Thành Nhà Hồ - Thanh Hóa (27/06/2012)

 

 

Kích thước: 21 x 27 cm

Năm xuất bản: 2011

Số trang: 172

Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam, vùng đất Thanh Hóa luôn chiếm giữ vị thế quan trọng. Mảnh đất “Địa linh nhân kiệt” này còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu như: văn hóa Đa Bút, văn hóa Hoa Lộc, đền Bà Triệu

Giới thiệu về nội dung:

Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam, vùng đất Thanh Hóa luôn chiếm giữ vị thế quan trọng. Mảnh đất “Địa linh nhân kiệt” này còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu như: văn hóa Đa Bút, văn hóa Hoa Lộc, đền Bà Triệu….

Thành Nhà Hồ - Thanh Hóa được xây dựng và tồn tại trong những biến động cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV, gắn liền với sự nghiệp của nhà cải cách lớn Hồ Quý Ly. Đây là nơi duy nhất ghi dấu ấn đặc biệt cho việc thực hiện các quyết định cách tân đất nước của vương triều Hồ góp phần thúc đẩy và tăng cường các trào lưu tư tưởng mới ở Việt Nam và khu vực, đồng thời chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử và văn hóa của nước ta trong mối liên quan với các nước trong khu vực vào giai đoạn tiếp theo.

Cuốn sách: “Thành Nhà Hồ-Thanh Hóa” được các tác giả biên soạn nhằm giới thiệu tóm tắt các giá trị lịch sử văn hóa của di tích. Ấn phẩm đem đến cho bạn đọc hình ảnh về những chứng tích của một thời kỳ có nhiều biến động sâu sắc của xã hội Việt Nam đang trên đà cách tân mạnh mẽ để tiến tới một thời kỳ mới phồn thịnh hơn.

Cuốn sách gồm 5 phần chính:
1. Vị trí địa lý
2. Lịch sử
3. Quy hoạch tổng thể, cấu trúc các vòng thành và kỹ thuật xây dựng
4. Những di sản văn hóa phong phú trong vùng đệm
5. Giá trị lịch sử - Văn hóa

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Di sản lịch sử và những hướng tiếp cận mới (27/06/2012)

 

 

Kích thước: 16 x 24 cm

Năm xuất bản: 2011

Số trang: 373

“Di sản lịch sử và những hướng tiếp cận mới” là cuốn sách thứ 3 trong Tủ sách Khoa học xã hội, được thực hiện với sự tài trợ của Viện Harvard Yenching

Giới thiệu về nội dung:

“Di sản lịch sử và những hướng tiếp cận mới” là cuốn sách thứ 3 trong Tủ sách Khoa học xã hội, được thực hiện với sự tài trợ của Viện Harvard Yenching, là sự tiếp theo của các cuốn “Sự biến đổi của tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay” (2008) và “Nghiên cứu văn học Việt Nam - những khả năng và thách thức” (2009). Nội dung của cuốn sách gồm một số bài viết về lịch sử và khảo cổ học, hai trong số các ngành khoa học xã hội cơ bản của Việt Nam.

Mặc dù không có tham vọng tập hợp những kết quả nghiên cứu mới nhất nhưng cuốn sách đã cố gắng giới thiệu một số kết quả nghiên cứu theo hướng vận dụng các lý thuyết đang phổ biến trong giới nghiên cứu quốc tế, ứng dụng các phương pháp đa ngành và liên ngành, sử dụng kết quả của các phương pháp và kỹ thuật hiện đại trong lĩnh vực sử học và khảo cổ học với đối tượng nghiên cứu là các loại di sản lịch sử khác nhau, bao gồm các di sản vật thể, phi vật thể, sử liệu, văn liệu và cả các nguồn tư liệu không chính thống (theo quan niệm truyền thống), cũng như các sản phẩm trí tuệ của các học giả đi trước.

Chín bài viết được tập hợp trong cuốn sách này - với tư cách là những nghiên cứu trường hợp, có những cách tiếp cận đa dạng và sử dụng những phương pháp khác nhau để giải quyết hoặc xới lên các vấn đề đang được quan tâm. Trong khi có những bài viết thuần tuý mang tính chất là các khảo cứu thuộc chuyên ngành khảo cổ học hay sử học, bạn đọc có thể thấy một số bài viết vận dụng một cách linh hoạt các hướng tiếp cận thuộc cả hai chuyên ngành, đối tượng và phạm vi nghiên cứu cũng rất đa dạng.

Sau đây là một số vấn đề cơ bản được đề cập tới trong nội dung cuốn sách: Một số khuynh hướng lý thuyết của khảo cổ học và sử học đang hiện hành và việc ứng dụng các lý thuyết này ở Việt Nam.

Các phương pháp, kỹ năng thu thập và khai thác tư liệu, phương pháp nghiên cứu đa ngành, kỹ năng vận dụng các kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học khác nhau để giải quyết các vấn đề của khảo cổ học và sử học.

Những hướng tiếp cận khác nhau đối với các nguồn tư liệu khảo cổ học và lịch sử; những vấn đề có thể giải quyết cả trong nghiên cứu lẫn trong ứng dụng vào thực tế…

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Tạp chí khảo cổ học số 1/2012

 

 

Mục lục

1. Di chỉ Huổi Ca trong bối cảnh tiền sử thượng du sông Đà/Lê Hải Đăng.- Khảo cổ học, 2012, số 1.- Tr. 3-18

2. Khái luận khảo cổ học tiền sử khu vực vịnh Bái Tử Long/Trình Năng Chung.- Khảo cổ học, 2012, số 1.- Tr. 19-27

3. Di tích khảo cổ học Mỹ Lộc (Bình Dương): Tư liệu và nhận thức/Bùi Chí Hoàng.- Khảo cổ học, 2012, số 1.- Tr. 28-43

4. Thảm thực vật tiền sử - sơ sử Đông Nam Bộ qua phân tích bào tử phấn hoa/Phạm Đức Mạnh - Nguyễn Hồng Ân - Nguyễn Thị Mai Hương.- Khảo cổ học, 2012, số 1.- Tr. 44-53

5. Đồ gốm Champa 10 thế kỷ đầu Công nguyên từ tiếp cận khảo cổ học kỹ thuật và khảo cổ học xã hội/Lâm Mỹ Dung - Nguyễn Anh Thư.- Khảo cổ học, 2012, số 1.- Tr. 54-68

6. Gốm Việt Nam thời Lý/Bùi Minh Trí.- Khảo cổ học, 2012, số 1.- Tr. 69-74

7. Chùa Báo Ân (Gia Lâm - Hà Nội) trong hệ thống chùa thiền phái Trúc Lâm/Lê Đình Phụng.- Khảo cổ học, 2012, số 1.- Tr. 75-80

ĐỌC SÁCH VÀ THẢO LUẬN

8. Lý thuyết của Jared Diamond về sự sụp đổ của các xã hội và trường hợp Phù Nam/Đặng Ngọc Kính.- Khảo cổ học, 2012, số 1.- Tr. 81-87

TƯ LIỆU DỊCH

9. Mô hình mới hình thành con người hiện đại/A.P.Derevianko.- Khảo cổ học, 2012, số 1.- Tr. 88-94

THÔNG TIN HOẠT ĐỘNG KHẢO CỔ HỌC

GIỚI THIỆU SÁCH

 

Tận mắt hài cốt `cụ tổ` người Việt 1 vạn tuổi

 

 

Theo đo đạc của các nhà khoa học, Hang Mòi (Quần thể di tích danh thắng Tràng An, xã Trường Yên, Gia Viễn, Ninh Bình) rộng khoảng 200m2, cửa hang rộng 9,5m, sâu 21m. Chỗ cao nhất của trần hang là 10m.

Tận mắt hài cốt `cụ tổ` người Việt 1 vạn tuổi

Theo ông Dương Đình Thanh, hang Mòi được các nhà khảo cổ ĐH Cambridge đào thám sát 2 hố vào năm 2011. Tuy nhiên, đang đào bới thì họ rút đi. Hiện trong hang vẫn còn hố đào dở dang. Góc hang có một đống vỏ sò và các loại nhuyễn thể khác.

Chúng tôi bật đèn pin, soi từng góc gách hang Mòi, nhưng tuyệt nhiệt không thấy mẩu xương người nào. Chẳng lẽ các nhà khảo cổ đã đưa bộ xương này đi một cách bí mật.

Ông Thanh bảo rằng, mặc dù ông là người chỉ dẫn các nhà khảo cổ vào hang đào bới, song khi quá trình khai quật diễn ra, thì ông không được phép vào. Ông chỉ có nhiệm vụ canh gác, không cho người lạ xâm phạm vào hang mà thôi.

Tìm mãi không thấy xương cốt đâu, ông Thanh liên lạc với nhà khảo cổ Phan Thanh Toàn, là người trực tiếp đào bới và phát hiện bộ xương này. Sau khi trình bày đầu đuôi sự việc, nhà khảo cổ Phan Thanh Toàn mới tiết lộ rằng, bộ xương vẫn ở trong hố thám sát.

Tôi liền nhảy xuống hố sâu ngót 1m và lần tìm. Ở góc hang có một lớp đất vụn. Tôi dùng tay nhẹ nhàng gạt lớp đất vụn, thì đến lớp nilon. Nhấc tấm nilon thì hiện ra một đống xương trắng hếu, vỡ vụn, lẫn lộn với nhau. Nhìn cảnh xương cốt trắng hếu, ông Dương Đình Thanh chắp tay khấn vái. Ông cầu xin cụ tổ tha thứ cho sự xâm phạm của chúng tôi.

Tôi nhẹ nhàng nhặt từng mẩu xương lên quan sát, thì thấy có khá nhiều xương thể hiện rõ ràng là xương người, gồm xương sườn, xương ngón tay, ngón chân, xương đốt sống, xương ống tay, ống chân… Tuy nhiên, những xương dài như xương ống, xương sườn đều đã gãy thành những mẩu nhỏ.

Tôi tìm kiếm kỹ lưỡng nhưng không thấy mảnh xương sọ nào, cũng không thấy xương hàm, răng, đốt sống cổ, xương bánh chè, là loại xương rất bền. Sau này tôi mới biết, các nhà khoa học vừa phát hiện bộ xương thì dừng lại.

Tận mắt hài cốt `cụ tổ` người Việt 1 vạn tuổi

Mot phan bo xuong 1 van tuoi phat lo.

Xương người ở trong môi trường tự nhiên, chỉ độ vài trăm năm, sẽ mủn, hoặc nhẹ bẫng. Nếu bóp nhẹ, có thể vỡ vụn. Tuy nhiên, những mẩu xương này đều khá nặng, không kém đá là mấy. Như vậy, có thể tin rằng, bộ xương cụ tổ này đang trong quá trình hóa thạch.

 Theo ông Dương Đình Thanh, các nhà khảo cổ Anh quốc đã đào bới ở nhiều hang động trong Tràng An từ mấy năm nay, song họ chỉ phát hiện được vỏ ốc, vỏ sò. Khi phát hiện được công cụ lao động, hay món đồ trang sức bằng vỏ sò, đá, họ đã sung sướng lắm, hò hét ầm ĩ, tổ chức tiệc mừng. Ông bảo: “Không ngờ các nhà khảo cổ của nước ta, chỉ đào bới có vài hôm mà phát hiện được xương người, thứ mà mấy nhà khoa học quốc tế kia tìm kiếm bao năm nay. Công nhận nhà khảo cổ của ta giỏi thật”.

Chúng tôi tìm vào xóm 8, xã Gia Sinh (Gia Viễn, Ninh Bình), thì gặp các nhà khảo cổ của Viện Khảo cổ Việt Nam đang đào bới mấy hang động ở đây. Theo PGS.TS. Nguyễn Khắc Sử, qua việc thám sát hàng chục hang động, có thể khẳng định chắc chắn rằng, vùng Tràng An là nơi cư trú liên tiếp của người tiền sử.

TS. Sử cho biết, việc phát hiện hài cốt người tiền sử trong hang Mòi là phát hiện quan trọng. TS. Sử đoán rằng, qua việc xếp đá quanh bộ hài cốt, có thể đặt nghi vấn rằng, đây là mộ táng của người xưa. Nghiên cứu mộ táng, có thể biết được nhiều thông tin liên quan đến văn hóa, đời sống, tập quán của người xưa.

“Nguyên tắc của khảo cổ học là phải đào đến tận cùng. Tuy nhiên, không hiểu sao các nhà khảo cổ Anh đào chỉ được 40cm thì dừng lại. Chúng tôi đã tiếp tục công việc của các nhà khảo cổ Anh, đào sâu xuống lòng hang. Hố khai quật đã làm phát lộ 2 tầng văn hóa, gồm trước và sau biển tiến. Bộ xương này xuất hiện ở giai đoạn trước biển tiến. Như vậy, có thể tin rằng, bộ hài cốt này có tuổi cách ngày nay từ 7.000 đến 10.000 năm”, TS. Nguyễn Khắc Sử cho biết.

Tận mắt hài cốt `cụ tổ` người Việt 1 vạn tuổi

Xương ống

Hai nhà khảo cổ trực tiếp đào hố thám sát và phát hiện bộ hài cốt gồm Phan Thanh Toàn và Nguyễn Gia Đối, cho rằng, đây là phát hiện rất quan trọng với khảo cổ học thời kỳ đồ đá. Các nhà khảo cổ đào bới cả trăm hang động có người tiền sử sinh sống, may ra mới có một hang động phát hiện có xương cốt.

Ngay khi phát hiện bộ xương, các nhà khoa học của Viện Khảo cổ đã tạm dừng công việc khai quật. Sắp tới, Viện Khảo cổ sẽ mời chuyên gia nước ngoài tham gia cùng khai quật hang động này. Khi tiếp tục công việc, sẽ mở rộng hố khai quật thêm 4m2.

Cũng theo nhà khảo cổ Phan Thanh Toàn, qua việc phát hiện lớp đá rải dưới bộ xương, có thể tạm tin đây là mộ táng. Các nhà khảo cổ cũng đã từng phát hiện mộ táng kiểu này tại hang Con Moong (Thanh Hóa). Sắp tới, khi khai quật làm phát lộ hoàn toàn bộ xương, sẽ nghiên cứu nguồn gen, để biết người trong mộ này từ đâu đến, và họ di cư đi đâu.

Các nhà khảo cổ phát hiện tại hang Mòi một số mảnh xương lợn, mèo lớn, khỉ, don, rùa, chim, cá, cùng các loài nhuyễn thể như ốc núi, ốc suối, ốc mít, ốc lá, hến sông, hàu cửa sông, vọp, trùng trục dài, trai điệp sông, càng cua…

Công cụ ở hang Mòi chủ yếu là đá ghè đẽo, được làm từ đá cuội vôi, một số làm từ mảnh tước có dấu tu chỉnh làm dao cắt. Duy nhất có một công cụ cuội diabas, có dấu vết kỹ thuật bổ cuội và ghè tu chỉnh nhỏ làm nạo cắt. Đồ gốm có số lượng khá nhiều, đa số là loại gốm đất sét pha cát, thành gồm dày, gốm bở, dễ vỡ, trang trí văn thừng đập thô kiểu Đa Bút.

Thám sát hang Mòi cho thấy, cư dân ở đây sống trong hai trạng thái môi trường khác nhau. Giai đoạn đầu là môi trường lục địa, giai đoạn sau là môi trường biển. Niên đại dự đoán cho hang Mòi có thể mức sớm vào khoảng 7.000 đến 10.000 năm, còn mức muộn khoảng 3.500 đến 6.000 năm cách ngày nay.

 
 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Một phát hiện gây chấn động giới khảo cổ Nhật Bản

 

 

Giáo sư Hirayama Ren, chuyên ngành cổ sinh vật học Khoa Dinh dưỡng học Đại học Waseda, Nhật Bản, ngày 22/6 công bố phát hiện gây chấn động giới khảo cổ nước này về hóa thạch răng của loài khủng long ăn cỏ có kích thước lớn nhất Nhật Bản từ trước đến nay với chiều dài cơ thể tới 20m.

5 chiếc răng có niên đại thuộc kỷ Phấn trắng (Creta) cách nay 85 triệu năm này được xác định là hóa thạch thuộc cùng một loại được tìm thấy tại địa điểm ở thành phố Iwaki, tỉnh Fukushima, hai năm trước.

Theo Giáo sư Hirayama, địa điểm phát hiện các hóa thạch trên nằm gần công trường khai quật hổ phách của Bảo tàng hổ phách Kuji, thành phố Kuji, tỉnh Iwate. Mảnh răng đầu tiên được tìm thấy từ lớp bùn ven một nhánh của con sông Osawada hôm 23/3.

Các mảnh hóa thạch có chiều dài từ 2-4cm, đường kính 8mm. Các chiếc răng này có tiết diện hình tròn, xuất hiện các đường vân nhỏ đặc trưng trên bề mặt và nhỏ dần về phía đầu.

Từ cấu tạo đặc trưng của răng, các nhà khoa học xác định đây là loài khủng long ăn cỏ có đuôi và đầu dài. Chiều dài của đầu khoảng 60cm, chiều dài cơ thể tới 20m.

Loài khủng long chân thằn lằn này được cho là thuộc họ Titanosaurus, tương tự như loại Nemegtosaurus được tìm thấy ở Mông Cổ.


Hóa thạch loài khủng long chân thằn lằn tìm thấy ở Nhật Bản tính đến nay chỉ có 6 trường hợp. Các hóa thạch thuộc kỷ Phấn trắng (niên đại từ 65-100 triệu năm trước) được tìm thấy ở khu vực ven biển lần này đều rất quý hiếm và lần đầu tiên được tìm thấy với số lượng nhiều đến vậy.

Do loài khủng long ăn cỏ thường tụ tập theo bầy đàn và tiêu thụ một lượng lớn lá và cành cây nên hóa thạch này cũng có khả năng là của nhiều cá thể.

Gần địa điểm phát hiện răng hóa thạch, các nhà khảo cổ còn tìm thấy khoảng 150 mẩu hóa thạch của thằn lằn bay, rùa và cá sấu cùng niên đại kỷ Phấn trắng. Đoàn khảo cổ của Giáo sư Hirayama quyết định sẽ tiến hành thêm một cuộc khai quật kéo dài một tuần vào tháng 8 tới.

Giáo sư Hirayama bày tỏ hy vọng: “Nếu việc khai quật thêm giúp phát hiện được hóa thạch xương như phần đầu của khủng long thì đây có thể trở thành một phát hiện làm thay đổi lịch sử loài khủng long”.

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Nhà vệ sinh 3.500 tuổi là giả định táo bạo

 

 

Báo chí nước ngoài đưa tin tìm thấy nhà vệ sinh 3.500 tuổi tại Long An, song chính các nhà khoa học trong nước chủ trì khai quật lại không khẳng định điều đó.

Nhà vệ sinh 3.500 tuổi là giả định táo bạo

Nhà nghiên cứu nước ngoài được trích dẫn để chứng minh sự tồn tại của nhà vệ sinh tại Rạch Núi, Cần Giuộc, Long An là tiến sĩ Marc Oxenham, nhà khảo cổ học Úc. Ông cho biết có phân người và phân chó trong nhà vệ sinh đó được bảo quản hoàn hảo. “Trong đó có xương động vật vỡ, xương cá và cả rau xanh”, tiến sĩ Oxenham nói.

Một phó giáo sư - tiến sĩ quản lý dự án này cho biết “nhà vệ sinh” được nói đến là một khu vực có diện tích 2 m ×3 m có nhiều phân động vật - một dạng di tồn vật chất khó nhận biết. Rất may một nhà khảo cổ học Philippines từng tìm thấy và nghiên cứu phân chó trong di tích thời đại sắt đã nhận biết được ngay. “Vì đây là nơi tập trung nhiều nhất với khoảng 100 tiêu bản lớn nhỏ khác nhau được phát hiện tập trung nên có thể xem đây là một “nhà vệ sinh” thời cổ là vậy. Dĩ nhiên nhà vệ sinh phải trong ngoặc kép”, vị phó giáo sư này cho biết.

Cũng theo vị phó giáo sư, trước đó, các nhà khảo cổ học Nhật Bản từng nghiên cứu các di tồn tương tự cho rằng, nếu chúng tập trung một khu vực thì rất có thể đã có việc thuần dưỡng động vật giai đoạn đó. Phân tập trung cũng cho thấy động vật đã được nuôi nhốt tập trung vào một khu vực nhất định. Như vậy, phát hiện này cũng không phải quá mới.

Thạc sĩ Nguyễn Khánh Trung Kiên, chủ trì cuộc khai quật di tích này, cho biết: “Dấu vết của phân được tìm thấy nằm xung quanh các nền đất đắp có thể là các nền nhà cổ dạng giống nhà tranh vách đất ở nông thôn hiện nay. Không có khái niệm nhà vệ sinh theo cách hiểu thông thường ngày nay ở di chỉ này”.

Tuy nhiên, tiến sĩ cổ sinh học Vũ Thế Long lại cho rằng việc tập trung phân chó có thể được lý giải bằng một cách khác. “Tại Giồng Nổi, Bến Tre - một di tích rất gần Rạch Núi về không gian và hệ sinh thái, chúng tôi cũng phát hiện phân chó tập trung tương tự cùng với xương lợn và động vật khác. Với Bến Tre, chúng tôi giả định đây là nơi làm lễ hiến tế động vật, sau đó chó đến ăn xương và thải phân tại chỗ”, ông phân tích.

Cũng vì thế, ông cho rằng giả thuyết Rạch Núi có "nhà vệ sinh" từ 3.500 năm trước là giả định khoa học rất táo bạo. Muốn chứng minh điều đó, trước hết phải tìm thấy dấu tích hố trữ phân, xem xét các mẫu phân có phải phân người không. Cũng phải xem có chứng tích bã thức ăn cùng các trứng hay vật phẩm liên quan đến các loài động vật ký sinh trong ruột người hay không.

Từng nhiều năm cùng Cục Y tế dự phòng khảo sát các loại hình nhà tiêu ở đồng bằng sông Cửu Long, ông cho rằng khu vực này tồn tại nhiều tập quán vệ sinh có ảnh hưởng đến môi trường như cầu tõm, đi xuống mương... cần khắc phục. Chính vì thế, theo tiến sĩ Vũ Thế Long: “Nếu quả là đã tìm thấy dấu tích nhà vệ sinh ở đây từ 3.500 năm trước thì rất thú vị nhưng tôi e kết luận hơi vội”.

Từng tìm thấy di tích động vật

Đây không phải lần đầu di tích Rạch Núi được khai quật. Hai lần khai quật trước diễn ra năm 1978 và 2003. Những lần khai quật trước cũng cho thấy di tích động vật ở di chỉ rất đa dạng và phong phú. Tiến sĩ cổ sinh học Vũ Thế Long, người đã từng nghiên cứu tại đây năm 1978, cho biết lúc đó tại Rạch Núi này cũng đã có di tích xương chó và phân chó.

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Phát hiện viên ngọc trai cổ nhất thế giới

 

 

Các nhà nghiên cứu người Pháp đã khai quật được viên ngọc trai tự nhiên lâu đời nhất từ trước tới nay tại một khu khảo cổ thuộc thời kỳ đồ đá mới ở Ả-rập. Phát hiện này chứng tỏ ngư dân ở đây là những người đầu tiên trên thế giới biết bắt trai lấy ngọc đầu.

Được phát hiện tại một khu khảo cổ tại Umm al Quwain thuộc Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE), viên ngọc trai được xác định hình thành trong thời gian giữa 5547 năm và 5235 năm trước Công Nguyên.

“Các nhà nghiên cứu về ngọc trai và nữ trang đều cho rằng viên ngọc trai lâu đời nhất trên thế giới thuộc về viên ngọc trai 5000 năm tuổi Jomon được phát hiện ở Nhật Bản. Nhưng phát hiện tại bờ biển phía đông nam Ả-rập cho thấy điều này không đúng”, Vincent Charpentier, Sophie Méry và các cộng sự thuộc đoàn khảo học của Bộ Ngoại giao Pháp tại UAE cho biết trên tạp chí Arabian Archaeology and Epigraphy.

Viên ngọc trai có đường kính 2mm và có niên đại cách đây khoảng 7.500 năm là một trong những viên ngọc trai mới nhất được phát hiện tại các khu khảo cổ trên bán đảo Ả-rập.

Trong những năm vừa qua, các nhà nghiên cứu đã khai quật được 101 viên ngọc trai thuộc thời kỳ đồ đá mới, bao gồm ngọc của loài trai lớn Pinctada margaritifera và loài trai Pinctada radiata nhỏ hơn, nhưng tạo ra ngọc có chất lượng hơn.

“Phát hiện khảo cổ ngọc trai cho thấy rằng những ngư dân cổ đại ở đây đã bắt đầu biết bắt trai lấy ngọc, nhưng nghề này không còn tồn tại ở khu vực này ngày nay”, nhóm nghiên cứu cho biết.

Những ngư dân cổ đại chủ yếu sử dụng ngọc trai để làm đồ trang sức và sử trong nghi thức mai táng người chết. Ngoài ra, họ còn sử dụng vỏ của loài trai Pinctada margaritifera chế tác thành lưỡi câu để câu những loài cá lớn như cá ngừ và cá mập.

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Phát hiện hang động nghệ thuật gần 50.000 năm tuổi

 

 

Tại Tây Ban Nha, các nhà địa chất vừa phát hiện một hang động nghệ thuật gần 50.000 năm tuổi độc đáo.

Các nhà địa chất phát hiện 11 hang động nằm ở miền tây bắc Tây Ban Nha. Đặc điểm của những hang động này là có rất nhiều nét vẽ kéo dài trên vách đá. Ngoài ra, nhũ đá chảy xuống với nhiều màu sắc khác nhau.

Theo các chuyên gia, những đường vẽ nghệ thuật trên vách đá ở những hang động này xuất hiện cách đây chính xác là 40.800 trăm. Trong suốt thời gian đó, các tác phẩm này có thể được vẽ lại nhiều lần.

Tiến sĩ Alistair Pike, Đại học Bristol cho biết: “Việc phát hiện ra những hang động có nét vẽ nghệ thuật này cho thấy con mắt nghệ thuật của loài người ra đời rất sớm. Trước đây, một số hang động tương tự như thế này xuất hiện ở châu Phi có độ tuổi khoảng 70.000 – 100.000. Ở châu Âu, đây là những hang động lâu đời nhất và độc đáo nhất được tìm thấy”.

Các chuyên gia cũng suy đoán rằng, tác giả của những hang động này là người Neanderthal nguyên thủy sinh sống ở châu Âu cách đây 350.000 – 600.000 năm.

 

 

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Chùm ảnh di tích đàn tế Nam Giao (thành Nhà Hồ Thanh Hóa)

 

 

Bài và ảnh: Nguyễn Văn Kự Ngày 16-6-2012, tỉnh Thanh Hóa tổ chức lễ đón bằng công nhận Thành Nhà Hồ là Di sản văn hóa Thế giới do tổ chức Văn hóaKkhoa học và Giáo dục Liên Hiệp Quốc (UNESCO) trao.

Khu di tích đàn tế Nam Giao ở phía Nam thành Nhà Hồ tọa lạc trong tay ngai Đún Sơn ( còn gọi là núi Đún) thuộc địa phận xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, cách thành Nhà Hồ khoảng 2,5km về phía Nam.

Đây là nơi được Vương triều Hồ sử dụng để tế Trời, tế Thượng đế, tế Thần Đất và tất cả các loại thần khác nhằm cho quốc thái dân an, quốc gia trường tồn, muôn vật phồn thịnh để từ đó người dân được hưởng phúc lợi của trời. Đàn Nam Giao được xây vào 1402 dưới thời Vua Hồ Hán Thương. Sách Đại Việt sử kí toàn thư đã ghi “ Nhâm Ngọ 1402, tháng 8, Hán Thương sai đắp đàn Nam Giao ở núi Đún Sơn để làm lế tế Giao, đại xá thiên hạ. Ngày hôm tế, Hán Thương ngồi trên kiệu Vân Long đi từ cửa Nam đi ra”.

Do nhiều điều kiện khách quan, trải hơn 6 thế kỷ cho đến trước 2004, di tích đàn tế Nam Giao đã bị hủy hoại hoàn toàn. Từ 2004 đến nay, sau 4 đợt khai quật khảo cổ diện mạo mặt bằng tổng thể của khu di tích đàn tế Nam Giao đang ngày càng dần lộ rõ:  đó là nền đàn và các mặt bằng tổng thể của đàn.Dấu tích kiến trúc đàn tế đã xuất lộ chạy theo hướng Bắc – Nam là 250m, hướng Đông – Tây là 150m với tổng diện tích 35.000m2. Tính từ chân núi Đún, di tích đàn tế được xây dựng trên 5 tầng nền giật cấp cao dần lên, nền 1 là nền cao nhất với độ cao là 21,7m so với mực nước biển; nền 5 là nền thấp nhất có độ cao 12m so với mực nước biển.

Vật liệu chính để xây dựng đàn là đá xanh và nhóm vật liệu bằng đất nung ( gạch ngói,…). Một công trình kiến trúc được bảo tồn khá nguyên vẹn ở đây là Giếng Vua hay còn gọi là Ngự Dục, Ngự Duyên có hình vuông được kè đá theo các cấp bậc nhỏ dần vào lòng…

Đàn Nam Giao – một loại hình di tích cực kỳ quý hiếm trên đất nước ta. Đó là một mặt bằng tổng thể đàn tế còn tương đối nguyên vẹn cổ nhất Việt Nam. Đó cũng là một đàn tế vừa có đặc điểm chung của đàn tế giao phương Đông, cũng là  một đàn tế vừa có những nét đặc sắc riêng có của Việt Nam, khẳng định tinh thần tự tôn dân tộc rất cao của Vương triều Hồ cuối thế kỷ XIV đầu XV”. Chính điều này đã góp phần làm nên giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản thành Nhà Hồ ngày nay đã là Di sản Thế giới.

                     Nguồn: Trung tâm bảo tồn di sản Thành Nhà Hồ Thanh Hóa

                                                                    

 
 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Phát hiện răng voi hóa thạch ở Tuyên Quang

 

 

Trong đợt khảo sát điều tra khảo cổ học vào đầu tháng 5/2012 tại xã Hồng Lạc, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, các nhà khảo cổ Viện Khảo cổ học Việt Nam và Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang đã sưu tầm được một răng voi hóa thạch.

Phát hiện răng voi hóa thạch ở Tuyên Quang
Hóa thạch răng voi này được phát hiện tại khu vực sông Lô, đoạn chảy qua xã Hồng Lạc, nơi có di tích khảo cổ học nổi tiếng trên đất Tuyên Quang. Ông Nguyễn Thành Long, 63 tuổi, một người dân sở tại cho biết hóa thạch được tìm thấy ở độ sâu khoảng hơn 2 mét so với lòng sông Lô, trong một hố đào lòng sông để lấy cát sỏi. Lúc đầu, những người công nhân cho rằng nó chỉ là tảng đá tai mèo, nhưng do hình thù khá kỳ lạ nên nó đã được giữ lại. Trong quá trình bảo quản, hiện vật bị vỡ làm ba mảnh, nay đã được gắn chắp lại, nặng khoảng
2,5 kg. Bề ngoài thân răng được bao phủ lớp patin dầy, chứng tỏ mức độ hóa thạch rất lớn. 
                 
Răng voi có kết cấu thành từng phiến, gắn kết lại với nhau, khiến mặt nhai của răng giống như bàn nghiền, chà nát thức ăn thực vật để nuốt. PGS.TS. Trình Năng Chung (Viện khảo cổ học Việt Nam), trưởng đoàn khảo sát cho biết đây là hóa thạch của voi Châu Á, tên khoa học là Elephas maximus, hay còn gọi là voi Ấn Độ, kích thước nhỏ hơn voi Châu Phi. Voi châu Á có chiều cao từ 2,5-4m và cân nặng từ 3.000-4.000kg. 
 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Trang


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9024268
Số người đang online: 14