30 NĂM BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA HUẾ (1982-2012) (26/03/2015)

 

 

Cơ quan soạn thảo: Công ty cổ phần in Thuận Phát, Huế

Kích thước: 20x22

Hình thức bìa: mềm

Năm xuất bản: 2012

Địa chỉ liên hệ: Phòng Thông tin-Thư viện; 0973.944.857

Số trang: 103

- Tác giả: Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế.

Nội dung cuốn sách giới thiệu các hình ảnh, những câu nói của các nhà Lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong những lần đến thăm di tích cố đô Huế; các bài viết của các tác giả về hoạt động bảo tồn và phát triển giá trị di sản văn hóa Huế; giới thiệu các hình ảnh và các hoạt động bảo tồn di tích cố đô Huế.

 

Ngô Thị Nhung; Phòng Thông tin-Thư viện

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ TƯ VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG - TẬP III (26/03/2015)

 

 

Cơ quan soạn thảo: Nhà xuất bản Khoa học xã hội

Kích thước: 20x29

Hình thức bìa: mềm

Năm xuất bản: 2013

Địa chỉ liên hệ: Phòng Thông tin-Thư viện; 0973.944.857

Số trang: 882

- Tác giả: Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

Nội dung Tập 3 gồm nhiều bài viết liên quan đến 2 chủ đề:

1/ Phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội trong hội nhập và phát triển bền vững.

2/ Dân tộc và tôn giáo trong hội nhập và phát triển bền vững.

 

Ngô Thị Nhung; Phòng Thông tin-Thư viện

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

CÔNG CUỘC BẢO TỒN DI SẢN THẾ GIỚI Ở THỪA THIÊN HUẾ (26/03/2015)

 

 

Cơ quan soạn thảo: Công ty cổ phần in Thuận Phát, Huế

Hình thức bìa: cứng

Địa chỉ liên hệ: Phòng Thông tin-Thư viện; 0973.944.857

- Tác giả: Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế

Nội dung cuốn sách gồm 4 phần:

1/ Hành trình đến với di sản văn hóa thế giới.

2/ Quần thể di tích cố đô Huế - chặng đường 20 năm.

3/ Bảo tồn nhã nhạc cung đình Huế - 10 năm nhìn lại.

4/ Nhìn lại công tác bảo tồn qua một số lĩnh vực hoạt động

 

Ngô Thị Nhung; Phòng Thông tin-Thư viện

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

HÓA THẠCH ĐỘNG VẬT Ở DI CHỈ CỔ SINH HANG ĐÁ ĐEN, HUYỆN HÀM YÊN, TỈNH TUYÊN QUANG TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI KHU HỆ ĐỘNG VẬT CỔ Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM (26/03/2015)

 

 

Năm xuất bản: 2014

Địa chỉ liên hệ: Phòng Thông tin-Thư viện; ĐT: 04.39.332.071

Số trang: 84 

Tác giả: Nguyễn Anh Tuấn ( LVTS)

Đây là kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Anh Tuấn, chuyên ngành Động vật học, dưới sự hướng dẫn của TS. Vũ Thế Long.

Luận văn được thực hiện với các mục tiêu:

1/ Khai quật, nghiên cứu phân loại các hóa thạch thu được trong các đợt khai quật hang Đá Đen.

2/ Xác lập mối quan hệ giữa quần cư động vật hang Đá Đen với khu hệ động vật cổ có niên đại tương đương thuộc thế Pleistocene ở miền Bắc Việt Nam.

3/ Góp phần tư liệu nghiên cứu về phạm vi phân bố một số nhóm thú lớn trong thế Pleistocene, tìm hiểu nguyên nhân thu hẹp vùng phân bố/tuyệt diệt của các loài thú lớn từng phổ biến trong thế Pleistocene.

 

Ngô Thị Nhung; Phòng Thông tin-Thư viện

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Liên hoan phim khảo cổ học quốc tế lần thứ 16 tại Serbia

 

 

Liên hoan phim khảo cổ học quốc tế lần thứ 16 diễn ra tại thủ đô Belgrade, Serbia từ ngày 19-25/3.

Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Đông Âu, liên hoan phim năm nay sẽ là dịp để trình chiếu 22 bộ phim trong lĩnh vực khảo cổ học đến từ các quốc gia như Đức, Italy, Tây Ban Nha, Áo, Ba Lan, Hy Lạp, Slovenia, Croatia và Serbia.

Khách mời danh dự Iran cũng đem đến liên hoan bộ phim tái hiện về thời kỳ huy hoàng của Persepolis, một trong ba thủ phủ của Ba Tư, do vua Darius I cho xây dựng vào năm 522 trước Công nguyên.

Persepolis đã phát triển thịnh vượng cho đến khi bị đại đế Alexander chinh phục và phá hủy vào khoảng năm 300 trước Công nguyên.

Khách tham dự liên hoan phim năm nay sẽ có cơ hội để hiểu thêm về lịch sử của các địa danh khảo cổ học nổi tiếng của Peru, cảng Lipari của Italy, về người đầu tiên phát hiện ra cung điện Knossos của Hy Lạp...

Liên hoa phim khảo cổ học là một hoạt động thường niên do các tổ chức, viện nghiên cứu về văn hóa, lịch sử của các nước tham dự tổ chức.

Các bộ phim trình chiếu trong liên hoan không mang tính cạnh tranh mà chủ yếu nhằm cung cấp thêm kiến thức về văn hóa, lịch sử cho người xem.

Liên hoan phim lần thứ 15 được tổ chức tháng 3/2014 cũng đã thu hút được đông đảo người xem với những bộ phim giàu tính khoa học, tiếp cận với các di sản văn hóa trên thế giới một cách hấp dẫn.

Bảo tàng quốc gia ở Belgrade, Serbia là đơn vị đăng cai tổ chức thường niên của Liên hoan phim này./.

Nguồn: vietnamplus.vn

 
 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Người Neandertals đã sửa những móng vuốt của đại bàng đuôi trắng 130.000 năm trước

 

 

Người Neandertals Krapina có lẽ đã sử dụng những móng vuốt của đại bàng đuôi trắng làm đồ trang sức 130.000 năm cách ngày nay trước khi có sự hiện diện của người hiện đại ở châu Âu.

Người Neandertals đã sửa những móng vuốt của đại bàng đuôi trắng 130.000 năm trước

Các nhà nghiên cứu đã mô tả 8 chiếc móng vuốt còn khá nguyên của loài đại bàng đuôi trắng từ di chỉ người Neandertals ở Kranipa mà ngày nay thuộc Croatia, niên đại khoảng 130.000 năm cách ngày nay.

Các tác giả cũng gợi ý những đặc điểm đó có lẽ là một phần của sưu tập trang sức, có thể đeo ở cổ hoặc ở tay. Một số học giả khác tranh luận rằng, người Neandertals thiếu những khả năng về biểu tượng hoặc là họ đã sao chép những hành vi này từ những người hiện đại, nhưng sự có mặt của những móng vuốt đại bàng ám chỉ rằng người Neandertals ở Krapina có thể đã tìm được các móng vuốt đại bàng để dùng cho một số mục đích có tính biểu tượng.

Các nhà khoa học cũng chứng minh rằng, người Neandertals ở Krapina có thể đã biết đến chế tạo trang sức khoảng 80.000 năm trước trước khi có sự hiện diện của người hiện đại ở châu Âu.

Nhà nghiên cứu David Frayer nói rằng, “Đây thực sự là một phát hiện đầy ngạc nhiên. Đó là một trong những sự xuất hiện hoàn toàn bất ngờ. Bởi vì chả có gì là giống chúng cho tới thời gian gần đây chúng ta khám phá ra loại trang sức này”.

http://www.heritagedaily.com

Dịch: Phạm Thanh Sơn

 
 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Niên đại chính xác của mẫu than tro cổ tìm thấy gần một hộp sọ giúp chỉ ra một giai đoạn đặc biệt quan trọng thời tiền sử

 

 

Một phần hộp sọ người được khai quật năm 2008 ở miền Bắc Israel có thể nắm một số manh mối về nơi và thời điểm con người và người Neanderthals có lẽ đã giao phối.

hộp sọ

Manh mối để trả lời điều này cũng như những chủ đề quan trọng khác hoàn toàn là sự xác định niên đại của hộp sọ. Một sự kết hợp của các phương pháp niên đại đã có thể tiến hành xác định khoảng thời gian mà hang động này được cư trú và thậm chí là tuổi của hộp sọ mà một trong số đó được tiến hành nghiên cứu bởi Dr.Elisabetta Boaretto, viện nghiên cứu Weizman (DANGOOR Research Accelerator Mass Spectrometry).

Niên đại kết hợp đưa ra bằng chứng đó là người Homo sapiensHomo neanderthalensis có thể đã sống gần nhau trong một địa vực.

Hang Manot là một hang đá vôi tự nhiên đã được bịt kín khoảng 15.000 năm trước. Nó được khám phá bởi một xe ủi dọn đất và lần đầu tiên tìm thấy một phần hộp sọ. Tại đây diễn ra 5 mùa khai quật với một địa tầng dày, gồm có các công cụ đá và các mức địa tầng bao trùm từ khoảng thời gian 55.000 tới 27.000BP.

Để định niên đại hộp sọ đã cho thấy một số khó khăn. Dr. Elisabetta Boaretto nói rằng “Vì hộp sọ đã bị di chuyển từ tầng chứa nó và trầm tích khu vực đó có lẽ đã bị lắng đọng”. “Chúng tôi phải tìm kiếm các manh mối để nói cho chúng tôi biết thời gian và địa điểm mà nó thuộc về vị trí của các dữ liệu khảo cổ học ở hang Manot”.

Tuổi của hộp sọ lần đầu được xác định là 54.7 nghìn năm trước bằng một kỹ thuật đã biết đến là phương pháp uranium-thorium. Nhưng có thể đánh giá sai số của loại phương pháp này là phải thêm hay trừ đi 5.500 năm. Để thu được niên đại được xác định có giá trị, một phương pháp khác đã được yêu cầu ví dụ như phương pháp cácbon phóng xạ.

Để xác định được tuổi và xác định thời điểm chủ nhân hộp sọ đó đã sống ở hang Manot, nhóm nghiên cứu khảo cổ học được dẫn dắt bởi giáo sư Israel Hershkovitz của đại học Tel Aviv, tiến sĩ Ofer Marder của đại học Ben Gurion…Cô ấy và nhóm nghiên cứu đã tha giam vào cuộc khai quật hang Manot đồng thời áp dụng phương pháp cácbon phóng xạ, rất cẩn thận để chọn lựa các mẫu than, cho nên toàn bộ hang động và thời điểm con người chiếm cư đều được đánh dấu chi tiết trên sơ đồ. Sự kết hợp phương pháp cácbon và uranium-thorium đã có thể khẳng định niên đại hộp sọ là khoảng 55.000 năm cách ngày nay.

Niên đại và hình dáng hộp sọ ở hang Manot đã cung cấp một số tình tiết bằng chứng là con người và người Neanderthals có thể đã giao phối với nhau khi con người di cư ra ngoài châu Phi. Niên đại một phần hộp sọ cổ 55.000 năm cách ngày nay là bằng chứng đầu tiên của con người cư trú ở khu vực này cùng với thời điểm người Neanderthals sinh sống. Giờ đây các nhà khảo cổ học đang kiếm tìm các bằng chứng về quá trình cư trú của người cổ ở hang động này. Thực vậy, nếu sự hỗn trủng giữa con người và người Neanderthals đã được diễn ra ở khu vực này, thì nó sẽ gợi ý một điều rằng chủ nhân của hộp sọ và họ hàng của anh ta có thể là tổ tiên của tất cả người hiện đại không thuộc về những người đến từ châu Phi.

http://www.heritagedaily.com

Dịch: Phạm Thanh Sơn

 
 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Hướng nghiên cứu mới về sự phát triển răng ở các cá thể đang trưởng thành của họ người trong quá trình tiến hóa

 

 

  Tanya Smith của đại học Havard nói rằng, chiếc răng của người vượn trưởng thành phát triển theo cái cách không giống những răng của người hiện đại hoặc khỉ nhân hình.

sự phát triển răng ở các cá thể đang trưởng thành của họ người

CAMBRIDGE, MASSACHUSETTS - Tanya Smith của đại học Havard nói rằng, chiếc răng của người vượn trưởng thành phát triển theo cái cách không giống những răng của người hiện đại hoặc khỉ nhân hình. “Chúng tôi tính toán độ tuổi khi chết của 16 cá thể hóa thạch sống giữa 1 triệu và 4 triệu năm trước, đồng thời đã xem xét cách thức hình thành có liên quan gì tới những người đang sống và tuổi tương tự của loài tinh tinh,” cô ấy giải thích. Hơn thế nữa, cắt lát mỏng bên trong răng của chúng và kiểm tra cấu trúc dưới kính hiển vi, Smith và đồng nghiệp của cô ấy đã sử dụng X-Rays có độ phóng đại lớn phát ra bởi một synchrotron để tạ ra các hình ảnh có độ phân giải siêu cao về các cấu trúc bên trong của răng. Sau đó bằng việc đếm các vạch phát triển hàng ngày, họ đã xác định tuổi chính xác cho mỗi cá thể. Nhóm nghiên cứu cũng đã khám phá một sự biến đổi/đa dạng lớn trong tốc độ phát triển cho các cá thể bị hoá thạch khác. Cô ấy kết luận, “các hóa thạch này phải được xem xét một cách độc lập vì chúng có con đường tiến hóa riêng mà không giống với động vật đang sống”. 

http://www.archaeology.org

Dịch : Phạm Thanh Sơn

 
 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Làm đường, phát hiện di tích

 

 

Ông Hồ Xuân Tịnh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) tỉnh Quảng Nam, cho biết hiện nay Viện Khảo cổ học vẫn đang khai quật tại Khu Di tích Triền Tranh (thôn Chiêm Sơn, xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam).

Trước đó, cuối tháng 8-2014, đơn vị thi công đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi phát hiện nhiều hiện vật cổ như ngói, gạch… gần khu Di tích Triền Tranh. Sau đó, cơ quan chức năng nhận định đây có thể là một góc tường bao của khu đền thờ thuộc khu Di tích Triền Tranh. Do đó, từ tháng 12-2014, Bộ VH-TT-DL đã giao Viện Khảo cổ học phối hợp với Sở VH-TT-DL tỉnh Quảng Nam tiến hành khai quật khu vực này.

Khai quật khảo cổ tại Khu Di tích Triền Tranh trong ngày 4-3.
Khai quật khảo cổ tại Khu Di tích Triền Tranh

Theo ông Đặng Văn Minh, Phó trưởng Phòng Văn hóa thông tin huyện Duy Xuyên, Triền Tranh là di tích văn hóa Chămpa có từ thế kỷ thứ X-XI, được xếp hạng di tích cấp tỉnh. Di tích này hiện chỉ còn là một phế tích với phần nền móng được cho là của một khu đền. Đến nay, công tác khai quật đang được tiến hành nên các nhà khoa học chưa đưa ra nhận định nào về kết quả nghiên cứu tại di tích.

(Theo: Q.Vinh - http://nld.com.vn/)

 
 
 
Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Phát hiện hóa thạch cổ xưa nhất của loài người

 

 

Một mẩu xương răng người hàm dưới được khai quật ở Ethiopia, châu Phi có niên đại 2,8 triệu năm, cho thấy lịch sử loài người có từ sớm hơn chúng ta vẫn tưởng 400.000 năm.

Phát hiện hóa thạch cổ xưa nhất của loài người
Mẩu hóa thạch xương răng hàm dưới được tìm thấy ở Ethiopia. (Ảnh: Discovery News).

Các nhà khoa học đã khai quật được hóa thạch trên tại khu vực Ledi-Geraru ở bang Afar, phía bắc Ethiopia. Trước đây, hóa thạch người cổ nhất được biết đến có niên đại khoảng 2,3-2,4 triệu năm. Phát hiện này giúp đẩy lùi lịch sử tiến hóa của nhân loại vào quá khứ khoảng 400 nghìn năm.

"Ba triệu năm trước đây, loài người đương đối giống khỉ, sống trên cây và đi bằng hai chân", Brian Villmoare, nhà nghiên cứu ở Đại học Nevada Las Vegas, dẫn đầu nghiên cứu hóa thạch vừa tìm thấy cho biết. "Họ sống trong rừng, có bộ não nhỏ, không ăn thịt hay sử dụng công cụ".

"Sau hai triệu năm, loài người có bộ não lớn, sử dụng công cụ đá và ăn thịt. Do đó, giai đoạn chuyển tiếp này cực kỳ quan trọng về mặt tiến hóa của con người".

Villmoare và cộng sự cho rằng hóa thạch xương răng người vừa được tìm thấy có thể là tổ tiên chung của hai dòng người tách biệt phân chia khoảng 2,3 triệu năm trước, một dòng ở lại Ethiopia và dòng kia đi sang Tanzania.

Theo Discovery News, vì chỉ tìm thấy một mẩu xương răng hàm dưới nên các nhà khoa học không thể cho biết thêm về phần cơ thể còn lại của cá thể này.

"Tuy nhiên", Villmoare nói thêm, "mẩu xương có những yếu tố cho thấy răng hàm dưới đã thu nhỏ lại, phù hợp cho việc thích nghi tiến hóa sang chi Người".

(Theo: Khoahoc.tv)

 
 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Trang


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9025462
Số người đang online: 16