Nghệ thuật chạm gỗ và tạc tượng đồng bằng sông Hồng
Thứ tư, 13 Tháng 4 2016 13:37
Nghề mộc xuất hiện cách ngày nay hàng ngàn năm, nhưng cho tới thế kỷ XIV-XV, các làng nghề mộc vùng châu thổ sông Hồng mới dần được hình thành và phát triển.
Mặc dù xuất hiện muộn hơn các nghề có niên đại từ thời tiền, sơ sử (như nghề chế tác đá, nghề đan, nghề làm đồ gốm, nghề chế tác kim loại …) song nghề mộc ở nước ta vẫn được coi là một nghề nảy sinh và phát triển sớm, bởi nó phải đáp ứng một trong những nhu cầu thiết yếu của con người khi bước chân ra ngoài hang động, đó là nhu cầu tạo dựng nơi ở.
Cuốn sách Nghệ thuật chạm gỗ và tạc tượng đồng bằng sông Hồng của nhóm tác giả Trương Duy Bích và Trương Minh Hằng là thành quả nhiều năm khảo sát thực địa của nhóm nghiên cứu. Trong hệ thống các làng nghề thủ công mỹ nghệ vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, với mục đích là lựa chọn 4 làng có các nghề tương đối giống nhau và sử dụng nguyên liệu gỗ là nghề đóng đồ mộc, nghề chạm gỗ, nghề chế tác tượng Phật hoặc tượng các con rối … thuộc 4 xứ “Đông, Nam, Đoài, Bắc” của châu thổ sông Hồng, nhóm nghiên cứu đã thực hiện các đề tài: Làng nghề chạm gỗ La Xuyên, Làng nghề Chàng Sơn, Làng nghề chạm gỗ Phù Khê … Đây là những công trình thuộc hệ thống các đề tài “tiềm năng” của Viện.
Nội dung của cuốn sách bao gồm 2 phần lớn:
Phần 1: Đặc trưng nghệ thuật chạm gỗ và tạc tượng đồng bằng sông Hồng
Phần 2: Giới thiệu một số làng nghề tiêu biểu vùng đồng bằng sông Hồng
Với công trình này, nhóm tác giả tìm hiểu những vấn đề cốt lõi của nghệ thuật chạm khắc gỗ và tạc tượng với mục đích làm rõ những đặc trưng riêng biệt và sự đóng góp của dòng nghề này trong đời sống vật chất và tinh thần xã hội Việt xưa và nay.
-Nxb: Văn hóa - Thông tin
- Số trang: 390 trang
- khổ sách: 14,5x20,5
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
- 13/05/2016 11:30 - Hệ thống phòng thủ miền Trung dưới triều Nguyễn
- 13/05/2016 10:32 - Nho giáo đạo học trên đất Kinh Kỳ
- 26/04/2016 13:03 - Thành cổ Chămpa - những dấu ấn của thời gian
- 26/04/2016 12:42 - Tháp Dương Long – Kiến trúc và điêu khắc
- 05/04/2016 11:05 - Nghề luyện kim văn hoá Đồng Đậu
- 05/04/2016 11:04 - Đi tìm dấu tích Cung điện Đan Dương – sơn lăng của Hoàng đế Quang Trung
- 30/03/2016 14:08 - Hoa văn gốm văn hoá Đồng Đậu
- 30/03/2016 14:08 - Đồ đồng Thời Nguyễn
- 18/03/2016 09:35 - Mối quan hệ Văn hóa Đông Sơn với các nền văn hóa thời đại Kim Khí ở Nam Trung Quốc
Đi tìm dấu tích Cung điện Đan Dương – sơn lăng của Hoàng đế Quang Trung
Thứ ba, 05 Tháng 4 2016 11:04
Cuốn sách Đi tìm dấu tích Cung điện Đan Dương – sơn lăng của Hoàng đế Quang Trung của tác giả Nguyễn Đắc Xuân - Hội viên hội nhà văn Việt Nam, Hội khoa học lịch sử, Nhà nghiên cứu văn hoá Huế, ông đã xuất bản hơn 50 tựu sách về nghiên cứu lịch sử, văn hoá triều Nguyễn và Huế xưa xuất bản năm 2007 và lần này được tái bản lại năm 2015.
Trong lần tái bản này, tác giả đều dựa chủ yếu vào cuốn sách đã xuất bản nên không có gì mới. Do đó tác giả không đưa thêm những bài ấy vào cuốn sách tái bản lần này, tác giả giữ nguyên bản in lần trước, chỉ rút bớt những bài nghiên cứu về Nguyễn Huệ - Quang Trung không liên quan trực tiếp đến việc đi tìm dấu tích Cung điện Đan Dương đã đăng, cụ thể là các bài:
- Chiến dịch giải phóng Thuận Hoá – Phú Xuân diễn ra đúng vào ngày tháng nào trong năm 1786.
- Sự đóng góp của nhân dân Thuận Hoá – Phú Xuân cho phong trào Tây Sơn.
- Chân dung Nguyễn Huệ - Quang Trung qua một số thư tịch cổ.
Cuốn sách được xem như một đóng góp, một giải pháp mới cho một vấn đề lịch sử, không những là sự thao thức của giới nghiên cứu mà còn của dân tộc Việt trong và ngoài nước hơn nửa thế kỷ qua.
-Nxb: Thế Giới
-Số trang: 219 trang
-Khổ: 14,5x20,5 cm
Xin trân trọng giới thiệu !
Ngô Thị Nhung
- 13/05/2016 10:32 - Nho giáo đạo học trên đất Kinh Kỳ
- 26/04/2016 13:03 - Thành cổ Chămpa - những dấu ấn của thời gian
- 26/04/2016 12:42 - Tháp Dương Long – Kiến trúc và điêu khắc
- 13/04/2016 13:37 - Nghệ thuật chạm gỗ và tạc tượng đồng bằng sông Hồng
- 05/04/2016 11:05 - Nghề luyện kim văn hoá Đồng Đậu
- 30/03/2016 14:08 - Hoa văn gốm văn hoá Đồng Đậu
- 30/03/2016 14:08 - Đồ đồng Thời Nguyễn
- 18/03/2016 09:35 - Mối quan hệ Văn hóa Đông Sơn với các nền văn hóa thời đại Kim Khí ở Nam Trung Quốc
- 22/08/2015 21:29 - Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế: “Khảo cổ học Việt Nam- Lào-Campuchia trong tiểu vùng Mê Kông”
- 11/08/2015 14:17 - Lịch sử tỉnh Cao Bằng
Nghề luyện kim văn hoá Đồng Đậu
Thứ ba, 05 Tháng 4 2016 11:05
Việc phát minh ra nghề luyện kim, mà trước hết là luyện kim đồng đã đánh dấu một cuộc cách mạng lớn trong lịch sử kỹ thuật của nhân loại. Với những tác động to lớn, nghề luyện kim đã thúc đẩy xã hội tiến đến thời đại văn minh. Ở khu vực trung du và đồng bằng Bắc Bộ, nghề luyện kim đã xuất hiện từ giai đoạn Phùng Nguyên (4.000-3.500 BP), nhưng thực sự có sự phát triển mang tính dột phá như “cuộc cách mạng” từ giai đoạn Đồng đậu (3.500-3.000 BP), sau đó nó tiếp tục được phát triển lên một bước cao hơn trong giai đoạn Gò Mun (3.000-2.700 BP), và đạt đến đỉnh cao vào giai đoạn văn hoá Đông Sơn (2.700-1.800 BP).
Chuyên khảo “Nghề luyện kim văn hoá Đồng Đậu của tác giả Bùi Hữu Tiến được hoàn thiện dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học do Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn tài trợ kinh phí. Công trình là một tổng quan khoa học rất lý thú về một vấn đề mang tính then chốt trong nghiên cứu về khảo cổ học giai đoạn văn hoá Đồng đậu nói riêng và thời tiền sơ sử ở miền Bắc Việt Nam nói chung.
Đây là một công trình nghiên cứu toàn diện, hoàn thiện nhất về nghề luyện đúc đồng văn hoá Đồng Đậu, qua đó đã tái dựng lại bức tranh toàn cảnh, đầy sức cuốn hút về nghề luyện kim trong một giai đoạn phát triển bứt phá mạnh mẽ.
Trong công trình này, tác giả không những giới thiệu đầy đủ các nét đặc trưng về di tích và di vật cùng công nghệ sản xuất đồ đồng thau giai đoạn văn hoá Đồng Đậu, mà đặc biệt còn dùng các lý thuyết, cách tiếp cận mới ít được sử dụng trong nghành khảo cổ học ở Việt Nam như lý thuyết hệ thống, lý thuyết khan hiếm, lý thuyết mạng xã hội … để đi sâu phân tích, đánh giá, làm rõ tác động của nghề luyện kim đối với sự phát triển của kinh tế xã hội từ nông nghiệp, các nghề thủ công, mua bán, trao đổi đến đánh cá, săn bắn, thu lượm cũng như sự phân tầng xã hội, sự phân công lao động cùng vai trò của người đàn ông và các “thủ lĩnh luyện kim” trong đời sống xã hội lúc đó.
Với nguồn tư liệu phong phú, cách nhìn nhận đa chiều, sự phân tích cẩn thận, chu đáo và một tinh thần làm việc rất nghiêm túc, say mê, nhiệt huyết, sau 10 năm nghiên cứu, Bùi Hữu Tiến đã giới thiệu đến đông đảo bạn đọc, một ấn phẩm khoa học công phu với nhiều ý tưởng và nhận thức mới. Tác giả cho rằng nghiên cứu về nghề luyện kim chính là chìa khoá quan trọng nhất trong hành trình đi soi tìm, khám phá và khai mở những mảnh ghép lịch sử bí ẩn, để từ đó phác dựng lại bức tranh của thời kỳ văn hoá Đồng Đậu nói riêng và bức tranh lịch sử kinh tế của thời kỳ Tiền Đông Sơn nói chung.
Nxb: Thế Giới
Số trang: 219 trang
Khổ: 14,5x20,5 cm
Xin trân trọng giới thiệu !
Ngô Thị Nhung
- 13/05/2016 11:30 - Hệ thống phòng thủ miền Trung dưới triều Nguyễn
- 13/05/2016 10:32 - Nho giáo đạo học trên đất Kinh Kỳ
- 26/04/2016 13:03 - Thành cổ Chămpa - những dấu ấn của thời gian
- 26/04/2016 12:42 - Tháp Dương Long – Kiến trúc và điêu khắc
- 13/04/2016 13:37 - Nghệ thuật chạm gỗ và tạc tượng đồng bằng sông Hồng
- 05/04/2016 11:04 - Đi tìm dấu tích Cung điện Đan Dương – sơn lăng của Hoàng đế Quang Trung
- 30/03/2016 14:08 - Đồ đồng Thời Nguyễn
- 22/08/2015 21:29 - Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế: “Khảo cổ học Việt Nam- Lào-Campuchia trong tiểu vùng Mê Kông”
- 11/08/2015 14:17 - Lịch sử tỉnh Cao Bằng
- 11/08/2015 13:51 - Thanh Hóa tỉnh Vĩnh Lộc huyện chí
Đồ đồng Thời Nguyễn
Thứ tư, 30 Tháng 3 2016 14:08
Trong những di sản thuộc thời Nguyễn (1802-1945) còn lưu lại, sản phẩm bằng đồng là loại hiện vật phong phú, đa dạng với nhiều kiểu loại và nhiều cách chế tác độc đáo. Sản phẩm chất liệu đồng thời Nguyễn được các cơ quan chuyên môn thuộc triều đình hoặc các cơ sở đúc đồng sản xuất ra theo lệnh vua, phục vụ nhu cầu của vua, hoàng gia, hoàng tộc và triều đình, còn nhân dân và quan lại từ cấp cao đến cấp thấp cũng tự chế tác đồ đồng từ các lò địa phương để sử dụng trong sinh hoạt hoặc trong thờ tự. Như vậy, đã tồn tại hai dòng đồ đồng dưới thời Nguyễn: dòng thuộc nhà nước và dòng trong dân gian.
Dòng đồ đồng thuộc nhà nước có nhiều loại hình với đặc điểm khác nhau, từ loại có ý nghĩa đặc biệt đến những vật dùng trong trang trí kinh thành, cung điện, những vật dụng trong tế tự, các loại vũ khí .v.v… đồ đồng dòng này còn lại ngày nay chủ yếu tập trung ở Huế: một số trong Bảo tàng cung đình Huế, trong các lăng tẩm vua Nguyễn.
Đồ đồng trong dân gian thời Nguyễn cũng rất phong phú, đó là những loại dùng trong tôn giáo, trong sinh hoạt hay mục đích mỹ thuật.
Nội dung cuốn sách gồm 2 phần lớn là: dòng đồ đồng thuộc nhà nước và dòng đồ đồng trong dân gian.
Đồ đồng Thời Nguyễn được hình thành trên cơ sở luận án Phó Tiến sĩ “Cửu Đỉnh và cổ khí đúc thời Minh Mạng (1820-1840)” của tác giả. Có thể xem là công trình bước đầu hệ thống đồ đồng thời Nguyễn và là tài liệu học tập, tham khảo cho sinh viên Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn – ĐHQG TP Hồ Chí Minh.
- Tác giả: Đặng Văn Thắng - Phạm Hữu Công
- Nxb: Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh
- Số trang: 564 trang.
- Khổ sách: 14,5x 20,5cm
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
- 26/04/2016 12:42 - Tháp Dương Long – Kiến trúc và điêu khắc
- 13/04/2016 13:37 - Nghệ thuật chạm gỗ và tạc tượng đồng bằng sông Hồng
- 05/04/2016 11:05 - Nghề luyện kim văn hoá Đồng Đậu
- 05/04/2016 11:04 - Đi tìm dấu tích Cung điện Đan Dương – sơn lăng của Hoàng đế Quang Trung
- 30/03/2016 14:08 - Hoa văn gốm văn hoá Đồng Đậu
- 18/03/2016 09:35 - Mối quan hệ Văn hóa Đông Sơn với các nền văn hóa thời đại Kim Khí ở Nam Trung Quốc
- 22/08/2015 21:29 - Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế: “Khảo cổ học Việt Nam- Lào-Campuchia trong tiểu vùng Mê Kông”
- 11/08/2015 14:17 - Lịch sử tỉnh Cao Bằng
- 11/08/2015 13:51 - Thanh Hóa tỉnh Vĩnh Lộc huyện chí
- 20/07/2015 14:49 - Sưu tập sổ bộ Hán Nôm Nam Bộ (1819-1918) tại Trung tâm lưu trữ quốc gia II.
Buổi Lễ vinh dự được đón tiếp Đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Đồng chí Vũ Đức Đam, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, nguyên Chủ tịch Viện Hàn lâm; Đồng chí Chu Ngọc Anh, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; Đồng chí Phùng Xuân Nhạ, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; GS.TS. Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương; PGS.TS. Nguyễn Viết Thảo, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Đồng chí Lê Quang Vĩnh, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Đồng chí Bùi Trường Giang, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch Nước; Đồng chí Kiều Đình Thụ, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Đồng chí Mai Xuân Hùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội; Đồng chí Nguyễn Duy Thăng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ; Đồng chí Võ Tuấn Nhân, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; PGS.TS. Phan Văn Kiệm, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Đồng chí Vương Văn Đình, Phó Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương; Đồng chí Trần Ngọc Liêm, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng; Đồng chí Trần Minh Hùng, Phó Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam; Đồng chí Nguyễn Hữu Đức, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội; cùng các đồng chí đại diện cho Ban Tổ chức Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Kinh tế Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Văn phòng Chủ tịch Nước, Văn phòng Chính phủ, Đảng ủy Khối các Cơ quan Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Hải quân, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh… đại diện các trường đại học (Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh; Học viện Chính trị Bộ Công An). Ngoài ra có sự hiện diện của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng; các đồng chí đại diện cho thành phố Hải Phòng, các tỉnh Bắc Giang, Quảng Ninh, Nghệ An… cùng đại diện lãnh đạo các cơ quan báo chí, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam….
Về phía Viện Hàn lâm, có sự tham dự của GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn, Chủ tịch Viện Hàn lâm; các Phó Chủ tịch: PGS.TS. Bùi Nhật Quang, Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng; PGS.TS. Phạm Văn Đức; PGS.TS. Đặng Nguyên Anh cùng hơn 200 đồng chí là ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ Viện Hàn lâm, các đồng chí là lãnh đạo các Viện, tạp chí, các đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm; các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ khoa học đang công tác tại Viện Hàn lâm; các chiến sĩ thi đua cấp Viện Hàn lâm năm 2015 và các nhà khoa học tiêu biểu – đại diện hơn 2000 cán bộ, công chức, viên chức của Viện Hàn lâm.
Chủ tịch Nước Trần Đại Quang trao tặng Huân chương Lao động Hạng Nhất cho GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng
|
Trong không khí trang trọng và ấm áp, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Chủ tịch Nước Trần Đại Quang đã trao tặng Huân chương Lao động Hạng Nhất cho GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Viện Hàn lâm nhiệm kỳ (2011-2016), Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương đã có thành tích xuất sắc trong công tác quản lý và nghiên cứu khoa học từ năm 2011 đến năm 2015, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Chủ tịch Nước Trần Đại Quang nhiệt liệt chúc mừng GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng đã vinh dự nhận được Huân chương Lao động Hạng Nhất - phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước trao tặng. Đồng thời biểu dương những thành tích xuất sắc và đóng góp quan trọng của Viện Hàn lâm, góp phần tạo nên diện mạo và tiềm lực mới của nền khoa học xã hội Việt Nam theo hướng tiên tiến, hiện đại, ngày càng hội nhập sâu vào cộng đồng khoa học quốc tế. Chủ tịch nước ghi nhận những kết quả nghiên cứu, lao động sáng tạo của đội ngũ các nhà khoa học Viện Hàn lâm, đạt nhiều thành tựu trong nghiên cứu khoa học cơ bản, nghiên cứu triển khai và tư vấn chính sách, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhiều và nhận được những danh hiệu cao quý trong 60 năm qua: Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Sao Vàng…, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng phát biểu tại buổi lễ
|
Bày tỏ vinh dự khi nhận được phần thưởng cao quý, nguyên Chủ tịch Viện Hàn lâm, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh- GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh, Huân chương Lao động Hạng Nhất không chỉ là phần thưởng cao quý của riêng cá nhân đồng chí mà thực chất là sự ghi nhận và đánh giá chung của Đảng và Nhà nước đối với Viện Hàn lâm trong 5 năm qua. Đồng chí xúc động chia sẻ về những nỗ lực phấn đấu không ngừng và đóng góp của Viện Hàn lâm trong thời gian qua đã được xã hội ghi nhận trên các việc triển khai, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ về nghiên cứu khoa học xã hội; cung cấp luận cứ cho việc hoạch định đường lối, chiến lược, kế hoạch chính sách phát triển trong đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho Viện Hàn lâm cũng như cả nước, phục vụ tư vấn chính sách đối với các ban, bộ, ngành ở Trung ương và địa phương. Đây là cơ sở quan trọng để Viện Hàn lâm tiếp tục triển khai và đổi mới, sáng tạo theo tinh thần nâng cao chất lượng, hiệu quả thiết thực nhằm góp sức vào sự nghiệp chung của đất nước, hướng tới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế trong bối cảnh thế giới biến đổi nhanh chóng, khoa học công nghệ đang phát triển mạnh mẽ.
Chủ tịch Nước Trần Đại Quang chụp ảnh lưu niệm với
GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng và đại biểu tham dự |
Bên cạnh đó, Giáo sư trân trọng cám ơn sự quan tâm, ủng hộ và luôn tôn vinh nhà khoa học Viện Hàn lâm nói riêng và cả nước nói chung của lãnh đạo Đảng, Nhà nước - Chủ tịch Nước Trần Đại Quang và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương; các nhà khoa học luôn đồng hành, sát cánh cùng với đồng chí trong 5 năm qua. Đó là nguồn cổ vũ, động viên rất lớn để Viện Hàn lâm và cá nhân đồng chí hoàn thành tốt nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
Với tư cách là một nhà khoa học và trên cương vị là Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng nguyện sẵn sàng chia sẻ, hợp tác chặt chẽ với Viện Hàn lâm nhằm gắn kết công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dự nguồn chất lượng, lãnh đạo chính trị cấp cao của các cơ quan Trung ương, địa phương và hệ thống chính trị. Đồng thời mong muốn các tổ chức và cá nhân nhà khoa học tại Viện Hàn lâm sẽ tiếp tục gặt hái nhiều phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn sắp tới.
Nhân dịp này, GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng đã nhận được nhiều lẵng hoa tươi thắm và lời chúc mừng của các đồng chí đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương; Ban Lãnh đạo Viện Hàn lâm cùng toàn thể đồng nghiệp, đại biểu tham dự và người thân.
Nguồn: Thu Trang (vass.gov.vn)
Tới dự Lễ công bố và trao quyết định, Viện Hàn lâm vinh dự được đón tiếp Đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Đồng chí Vũ Đức Đam, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, nguyên Chủ tịch Viện Hàn lâm; Đồng chí Chu Ngọc Anh, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; Đồng chí Phùng Xuân Nhạ, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; GS.TS. Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương; PGS.TS. Nguyễn Viết Thảo, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Đồng chí Lê Quang Vĩnh, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Đồng chí Bùi Trường Giang, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch Nước; Đồng chí Kiều Đình Thụ, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Đồng chí Mai Xuân Hùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội; Đồng chí Nguyễn Duy Thăng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ; Đồng chí Võ Tuấn Nhân, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; PGS.TS. Phan Văn Kiệm, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Đồng chí Vương Văn Đình, Phó Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương; Đồng chí Trần Ngọc Liêm, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng; Đồng chí Trần Minh Hùng, Phó Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam; Đồng chí Nguyễn Hữu Đức, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội; cùng các đồng chí đại diện cho Ban Tổ chức Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Kinh tế Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Văn phòng Chủ tịch Nước, Văn phòng Chính phủ, Đảng ủy Khối các Cơ quan Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Hải quân, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh…
Đồng chí Vũ Đức Đam, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ đã trao Quyết định
cho GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn |
Về phía Viện Hàn lâm, có: GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn, Chủ tịch Viện Hàn lâm; PGS.TS. Bùi Nhật Quang, Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm; PGS.TS. Phạm Văn Đức, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm; PGS.TS. Đặng Nguyên Anh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm; cùng các đồng chí Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ; Ủy viên Hội đồng Khoa học Viện Hàn lâm; Lãnh đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc Viện Hàn lâm; Tổng biên tập, Phó Tổng biên tập tạp chí trực thuộc Viện Hàn lâm; Ban chấp hành Công đoàn và Ban chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Viện Hàn lâm…Sau khi Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng công bố Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Đồng chí Vũ Đức Đam, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ đã trao Quyết định số 818/QĐ-TTg ngày 16/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm giữ chức Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam thay GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Phát biểu tại buổi Lễ, Đồng chí Vũ Đức Đam, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, chúc mừng GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đã phân công, chúc mừng GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn đã được Đảng và Nhà nước tín nhiệm giao trọng trách mới, cũng như khẳng định sự tín nhiệm của các nhà khoa học đối với GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn. Chia sẻ với Tân Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, đồng chí Vũ Đức Đam mong muốn rằng, đồng chí Nguyễn Quang Thuấn kế thừa những thành tích mà GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng và Lãnh đạo Viện Hàn lâm đã đạt được, triển khai nhiều bước đi mạnh mẽ trong nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế, góp phần đưa khoa học xã hội Việt Nam hội nhập với quốc tế và khu vực.
GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn, Tân Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc sự tin tưởng của Đảng, Bộ Chính trị, Nhà nước, Chính phủ đối với cá nhân đồng chí; đồng thời, GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn ý thức được rằng đây là trọng trách nặng nề, vinh dự lớn lao mà Đảng và Chính phủ giao phó. Tân Chủ tịch Viện Hàn lâm quyết tâm, cùng với Ban Lãnh đạo Viện Hàn lâm, quán triệt sâu sắc chỉ đạo của Chủ tịch Nước Trần Đại Quang, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam để xây dựng chương trình hành động của Viện Hàn lâm, triển khai tốt nhất các hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo và tư vấn chính sách, đặc biệt là đào tạo đội ngũ các nhà khoa học của Viện Hàn lâm đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của tình hình mới trong bối cảnh quốc tế hiện nay, đưa Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam từng bước hội nhập và trở thành một trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia hàng đầu của Việt Nam và của khu vực.
Đồng chí Vũ Đức Đam, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ phát biểu tại buổi Lễ
|
GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phát biểu tại buổi Lễ
|
Giáo sư Chủ tịch Nguyễn Quang Thuấn cũng thay mặt tập thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Viện Hàn lâm mong muốn tiếp tục nhận được sự chỉ đạo thường xuyên của Chủ tịch nước, Chính phủ, các cơ quan của Đảng, Nhà nước; các Bộ, ngành Trung ương và địa phương; phấn đấu đưa Viện Hàn lâm phát triển vững chắc, đóng góp nhiều hơn nữa vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
|
|
Toàn cảnh buổi Lễ
Nhân dịp này, GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn đã nhận được nhiều lời chúc mừng và những bó hoa tươi thắm đầy tình cảm của Phó Thủ tướng Chính phủ, Viện Hàn lâm, Ban Tổ chức Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Kinh tế Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Văn phòng Chủ tịch Nước, Văn phòng Chính phủ, Đảng ủy Khối các Cơ quan Trung ương, Bộ Quốc Phòng, Bộ Tư lệnh Hải quân, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh… và các đại biểu tham dự./.
Nguồn: Thu Hà (vass.gov.vn)
Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Đồng chí Vũ Đức Đam, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, nguyên Chủ tịch Viện Hàn lâm; Đồng chí Chu Ngọc Anh, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; Đồng chí Phùng Xuân Nhạ, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; GS.TS. Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương; PGS.TS. Nguyễn Viết Thảo, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Đồng chí Lê Quang Vĩnh, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Đồng chí Bùi Trường Giang, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch Nước; Đồng chí Kiều Đình Thụ, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Đồng chí Mai Xuân Hùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội; Đồng chí Nguyễn Duy Thăng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ; Đồng chí Võ Tuấn Nhân, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; PGS.TS. Phan Văn Kiệm, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Đồng chí Vương Văn Đình, Phó Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương; Đồng chí Trần Ngọc Liêm, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng; Đồng chí Trần Minh Hùng, Phó Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam; Đồng chí Nguyễn Hữu Đức, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội; cùng các đồng chí đại diện cho Ban Tổ chức Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Kinh tế Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Văn phòng Chủ tịch Nước, Văn phòng Chính phủ, Đảng ủy Khối các Cơ quan Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Hải quân, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh…
GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn, Chủ tịch Viện Hàn lâm
phát biểu tại lễ Kỷ niệm |
Về phía Viện Hàn lâm, có: GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn, Chủ tịch Viện Hàn lâm; PGS.TS. Bùi Nhật Quang, Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm; PGS.TS. Phạm Văn Đức, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm; PGS.TS. Đặng Nguyên Anh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm; cùng các đồng chí Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ; Ủy viên Hội đồng Khoa học Viện Hàn lâm; Lãnh đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc Viện Hàn lâm; Tổng biên tập, Phó Tổng biên tập tạp chí trực thuộc Viện Hàn lâm; Ban chấp hành Công đoàn và Ban chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Viện Hàn lâm; Các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ khoa học đang công tác tại Viện Hàn lâm…
Phát biểu tại Lễ Kỷ niệm, Chủ tịch Nước Trần Đại Quang đã chúc mừng, biểu dương những kết quả, thành tích và đóng góp quan trọng của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, góp phần tạo nên diện mạo và tiềm lực mới của nền khoa học xã hội Việt Nam theo hướng tiên tiến, hiện đại, ngày càng hội nhập sâu vào cộng đồng khoa học quốc tế. Chủ tịch Nước nhấn mạnh, khoa học xã hội Việt Nam nói chung, trong đó có Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam nói riêng, đã góp phần xây dựng hệ thống quan điểm phát triển đất nước, bồi đắp nền tảng chính trị của chế độ; cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; khẳng định và nâng cao vai trò tiên phong của Đảng về chính trị, lý luận, trí tuệ, văn hóa và đạo đức; tuyên truyền, giáo dục, động viên và tổ chức nhân dân thực hiện các nhiệm vụ cách mạng. Đặc biệt, khoa học xã hội và nhân văn đã đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước; khẳng định lịch sử hình thành và phát triển dân tộc, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, bảo tồn các giá trị và bản sắc văn hóa Việt Nam.
Đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng quà cho Viện Hàn lâm |
Cùng với việc tập trung nghiên cứu các vấn đề khoa học xã hội cơ bản về đất nước, văn hóa và con người Việt Nam, Viện Hàn lâm cần tiếp tục nghiên cứu, luận giải những vấn đề cơ bản và chiến lược đã đặt ra; đồng thời, coi trọng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, dự báo xu hướng phát triển, cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, xây dựng chiến lược phát triển đất nước trong giai đoạn mới.
Qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm và nghiên cứu những vấn đề thực tiễn mới của đất nước cần giải đáp về mặt lý luận trong giai đoạn 2016-2020 và giai đoạn tiếp theo; đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu các vấn đề khoa học xã hội ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, chú trọng kết hợp giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu triển khai; tăng cường và mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế; đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, trình độ nghiệp vụ, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của những người làm công tác khoa học xã hội. Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học xã hội vững mạnh, đủ sức giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn của đất nước, tạo tiềm lực mạnh cho sự phát triển của khoa học xã hội trong thời gian tới, góp phần đưa nền khoa học xã hội Việt Nam đạt trình độ tiên tiến, ngang tầm các nước trong khu vực và trên thế giới.
Trong diễn văn Kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam, GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam khẳng định vai trò quan trọng và sự đánh giá cao cũng như sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đến khoa học công nghệ.
Chủ tịch Nước Trần Đại Quang và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chụp ảnh lưu niệm với Lãnh đạo Viện Hàn lâm và các đại biểu
|
Là một cơ quan có chức năng nghiên cứu khoa học, đào tạo và tư vấn chính sách, trong hơn 60 năm xây dựng và phát triển, các kết quả nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã đóng góp thiết thực vào việc cung cấp luận cứ khoa học cho Đảng, Nhà nước trong việc hoạch định đường lối, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển nhanh và bền vững của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Các kết quả nghiên cứu của Viện Hàn lâm đã thể hiện sự nghiên cứu có chiều sâu, góp phần xây dựng đường lối, chính sách dựa trên các luận cứ khoa học, đóng góp vào Văn kiện các kỳ Đại hội Đảng, nghiên cứu triển khai các nội dung Nghị quyết các kỳ Đại hội, đóng góp xây dựng dự thảo Hiến pháp, các bộ luật, triển khai nghiên cứu việc thực hiện các bộ luật trong đời sống, góp phần xây dựng dự thảo và phản biện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước...
Để khoa học thực sự đi vào cuộc sống và có những đóng góp thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn kêu gọi toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Viện Hàn lâm biến quyết tâm thành hành động để đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển đất nước, xứng đáng với niềm mong mỏi mà sinh thời, Bác Hồ đã gửi gắm ở các nhà khoa học.
Lãnh đạo Viện Hàn lâm và Lãnh đạo Bộ Công an
chụp ảnh lưu niệm tại buổi Lễ |
Thay mặt các nhà khoa học, GS.TS. Đỗ Tiến Sâm, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trung Quốc đại diện cho các thế hệ các nhà khoa học lớn tuổi; PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Châm, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa, đại diện cho các nhà khoa học nữ; TS. Võ Xuân Vinh, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Viện Hàn lâm, đại diện cho các thế hệ các nhà khoa học trẻ đã phát biểu những ý kiến của mình nhân dịp ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cảm ơn sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đến những người làm công tác nghiên cứu khoa học, đồng thời nói lên nguyện vọng của các nhà khoa học đối với Đảng và Nhà nước về nhiều vấn đề trong nghiên cứu khoa học và ổn định cuộc sống, yên tâm công tác; nhấn mạnh việc cụ thể hóa và đồng bộ hóa chính sách, quy định pháp luật về khoa học và công nghệ để các chủ trương, chính sách thực sự đi vào cuộc sống, tạo cơ hội cho các nhà khoa học được cống hiến, góp phần đưa nền khoa học nước nhà ngày càng phát triển.
|
|
Toàn cảnh lễ Kỷ niệm
Việc Chủ tịch Nước Trần Đại Quang đến thăm Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam vào đúng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam thể hiện sự quan tâm của Đảng, Chính phủ tới giới khoa học xã hội nói chung và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam nói riêng, đó là động lực to lớn thúc đẩy giới khoa học có nhiều công trình khoa học hơn nữa cống hiến cho sự phát triển bền vững của đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.
Viện Khảo cổ học sẽ tổ chức buổi Hội thảo khoa học "Báo cáo kết quả khai quật nghiên cứu di tích Bản Nàng 1 và khu mộ Huổi Pa thuộc vùng lòng hồ thủy điện Trung Sơn (Thanh Hóa)" do nhóm nghiên cứu thuộc Viện Khảo cổ học thực hiện.
- Thời gian: 09 giờ sáng ngày 21 tháng 4 năm 2016 (Thứ 5).
- Địa điểm: Hội trường Viện Khảo cổ học
Số 61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Chương trình:
9h - 9h15: Đón tiếp đại biểu.
9h15 - 9h30: Khai mạc.
9h30 - 10h: Ths Lê Hải Đăng trình bày kết quả khai quật nghiên cứu di tích Bản Nàng 1.
Tóm lược nội dung: Di tích nằm trong không gian và hệ thống di tích thời đại đá ở miền tây Thanh Hóa, trước đây được nhận định là thuộc hậu kỳ thời đại đá cũ. Tuy nhiên, ở đợt khai quật này bước đầu đã tìm được một số chứng cứ như: rìu mài, mảnh gốm và đặc biệt là mảnh nồi nấu kim loại bằng gốm… nằm trong tầng văn hóa ổn định, cho thấy di tích có niên đại muộn hơn nhiều, khả năng nằm ở giai đoạn hậu kỳ đá mới - sơ kỳ kim khí.
10h - 10h30: Nghiên cứu viên Nguyễn Văn Mạnh trình bày kết quả khai quật nghiên cứu di tích khu mộ Huổi Pa.
Tóm lược nội dung: bước đầu đã xác định đây là khu mộ cổ của người Thái nằm trong khung niên đại từ đầu thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX. Bên cạnh những yếu tố văn hóa của tộc người chủ thể, còn thấy nhiều yếu tố văn hóa của tộc người Mường sinh sống trên cùng địa bàn hiện diện khá đậm nét. Ngoài ra, những hiện vật gốm sứ tùy táng có nguồn gốc từ Hà Nội và Hải Dương, còn thể hiện rằng tộc người Thái đã có những giao lưu văn hóa, kinh tế với người Kinh ở “miền xuôi” từ rất sớm.
10h30 - 11h30: Thảo luận.
Viện Khảo cổ học trân trọng kính mời ông (bà) quan tâm đến tham dự.
Rất hân hạnh được đón tiếp./.
|
Với 140 di tích cùng hàng chục ngàn di vật khảo cổ được tìm thấy tại đây đã góp phần phản ánh sinh động lịch sử phát triển liên tục, lâu dài của khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long qua suốt 1300 năm. Đồng thời minh chứng rõ, khu vực xây dựng toà Nhà Quốc hội là một bộ phận quan trọng nằm ở phía Tây Nam của khu Trung tâm Cấm thành của Kinh đô Thăng Long ngàn năm văn hiến.
Để tạo nên sự kết nối hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, và để toà Nhà Quốc hội thực sự hoá thân vào tiến trình lịch sử vinh quang của dân tộc, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương dành một phần diện tích dưới tầng hầm của toà nhà để làm nơi trưng bày một số loại hình di tích, di vật tiêu biểu khai quật được dưới lòng đất toà Nhà Quốc hội nhằm tạo nên hình ảnh biểu trưng độc đáo của sự tiếp nối, tôn vinh giá trị truyền thống, phản ánh sức sống trường tồn của trung tâm quyền lực trong lịch sử vẻ vang của dân tộc, đồng thời góp phần quan trọng trong việc quảng bá giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long, đáp ứng yêu cầu tham quan và hưởng thụ văn hóa của nhân dân và khách quốc tế tại tòa Nhà Quốc hội.
Nội dung chính của khu Trưng bày "Những khám phá khảo cổ học dưới lòng đất Nhà Quốc hội" là giới thiệu một số loại hình di tích, di vật tiêu biểu, đặc sắc nhất khai quật được tại khu vực xây dựng Nhà Quốc hội vào những năm 2008-2009 dưới 2 tầng hầm của tòa nhà.
|
Các hiện vật kiến trúc có hình rồng, phượng tại khu trưng bày. |
Đây là trưng bày về khảo cổ học nên giải pháp trưng bày được thể hiện theo lát cắt địa tầng khảo cổ tức là theo thời gian từ xưa lại gần. Theo đó, phương pháp trưng bày được thực hiện mang tính thống nhất là trưng bày lồng ghép, xen cài giữa di tích và di vật, trong đó di tích được xem là "hồn cốt", di vật được xem là các "hạt nhân" được trưng bày ngay trong lòng các di tích nhằm đem lại những cảm xúc và ấn tượng mạnh cho từng không gian trưng bày.
Trong mỗi không gian trưng bày ở mỗi tầng hầm đều có những "điểm nhấn" tạo nên tính độc đáo, riêng biệt, đồng thời những "câu chuyện kể" về lịch sử phát hiện dưới lòng đất về Kinh đô Thăng Long xưa, trung tâm quyền lực lâu đời của quốc gia Đại Việt trong lịch sử được diễn giải sinh động qua di tích, di vật với những chủ đề và phong cách trình diễn đồ họa đặc sắc cùng hệ thống sa bàn, hình ảnh, Media và ánh sáng hiện đại.
|
Bức tranh gốm ghép bằng gạch ngói phát hiện tại các hố khai quật (Ảnh Thanh niên) |
Nhưng nét độc đáo nhất ở khu trưng bày này phải kể đến hai bức tranh tường đặc sắc có kích thước lớn được lắp ghép từ chính mảnh vỡ của các loại gạch ngói khai quật được tại khu di tích và chứa đựng những thông điệp của lịch sử xây dựng Kinh đô Thăng Long. Đó là bức tranh "Rồng bay" và "Bình minh Thăng Long" do nữ tác giả Bùi Thu Trang sáng tác. Bức tranh "Rồng bay" được khơi nguồn từ hình tượng rồng thời Lý và ghi chép của sử cũ về sự kiện năm 1010. Mùa thu năm ấy, khi đến thành Đại La, vua Lý Thái Tổ thấy rồng vàng hiện lên và sau đó đã quyết định hạ Chiếu dời đô từ Hoa Lư về đây và đổi tên là Thăng Long (Rồng bay lên). Tác phẩm "Bình minh Thăng Long" được lấy cảm hứng từ hình tượng lá đề và đầu ngói ống trang trí hoa sen lợp trên mái kiến trúc cung điện thời Lý để biểu đạt hình tượng về lịch sử khai sáng Kinh đô Thăng Long vào mùa thu năm 1010 cùng sự tỏa sáng rực rỡ của nền văn hóa Đại Việt kể từ vương triều Lý.
Theo PGS.TS. Bùi Minh Trí, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh thành, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho biết: "Ý tưởng trưng bày ở đây là phân theo địa tầng khảo cổ học, theo diễn biến thời gian từ xa xưa lại gần. Với cấu trúc đó, Tầng hầm 2: Trưng bày thời kỳ Tiền Thăng Long, thời kỳ trước khi Vua Lý Công Uẩn hạ Chiếu dời đô về đây; Tầng hầm 1: Trưng bày thời kỳ Thăng Long, tức là sau 1010, sau khi Vua Lý Công Uẩn hạ đô. Ở mỗi một tầng hầm, trong mỗi một không gian, chúng tôi lại lựa chọn những điểm nhấn nhằm đem lại những cảm xúc, những ấn tượng cho người xem và thể hiện những giá trị cốt lõi nhất của di sản đến công chúng một cách tự nhiên".
Để có được không gian này, là kết quả làm việc sau gần 4 năm miệt mài làm việc, của các nhà khoa học của Trung tâm Nghiên cứu Kinh thành thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, là đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện dự án, họ đã bảo quản những di tích, hiện vật nguyên gốc, nhằm đưa đến một không gian khảo cổ như đã tìm thấy tại khu di tích, để tạo ra một trưng bày mang tầm quốc tế, phản ánh trung thực, khách quan và có tính khoa học cao. Những công việc rất thầm lặng đó giờ đây đã có thể giới thiệu đến với công chúng với một khu trưng bày tuyệt vời.
Khu trưng bày những khám phá khảo cổ học dưới lòng đất Nhà Quốc hội có không gian dành cho trẻ em, thiết kế dành cho người tàn tật, những điều đó cho thấy, khu trưng bày này đang hướng tới cộng đồng, để kết nối cộng đồng với lịch sử, kết nối giữa Tòa nhà Quốc hội với nhân dân bằng niềm tự hào về lịch sử cha ông, và lịch sử của chính mảnh đất này.