Phát triển du lịch cộng đồng tại Quần thể danh thắng Tràng An

Cùng với việc phát triển các loại hình như du lịch sinh thái, tâm linh, di tích lịch sử văn hoá … thì phát triển du lịch cộng đồng tại Quần thể danh thắng Tràng An đang dần trở thành hướng đi gắn với hai mục tiêu quan trọng, mang tính chất then chốt gắn bảo tồn Di sản với đảm bảo sinh kế, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.
Quần thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình nằm ở phía Nam của châu thổ sông Hồng, cách Hà Nội khoảng 90 km về phía Đông Nam, khu di sản thế giới có diện tích 6.226 ha và vùng đệm có diện tích khoảng 6.026 ha nằm trên địa bàn của 12 xã, phường thuộc 05 huyện, thành phố của tỉnh Ninh Bình. Vùng lõi Di sản tập trung các dự án du lịch và khu, điểm du lịch,với hơn 90% dân số vùng lõi Di sản. Đặc thù địa hình có nhiều núi non, sông ngòi và hang động không thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, nhưng đã tạo ra cảnh quan đẹp, sơn thủy hữu tình, đây chính là tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch cộng đồng.
Cảnh quan danh thắng Tràng An
Tràng An điểm đến thu hút du khách trong và ngoài nước
Tràng An điểm đến thu hút du khách trong và ngoài nước
Cư dân địa phương gắn bó hàng nghìn năm với vùng đất Tràng An, chứng kiến nhiều biến đổi to lớn về môi trường, cảnh quan và khí hậu đã hun đúc và hình thành nên lối ứng xử tôn trọng thiên nhiên, sống hài hòa với thiên nhiên, thích ứng một cách linh hoạt với sự thay đổi môi trường sống. Với địa hình núi non hiểm trở và hệ thống hang động xuyên thủy độc đáo đã được người xưa lợi dụng các dãy núi làm tường thành tự nhiên, dựng cung điện làm kinh đô, sau này tiếp tục sử dụng làm vùng căn cứ địa chống giặc Nguyên Mông…Truyền thống sử dụng vùng đất và ứng xử với cảnh quan tự nhiên của cư dân Tràng An đã trở thành một trong những giá trị di sản được UNESCO vinh danh.

Mùa vàng trong quần thể danh thắng Tràng An
Trước khi Quần thể danh thắng Tràng An được công nhận là Di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới, nhiều gia đình rất nghèo, cuộc sống khó khăn, chỉ sống bằng nông nghiệp, chủ yếu là rồng trọt, hái lượm và nghề thủ công. Sau năm 2014, thời diểm Quần thể danh thắng Tràng An được ghi danh là Di sản Thế giới, đời sống kinh tế của người dân được cải thiện. Hiện nay, đã có trên 10.000 người tham gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch tại các khu, điểm du lịch, tạo sự chuyển đổi từ ngành nghề truyền thống sang các loại ngành nghề mới cụ thể như: dịch vụ đưa đón khách tại các điểm du lịch, dịch vụ mua bán hàng lưu niệm, dịch vụ ăn uống, nghỉ dưỡng, dịch vụ thông tin hướng dẫn lữ hành, dịch vụ chụp ảnh lưu niệm, dịch vụ trải nghiệm nông nghiệp và nông thôn, dịch vụ cung cấp lương thực, thực phẩm cho các nhà hàng, khách sạn…
Du lịch cộng đồng đem lại nhiều lợi ích cho cộng đồng địa phương, trên cả các góc độ kinh tế - văn hóa và môi trường. Du lịch cộng đồng đã cung cấp cơ hội tạo thêm việc làm và tăng thêm thu cho cộng đồng địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo, cung cấp thị trường cho hàng hoá và dịch vụ, đóng góp để bảo tồn và phát huy tài nguyên, truyền thống văn hóa của địa phương; bảo vệ môi trường tại điểm đến du lịch, nâng cao trình độ của cộng đồng địa phương và hình ảnh “Ninh Bình – Điểm đến của Di sản Thế giới”.
Trên cơ sở các điều kiện phát triển du lịch cộng đồng tại các khu, điểm du lịch tại Quần thể danh thắng Tràng An, một số giải pháp cần tiếp tục thực hiện như sau:
- Ưu tiên các nguồn lực cho việc khảo sát, nghiên cứu và phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn Di sản.
- Chú trọng công tác quy hoạch ngay từ khi bắt đầu triển khai các dự án tránh ảnh hướng đến các giá trị nổi bật toàn cầu của Quần thể danh thắng Tràng An.
- Cần thiết có sự tham gia của các chuyên gia trong các dự án phát triển du lịch cộng đồng, đầu tư có bài bản, chiều sâu, trọng tâm, trọng điểm, tạo hiệu ứng lan toả và hình thành thương hiệu sản phẩm du lịch.
- Tăng cường sự phối hợp của các công ty lữ hành từ việc khảo sát, xây dựng sản phẩm phù hợp nhu cầu của du khách, từ đó tăng tính kết nối tour, tuyến du lịch, khai thác được thế mạnh của du lịch cộng đồng trong các sản phẩm du lịch.
- Duy trì và phát huy bản sắc văn hóa, tính đặc trưng văn hoá Cố đô Hoa Lư, tiếp tục tập trung đào tạo, bối dưỡng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồ nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.
Tác giả: Nguyễn Ngọc Quý

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Viện Khảo cổ học - Nhà xb: Khoa học xã hội - 2024 - Số trang: 1358tr - Khổ: 19x27cm
- Tác giả: Trương Khởi Chi (Chủ biên) - Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội - Năm xb: 2021 - Khổ sách: 16 x 24 - Số trang: 661 trang
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244

Tạp chí

Phần 3: KCH sơ sử và nhà nước sớm
Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.

61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9134030
Số người đang online: 15