hiện dấu tích móng trụ của nền điện Kinh Thiên, còn khu vực nền điện thì vẫn là bí ẩn.
Với lần khai quật này, các nhà khảo cổ đã phát hiện sân nền gạch vồ lát từ khu vực Đoan Môn lan rộng trên toàn bộ không gian lớn đến điện Kính Thiên. Ngoài ra, còn có cấu trúc móng "Ngự đạo" của thời Lê với nhiều mảnh gốm thời Lê Sơ và Lê Trung Hưng. Phát lộ khảo cổ cũng cho thấy quá trình xây móng tôn nền sân Đại triều thời Lê Sơ ở bên dưới lớp gạch vồ.
Các nhà khảo cổ cũng tìm thấy dấu tích kiến trúc thời Lý ở khu vực bắc Đoan Môn với đường nước lớn xây bằng gạch vuông. Song song với đường nước này có dấu tích móng sành của móng tường thời Lý rộng 1,6 m. Đường nước rộng 2 m, cao 2 m, có cắm cọc gỗ để gia cố. Đây là đường nước khổng lồ xây bằng gạch chưa từng thấy trong bất cứ di tích khảo cổ nào ở Việt Nam.
PGS. TS Tống Trung Tín nhận định có khả năng đường nước này dùng để thoát nước trong Cấm thành thời Lý hoặc là dấu tích tâm linh liên quan đến phong thủy trong trung tâm Hoàng cung thời Lý.
Về hướng bảo tồn khu vực phát lộ, ông Tống Trung Tín cho rằng, để không hư hỏng các di tích thì sẽ phải lấp đất, song cũng có ý kiến nên để cho người dân xem khu vực khảo cổ để làm giàu vốn văn hóa tại trung tâm Hoàng thành.
Nhiều chuyên gia sử học đã đưa ra phán đoán về đường nước ngầm và đề nghị bảo tồn các hố khai quật bằng cách lắp kính hoặc có mái che để người dân được tham quan. Theo GS Nguyễn Quang Ngọc, Chủ tịch hội Sử học Hà Nội, trước đây trung tâm Hoàng thành không tìm thấy dấu tích thời Lý song hiện đã tìm thấy đường nước thời Lý nên khả năng vua Lý Thái Tổ xây dựng điện Càn Nguyên ở khu vực này cùng với sân Long Trì. Để làm rõ hơn chính điện cần mở rộng khai quật ra phía đường Nguyễn Tri Phương.
"Chúng ta có thể nhận diện đây là khu chính điện của Hoàng thành, nên khu vực khảo cổ nên giữ lại cho mọi người đến xem cũng là một hình thức giữ lại di tích này", ông Nguyễn Quang Ngọc phát biểu.
TS Trần Đức Cường, nguyên Phó chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, cho rằng đường nước lớn có thể là đường dẫn nước, song cũng có thể là nơi chứa nước hay một công trình phong thủy. "Vào khu di tích nổi tiếng mà không được nhìn thành quả của giới nghiên cứu thì rất tiếc, nên phải có cách bảo tồn như lắp kính, mái che để bảo tồn lâu dài. Lấp đất là biện pháp bất đắc dĩ. Di tích của chúng ta nằm giữa thủ đô nên không có gì phải hạn chế cho người dân thưởng ngoạn", ông Trần Đức Cường nhận xét.
Đoàn Loan
Nguồn Vnexpress
- 01/11/2014 09:36 - Hội thảo khoa học quốc tế "Di chỉ Hang Con Moong và phức hợp di chỉ khảo cổ học khu vực lân cận"
- 14/10/2014 09:38 - Hội thảo khoa học quốc tế "Khảo cổ học dưới nước ở Việt Nam và Đông Nam Á: Hợp tác để phát triển"
- 12/05/2014 23:55 - Phát hiện dấu tích mới của trận chiến Bạch Đằng
- 17/10/2013 09:29 - Khai quật khảo cổ học thành Hoàng đế - Bình Định
- 15/03/2013 09:35 - Phát lộ thành Đại La gần nút giao thông Hà Nội
- 11/12/2012 23:48 - Bí mật hài cốt 12.000 năm
- 14/11/2012 16:21 - Phát hiện Gò Ngục trong Di sản Thành nhà Hồ
- 07/11/2012 10:07 - Công trình khoa học đầy đủ nhất về di tích Óc Eo
- 12/10/2012 17:14 - Nghê cổ 3kg mới tìm thấy được làm bằng gì?
- 02/10/2012 09:41 - Khảo cổ học Việt Nam: Tiềm năng cũng là gánh nặng
Cách khâm liệm độc đáo, đặt ốc biển vào hốc mắt người chết, được các nhà khảo cổ Viện Khảo cổ học Việt Nam phát hiện tại hang Phia Vài (Na Hang, Tuyên Quang) đã hé lộ bí mật về cách thức mai táng của người nguyên thủy.
PGS.TS Trình Năng Chung, Viện Khảo cổ học Việt Nam cho biết, hang Phia Vài thuộc thôn Cốc Ngận, xã Xuân Tân (Na Hang) được phát hiện qua truyền thuyết “ma núi” Phia Vài. Người dân bản địa cho rằng, đó là cái hang thiêng có ma. Đã có nhiều người dân địa phương lạc vào hang rồi để lại di chứng như tâm thần.
Cũng chính vì thế mà người dân nơi đây coi hang Phia Vài như một nơi thiêng liêng bất khả xâm phạm. Ngay cả trâu bò cũng được người dân trông giữ cẩn thận, không để đi lạc vào khu vực cấm. Điều này khiến cho hang Phia Vài còn nguyên vẹn cho đến ngày nay.
PGS.TS Trình Năng Chung (phải) phát hiện nhiều di vật cổ tại hang Phia Vài. |
Phải mất một thời gian dài thuyết phục cùng sự giúp đỡ của chính quyền sở tại, ông Chung và đồng nghiệp mới vào được hang. Đoàn khảo cổ đã mua xôi, gà, đồ lễ vật và mời thầy Mo về cúng bái để an lòng dân. Đoàn cũng phải rất vất vả để thuê được các công nhân địa phương, phục vụ việc đào bới di chỉ khảo cổ.
Khi đào được hơn 50 cm, ông Chung thấy ló ra vài ba đốt đen đen, gần giống xương gà, lợn. Biết là sắp phát lộ bộ hài cốt như lời đồn đại, ông bèn cho nhân công phủ bạt lên để người dân đỡ sợ và nói đùa rằng đó chỉ là xương động vật chết trong hang.
Theo PGS.TS Trình Năng Chung và GS. Nguyễn Lân Cường, Phia Vài có cửa hang rộng 35 m, sâu 11 m và trần hang cao 4 m. Tiếc rằng các tảng đá vôi lớn đã bị sập xuống từ trần hang, làm mất đi một diện tích lớn không thể khai quật.
Ở phần còn lại, các nhà khảo cổ đã đào hai hố lớn với diện tích 40 m2 và phát hiện được hàng trăm hiện vật, chủ yếu là công cụ ghè, đẽo thô sơ. Khi bộ hài cốt người phát lộ, các nhà khảo cổ rất mừng, nhưng gặp trở ngại là cột nhũ đá đâm sâu xuống đất chạm vào bộ hài cốt. Sau hàng tuần lễ nghiên cứu, các chuyên gia quyết định cho cưa bỏ phần quách thạch ở phía trên để lấy bộ hài cốt ra. Chỉ cần dựa vào cột nhũ đá ăn sâu xuống đất, các nhà khảo cổ cũng đã đoán được niên đại hài cốt trên 10.000 năm tuổi.
Quách thạch được mở ra cho thấy bộ hài cốt người nguyên thủy được đặt ở tư thế nằm nghiêng, đầu gối lên đá, chân duỗi thẳng. Căn cứ vào lớp trầm tích đá vôi cứng và công cụ ghè đẽo thô sơ được chôn theo người chết, ông Chung nhận định di tích Phia Vài mang đặc trưng của văn hóa Hòa Bình giai đoạn sớm niên đại 12.000 năm. Đặc biệt, xung quanh di cốt còn phát hiện dấu tích bếp lửa hình tròn và những tảng đá rất to, có lẽ đã được người nguyên thủy dùng làm ghế ngồi trong các sinh hoạt cộng đồng.
Để giúp bộ hài cốt được nguyên vẹn, các nhà khảo cổ đã quyết định để họa sĩ Nguyễn Đình Hiển dùng thủ thuật bó thạch cao ngôi mộ để đưa ra nghiên cứu. Dựa vào độ mòn của răng, độ gắn liền của đường khớp sọ, góc của xương cánh chậu, xương hàm dưới…, các nhà khảo cổ kết luận đây là di cốt của một người đàn bà có địa vị trong cộng đồng người nguyên thủy, khoảng 45-50 tuổi. Vì xương cánh tay trái còn tương đối nguyên vẹn nên đoàn khảo cổ cũng tính được chiều cao của người này là 1,56 m. Đặc biệt, hộp sọ gối lên một thềm đá và có độ hóa thạch khá cao. Ở hàm trên răng cối nhỏ, cối lớn và răng nanh còn nguyên vẹn, chỉ thiếu bộ răng cửa.
Hai con ốc đặt trong hốc mắt người chết. |
Theo PGS.TS Trình Năng Chung, hài cốt Phia Vài có hộp sọ còn khá nguyên vẹn nhưng do bị cột đá nén ép nên bị bẹp ở phần xương đỉnh và chấm bên phải làm cho hai mỏm chũm và má bên phải bị lệch. Khi các nhà khảo cổ dùng thủ thuật nghề nghiệp để khám phá đã làm lộ dần hai con ốc nằm gọn trong hốc mắt của người đàn bà này.
Theo GS. Nguyễn Lân Cường, đây là loại ốc biển có tên khoa học Cyprea arabica. Con ốc nằm ngửa trong hốc mắt bên trái dài 27,23 mm, rộng 16 mm. Con ốc trong hốc mắt bên phải dài 21,61mm, rộng 13,13mm. Theo ông Cường, thời người phụ nữ này còn sống, người ta dùng loại ốc biển này để trao đổi hàng hóa giống như một loại tiền tệ. Trong lúc mai táng, người ta đã đặt lên mỗi mắt một con ốc để khi phần da thịt tiêu đi, con ốc sẽ tụt xuống hốc mắt như thay cho con ngươi.
Dựa vào vị trí của xương tay, xương sườn và chậu hông, GS. Nguyễn Lân Cường cho rằng, đây là di cốt chôn nguyên dạng, chưa qua cải táng. Di cốt thuộc nền văn hóa Hòa Bình, chưa từng được phát hiện. Những hộp sọ có niên đại tương tự phát hiện ở Đông Nam Á cũng không thấy cách khâm liệm đặt ốc vào hốc mắt như ở Phia Vài.
“Di chỉ hài cốt người nguyên thủy ở hang Phia Vài có giá trị rất lớn đối với ngành khảo cổ. Đó là một phát hiện lớn, cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng. Tuy nhiên, bảo tồn di cốt xương người không đơn giản nên phải có sự vào cuộc của các cấp ngành”, PGS.TS Trình Năng Chung cho biết.
Theo An ninh thủ đô
Phát hiện thành phố cổ trong Tam giác quỷ Bermuda
Thứ tư, 14 Tháng 11 2012 10:31
Ngày 24/10, nhóm các nhà khoa học Canada đã bất ngờ phát hiện ra một thành phố cổ với 4 kim tự tháp chìm trong Tam giác quỷ Bermuda, cách bờ biển phía Đông của Cuba 700 mét.
Phát hiện trên là một bất ngờ thú vị đối với giới khảo cổ nói riêng và thế giới nói chung.
Nhóm nghiên cứu do hai nhà khoa học Paul Vayntsveyg và Polina Zalittski dẫn đầu đã phát hiện ra thành phố chìm với nhiều tòa nhà hoành tráng và 4 kim tự tháp, trong đó có một kim tự tháp được xây dựng bằng thủy tinh đẹp lấp lánh.
Kiểu kiến trúc của thành phố cổ làm cho giới nghiên cứu Canada liên tưởng tới nền văn hóa “cấp tiến” cổ xưa của Mỹ Latinh thời kỳ Teotihuacan, giai đoạn tiền sử cổ điển của Trung Mỹ và vùng Caribean.
Ngoài ra, họ cũng tìm thấy cả Sphinx và một số cấu trúc nguyên khối, những nét khắc họa tường nhà của cư dân thuộc nền văn minh tiên tiến, tương tự văn hóa Teotihuacan.
Vào đầu những năm 2000, công ty của Vayntsverg và Zalittski đã thực hiện bản đồ mô tả đáy đại dương theo đơn đặt hàng của chính phủ Cuba.
Trong thời gian làm việc, cặp vợ chồng đã chú ý tới những hình khối kỳ lạ dưới đáy biển, mà theo họ là những cấu trúc nhân tạo và đó chính là manh mối dẫn tới phát hiện thú vị trên.
Tam giác Bermuda là một vùng biển "nguy hiểm" có diện tích khoảng 400 nghìn km2 ở phía bắc Đại Tây Dương, khu vực này được giới hạn bởi quần đảo Bermuda, thành phố Miami trong bang Florida và đảo Puerto Rico thuộc Mỹ.
Tam giác Bermuda được gắn với biệt danh "Tam giác quỷ" trước hết vì vô số vụ mất tích kỳ bí xảy ra tại đây.
Thống kê cho thấy, hàng trăm máy bay và các tàu thuyền đã bị "nuốt chửng" một cách bí ẩn trong khu vực, trong đó phải kế đến một số tàu thủy khổng lồ như tàu vận tải USS Cyclops của Mỹ (mất tích không để lại dấu vết cùng 306 thành viên thủy thủ đoàn và hành khách vào năm 1918) hay tàu chở nhiên liệu SS Marine Sulphur Queen (biến mất bí ẩn cùng 39 thành viên thủy thủ đoàn và 15.000 tấn lưu huỳnh lỏng năm 1963).
- 17/12/2014 10:38 - Phát hiện miếng vàng trang trí hình rồng ở Hoàng thành Thăng Long
- 04/03/2014 10:38 - Dấu vết di cốt người thời Đá mới phát hiện được ở Ireland
- 12/12/2013 23:46 - Tìm thấy tượng đại bàng 1.900 năm tuổi giữa London
- 12/12/2013 10:35 - Khai quật lò nung gốm 1.200 tuổi ở Trung Quốc
- 14/11/2012 10:33 - Kho vàng 2.400 tuổi ở Bulgaria
- 12/10/2012 10:29 - Phát hiện côn trùng 500 triệu tuổi đã có não
- 09/10/2012 10:28 - Mexico: Phát hiện xương sọ, xương hàm 500 năm tuổi
- 09/10/2012 10:27 - Phát hiện hài cốt nữ chiến binh Maya vĩ đại nhất
- 02/10/2012 10:26 - Ngôi làng 1.000 tuổi
- 25/09/2012 10:24 - Kim tự tháp đầu tiên thời văn minh Etruscan được tìm thấy tại Ý