Đại hội Chi bộ Viện Khảo cổ học nhiệm kỳ 2015 – 2020
Thứ năm, 21 Tháng 5 2015 04:53
Tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020 của Đảng bộ Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, được sự đồng ý của Ban Thường vụ Đảng ủy Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, sáng ngày 21 tháng 5 năm 2015, tại Viện Khảo cổ học, Chi bộ Viện Khảo cổ học đã long trọng tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Khai mạc Đại hội Chi bộ Viện Khảo cổ học nhiệm kỳ 2015 - 2020
Tới dự Đại hội có các Đại biểu: Đồng chí Nguyễn Quang Thuấn - Phó bí thư Đảng ủy, Phó chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; đồng chí Lê Thị Hải Nam, Ủy viên Ban Thường vụ - Chánh văn phòng Đảng ủy Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam; đồng chí Đinh Quang Hải - Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ, Chủ tịch Công đoàn Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam; đại diện Công đoàn và Đoàn thanh niên Viện Khảo cổ học.
Thay mặt Đoàn Chủ tịch Đại hội, đồng chí Bùi Văn Liêm trình bày báo cáo Tổng kết công tác Chi bộ nhiệm kỳ 2010 - 2015, phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2015 - 2020, Báo cáo kiểm điểm cấp ủy. Nội dung bản Báo cáo tổng kết những thành tựu Chi bộ đã đạt được trên các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, tổ chức, xây dựng Đảng, kiểm tra, giám sát xây dựng hệ thống chính trị,… Một số thành tựu nổi bật:
- Về công tác xây dựng tổ chức và phát triển Đảng: Trong nhiệm kỳ vừa qua, Chi bộ đã kết nạp 9 đảng viên mới (tổng số đảng viên chi bộ hiện tại là 16 đồng chí). Công tác giáo dục tư tưởng, rèn luyện phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn và công tác phát hiện, bồi dưỡng giới thiệu quần chúng ưu tú vào Đảng luôn được chú trọng.
Xây dựng tổ chức Đảng, bảo vệ chính trị nội bộ luôn được quan tâm. Kết quả là mọi cán bộ, đảng viên trong đơn vị đều phấn khởi an tâm công tác.
- Về tổ chức và xây dựng cơ cấu các phòng: Thành lập Phòng Nghiên cứu Khảo cổ học Dưới nước trực thuộc Viện Khảo cổ học và Xây dựng xong đề án Phát triển Khảo cổ học dưới nước trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Về chỉ đạo công tác chuyên môn: Nhiều công trình nghiên cứu của cán bộ Viện được đánh giá cao cả về giá trị khoa học và tính thực tiễn, góp phần nâng cao uy tín của Viện Khảo cổ học nói riêng cũng như Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam nói chung, tiêu biểu như: Tham gia Xây dựng thành công 03 Hồ sơ đề xuất UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới: 1/ Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long (2010); 2/ Di sản thế giới Thành Nhà Hồ (2011); 3/ Di sản thế giới Quần thể Danh thắng Tràng An (2014). Bên cạnh đó, thực hiện chỉ đạo của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, tập thể Viện cũng đã hoàn thành tốt các đề tài, nhiệm vụ cấp Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ giao.
Từ những thành tích đã đạt được, Chi bộ Viện Khảo cổ học nhiều năm liền được Đảng ủy Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam xếp loại tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh.
Báo cáo cũng đã thẳng thắn nêu ra những mặt hạn chế, cũng như nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm cần rút ra nhằm thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ chính trị của Chi bộ. Một số nguyên nhân như: Cơ chế, chính sách chưa thu hút và tạo động lực cho cán bộ nghiên cứu trong lĩnh vực khảo cổ học; Đời sống của cán bộ, nhất là cán bộ trẻ trong Viện còn nhiều khó khăn, thu nhập thấp, phần lớn phải thuê nhà nên phần nào ảnh hưởng đến công tác chuyên môn.
Về phần phương hướng, trên cơ sở bài học kinh nghiệm và nguyên nhân của những mặt hạn chế, Báo cáo đã đề ra những giải pháp cụ thể khắc phục nhằm đáp ứng nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới, xây dựng các chỉ tiêu cụ thể để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội và các nhiệm vụ chính trị do Đảng uỷ cấp trên giao phó.
Đồng chí Bùi Văn Liêm báo cáo Tổng kết công tác Chi bộ nhiệm kỳ 2010 – 2015, phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2015 -2020
Đồng chí Nguyễn Thị Mai Hương Báo cáo tình hình đảng viên nhiệm kỳ 2010 - 2015
Đại hội đã thông qua dự thảo bảo cáo tổng hợp góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội lần thứ XII của Đảng và dự thảo Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam trình Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020
Thay mặt thường vụ Đảng ủy và lãnh đạo Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, đồng chí Nguyễn Quang Thuấn đã phát biểu chúc mừng những thành tựu mà Chi bộ cũng như tập thể cán bộ Viện Khảo cổ học đã đạt được trong nhiệm kỳ vừa qua. Đồng chí cho rằng, những thành tựu của Viện trong những năm qua chính là minh chứng khẳng định tầm cỡ mang tính quốc gia của một Viện nghiên cứu đầu ngành trong lĩnh vực khảo cổ học của cả nước. Đồng chí cũng đánh giá cao những kết quả về công tác lãnh đạo, công tác định hướng tư tưởng của Chi bộ trong nhiệm kỳ qua. Về cơ bản, đồng chí nhất trí với phương hướng, nhiệm vụ của Chi bộ Viện Khảo cổ học nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã nêu trong Báo cáo. Bên cạnh đó, đồng chí cũng thẳng thắn chỉ ra những mặt hạn chế và những vẫn đề cần đổi mới, hoàn thiện trong nhiệm kỳ tới: 1/ Xác định rõ nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo và xây dựng chương trình hành động cho 5 năm tới (2015 - 2020), cũng như kế hoạch thực hiện cụ thể cho từng năm; 2/ Chi bộ cần tập trung, sát sao hơn nữa và có kế hoạch cụ thể trong phát triển Đảng; 3/ Củng cố, xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ hùng hậu làm công tác khảo cổ học; 4/ Chi ủy cần xây dựng chương trình trên mọi phương diện thông qua sự phối hợp với lãnh đạo Viện Khảo cổ học để thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ chính trị đã đề ra.
Thay mặt Đoàn chủ tịch, đồng chí Bùi Văn Liêm - Bí thư Chi bộ đã phát biểu cảm ơn những ý kiến chỉ đạo sâu sát và quý báu của đồng chí Nguyễn Quang Thuấn cũng như những ý kiến đóng góp của các đại biểu tham dự Đại hội. Chi bộ Viện Khảo cổ học xin tiếp thu toàn bộ ý kiến để hoàn thiện các Báo cáo của Đại hội và triển khai các nhiệm vụ ngay sau Đại hội.
Tiếp đó, Đại hội đã tiến hành bầu Chi ủy Viện Khảo cổ học nhiệm kỳ 2015 - 2020 gồm 3 đồng chí là Lê Hải Đăng, Nguyễn Thị Mai Hương và Bùi Văn Liêm, trong đó đồng chí Bùi Văn Liêm được bầu vào vị trí Bí thư, đồng chí Nguyễn Thị Mai Hương được bầu Phó Bí thư. Đại hội cũng đã bầu Đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đảng bộ Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam khóa XVIII, nhiệm kỳ 2015-2020, gồm 3 đại biểu chính thức là đồng chí Nguyễn Giang Hải, Nguyễn Thị Mai Hương, Bùi Văn Liêm và 1 đại biểu dự khuyết là đồng chí Lê Hải Đăng.
Ra mắt Ban chấp hành Chi bộ nhiệm kỳ 2015 - 2020
Bế mạc Đại hội, đồng chí Bùi Văn Liêm thay mặt Chi bộ Viện Khảo cổ học phát biểu cảm ơn đồng chí Nguyễn Quang Thuấn và các đồng chí lãnh đạo Đảng ủy và Ban thường vụ Đảng ủy Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã tham dự và chỉ đạo Đại hội, đồng thời xin hứa Chi bộ Viện Khảo cổ học sẽ cố gắng hết sức mình để đưa Nghị quyết Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2015 - 2020 đi vào cuộc sống, góp phần thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ chính trị được giao.
Đ/c Nguyễn Quang Thuấn chúc mừng Ban chấp hành Chi bộ nhiệm kỳ 2015 - 2020
Đ/c Nguyễn Giang Hải chúc mừng Ban chấp hành Chi bộ nhiệm kỳ 2015 - 2020
Công đoàn và Chi đoàn chúc mừng Ban chấp hành Chi bộ nhiệm kỳ 2015 - 2020
Các đảng viên Chi bộ Viện Khảo cổ học dự Đại hội
Khổng Thiêm
- 03/12/2015 17:18 - Ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa Viện Khảo cổ học và Viện Khảo cổ học - Dân tộc học Novosbrisk thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga giai đoạn 2015-2019
- 02/12/2015 10:13 - Ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Bộ Tư lệnh Hải quân
- 11/11/2015 15:33 - Viện Khảo cổ học tiếp đoàn của Viện Khảo cổ học - Dân tộc học Novosbirsk
- 15/06/2015 09:09 - Nghiệm thu cấp Bộ nhiệm vụ Khoa học cấp Bộ năm 2014
- 10/06/2015 10:08 - Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học cấp Bộ năm 2014
- 24/04/2015 10:45 - Trao Quyết định bổ nhiệm Tổng biên tập Tạp chí Khảo cổ học
- 07/03/2015 13:26 - Công đoàn Viện Khảo cổ học dã ngoại đầu năm
- 05/03/2015 16:39 - Viện Khảo cổ học chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3
- 05/03/2015 13:43 - Viện Khảo cổ học chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3
- 09/01/2015 18:00 - HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ KHẢO CỔ HỌC DƯỚI NƯỚC NĂM 2014
Toàn thể cán bộ Viện Khảo cổ học có mặt chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3
PGS.TS Bùi Văn Liêm (Bí thư chi bộ) tặng hoa chúc mừng chị em
Nữ công Chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3
Chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3
(Đưa tin: Nguyễn Thơ Đình; Ảnh: Hà Mạnh Thắng)
HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ KHẢO CỔ HỌC DƯỚI NƯỚC NĂM 2014
Thứ sáu, 09 Tháng 1 2015 18:00
Được sự đồng ý của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam từ ngày 18/6 đến ngày 19/7 năm 2014, đoàn hợp tác quốc tế về khảo cổ học dưới nước đã tiến hành các hoạt động tập huấn và khảo sát nghiên cứu tại Hội An (Quảng Nam), khu di tích Vân Đồn, khu di tích Bạch Đằng (Quảng Ninh). Ngoài ra, các thành viên của đoàn đã tiến hành nghiên cứu các mảnh tàu đắm, di vật trong sưu tập của Lâm Du Sênh tại thị trấn Châu Ổ (Quảng Ngãi) và thăm khu di tích Chùa Dạm (tỉnh Bắc Ninh).
Được sự đồng ý của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam từ ngày 18/6 đến ngày 19/7 năm 2014, Đoàn hợp tác quốc tế về khảo cổ học dưới nước đã tiến hành các hoạt động tập huấn và khảo sát nghiên cứu tại Hội An (Quảng Nam), khu di tích Vân Đồn, khu di tích Bạch Đằng (Quảng Ninh). Ngoài ra, các thành viên của đoàn đã tiến hành nghiên cứu các mảnh tàu đắm, di vật trong sưu tập của Lâm Du Sênh tại thị trấn Châu Ổ (Quảng Ngãi) và thăm khu di tích Chùa Dạm (Bắc Ninh).
Thời gian và chương trình làm việc
18- 20/6: Nghiên cứu các mảnh tàu đắm và di vật tại sưu tập của Lâm Du Sênh (thị trấn Châu Ổ, tỉnh Quảng Ngãi)
21- 27/6: Tập huấn lặn khảo sát bằng bình khí nén tại Hội An; khảo sát khu vực Cù Lao Chàm và làm việc với Bảo tàng tỉnh Quảng Nam, Ban Quản lý Biển Cù Lao Chàm; tiếp xúc với cư dân quanh vùng Hội An, Đà Nẵng và Cù Lao Chàm và một số sưu tập tư nhân nhằm thu thập các thông tin, tư liệu liên quan đến tàu đắm trong khu vực.
29/6-2/7: Thăm các điểm khai quật tại khu vực Yên Giang và các đền miếu liên quan đến trận thủy chiến Bạch Đằng (khu di tích Bạch Đằng, Thị xã Quảng Yên)
2-17/7: Khảo sát trên bờ và khai quật dưới nước tại khu di tích Vân Đồn (các khu vực Mang Thúng, Cống Cái, thôn Sơn Hào thuộc xã Quan Lạn, các di tích thuộc xã Thắng Lợi); Ghi chép về lễ hội Quan Lạn (liên quan đến trận thủy chiến của Trần Khánh Dư tại Vân Đồn năm 1288) . Báo các sơ bộ kết quả tại Hạ Long.
18-19/7: Báo cáo kết quả tại Viện Khảo cổ học; Thăm di tích chùa Dạm (Bắc Ninh)
Thành viên
Chịu trách nhiệm chính
TS Lê Thị Liên (Viện Khảo cổ học)
TS Jun Kimura (Đại học Murdoch)
GS. Mark Staniforth (Đại học Monash)
Thành viên từ Việt Nam
Ths Bùi Văn Hiếu (Viện Khảo cổ học)
CN Đinh Thị Thanh Nga (Viện Khảo cổ học)
CN Nguyễn Văn Hội (Ban Quản lý các di tích trọng điểm tỉnh Quảng Ninh)
Lê Đồng Sơn (Trưởng phòng Văn hóa Thị xã Quảng Yên)
Chuyên gia kỹ thuật, nhà nghiên cứu độc lập, trợ lý khảo sát
TS. Christy Briles (Đại học Colorado Denver, Mỹ)
TS. Amer Khan (Kỹ thuật viên giám sát lặn khảo sát, Nam Úc),
TS. Paddy O’Toole (Monash University, Úc)
Ian MacCann (Chuyên gia truyền thông về khảo cổ học dưới nước, Úc)
Samanthi Dissanayake (Phóng viên chuyên trang khảo cổ học của BBC, Anh)
Kết quả sơ bộ
1. Tập huấn lặn vầ khảo sát tại Hội An
Đã có hai cán bộ trẻ của Phòng Nghiên cứu Khảo cổ học Dưới nước, Viện Khảo cổ học được đào tạo lặn khảo sát bằng bình khí nén. Trong đó 1 cán bộ đã được cấp chứng chỉ lặn quốc tế. Dự kiến vào cuối năm nay, sẽ có thêm một người nữa được cấp chứng chỉ. Trong quá trình khảo sát tại khu vực Cù Lao Chàm, ngoài các thông tin về di vật (chủ yếu là đồ gốm sứ) và tàu đắm do cư dân cho biết, đã phát hiện được một bộ phận của một chiếc mỏ neo bằng đá. Đây là một hiện vật quan trọng đánh dấu sự hiện diện của một bến cảng cổ ở khu vực này. Việc nghiên cứu tính chất và niên đại của di vật đang được tiếp tục. Một địa điểm tàu đắm trong vùng biển Quảng Nam cũng được Bảo tàng tỉnh thông báo.
Tập huấn lặn sử dụng bình khí nén ở Hội An (Nguồn: Ian McCann) |
Khảo sát Cù Lao Chàm (Nguồn: Ian McCann) |
2. Kết quả khảo sát tại Khu di tích Bạch Đằng
1 mẫu khoan sâu 2,33m đã được thực hiện trên bờ nam sông Chanh (khu vực ngoài thôn Đồng Cốc), nhằm nghiên cứu lịch sử hình thành và thay đổi của môi trường sông Bạch Đằng. Các chuyên gia tiếp tục khảo sát và nói chuyện với người dân tại các di tích lịch sử như Đình Trung Bản (xã Liên Vị), Đình Cốc (phường Nam Hòa), Đền Trần và Miếu Vua Bà (Phường Yên Giang) nhằm tìm hiểu mối liên hệ giữa các câu truyện truyền thuyết và sự kiện chiến thắng Bạch Đằng năm 1288; tình cảm và ý thức của nhân dân đối với truyền thống lịch sử và các di sản văn hóa còn lại. Đoàn cũng nói chuyện với những thợ đóng thuyền nan truyền thống và bày tỏ mong muốn phát triển các sản phẩm dành cho du khách.
Khảo sát khoan địa tầng ở Đồng Cốc (Nguồn: Lê Thị Liên) |
3. Kết quả khai quật và khảo sát khảo cổ học dưới nước tại các điểm bến cảng và làng cổ trong phạm vi xã Quan Lạn và xã Thắng Lợi
Bằng phương pháp lặn dùng bình khí nén và ống thở, đoàn đã tiến hành khai quật dưới nước trên diện tích nhỏ (1m2) tại hai khu vực: Mang Thúng và Cống Cái (xã Quan Lạn), đồng thời tiến hành thu thập mẫu di vật trên bờ theo phương pháp nghiên cứu thống kê mật độ xuất lộ trong phạm vi 1m2 tại hai địa điểm này. Đoàn cũng đã khảo sát, thu lượm mẫu vật và nghiên cứu địa tầng trong các khu vực xuất lộ nhiều di vật do việc ủi đất làm đường ra nhà máy xử lý rác thải tại thôn Sơn Hào. Kết quả cho thấy tại đây các dấu tích cư trú, kiến trúc, giếng nước của một làng cổ (Làng Vân Sơn theo các kết quả nghiên cứu trước đây) xuất lộ dày đặc. Niên đại của nhiều đồ gốm sứ, sành được xác định vào thời Trần. Nhiều di vật có niên đại sớm hơn (trước thế kỉ 10) và muộn hơn (thời Lê) cũng có mặt. Các dấu tích này cho thấy đây là một di tích cư trú-bến cảng cổ quan trọng và có tiềm năng nghiên cứu rất lớn.
Khu vực kháo sát ở Mang Thúng (Nguồn: Jun Kimura) |
Tại xã Thắng Lợi, việc khảo sát ven bờ thuộc khu vực các thôn 1, 2, 3, 4, 5 cũng phát hiện nhiều mảnh sành, sứ, gốm men. Các di vật này tập trung dày đặc ở các địa điểm Vụng Chuồng Bò, Vụng Huyện, với sự nổi trội các đồ gốm sứ có nguồn gốc Trung Hoa so với các địa điểm ở Quan Lạn và có thể một số có nguồn gốc khác. Thắng Lợi cũng là nơi đã có nhiều dấu tích của các kiến trúc chùa tháp được phát hiện và nghiên cứu trước đây. Việc nghiên cứu so sánh sâu hơn để xác định tính chất và niên đại cho các địa điểm này cần được tiếp tục.
Đồ gốm sành sứ ở Vụng Huyện (Nguồn: Bùi Văn Hiếu) |
Đồ gốm sành sứ ở Vụng Chuồng Bò (Nguồn: Bùi Văn Hiếu) |
4. Nghiên cứu lễ hội Quan Lạn
Lễ hội Quan Lạn được tổ chức hàng năm để kỉ niệm chiến thắng Vân Đồn do Trần Khánh Dư lãnh đạo, đánh tan đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ vào tháng 1 năm 1288. Cùng với chiến thắng Bạch Đằng vang dội diễn ra vào tháng 3 năm 1288, trận thủy chiến này góp phần to lớn vào việc quân dân Đại Việt đánh bại cuộc xâm lược lần thứ ba của quân Nguyên Mông. Việc ghi lại hình ảnh, nói chuyện với nhân dân và những người tham dự lễ hội, cùng với việc nghiên cứu hình thức tổ chức, nội dung các hoạt động nhằm tìm hiểu cách thức bảo lưu và truyền lại các kí ức lịch sử và mối liên hệ với trận đánh; sự hiểu biết và tình cảm của người dân và nhận thức của họ về các giá trị văn hóa truyền thống.
Lễ hội Quan Lạn (Nguồn: Ian McCann) |
5. Nhận xét và đề xuất
Trong thời gian làm việc, đoàn đã nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, Viện Khảo cổ học, các cấp lãnh đạo tỉnh, Ban lãnh đạo các cơ quan đối tác, các cá nhân tham gia và nhân dân địa phương nơi đoàn đến công tác. Đoàn đã có các hoạt động rất tích cực, triển khai ở nhiều nơi, thu được kết quả rất tốt. Một số nhận xét về các kết quả đạt được như sau:
- Việc thực hiện tập huấn lặn khảo sát ở Hội An là bước mở đầu quan trọng trong việc phát triển hoạt động này ở Việt Nam, nhằm từng bước nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ cấp trung ương và cấp cơ sở. Hội An là địa điểm lý tưởng cho các chương trình đào tạo thực hành. Trong các năm tới, các chuyên gia sẵn sàng tiếp tục mở các lớp tập huấn tương tự và mong muốn có sự ủng hộ của cơ quan nghiên cứu và quản lý văn hóa các cấp bằng việc cử cán bộ tham gia tập huấn, phối hợp tổ chức và hỗ trợ các cơ sở vật chất cần thiết như nơi ăn ở, phương tiện tàu thuyền.
- Các địa điểm nghiên cứu khảo sát tại khu di tích thương cảng Vân Đồn cho thấy tiềm năng nghiên cứu to lớn về nhiều mặt: Lịch sử hình thành, phát triển và hoạt động của các bến bãi; sự hình thành và phát triển các làng cổ, vai trò của các khu làng cổ trong quá trình hoạt động của thương cảng; khả năng phát hiện và nghiên cứu các di vật dưới nước là rất lớn.
- Khu vực miền Trung, đặc biệt là khu vực biển Cù Lao Chàm cho thấy tàng trữ những di sản văn hóa dưới nước giàu có, phản ánh một lịch sử giao lưu văn hóa và trao đổi thương mại từ rất sớm. Việc phát triển các hoạt động khảo sát, nghiên cứu và bảo vệ nguồn di sản văn hóa dưới nước ở đây cần có sự phối hợp của nhiều cơ quan chức năng và sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý cấp nhà nước.
Từ các kết quả nêu trên, nhằm tăng cường năng lực nghiên cứu, phát triển ngành khảo cổ học dưới nước ở Việt Nam, một số đề xuất cụ thể đối với Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Viện Khảo cổ học như sau:
- Đối với khu di tích Vân Đồn: Xây dựng chương trình hợp tác với các nhà nghiên cứu quốc tế và các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Ninh trong việc nghiên cứu khu di tích Vân Đồn và phát triển nguồn nhân lực (thực hiện các khóa đào tạo lặn và nghiên cứu).
- Đối với tỉnh Quảng Nam và khu vực Hội An: Tiếp tục hợp tác với các nhà nghiên cứu quốc tế và các cơ quan chức năng địa phương thực hiện các khóa đào tạo lặn và xây dựng kế hoạch khảo sát nghiên cứu, lập hồ sơ khoa học cho các di sản văn hóa dưới nước trong khu vực này.
Lê Thị Liên, Bùi Văn Hiếu
(Phòng Nghiên cứu Khảo cổ học Dưới nước)
- 21/05/2015 04:53 - Đại hội Chi bộ Viện Khảo cổ học nhiệm kỳ 2015 – 2020
- 24/04/2015 10:45 - Trao Quyết định bổ nhiệm Tổng biên tập Tạp chí Khảo cổ học
- 07/03/2015 13:26 - Công đoàn Viện Khảo cổ học dã ngoại đầu năm
- 05/03/2015 16:39 - Viện Khảo cổ học chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3
- 05/03/2015 13:43 - Viện Khảo cổ học chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3
- 09/01/2015 15:58 - HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ KHẢO CỔ HỌC DƯỚI NƯỚC NĂM 2014
- 31/12/2014 14:24 - Thông báo tuyển dụng viên chức
- 30/12/2014 16:48 - Hội nghị tổng kết công tác năm 2014 và phương hướng nhiệm vụ năm 2015
- 30/12/2014 13:44 - Hội nghị tổng kết công tác năm 2014 và phương hướng nhiệm vụ năm 2015
- 26/12/2014 14:52 - Hội thảo khoa học "Báo cáo kết quả khảo sát khai quật khảo cổ học đồ án: Bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích lịch sử chiến thắng Bạch Đằng, tỉnh Quảng Ninh 2014"
HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ KHẢO CỔ HỌC DƯỚI NƯỚC NĂM 2014
Thứ sáu, 09 Tháng 1 2015 18:00
Được sự đồng ý của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam từ ngày 18/6 đến ngày 19/7 năm 2014, đoàn hợp tác quốc tế về khảo cổ học dưới nước đã tiến hành các hoạt động tập huấn và khảo sát nghiên cứu tại Hội An (Quảng Nam), khu di tích Vân Đồn, khu di tích Bạch Đằng (Quảng Ninh). Ngoài ra, các thành viên của đoàn đã tiến hành nghiên cứu các mảnh tàu đắm, di vật trong sưu tập của Lâm Du Sênh tại thị trấn Châu Ổ (Quảng Ngãi) và thăm khu di tích Chùa Dạm (tỉnh Bắc Ninh).
Được sự đồng ý của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam từ ngày 18/6 đến ngày 19/7 năm 2014, Đoàn hợp tác quốc tế về khảo cổ học dưới nước đã tiến hành các hoạt động tập huấn và khảo sát nghiên cứu tại Hội An (Quảng Nam), khu di tích Vân Đồn, khu di tích Bạch Đằng (Quảng Ninh). Ngoài ra, các thành viên của đoàn đã tiến hành nghiên cứu các mảnh tàu đắm, di vật trong sưu tập của Lâm Du Sênh tại thị trấn Châu Ổ (Quảng Ngãi) và thăm khu di tích Chùa Dạm (Bắc Ninh).
Thời gian và chương trình làm việc
18- 20/6: Nghiên cứu các mảnh tàu đắm và di vật tại sưu tập của Lâm Du Sênh (thị trấn Châu Ổ, tỉnh Quảng Ngãi)
21- 27/6: Tập huấn lặn khảo sát bằng bình khí nén tại Hội An; khảo sát khu vực Cù Lao Chàm và làm việc với Bảo tàng tỉnh Quảng Nam, Ban Quản lý Biển Cù Lao Chàm; tiếp xúc với cư dân quanh vùng Hội An, Đà Nẵng và Cù Lao Chàm và một số sưu tập tư nhân nhằm thu thập các thông tin, tư liệu liên quan đến tàu đắm trong khu vực.
29/6-2/7: Thăm các điểm khai quật tại khu vực Yên Giang và các đền miếu liên quan đến trận thủy chiến Bạch Đằng (khu di tích Bạch Đằng, Thị xã Quảng Yên)
2-17/7: Khảo sát trên bờ và khai quật dưới nước tại khu di tích Vân Đồn (các khu vực Mang Thúng, Cống Cái, thôn Sơn Hào thuộc xã Quan Lạn, các di tích thuộc xã Thắng Lợi); Ghi chép về lễ hội Quan Lạn (liên quan đến trận thủy chiến của Trần Khánh Dư tại Vân Đồn năm 1288) . Báo các sơ bộ kết quả tại Hạ Long.
18-19/7: Báo cáo kết quả tại Viện Khảo cổ học; Thăm di tích chùa Dạm (Bắc Ninh)
Thành viên
Chịu trách nhiệm chính
TS Lê Thị Liên (Viện Khảo cổ học)
TS Jun Kimura (Đại học Murdoch)
GS. Mark Staniforth (Đại học Monash)
Thành viên từ Việt Nam
Ths Bùi Văn Hiếu (Viện Khảo cổ học)
CN Đinh Thị Thanh Nga (Viện Khảo cổ học)
CN Nguyễn Văn Hội (Ban Quản lý các di tích trọng điểm tỉnh Quảng Ninh)
Lê Đồng Sơn (Trưởng phòng Văn hóa Thị xã Quảng Yên)
Chuyên gia kỹ thuật, nhà nghiên cứu độc lập, trợ lý khảo sát
TS. Christy Briles (Đại học Colorado Denver, Mỹ)
TS. Amer Khan (Kỹ thuật viên giám sát lặn khảo sát, Nam Úc),
TS. Paddy O’Toole (Monash University, Úc)
Ian MacCann (Chuyên gia truyền thông về khảo cổ học dưới nước, Úc)
Samanthi Dissanayake (Phóng viên chuyên trang khảo cổ học của BBC, Anh)
Kết quả sơ bộ
1. Tập huấn lặn vầ khảo sát tại Hội An
Đã có hai cán bộ trẻ của Phòng Nghiên cứu Khảo cổ học Dưới nước, Viện Khảo cổ học được đào tạo lặn khảo sát bằng bình khí nén. Trong đó 1 cán bộ đã được cấp chứng chỉ lặn quốc tế. Dự kiến vào cuối năm nay, sẽ có thêm một người nữa được cấp chứng chỉ. Trong quá trình khảo sát tại khu vực Cù Lao Chàm, ngoài các thông tin về di vật (chủ yếu là đồ gốm sứ) và tàu đắm do cư dân cho biết, đã phát hiện được một bộ phận của một chiếc mỏ neo bằng đá. Đây là một hiện vật quan trọng đánh dấu sự hiện diện của một bến cảng cổ ở khu vực này. Việc nghiên cứu tính chất và niên đại của di vật đang được tiếp tục. Một địa điểm tàu đắm trong vùng biển Quảng Nam cũng được Bảo tàng tỉnh thông báo.
Tập huấn lặn sử dụng bình khí nén ở Hội An (Nguồn: Ian McCann) |
Khảo sát Cù Lao Chàm (Nguồn: Ian McCann) |
2. Kết quả khảo sát tại Khu di tích Bạch Đằng
1 mẫu khoan sâu 2,33m đã được thực hiện trên bờ nam sông Chanh (khu vực ngoài thôn Đồng Cốc), nhằm nghiên cứu lịch sử hình thành và thay đổi của môi trường sông Bạch Đằng. Các chuyên gia tiếp tục khảo sát và nói chuyện với người dân tại các di tích lịch sử như Đình Trung Bản (xã Liên Vị), Đình Cốc (phường Nam Hòa), Đền Trần và Miếu Vua Bà (Phường Yên Giang) nhằm tìm hiểu mối liên hệ giữa các câu truyện truyền thuyết và sự kiện chiến thắng Bạch Đằng năm 1288; tình cảm và ý thức của nhân dân đối với truyền thống lịch sử và các di sản văn hóa còn lại. Đoàn cũng nói chuyện với những thợ đóng thuyền nan truyền thống và bày tỏ mong muốn phát triển các sản phẩm dành cho du khách.
Khảo sát khoan địa tầng ở Đồng Cốc (Nguồn: Lê Thị Liên) |
3. Kết quả khai quật và khảo sát khảo cổ học dưới nước tại các điểm bến cảng và làng cổ trong phạm vi xã Quan Lạn và xã Thắng Lợi
Bằng phương pháp lặn dùng bình khí nén và ống thở, đoàn đã tiến hành khai quật dưới nước trên diện tích nhỏ (1m2) tại hai khu vực: Mang Thúng và Cống Cái (xã Quan Lạn), đồng thời tiến hành thu thập mẫu di vật trên bờ theo phương pháp nghiên cứu thống kê mật độ xuất lộ trong phạm vi 1m2 tại hai địa điểm này. Đoàn cũng đã khảo sát, thu lượm mẫu vật và nghiên cứu địa tầng trong các khu vực xuất lộ nhiều di vật do việc ủi đất làm đường ra nhà máy xử lý rác thải tại thôn Sơn Hào. Kết quả cho thấy tại đây các dấu tích cư trú, kiến trúc, giếng nước của một làng cổ (Làng Vân Sơn theo các kết quả nghiên cứu trước đây) xuất lộ dày đặc. Niên đại của nhiều đồ gốm sứ, sành được xác định vào thời Trần. Nhiều di vật có niên đại sớm hơn (trước thế kỉ 10) và muộn hơn (thời Lê) cũng có mặt. Các dấu tích này cho thấy đây là một di tích cư trú-bến cảng cổ quan trọng và có tiềm năng nghiên cứu rất lớn.
Khu vực kháo sát ở Mang Thúng (Nguồn: Jun Kimura) |
Khu vực kháo sát ở Cống Cái (Nguồn: Jun Kimura) |
Tại xã Thắng Lợi, việc khảo sát ven bờ thuộc khu vực các thôn 1, 2, 3, 4, 5 cũng phát hiện nhiều mảnh sành, sứ, gốm men. Các di vật này tập trung dày đặc ở các địa điểm Vụng Chuồng Bò, Vụng Huyện, với sự nổi trội các đồ gốm sứ có nguồn gốc Trung Hoa so với các địa điểm ở Quan Lạn và có thể một số có nguồn gốc khác. Thắng Lợi cũng là nơi đã có nhiều dấu tích của các kiến trúc chùa tháp được phát hiện và nghiên cứu trước đây. Việc nghiên cứu so sánh sâu hơn để xác định tính chất và niên đại cho các địa điểm này cần được tiếp tục.
Đồ gốm sành sứ ở Vụng Huyện (Nguồn: Bùi Văn Hiếu) |
Đồ gốm sành sứ ở Vụng Chuồng Bò (Nguồn: Bùi Văn Hiếu) |
4. Nghiên cứu lễ hội Quan Lạn
Lễ hội Quan Lạn được tổ chức hàng năm để kỉ niệm chiến thắng Vân Đồn do Trần Khánh Dư lãnh đạo, đánh tan đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ vào tháng 1 năm 1288. Cùng với chiến thắng Bạch Đằng vang dội diễn ra vào tháng 3 năm 1288, trận thủy chiến này góp phần to lớn vào việc quân dân Đại Việt đánh bại cuộc xâm lược lần thứ ba của quân Nguyên Mông. Việc ghi lại hình ảnh, nói chuyện với nhân dân và những người tham dự lễ hội, cùng với việc nghiên cứu hình thức tổ chức, nội dung các hoạt động nhằm tìm hiểu cách thức bảo lưu và truyền lại các kí ức lịch sử và mối liên hệ với trận đánh; sự hiểu biết và tình cảm của người dân và nhận thức của họ về các giá trị văn hóa truyền thống.
Lễ hội Quan Lạn (Nguồn: Ian McCann) |
5. Nhận xét và đề xuất
Trong thời gian làm việc, đoàn đã nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, Viện Khảo cổ học, các cấp lãnh đạo tỉnh, Ban lãnh đạo các cơ quan đối tác, các cá nhân tham gia và nhân dân địa phương nơi đoàn đến công tác. Đoàn đã có các hoạt động rất tích cực, triển khai ở nhiều nơi, thu được kết quả rất tốt. Một số nhận xét về các kết quả đạt được như sau:
- Việc thực hiện tập huấn lặn khảo sát ở Hội An là bước mở đầu quan trọng trong việc phát triển hoạt động này ở Việt Nam, nhằm từng bước nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ cấp trung ương và cấp cơ sở. Hội An là địa điểm lý tưởng cho các chương trình đào tạo thực hành. Trong các năm tới, các chuyên gia sẵn sàng tiếp tục mở các lớp tập huấn tương tự và mong muốn có sự ủng hộ của cơ quan nghiên cứu và quản lý văn hóa các cấp bằng việc cử cán bộ tham gia tập huấn, phối hợp tổ chức và hỗ trợ các cơ sở vật chất cần thiết như nơi ăn ở, phương tiện tàu thuyền.
- Các địa điểm nghiên cứu khảo sát tại khu di tích thương cảng Vân Đồn cho thấy tiềm năng nghiên cứu to lớn về nhiều mặt: Lịch sử hình thành, phát triển và hoạt động của các bến bãi; sự hình thành và phát triển các làng cổ, vai trò của các khu làng cổ trong quá trình hoạt động của thương cảng; khả năng phát hiện và nghiên cứu các di vật dưới nước là rất lớn.
- Khu vực miền Trung, đặc biệt là khu vực biển Cù Lao Chàm cho thấy tàng trữ những di sản văn hóa dưới nước giàu có, phản ánh một lịch sử giao lưu văn hóa và trao đổi thương mại từ rất sớm. Việc phát triển các hoạt động khảo sát, nghiên cứu và bảo vệ nguồn di sản văn hóa dưới nước ở đây cần có sự phối hợp của nhiều cơ quan chức năng và sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý cấp nhà nước.
Từ các kết quả nêu trên, nhằm tăng cường năng lực nghiên cứu, phát triển ngành khảo cổ học dưới nước ở Việt Nam, một số đề xuất cụ thể đối với Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Viện Khảo cổ học như sau:
- Đối với khu di tích Vân Đồn: Xây dựng chương trình hợp tác với các nhà nghiên cứu quốc tế và các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Ninh trong việc nghiên cứu khu di tích Vân Đồn và phát triển nguồn nhân lực (thực hiện các khóa đào tạo lặn và nghiên cứu).
- Đối với tỉnh Quảng Nam và khu vực Hội An: Tiếp tục hợp tác với các nhà nghiên cứu quốc tế và các cơ quan chức năng địa phương thực hiện các khóa đào tạo lặn và xây dựng kế hoạch khảo sát nghiên cứu, lập hồ sơ khoa học cho các di sản văn hóa dưới nước trong khu vực này.
Lê Thị Liên, Bùi Văn Hiếu
(Phòng Nghiên cứu Khảo cổ học Dưới nước)
I. Chức năng
- Viện Khảo cổ học là tổ chức nghiên cứu khoa học trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, có chức năng nghiên cứu những vấn đề cơ bản về khảo cổ học Việt Nam, nghiên cứu sự hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam; cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chiến lược, quy hoạch và chính sách xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; tổ chức tư vấn và đào tạo sau đại học về khảo cổ học; tham gia bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản văn hóa vật thể và phi vật thể Việt Nam.
- Viện Khảo cổ học có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, hoạt động từ ngân sách Nhà nước; là đơn vị kế hoạch tài chính của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
- Viện Khảo cổ học có trụ sở chính đặt tại thành phố Hà Nội; Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: Institute of Archaeology.
II. Nhiệm vụ và quyền hạn.
- Trình Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam chiến lược, quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm về phát triển Viện Khảo cổ học gắn với việc nghiên cứu khảo cổ học và tổ chức thực hiện sau khi phê duyệt.
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận thực tiễn cơ bản về khảo cổ học Việt Nam và khảo cổ học thế giới; những vấn đề cơ bản và cấp bách về lịch sử dân tộc, lịch sử văn hóa và văn minh Việt Nam nhằm phát huy truyền thống dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc;
- Kết hợp nghiên cứu và đào tạo trong lĩnh vực khảo cổ học, tham gia đào tạo sau đại học theo quy định của pháp luật; phát triển nguồn nhân lực có trình độ theo yêu cầu của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
- Theo chức năng, tổ chức thẩm định và tham gia thẩm định về mặt khoa học các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở các Bộ, ngành, địa phương theo sự phân công của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
- Phối hợp với các Viện trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, các cơ quan nghiên cứu khoa học của Bộ, ngành, địa phương tổ chức khảo sát, thăm dò, khai quật, sưu tầm, nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị các di tích khảo cổ học Việt Nam.
- Tổ chức hợp tác quốc tế về nghiên cứu và đào tạo theo quy định pháp luật hiện hành.
- Trao đổi thông tin khoa học với các cơ quan trong nước và nước ngoài theo quy định; quản lý tư liệu, thư viện; xuất bản các ấn phẩm khoa học; phổ biến các kết quả nghiên cứu khoa học và truyền bá kiến thức khoa học.
- Quản lý về tổ chức, bộ máy, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số người làm việc trong đơn vị; tài sản và kinh phí của Viện Khảo cổ học theo quy định của Nhà nước và theo sự phân cấp quản lý của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
Viện khảo cổ học (tên tiếng Anh: Institute of Archaeology) có chức năng nghiên cứu những vấn đề cơ bản về khảo cổ học Việt Nam, nghiên cứu sự hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam, cung cấp các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chiến lược, quy hoạch và chính sách xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Tổ chức tư vấn và đào tạo sau đại học về khảo cổ học. Tham gia bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản văn hóa vật thể và phi vật thể Việt Nam.
I. Vị trí và chức năng.
Viện Khảo cổ học (tên tiếng Anh: Institute of Archaeology) có chức năng nghiên cứu những vấn đề cơ bản về khảo cổ học Việt Nam, nghiên cứu sự hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam; Cung cấp các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chiến lược, quy hoạch và chính sách xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; Tổ chức tư vấn và đào tạo sau đại học về Khảo cổ học; Tham gia bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản văn hoá vật thể và phi vật thể Việt Nam.
II. Nhiệm vụ và quyền hạn.
- Trình Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam chiến lược, quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm về phát triển Viện Khảo cổ học gắn với việc nghiên cứu khảo cổ học và tổ chức thực hiện sau khi phê duyệt.
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận thực tiễn cơ bản về khảo cổ học Việt Nam và khảo cổ học thế giới; những vấn đề cơ bản và cấp bách về lịch sử dân tộc, lịch sử văn hóa và văn minh Việt Nam nhằm phát huy truyền thống dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc;
- Kết hợp nghiên cứu và đào tạo trong lĩnh vực khảo cổ học, tham gia đào tạo sau đại học theo quy định của pháp luật; phát triển nguồn nhân lực có trình độ theo yêu cầu của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
- Theo chức năng, tổ chức thẩm định và tham gia thẩm định về mặt khoa học các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở các Bộ, ngành, địa phương theo sự phân công của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
- Phối hợp với các Viện trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, các cơ quan nghiên cứu khoa học của Bộ, ngành, địa phương tổ chức khảo sát, thăm dò, khai quật, sưu tầm, nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị các di tích khảo cổ học Việt Nam.
- Tổ chức hợp tác quốc tế về nghiên cứu và đào tạo theo quy định pháp luật hiện hành.
- Trao đổi thông tin khoa học với các cơ quan trong nước và nước ngoài theo quy định; quản lý tư liệu, thư viện; xuất bản các ấn phẩm khoa học; phổ biến các kết quả nghiên cứu khoa học và truyền bá kiến thức khoa học.
- Quản lý về tổ chức, bộ máy, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số người làm việc trong đơn vị; tài sản và kinh phí của Viện Khảo cổ học theo quy định của Nhà nước và theo sự phân cấp quản lý của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
III. Cơ cấu tổ chức.
a. Các phòng (Trung tâm) nghiên cứu khoa học.
- Phòng Khảo cổ học Tiền sử;
- Phòng Khảo cổ học Sơ sử và Nhà nước sớm;
- Phòng Khảo cổ học Lịch sử;
- Phòng Nghiên cứu Con người và môi trường cổ;
- Phòng Thí nghiệm Khảo cổ học;
- Trung tâm Khảo cổ học Dưới nước;
b. Các phòng chức năng, chuyên môn nghiệp vụ
- Phòng Hành chính - Tổng hợp;
- Phòng Quản lý khoa học và Tư liệu - Thư viện;
- Phòng Kỹ thuật Khảo cổ học;
IV. Tạp chí Khảo cổ học.
Tạp chí Khảo cổ học là cơ quan ngôn luận của Viện Khảo cổ học; là diễn đàn khoa học của ngành và của bạn đọc quan tâm đến khảo cổ học. Tạp chí Khảo cổ học được tổ chức và hoạt động theo Giấy phép hoạt động báo chí, Luật Báo chí, các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực báo chí xuất bản và Quy chế về tổ chức và hoạt động của các tạp chí thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
V. Hội đồng khoa học.
Viện Khảo cổ học có Hội đồng khoa học làm chức năng tư vấn khoa học cho Viện trưởng. Các thành viên Hội đồng khoa học của Viện Khảo cổ học do Viện trưởng quyết định và bổ nhiệm sau khi được sự đồng ý của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
Hội đồng khoa học của Viện Khảo cổ học hoạt động theo Quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội đồng khoa học các đơn vị thuộc và trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam do Chủ tịch Viện ban hành.
VI. Lãnh đạo Viện Khảo cổ học.
Viện Khảo cổ học có Viện trưởng và không quá 02 Phó Viện trưởng. Viện trưởng, Phó Viện trưởng do Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm công chức lãnh đạo, viên chức quản lý các cấp thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
Viện trưởng chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Viện Khảo cổ học. Các Phó Viện trưởng chịu trách nhiệm trước Viện trưởng về những nhiệm vụ được Viện trưởng phân công.
Viện trưởng Viện Khảo cổ học có trách nhiệm xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động của Viện Khảo cổ học trình Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam ban hành.
Vòng ống chân, vòng ống tay, khuyên tai... được chế tác từ nhiều chất liệu của người Việt cổ thời văn hóa Đông Sơn cách nay 2500-2000 năm lần đầu tiên được trưng bày tại Bảo tàng Nghệ An.
Bảo tàng Nghệ An tổ chức trưng bày triển lãm Nghệ An thời tiền sử đến buổi đầu dựng nước. Các hiện vật trong bộ sưu tập đồ trang sức của người Việt cổ thời kỳ văn hóa Đông Sơn (cách nay 2500-2000 năm) là phần đặc biệt của triển lãm.
Vòng ống chân, hiện vật thu được tại di chỉ khảo cổ học Làng Vạc, huyện Nghĩa Đàn (nay là thị xã Thái Hòa) năm 1981. Vòng ống loại này thường có một rãnh hở để điều chỉnh độ rộng khi đeo. Ở vành miệng và thân vòng được gắn nhạc đồng. Vòng ống chân, hay ống tay ngoài chức năng trang sức còn có nhiệm vụ chống đỡ, làm vật cản khi những vật nhọn, nặng đâm vào cổ tay, cổ chân...
Vòng ống tay, hiện vật thu được tại huyện Tân Kỳ (Nghệ An). Theo nghiên cứu, những vòng ống tay, vòng ống chân hoa văn đẹp, đeo đầy những quả lục lạc tìm thấy không thể là của người dân Đông Sơn bình thường mà phải của tầng lớp quý tộc giàu có mới đủ khả năng và được quyền đeo. Điều này cho thấy xã hội thời cổ đã có sự phân hóa giàu - nghèo.
Vòng tay, hiện vật thu được tại di chỉ Đồng Mô, xã Hưng Thắng, huyện Hưng Nguyên. Theo tài liệu, người Việt cổ chọn lọc các chất liệu làm đồ trang sức rất đơn giản, dễ kiếm tìm và giàu màu sắc. Bắt đầu từ nguồn nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên như đá đến nguyên liệu do con người tạo ra như đồng và thủy tinh.
Một loại vòng tay khác thu được tại di chỉ Đồng Trương, huyện Anh Sơn năm 2000. Thông qua bộ sưu tập đồ trang sức cho thấy cư dân Đông Sơn trước hết sử dụng đồ trang sức đeo vào tai, cổ, ngón tay, cổ tay, cánh tay, bắp tay, cổ chân để làm đẹp...
Hầu hết hiện vật đồ trang sức văn hóa Đông Sơn thu được tại các di chỉ mộ táng. Trong các di chỉ mộ táng, các nhà khảo cổ tìm được vị trí của thân thể người chết như đúng chức năng của nó, gồm vòng tay ở tay, khuyên tai ở tai, hạt chuỗi ở cổ hay cổ tay. Điều này chứng tỏ người xưa giữ nguyên đồ trang sức khi chết, sống đeo đồ trang sức gì thì chết đeo đồ trang sức đó, nguyên vị trí.
Bộ nhẫn đeo tay, thu được tại di chỉ khảo cổ học Làng Vạc (huyện Nghĩa Đàn) năm 1973 và 1990. Ở thời kỳ văn hóa Đông Sơn, nhẫn dùng để đeo vào các ngón tay, chất liệu bằng đồng, màu xanh rỉ đồng, rộng bản với đường kính dao động 1,5-1,6 cm.
Chuỗi hạt này thu được tại di chỉ khảo cổ học Làng Vạc (huyện Nghĩa Đàn) năm 1973. Trong sưu tập tại bảo tàng, có 34 hiện vật chuỗi hạt gồm các loại chất liệu như đá, thủy tinh và đất nung. Hiện vật gồm một hạt hoặc nhiều hạt kết thành chuỗi, có lỗ xuyên suốt ở giữa để xâu dây dùng đeo cổ, đeo cổ tay và có thể ở cổ chân.
Bộ sưu tập khuyên tai tìm thấy tại di chỉ khảo cổ học Làng Vạc (huyện Nghĩa Đàn) năm 1973 và 1981. Tại bảo tàng có 65 hiện vật khuyên tai với chất liệu đá và thủy tinh. Các hiện vật cho thấy khuyên dùng để đeo tai, hình tròn, có khe hở, một mặt phẳng, một mặt có hai khớp với các màu sắc như xanh nhạt, màu xanh đậm, màu xanh lá cây.
Bà Nguyễn Thị Mai, Trưởng phòng Nghiên cứu kiểm kê bảo quản Bảo tàng Nghệ An cho biết, bộ sưu tập đồ trang sức văn hóa Đông Sơn tại bảo tàng có 495 hiện vật được chia thành 4 nhóm dựa vào tiêu chí chất liệu, bằng đá, đất nung, đồng và thủy tinh.
Cùng với các hiện vật là đồ trang sức thuộc văn hóa Đông Sơn, Bảo tàng còn trưng bày hàng trăm hiện vật quý giá khác được tìm thấy tại Nghệ An cùng niên đại thuộc văn hóa Đông Sơn. Nổi bật là chiếc trống đồng thu được tại xã Đồng Hợp huyện Quỳ Hợp tìm thấy năm 2006. Trống có đường kính 90 cm, đang được ghi nhận là chiếc trống đồng to và giá trị nhất tại Nghệ An đến nay.
Hải Bình (vnexpress.net)
Tạp chí Khảo cổ học số 6 - 2015
Thứ ba, 08 Tháng 3 2016 14:59
Tạp chí Khảo cổ học số 6 - 2015
Dày 100 trang (cả bìa) - khổ 19cmx27cm
Trong số này:
- Có 09 bài viết về tổng quan Khảo cổ học ở Việt Nam
- Có 01 bài viết về cố PGS.TS Diệp Đình Hoa
- Thông tin hoạt động Khảo cổ học
-Danh mục các bài đã đăng trên Tạp chí Khảo cổ học trong năm 2015.
- 19/05/2016 15:38 - Tạp chí Khảo cổ học số 1 - 2016
- 22/09/2015 12:32 - Sách Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 2014
- 22/09/2015 12:30 - Tạp chí Tiếng anh Khảo cổ học số 9/2014
- 22/05/2015 13:51 - Tạp chí Khảo cổ học số 2/2015
- 22/05/2015 13:50 - Tạp chí Khảo cổ học số 1/2015
- 02/03/2015 11:29 - Tạp chí Khảo cổ học số 6/2014 (chuyên đề Khảo cổ học dưới nước)