Trung Quốc: Ngôi mộ thời Minh chứa nhiều vàng ròng
Thứ bảy, 16 Tháng 5 2015 18:40
Các nhà khảo cổ học mới đây vô cùng bất ngờ khi phát hiện ra một ngôi mộ của một phụ nữ thời nhà Minh ở Nam Kinh, Trung Quốc. Điều đặc biệt nữa là ngôi mộ của bà chứa đầy trang sức quý và tất cả được làm từ vàng ròng.
Qua kiểm tra sơ bộ, các chuyên gia phát hiện ngôi mộ 500 tuổi này chứa hai bia đá tiết lộ thân phận của chủ nhân ngôi mộ - đó là Lady Mei - một trong ba người vợ của vị cai quản vùng đất Vân Nam thời xưa.
Những con số trên bia mộ đá Trung Quốc tiết lộ Lady Mei đã mất vào năm 1474 ở tuổi 45. Được biết, Lady Mei đã lập gia đình từ khi cô 15 tuổi và đã sống với chồng cho tới cuối đời.
Trong ngôi mộ, giới khảo cổ phát hiện ra chiếc hộp chứa đầy vòng vàng, hộp nước hoa, cặp tóc vàng. Nhiều nữ trang trong số đó được khảm đá quý như ngọc bích, hồng ngọc... Những vật dụng này đã tiết lộ địa vị xã hội cao của Lady Mei tại thời điểm cô từ giã cõi đời.
Nghiên cứu sử sách, các chuyên gia còn biết Lady Mei có một cậu con trai tên là Mu Zong nhưng đã mất khi 10 tháng tuổi - không lâu sau khi chồng bà qua đời.
Từ đó, Lady Mei một mình đứng lên cai quản gia đình, vùng đất cai trị của chồng khi người con cả của bà vẫn còn bé. Lady Mei cũng đã đưa ra nhiều lời khuyên quân sự chiến lược và làm yên lòng những bộ tộc luôn có ý định chống đối.
Với sự điều hành của mình, khi bà qua đời, nhân dân Vân Nam đều tiếc thương và chôn cất ngôi mộ của bà với tấm lòng thành kính.
Các nhà khảo cổ học cho biết, dù ngôi mộ đã có phần xuống cấp do bị nước ngấm nhưng hài cốt của Lady Mei vẫn còn nguyên vẹn. Hiện các chuyên gia tiến hành nghiên cứu sâu hơn về bộ hài cốt của người phụ nữ giàu có này.
Nguồn: khoahoc.tv- 09/06/2015 06:21 - Thi hài phụ nữ thế kỷ 17 chôn cùng trái tim chồng
- 03/06/2015 10:03 - Phát hiện thêm bằng chứng khảo cổ học văn hóa Sa Huỳnh ở Ngũ Hành Sơn-Đà Nẵng
- 19/05/2015 12:55 - Bằng chứng cho thấy người Neanderthals đã bị tấn công bởi những loài thú ăn thịt
- 18/05/2015 13:27 - Phát hiện thành phố tro tàn ở Iran
- 18/05/2015 13:26 - Kết quả nghiên cứu hóa thạch người ở Tam Pa Ling (Lào)
- 15/05/2015 11:34 - Phát hiện xác tàu đắm từ thế kỷ 17
- 15/05/2015 09:31 - Tượng ngàn năm tuổi hồi hương Campuchia sau 3 thập kỷ lưu lạc
- 15/05/2015 06:34 - Bức tượng chứa xác ướp sẽ được đưa về Trung Quốc
- 13/05/2015 07:23 - Chiếc vòng tay cổ nhất thế giới
- 06/05/2015 09:18 - Gần 90% di sản tại Nepal đã bị phá hủy hoàn toàn
Khai quật khảo cổ tại di tích chùa Lang Đạo, Tuyên Quang
Thứ sáu, 15 Tháng 5 2015 09:55
Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định số 1210/QĐ-BVHTTDL ngày 15 tháng 4 năm 2015 về việc khai quật khảo cổ tại di tích chùa Lang Đạo, xã Tú Thịnh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Theo đó, Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang sẽ phối hợp với Viện Khảo cổ học khai quật trong thời gian từ ngày 15/4/2015 đến ngày 15/8/2015. Diện tích khai quật là 100m2. Chủ trì khai quật là TS Trần Anh Dũng, Viện Khảo cổ học.
Trong thời gian khai quật, các cơ quan được cấp giấy phép có trách nhiệm tuyên truyền cho nhân dân về việc bảo vệ di sản văn hóa ở địa phương, không công bố kết luận chính thức khi chưa có sự thỏa thuận của cơ quan chủ quản và Cục Di sản văn hóa. Những hiện vật thu được trong quá trình khai quật được tạm nhập vào Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang để giữ gìn, bảo quản; Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang, Sở VHTTDL tỉnh Tuyên Quang có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý và báo cáo Bộ trưởng Bộ VHTTDL phương án bảo vệ và phát huy giá trị những hiện vật đó. Sau khi kết thúc đợt khai quật, chậm nhất 03 tháng Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang và Viện Khảo cổ học phải có báo cáo sơ bộ và sau 01 năm phải có báo cáo khoa học gửi về Cục Di sản văn hóa.
Quang cảnh khu vực khai quật (Ảnh: Trần Anh Dũng)
Việc khai quật khảo cổ học khu di tích chùa Lang Đạo có ý nghĩa quan trọng về mặt lịch sử văn hóa và là cơ sở cho quá trình nghiên cứu, thiết kế, trùng tu phục dựng chùa trong thời gian tới. Kết quả của cuộc khai quật sẽ được công bố sau khi hoàn thành công việc khai quật và chỉnh lý hiện vật.
Josdar
- 21/05/2015 14:17 - Tọa đàm khoa học: Di tích khảo cổ học Cồn Cổ Ngựa - Tiếp cận phương pháp nghiên cứu liên ngành
- 17/05/2015 10:31 - Chủ quyền quần đảo Trường Sa qua tư liệu khảo cổ học
- 17/05/2015 08:36 - Công bố Hội đồng Di sản Quốc gia nhiệm kỳ 2015-2019
- 16/05/2015 11:14 - Quan điểm: Thúc đẩy khảo cổ học dưới nước Việt Nam bằng liên ngành
- 16/05/2015 10:25 - Khảo cổ học dưới nước Việt Nam: Cần sự đầu tư bài bản
- 15/05/2015 08:45 - Khởi công tu bổ, phục hồi di tích Phu Văn Lâu
- 15/05/2015 08:34 - Trưng bày chuyên đề “Sen trên cổ vật”
- 13/05/2015 08:51 -
- 11/05/2015 09:03 - Chuẩn bị khai quật khảo cổ tại di tích chùa Bách Môn (Bắc Ninh)
- 09/05/2015 18:45 - Lập dự án bảo quản, tu bổ di tích khảo cổ học Mai Pha (Lạng Sơn)
Khởi công tu bổ, phục hồi di tích Phu Văn Lâu
Thứ sáu, 15 Tháng 5 2015 08:45
Ngày 13/5, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã tổ chức khởi công tu bổ, phục hồi di tích Phu Văn Lâu thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế.
Hiện trạng di tích Phu Văn Lâu
Di tích sẽ được đầu tư trùng tu trong 02 năm với tổng kinh phí gần 12 tỷ đồng gồm một số hạng mục như: Lắp dựng nhà bao che và hạ giải công trình theo thiết kế; Phục hồi 04 chân tảng cổ bồng cột hàng nhất bằng đá; Gia cường chân móng; Tu bổ và phục hồi hệ khung, hệ mái, các cấu kiện khác bằng gỗ; Tu bổ, phụ hồi bức Hoành Phi; Sơn son và sơn son thếp bạc phủ hoàng kim các cấu kiện gỗ; Phục hồi mái lợp ngói âm dương men vàng; Gia cố bờ nóc, bờ quyết bằng bê tông cốt thép, phục hồi bờ nóc, bờ quyết có ô hộc; phục hồi các con giao, con giống, con dơi trang trí và tường đầu đốc…
Phu Văn Lâu là tòa lầu nằm trên trục chính thẳng hướng nam của Kinh thành Huế, ngay trước Kỳ đài hướng ra sông Hương, được xây dựng vào năm 1819 dưới thời vua Gia Long, dùng làm nơi niêm yết những chỉ dụ quan trọng của nhà vua và triều đình hoặc kết quả các kỳ thi do triều đình tổ chức. Ngày 15/5/2014, di tích Phu Vân Lâu bất ngờ bị sập một góc phía đông bắc. Nguyên nhân là do hệ thống kết cấu chịu lực của công trình bị mục ruỗng từ bên trong. Công trình kiến trúc này được trùng tu lần cuối cùng vào khoảng những năm 1957 - 1960 và đến năm 1993 - 1995 được gia cố và sửa chữa lại nhưng do khó khăn nên thời điểm đó chưa được làm một cách bài bản.
Ảnh phối cảnh công trình Phu Văn Lâu sau khi bảo tồn trùng tu
Dự án tu bổ, phục hồi di tích Phu Văn Lâu thể hiện sự quyết tâm của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và các cơ quan chức năng tỉnh, nhằm nỗ lực đưa công trình Phu Văn Lâu sớm trở về thơ mộng bên bờ sông Hương, với hình thức duyên dáng xưa kia, kịp thời phục vụ các hoạt động tham quan, du lịch trên địa bàn tỉnh.
Josdar
- 17/05/2015 10:31 - Chủ quyền quần đảo Trường Sa qua tư liệu khảo cổ học
- 17/05/2015 08:36 - Công bố Hội đồng Di sản Quốc gia nhiệm kỳ 2015-2019
- 16/05/2015 11:14 - Quan điểm: Thúc đẩy khảo cổ học dưới nước Việt Nam bằng liên ngành
- 16/05/2015 10:25 - Khảo cổ học dưới nước Việt Nam: Cần sự đầu tư bài bản
- 15/05/2015 09:55 - Khai quật khảo cổ tại di tích chùa Lang Đạo, Tuyên Quang
- 15/05/2015 08:34 - Trưng bày chuyên đề “Sen trên cổ vật”
- 13/05/2015 08:51 -
- 11/05/2015 09:03 - Chuẩn bị khai quật khảo cổ tại di tích chùa Bách Môn (Bắc Ninh)
- 09/05/2015 18:45 - Lập dự án bảo quản, tu bổ di tích khảo cổ học Mai Pha (Lạng Sơn)
- 07/05/2015 09:16 - Hội thảo “Khảo cổ học Biển đảo Việt Nam: Tiềm năng và triển vọng”
Trưng bày chuyên đề “Sen trên cổ vật”
Thứ sáu, 15 Tháng 5 2015 08:34
Nhằm giới thiệu tới công chúng vẻ đẹp tinh túy và ý nghĩa của biểu tượng hoa sen trong tâm thức của người Việt, ngày 14/5, Bảo tàng Lịch sử quốc gia sẽ tổ chức trưng bày chuyên đề “Sen trên cổ vật”. Trưng bày giới thiệu khoảng 100 hiện vật tiêu biểu có niên đại từ thế kỷ 7 - 9 tới thời Nguyễn (1802 - 1945) đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia, góp phần phác họa lịch sử phát triển của nghệ thuật tạo hình và trang trí gắn với biểu tượng hoa sen trong dòng chảy văn hóa Việt. Một số nhóm hiện vật tiêu biểu gồm: Sen trên cổ vật cung đình triều Nguyễn, giới thiệu sưu tập hiện vật là đồ ngự dụng được chế tác từ những chất liệu quý hiếm như ngọc, vàng, bạc, ngà…; Sen trong nghệ thuật Phật giáo, vật dụng nghi lễ và đồ thờ cúng, giới thiệu bộ sưu tập gồm tượng Phật, vật dụng nghi lễ và đồ thờ cúng bằng gỗ, đồng, gốm, đất nung, sành… có niên đại từ từ kỷ 11 đến thế kỷ 20; Sen trên vật liệu kiến trúc, tiêu biểu là kiến trúc Phật giáo thời Lý - Trần, hoa sen được trang trí rất phổ biến, là mô típ chủ đạo. Sen có thể được trang trí ở từng bộ phận của công trình như trên các bức phù điêu đá tảng kê chân cột, bệ tượng Phật, gạch lát nền, diềm ngói…, nhưng cũng có thể là biểu tượng của toàn bộ công trình như chùa Một Cột (thời Lý); Sen trong đời sống xã hội; Tranh thêu đề tài hoa sen…
Trưng bày mở cửa đón khách tham quan từ ngày 14 tháng 5 đến cuối tháng 9 năm 2015, tại phòng trưng bày chuyên đề Bảo tàng Lịch sử quốc gia, số 1, phố Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Hình ảnh một số hiện vật sẽ giới thiệu trong trưng bày chuyên đề “Sen trên cổ vật”:
Tranh thêu sen-hạc Vải. Thời Nguyễn, niên hiệu Bảo Đại, năm Ất Hợi (1935). Thêu chỉ nhiều màu hình khóm sen, cỏ lau và đôi hạc trên đầm nước. Bên phải tranh thêu bốn chữ "Lam ngọc lương duyên", mang ý nghĩa chúc cho hôn nhân được tốt đẹp dài lâu.
Lư hương hình lá sen Gốm men rạn. Thời Lê Trung Hưng, gốm Bát Tràng thế kỷ 17 – 18.
Chân đèn hình đài sen Gốm men nâu. Thời Trần, thế kỷ 13 – 14.
Ống bút đúc nổi hình sen - cua Bạc. Thời Nguyễn, thế kỷ 19 – 20.
Ang rửa bút hình lá sen Ngọc. Thời Nguyễn, thế kỷ 19 – 20 hiện vật Cung đình Huế.
Hộp vẽ khóm sen và chim Gốm hoa lam. Thời Lê Sơ, thế kỷ 15. Hiện vật tàu đắm Cù Lao Chàm, Hội An, Quảng Nam.
Hộp thuốc đúc nổi hình sen - uyên ương Bạc. Thời Nguyễn, thế kỷ 19 – 20.
Hộp chạm lộng hoa lá trong ô cánh sen Vàng. Thời Nguyễn, thế kỷ 19 – 20.
Gạch lát nền in nổi hình hoa sen mãn khai Đất nung. Thời Lý, thế kỷ 11 – 13.
Josdar
- 17/05/2015 08:36 - Công bố Hội đồng Di sản Quốc gia nhiệm kỳ 2015-2019
- 16/05/2015 11:14 - Quan điểm: Thúc đẩy khảo cổ học dưới nước Việt Nam bằng liên ngành
- 16/05/2015 10:25 - Khảo cổ học dưới nước Việt Nam: Cần sự đầu tư bài bản
- 15/05/2015 09:55 - Khai quật khảo cổ tại di tích chùa Lang Đạo, Tuyên Quang
- 15/05/2015 08:45 - Khởi công tu bổ, phục hồi di tích Phu Văn Lâu
- 13/05/2015 08:51 -
- 11/05/2015 09:03 - Chuẩn bị khai quật khảo cổ tại di tích chùa Bách Môn (Bắc Ninh)
- 09/05/2015 18:45 - Lập dự án bảo quản, tu bổ di tích khảo cổ học Mai Pha (Lạng Sơn)
- 07/05/2015 09:16 - Hội thảo “Khảo cổ học Biển đảo Việt Nam: Tiềm năng và triển vọng”
- 07/05/2015 09:05 - Video Hội thảo “Khảo cổ học Biển đảo Việt Nam: Tiềm năng và triển vọng”
Tượng ngàn năm tuổi hồi hương Campuchia sau 3 thập kỷ lưu lạc
Thứ sáu, 15 Tháng 5 2015 09:31
Ngày 12/5, tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia đã đón “về nhà” bức tượng đá thần khỉ Hanuman thuộc Hindu giáo sau 3 thập kỷ lưu lạc tại châu Âu và châu Mỹ.
Bức tượng thần khỉ Hanuman
Bức tượng có niên đại từ thế kỷ thứ 10, bị đánh cắp khỏi ngôi đền Prasat Chen thuộc quẩn thể di tích Koh Ker tỉnh Siem Reap, trong thập niên 70 của thế kỷ trước. Lễ trao trả bức tượng diễn ra dưới sự chứng kiến của các quan chức Chính phủ Campuchia và ông William Griswold, Giám đốc Bảo tàng nghệ thuật Cleveland, Mỹ - nơi giữ bức tượng từ năm 1982.
Năm ngoái, các nhà điều hành của Bảo tàng Cleveland đã phát hiện ra rằng đầu và thân tượng đã bị bán riêng lẻ trong 2 năm 1968 và 1972. Một cuộc khai quật cũng cho thấy chân tượng nằm ở móng của một ngôi đền cổ ở Campuchia. Kể từ khi mua được bức tượng hồi năm 1982, Bảo tàng Cleveland đã liên tục trưng bày và đây là tác phẩm được các khách tham quan nhỏ tuổi yêu thích. Ông Griswold cho biết “Tượng Hanuman giúp khách tham quan hiểu thêm về nền văn minh Khmer. Khách tham quan ở Mỹ sẽ rất nhớ bức tượng này, nhưng chúng tôi rất vui khi trao trả bức tượng về quê hương của nó”. Bức tượng trên là cổ vật quý thứ 6 được trao trả về Campuchia trong vài năm trở lại đây. Trước đó, Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở New York đã trao trả hai cổ vật, hãng đấu giá Sotheby`s trả lại một cổ vật. Tiếp đó, hãng đấu giá Christie`s và Bảo tàng Norton Simon ở Pasadena, California cũng trao trả cổ vật cho Campuchia.
Theo vanhoa.gov.vn
- 19/05/2015 12:55 - Bằng chứng cho thấy người Neanderthals đã bị tấn công bởi những loài thú ăn thịt
- 18/05/2015 13:27 - Phát hiện thành phố tro tàn ở Iran
- 18/05/2015 13:26 - Kết quả nghiên cứu hóa thạch người ở Tam Pa Ling (Lào)
- 16/05/2015 18:40 - Trung Quốc: Ngôi mộ thời Minh chứa nhiều vàng ròng
- 15/05/2015 11:34 - Phát hiện xác tàu đắm từ thế kỷ 17
- 15/05/2015 06:34 - Bức tượng chứa xác ướp sẽ được đưa về Trung Quốc
- 13/05/2015 07:23 - Chiếc vòng tay cổ nhất thế giới
- 06/05/2015 09:18 - Gần 90% di sản tại Nepal đã bị phá hủy hoàn toàn
- 12/04/2015 11:55 - Phát hiện hơn 170 xác ướp ở Peru
- 01/04/2015 12:01 - Phát hiện bằng chứng mới về niên đại công cụ đá cổ xưa nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ
Phát hiện xác tàu đắm từ thế kỷ 17
Thứ sáu, 15 Tháng 5 2015 11:34
Các nhà nghiên cứu phát hiện xác tàu của Tây Ban Nha với nhiều dụng cụ và vũ khí, gặp nạn từ thế kỷ 17 nhưng vẫn được bảo quản nguyên vẹn.
(Vnexpress)
Anh Hoàng (Theo National Geographic)
- 03/06/2015 10:03 - Phát hiện thêm bằng chứng khảo cổ học văn hóa Sa Huỳnh ở Ngũ Hành Sơn-Đà Nẵng
- 19/05/2015 12:55 - Bằng chứng cho thấy người Neanderthals đã bị tấn công bởi những loài thú ăn thịt
- 18/05/2015 13:27 - Phát hiện thành phố tro tàn ở Iran
- 18/05/2015 13:26 - Kết quả nghiên cứu hóa thạch người ở Tam Pa Ling (Lào)
- 16/05/2015 18:40 - Trung Quốc: Ngôi mộ thời Minh chứa nhiều vàng ròng
- 15/05/2015 09:31 - Tượng ngàn năm tuổi hồi hương Campuchia sau 3 thập kỷ lưu lạc
- 15/05/2015 06:34 - Bức tượng chứa xác ướp sẽ được đưa về Trung Quốc
- 13/05/2015 07:23 - Chiếc vòng tay cổ nhất thế giới
- 06/05/2015 09:18 - Gần 90% di sản tại Nepal đã bị phá hủy hoàn toàn
- 12/04/2015 11:55 - Phát hiện hơn 170 xác ướp ở Peru
Bức tượng chứa xác ướp sẽ được đưa về Trung Quốc
Thứ sáu, 15 Tháng 5 2015 06:34
Nhà sưu tập người Hà Lan, người sở hữu bức tượng Phật chứa xác ướp bên trong, sẵn sàng đưa di vật này về Trung Quốc.
Các chuyên gia phát hiện hình ảnh bộ xương người trên màn hình chụp cắt lớp vi tính CT. Ảnh: Meander Medisch Centrum |
Kiến trúc sư Oscar van Overeem mua lại bức tượng Phật từ một nhà sưu tập ở Amsterdam năm 1996 với giá 22.400 USD. Trả lời NY Times, van Overeem nói ông không chắc chắn đây là tượng của vị thiền sư Zhanggong Liuquan. Tuy nhiên, ông đã đạt được thỏa thuận dành tặng nó cho một ngôi chùa Phật giáo lớn ở Vĩnh Xuân, thuộc tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc.
Theo CCTV News, một tổ chức giấu tên sẽ bồi thường cho van Overeem vì những đầu tư và đóng góp của ông trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử của bức tượng.
Người dân ở tỉnh Phúc Kiến nghi ngờ bức tượng Phật bị đánh cắp năm 1995 và cho rằng đây là hiện thân của Zhanggong Liuquan, người từng thực hiện nghi thức tự ướp xác trong một ngôi làng từ thời Tống (960-1279). Bản quét CT cho thấy bức tượng có niên đại từ khoảng thế kỷ 11 hoặc thế kỷ 12, phù hợp với thời điểm tự ướp xác của Zhanggong Liuquan. Trong khi đó, tượng Phật được mang đi và bán năm 1996, một năm sau khi tượng ở làng biến mất.
Ở Trung Quốc cổ đại, các nhà sư có nhiều đóng góp thường thực hiện quy trình tự ướp xác khi cảm nhận cái chết đã gần kề. Họ dừng ăn uống để làm khô kiệt nội tạng. Sau khi qua đời, người này sẽ được chôn cất trong tư thế thiền hoa sen.
Anh Hoàng (Vnexpress)
- 19/05/2015 12:55 - Bằng chứng cho thấy người Neanderthals đã bị tấn công bởi những loài thú ăn thịt
- 18/05/2015 13:27 - Phát hiện thành phố tro tàn ở Iran
- 18/05/2015 13:26 - Kết quả nghiên cứu hóa thạch người ở Tam Pa Ling (Lào)
- 15/05/2015 11:34 - Phát hiện xác tàu đắm từ thế kỷ 17
- 15/05/2015 09:31 - Tượng ngàn năm tuổi hồi hương Campuchia sau 3 thập kỷ lưu lạc
- 13/05/2015 07:23 - Chiếc vòng tay cổ nhất thế giới
- 06/05/2015 09:18 - Gần 90% di sản tại Nepal đã bị phá hủy hoàn toàn
- 01/04/2015 12:01 - Phát hiện bằng chứng mới về niên đại công cụ đá cổ xưa nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ
- 19/03/2015 18:54 - Liên hoan phim khảo cổ học quốc tế lần thứ 16 tại Serbia
- 16/03/2015 08:54 - Người Neandertals đã sửa những móng vuốt của đại bàng đuôi trắng 130.000 năm trước
Triển lãm ảnh "Đất và người trên quê hương hải đội Hoàng Sa“
Thứ tư, 13 Tháng 5 2015 08:51
Ngày 12/5, Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với Hội VHNT tỉnh Quảng Ngãi tổ chức lễ khai mạc triển lãm ảnh Đất và người trên quê hương Hải đội Hoàng Sa.
Hình ảnh triển lãm tại công viên Ba tơ
Triển lãm trưng bày 92 tác phẩm của 43 tác giả đến từ 23 tỉnh, thành phố trong cả nước trong đó có khoảng 50 tác phẩm về biển đảo với 4 bộ ảnh, bao gồm nhiều ảnh trong một tác phẩm. Các tác phẩm đã phản ánh đa dạng về con người, phong cảnh, cuộc sống của người dân Quảng Ngãi từ đảo Lý Sơn - đảo tiền tiêu của Tổ quốc đến các huyện miền núi Sơn Tây, Trà Bồng, Ba Tơ và Minh Long. Miền đất Quảng Ngãi nổi tiếng về những trang sử hào hùng và tinh thần cách mạng, nền văn hoá lâu đời, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp…Bên cạnh đó, Quảng Ngãi còn có lễ hội cầu ngư, đua thuyền của ngư dân vùng biển, đua thuyền tứ linh trên biển; lễ tế lính Hoàng Sa…
Chính vì vậy, tất cả hình ảnh đó luôn là niềm xúc cảm để văn nghệ sĩ thể hiện rất nhiều trong các tác phẩm sáng tác của mình. Bằng ánh sáng, đường nét, màu sắc…và bằng cả con tim yêu thương nồng nàn với xứ Quảng, các nghệ sĩ nhiếp ảnh đã ghi lại qua ống kính những hình ảnh đất và người trên quê hương Hải đội Hoàng Sa thật tinh tế.
Cùng ngày, tại Thư viện tổng hợp tỉnh Thanh Hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức khai mạc "Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - những bằng chứng lịch sử và pháp lý". Triển lãm trưng bày nhiều tư liệu, văn bản, hiện vật, ấn phẩm và gần 100 bản đồ, trong đó có Châu bản triều Nguyễn, phiên bản của các văn bản hành chính của chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam ban hành trong thời kỳ 1954-1975, các văn bản hành chính của Nhà nước Việt Nam ban hành từ năm 1975 đến nay trong việc quản lý 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa... Các tư liệu lịch sử được trưng bày đã một lần nữa khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam đối với hai quẩn đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời góp phần nâng cao nhận thức, tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm của nhân dân trong việc bảo vệ vững chắc chủ quyền đất nước.
Josdar
- 16/05/2015 11:14 - Quan điểm: Thúc đẩy khảo cổ học dưới nước Việt Nam bằng liên ngành
- 16/05/2015 10:25 - Khảo cổ học dưới nước Việt Nam: Cần sự đầu tư bài bản
- 15/05/2015 09:55 - Khai quật khảo cổ tại di tích chùa Lang Đạo, Tuyên Quang
- 15/05/2015 08:45 - Khởi công tu bổ, phục hồi di tích Phu Văn Lâu
- 15/05/2015 08:34 - Trưng bày chuyên đề “Sen trên cổ vật”
- 11/05/2015 09:03 - Chuẩn bị khai quật khảo cổ tại di tích chùa Bách Môn (Bắc Ninh)
- 09/05/2015 18:45 - Lập dự án bảo quản, tu bổ di tích khảo cổ học Mai Pha (Lạng Sơn)
- 07/05/2015 09:16 - Hội thảo “Khảo cổ học Biển đảo Việt Nam: Tiềm năng và triển vọng”
- 07/05/2015 09:05 - Video Hội thảo “Khảo cổ học Biển đảo Việt Nam: Tiềm năng và triển vọng”
- 24/04/2015 09:05 - Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật địa điểm Thạch Lạc (xã Thạch Lạc, Thạch Hà, Hà Tĩnh)
Chiếc vòng tay cổ nhất thế giới
Thứ tư, 13 Tháng 5 2015 07:23
Một chiếc vòng tay bằng đá xanh vừa được tìm thấy và được cho là chiếc vòng cổ nhất trong lịch sử với niên đại lên tới 40.000 năm tuổi.
Phát hiện chiếc vòng tay cổ nhất thế giới
Một chiếc vòng tay bằng đá xanh đã được tìm thấy bên trong một hang động ở Siberia. Đây được cho là chiếc vòng cổ nhất từng được tìm thấy trong lịch sử với niên đại lên tới 40.000 năm tuổi.
Chiếc vòng có tạo hình khá hiện đại và cầu kỳ, là một món đồ trang sức đã được mài bóng tinh xảo, có thể đã từng thuộc về một nàng công chúa sống ở thời tiền sử.
Chiếc vòng đặc biệt này được tìm thấy trong dãy núi Altai từ năm 2008. Các nhà nghiên cứu đã thực hiện những bức ảnh để tái hiện vẻ đẹp của chiếc vòng đá xanh có niên đại 40.000 năm tuổi.
Các chuyên gia đã dành ra nhiều năm để nghiên cứu chiếc vòng và khẳng định rằng nó là một cổ vật đặc biệt hiếm có, nắm giữ những thông tin quan trọng về những kỹ năng chế tác của người tiền sử. Chiếc vòng đã cho thấy người tiền sử từng sinh sống ở Siberia có nhiều kỹ năng tiến bộ hơn những gì các nhà khoa học từng biết.
Trên chiếc vòng có một lỗ nhỏ đã được “khoan” một cách khéo léo với độ chính xác cao. Lỗ khoan này chỉ có thể được thực hiện với một mũi dùi có thể xoay tròn với tốc độ cao.
Chiếc vòng đặc biệt hiếm có này hẳn phải thuộc về một phụ nữ có địa vị trong xã hội. Chiếc vòng đã được mài bóng cẩn thận và có một mặt dây được luồn qua chiếc lỗ nhỏ để tạo thành chi tiết trang trí cho chiếc vòng.
Lỗ nhỏ trên chiếc vòng có đường kính 0,8cm. Tốc độ để chiếc dùi có thể tạo nên lỗ khoan này phải khá cao với những vòng xoay được thực hiện bằng tay nhưng có mức độ lệch tâm rất nhỏ. Trước nay, những người tiền sử sống cách chúng ta 40.000 năm vốn không được “kỳ vọng” nắm giữ những kỹ thuật tiến bộ đến vậy.
Chiếc vòng đặc biệt này hiện đang được trưng bày tại Viện bảo tàng Lịch sử và Văn hóa Siberia ở thành phố Novosibirsk, Siberia, Nga. Trong ảnh là hang Denisova - nơi tìm thấy chiếc vòng đá cổ.
Giám đốc Viện bảo tàng Lịch sử và Văn hóa Siberia cho rằng: “Kỹ thuật của những thợ thủ công chế tác ra chiếc vòng này thật hoàn hảo. Thoạt tiên chúng tôi nghĩ nó thuộc một thời kỳ gần với chúng ta hơn, nhưng hóa ra chiếc vòng có niên đại lên tới 40.000 năm. Mỗi món đồ trang sức đều có ý nghĩa tâm linh - tinh thần đặc biệt đối với những người tiền sử. Vòng cổ, vòng tay đối với họ không chỉ là món đồ trang sức mà còn được xem là vật trừ tà, giúp họ tránh khỏi những linh hồn quỷ dữ”.
Giám đốc Viện Khảo cổ và Dân tộc học Siberia - ông Anatoly Derevyanko cho biết: “Chiếc vòng thật đáng kinh ngạc. Đặt dưới ánh sáng mặt trời, nó có thể phản chiếu cả ánh nắng. Vào buổi đêm, khi đặt trước ngọn lửa, màu sắc của nó càng trở nên ấn tượng. Chiếc vòng này hẳn không phải một món trang sức để sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Tôi tin rằng chiếc vòng đẹp đẽ và tinh xảo này chỉ được sử dụng vào những dịp rất đặc biệt”.
Trước đây, trong hang động Denisova, người ta cũng đã từng tìm thấy xương của voi ma mút và tê giác. Nhiệt độ bên trong hang Denisova quanh năm đều ở mức 0 độ C - một nhiệt độ lý tưởng để bảo quản những gì thời tiền sử còn để lại.
Nguồn: Khoa học
- 18/05/2015 13:26 - Kết quả nghiên cứu hóa thạch người ở Tam Pa Ling (Lào)
- 16/05/2015 18:40 - Trung Quốc: Ngôi mộ thời Minh chứa nhiều vàng ròng
- 15/05/2015 11:34 - Phát hiện xác tàu đắm từ thế kỷ 17
- 15/05/2015 09:31 - Tượng ngàn năm tuổi hồi hương Campuchia sau 3 thập kỷ lưu lạc
- 15/05/2015 06:34 - Bức tượng chứa xác ướp sẽ được đưa về Trung Quốc
- 06/05/2015 09:18 - Gần 90% di sản tại Nepal đã bị phá hủy hoàn toàn
- 12/04/2015 11:55 - Phát hiện hơn 170 xác ướp ở Peru
- 01/04/2015 12:01 - Phát hiện bằng chứng mới về niên đại công cụ đá cổ xưa nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ
- 19/03/2015 18:54 - Liên hoan phim khảo cổ học quốc tế lần thứ 16 tại Serbia
- 16/03/2015 08:54 - Người Neandertals đã sửa những móng vuốt của đại bàng đuôi trắng 130.000 năm trước
Chuẩn bị khai quật khảo cổ tại di tích chùa Bách Môn (Bắc Ninh)
Thứ hai, 11 Tháng 5 2015 09:03
Viện Khảo cổ học đã nhận được Quyết định số 1471/QĐ-BVHTTDL ngày 07 tháng 5 năm 2015 của Bộ VHTTDL về việc khai quật khảo cổ tại di tích chùa Bách Môn.
Theo đó, Bộ VHTTDL cho phép Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh phối hợp với Viện Khảo cổ học khai quật tại di tích chùa Bách Môn thuộc xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian từ ngày 19/5/2015 đến ngày 30/6/2015, trên diện tích 200m2. Chủ trì khai quật là TS Trịnh Hoàng Hiệp, Viện Khảo cổ học.
Chùa Bách Môn (Bắc Ninh)
Trong thời gian khai quật, các cơ quan được cấp giấy phép có trách nhiệm tuyên truyền cho nhân dân về việc bảo vệ di sản văn hoá ở địa phương, không công bố kết luận chính thức khi chưa có sự thỏa thuận của cơ quan chủ quản và Cục Di sản văn hóa. Những hiện vật thu được trong quá trình khai quật phải được tạm nhập vào Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh để giữ gìn, bảo quản; Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý và báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phương án bảo vệ và phát huy giá trị những hiện vật đó. Sau khi kết thúc đợt khai quật, chậm nhất 03 (ba) tháng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh và Viện Khảo cổ học phải có báo cáo sơ bộ và sau 01 (một) năm phải có báo cáo khoa học gửi về Cục Di sản văn hóa. Khi công bố kết quả của đợt khai quật, các cơ quan được cấp giấy phép cần trao đổi với Cục Di sản văn hóa. Cục Di sản văn hóa có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra đợt khai quật nói trên đúng với nội dung Quyết định.
Josdar
- 16/05/2015 10:25 - Khảo cổ học dưới nước Việt Nam: Cần sự đầu tư bài bản
- 15/05/2015 09:55 - Khai quật khảo cổ tại di tích chùa Lang Đạo, Tuyên Quang
- 15/05/2015 08:45 - Khởi công tu bổ, phục hồi di tích Phu Văn Lâu
- 15/05/2015 08:34 - Trưng bày chuyên đề “Sen trên cổ vật”
- 13/05/2015 08:51 -
- 09/05/2015 18:45 - Lập dự án bảo quản, tu bổ di tích khảo cổ học Mai Pha (Lạng Sơn)
- 07/05/2015 09:16 - Hội thảo “Khảo cổ học Biển đảo Việt Nam: Tiềm năng và triển vọng”
- 07/05/2015 09:05 - Video Hội thảo “Khảo cổ học Biển đảo Việt Nam: Tiềm năng và triển vọng”
- 24/04/2015 09:05 - Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật địa điểm Thạch Lạc (xã Thạch Lạc, Thạch Hà, Hà Tĩnh)
- 24/04/2015 06:25 - Cục Di sản văn hoá: ‘Tuỳ từng điểm khai quật khảo cổ mới giữ trưng bày’