Những phát hiện mới tại Di sản Thế giới Thành nhà Hồ
Thứ ba, 02 Tháng 6 2015 17:34
Vừa qua, trong quá trình kiểm kê, khảo sát các di tích trong khu vực vùng đệm di sản thế giới Thành nhà Hồ, cán bộ Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa thế giới Thành nhà Hồ đã phát hiện nhiều dấu tích và di vật cổ từ thế kỷ 14-17 trên núi Xuân Đài, cách Thành nhà Hồ khoảng 5km về phía Nam.
Theo Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa thế giới Thành nhà Hồ, Những dấu tích kiến trúc và các di vật được phát hiện nằm rải rác ở nhiều vị trí trong khuôn viên chùa Du Anh, động Hồ Công... nhưng được phân bố đậm đặc trên một thung lũng nhỏ có diện tích khoảng 100m2, nằm trên độ cao khoảng 30-40m, bên phải chùa Du Anh.
Các hiện vật được tìm thấy nhiều nhất là ngói với nhiều loại như ngói âm dương, ngói mũi sen đơn, ngói mũi sen kép, ngói mũi lá, ngói ống, ngói bò, ngói lá đề...nhiều loại được trang trí tinh xảo, tráng men màu xanh hoặc vàng.
Ngói mũi sen mới được tìm thấy tại núi Xuân Đài
Đặc biệt, tại đây, đã phát hiện ra loại ngói lưu ly là loại ngói thường chỉ dùng để lợp các công trình kiến trúc của hoàng gia hoặc các dinh thự của quan lại quý tộc trước kia, loại ngói này có từ thế kỷ 14-16.
Vật liệu trang trí kiến trúc mới được tìm thấy tại núi Xuân Đài
Ngoài ra, Cán bộ Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa thế giới thành nhà Hồ còn tìm thấy nhiều chân tảng đá được đục đẽo vuông vức, có đường kính 41x41cm, cùng với rất nhiều đồ gốm sứ có kích thước lớn, với khá nhiều dòng gốm như gốm men nâu, men ngọc, men trắng ngà và gốm hoa nâu, chủ yếu là mảnh thạp, bình và bát đĩa... và nhiều đồ sành với phần miệng có gờ hơi loe, trên thân và cổ có trang trí hoa văn hình sóng nước, một số có núm trang trí có từ thế kỷ 14-15.
Cũng tại đây, nhiều gạch vồ lớn, kích thước trung bình 45x24x7cm, trong đó một số viên cũng được tìm thấy có in khắc chữ Hán-Nôm ghi tên các địa danh sản xuất giống như các hiện vật được tìm thấy tại Thành nhà Hồ.
Dãy núi Xuân Đài cách Thành nhà hồ 5km về phía Nam - nơi vừa được phát hiện nhiều cổ vật
Được biết, các hiện vật được phát hiện trên rất có thể có liên quan đến các công trình gác Ngọc Hoàng, am Công Chúa, hoặc là lầu Nghinh phong... mà sử sách đã ghi chép.
Tại đây, trước đó vào tháng 11/2012 Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ đã phát hiện những dấu tích của một công trường khai thác đá lớn. Đây là công trường khai thác đá cổ thứ 2 xây dựng Thành Nhà Hồ được phát hiện (sau công trường khai thác đá tại núi An Tôn).
Cũng theo thông tin từ Trung tâm di sản Thành Nhà Hồ cho biết, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có quyết định cho phép được khai quật, nghiên cứu di chỉ khảo cổ này. Có thể nói việc phát hiện những dấu tích và vô số những di vật tại núi Xuân Đài là một phát hiện quan trọng, có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản thế giới Thành Nhà Hồ
- 26/06/2015 02:53 - Khai quật hào thành di tích Thành Nhà Hồ
- 25/06/2015 02:59 - Phát hiện nhiều cổ vật nghìn năm tuổi ở Thành nhà Hồ
- 12/06/2015 05:49 - Di tích 317 tuổi chờ... sập!
- 09/06/2015 05:58 - Nhiều bí ẩn bỏ ngỏ quanh khu phế tích Champa Triền Tranh
- 02/06/2015 17:40 - Phát hiện nhiều gạch thời Đường ở Thành nhà Hồ
- 01/06/2015 08:04 - Khai quật di chỉ khảo cổ học vườn đình Khuê Bắc (Đà Nẵng)
- 29/05/2015 18:35 - Ba khẩu thần công “Bảo quốc An dân Đại tướng quân” tại Bảo tàng Hà Tĩnh
- 24/05/2015 20:07 - Khai quật khảo cổ di tích chùa Bà Tấm (huyện Gia Lâm - Hà Nội)
- 21/05/2015 14:17 - Tọa đàm khoa học: Di tích khảo cổ học Cồn Cổ Ngựa - Tiếp cận phương pháp nghiên cứu liên ngành
- 17/05/2015 10:31 - Chủ quyền quần đảo Trường Sa qua tư liệu khảo cổ học
Khai quật di chỉ khảo cổ học vườn đình Khuê Bắc (Đà Nẵng)
Thứ hai, 01 Tháng 6 2015 08:04
Trung tâm Quản lý di sản TP Đà Nẵng phối hợp với Viện khảo cổ học Việt Nam tiếp tục khai quật di chỉ khảo cổ học vườn đình Khuê Bắc, nằm trong khuôn viên đình làng Khuê Bắc, thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn.
Diện tích khai quật lần này là 100m2 (5mx20m), cách hố khai quật lần đầu tiên vào năm 2001 khoảng 10m về hướng Nam. Chủ trì khai quật: Ông Phạm Văn Triệu, Viện Khảo cổ học. Thời gian khai quật từ ngày 25/4/2015 đến ngày 30/6/2015 (theo Quyết định 1314/QĐ-BVHTTDL).
Qua hiện vật khai quật ban đầu (bao gồm mảnh đồ gốm, đá) các nhà khảo cổ học đánh giá có nhiều nét tương đồng với các lần khai quật trước. Bước đầu có thể xác định địa tầng di chỉ vườn đình Khuê Bắc có hai lớp văn hóa sớm muộn. Lớp trên là lớp văn hóa Champa sớm, có niên đại thế kỷ II, III sau Công nguyên. Lớp dưới mang tính chất di chỉ xen mộ táng, thuộc giai đoạn văn hóa tiền Sa Huỳnh có niên đại 2.500 - 3.000 năm cách ngày nay.
Thạc sỹ Phạm Văn Triệu, Phó trưởng phòng Khảo cổ học lịch sử, Viện khảo cổ học cho biết lần khai quật này có quy mô rộng hơn nhằm xác định lại giá trị đã đạt được tại lần khai quật vào năm 2001, xác định địa hình ban đầu trước khi người Sa Huỳnh sinh sống; đồng thời tìm hiểu thêm đời sống văn hóa của cư dân tại đây, đặc biệt tìm ra mối liên kết, sự chuyển tiếp từ giai đoạn văn hóa Sa Huỳnh lên Champa, khỏa lấp khoảng trống còn bỏ ngõ bấy lâu nay: người Champa đến từ đâu?
Trong đợt khai quật này, các nhà khảo cổ học còn tìm thấy các hiện vật là các đồng tiền xu có niên hiệu Nguyên Phong (đời Tống), muộn nhất là thời Hồng Vũ (Minh Thành Tổ) và các mảnh gốm sứ cho thấy việc người Trung Quốc sang giao thương ở khu vực này vào khoảng thế kỷ XVII, XVIII.
Josdar
- 25/06/2015 02:59 - Phát hiện nhiều cổ vật nghìn năm tuổi ở Thành nhà Hồ
- 12/06/2015 05:49 - Di tích 317 tuổi chờ... sập!
- 09/06/2015 05:58 - Nhiều bí ẩn bỏ ngỏ quanh khu phế tích Champa Triền Tranh
- 02/06/2015 17:40 - Phát hiện nhiều gạch thời Đường ở Thành nhà Hồ
- 02/06/2015 17:34 - Những phát hiện mới tại Di sản Thế giới Thành nhà Hồ
- 29/05/2015 18:35 - Ba khẩu thần công “Bảo quốc An dân Đại tướng quân” tại Bảo tàng Hà Tĩnh
- 24/05/2015 20:07 - Khai quật khảo cổ di tích chùa Bà Tấm (huyện Gia Lâm - Hà Nội)
- 21/05/2015 14:17 - Tọa đàm khoa học: Di tích khảo cổ học Cồn Cổ Ngựa - Tiếp cận phương pháp nghiên cứu liên ngành
- 17/05/2015 10:31 - Chủ quyền quần đảo Trường Sa qua tư liệu khảo cổ học
- 17/05/2015 08:36 - Công bố Hội đồng Di sản Quốc gia nhiệm kỳ 2015-2019
Ba khẩu thần công “Bảo quốc An dân Đại tướng quân” tại Bảo tàng Hà Tĩnh
Thứ sáu, 29 Tháng 5 2015 18:35
Qua nghiên cứu bước đầu cho thấy, ba khẩu thần công này được một hiệp thợ đúc cùng một năm, mang cùng một tên (“Bảo quốc an dân Đại tướng quân”), có cùng kích thước, hình dáng, hoa văn trang trí, chỉ phần minh văn (chữ Hán) ghi ở mỗi thân súng có nội dung khác nhau…
Cả ba khẩu thần công đều có màu nâu xám, hình trụ tròn, thon nhỏ dần về phía họng súng. Nòng súng có đường kính 12cm. Đáy nòng là nơi đặt đạn tỳ vào tấm chèn có độ hở nòng. Tiếp đó là khoang để chứa thuốc súng, có lỗ thông hơi ra bên ngoài. Súng có hai vòng đai tăng cường, xung quanh có các hoa văn trang trí. Ở họng súng, mép miệng có các đường gân nổi. Giữa súng có trục súng và đáy vành, có tác dụng cố định súng trên giá đỡ, bên trên có quai súng, được tạo hình đầu rồng. Sau cùng là khóa nòng, cổ và núm súng. Phần khóa nòng được tạo đường gờ hình tròn đồng tâm.
Đây là ba khẩu thần công có đồ án trang trí hoa văn dày đặc, với các đề tài truyền thống như cúc dây, rồng chầu mặt trăng, đầu rồng, mây, chấm tròn, đường tròn đồng tâm… Trong đó, đề tài cúc dây được trang trí nhiều nhất, tập trung ở trên bề mặt súng (từ đầu súng, thân súng đến đuôi súng). Các hoa cúc dây được lồng vào nhau đối xứng và bao quanh súng. Rồng chầu mặt trăng bao quanh bài minh văn. Rồng ở đây có bốn móng sắc nhọn, đuôi xoắn cong, mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn. Phía trên bài minh văn trang trí hình lá đề. Trên hình lá đề có trang trí cúc dây và chấm tròn.Trước khi được trục vớt dưới biển lên, hoa văn và chữ Hán trên ba khẩu thần công này đều được nạm bạc cầu kỳ và tinh tế. Nhưng sau khi được trục vớt lên, hai khẩu đã bị người dân bóc hết phần nạm bạc, khẩu còn lại vẫn còn một số hoa văn (ở phần đầu, thân và phần chữ Hán) được nạm bạc.
Khẩu thần công thứ nhất được mệnh danh là “Bảo quốc an dân Đại tướng quân tam vị chi nhất” - “Vị thứ nhất trong ba vị Bảo quốc an dân Đại tướng quân”. Do bị ngâm nước biển lâu năm nên bề mặt thân súng đã bị rỗ nhiều chỗ, phần bạc nạm trên các hoa văn và chữ Hán đã bị bóc hết. Trên thân súng có bài minh với nội dung chúc mừng vua Minh Mệnh lên ngôi trị vì đất nước, sau đó là xua tan đi những điều không tốt lành:
“Năm Minh Mệnh nguyên niên (1820)
Gom được vạn cân đồng
Sai đúc súng thần công
Để đời sau biết rằng
Chúc mừng vua lên ngôi
Xua tan những điều xấu
Truyền lại cho con cháu
Để đất trời bình yên”.
Khẩu thần công thứ hai được mệnh danh là “Bảo quốc an dân Đại tướng quân tam vị chi nhị” - “Vị thứ hai trong ba vị Bảo quốc an dân Đại tướng quân”. Tương tự khẩu thứ nhất, bề mặt của khẩu này cũng bị rỗ nhiều. Bài minh trên thân súng đã bị mờ, hiện chưa rõ hết nội dung, một số hoa văn trên thân súng còn giữ nguyên được phần nạm bạc. Từ năm 2006 đến năm 2011, Bảo tàng Hà Tĩnh đã phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia nạm bạc lại phần hoa văn đã bị bóc mất bạc theo đúng quy trình kỹ thuật.
Khẩu thần công thứ ba được mệnh danh là “Bảo quốc an dân Đại tướng quân tam vị chi tam” - “Vị thứ ba trong ba vị Bảo quốc an dân Đại tướng quân”. Cũng giống như hai khẩu kể trên, bề mặt của khẩu này đã bị rỗ nhiều và phần nạm bạc trên thân súng đã bị bóc hết. Phần minh văn trên thân súng đã khá mờ, một chữ gần như không đọc được và có nội dung như sau:
“Năm Minh Mệnh nguyên niên (1820)
Gom được vạn cân đồng
Sai đúc súng thần công
Để đời sau biết rằng
Ngăn ngừa sự khinh lờn
Lấy chính nghĩa thắng tà
Văn võ đều dụng được
Chúc mừng vua muôn năm”.
Bề mặt phía sau của cả ba súng đều ghi nội dung (bằng chữ Hán): “Minh Mệnh nhị niên tuế thứ Tân Tị cát nguyệt nhật chú”, tức là cả ba súng đều được đúc vào ngày lành tháng tốt năm Tân Tị, niên hiệu vua Minh Mệnh năm thứ 2 (1821). Phía dưới thân cả ba khẩu đều có dòng chữ Hán ghi tên người đúc: “Vụ Khố thần Trần Đăng Long phụng chú” - Trần Đăng Long ở Vụ Khố vâng mệnh đúc.
Có thể thấy, ba khẩu thần công là hiện vật độc bản, mang cùng tên, cùng chất liệu, đúc cùng một năm (cùng một triều vua), cùng kích thước, hình dáng, trọng lượng, được phát hiện, sưu tầm cùng một thời điển. Đây cũng là những khẩu thần công có kích thước vào loại lớn, có nhiều đồ án hoa văn trang trí bằng phương pháp đúc nổi công phu, tinh tế. Các đồ án hoa văn trang trí trên súng trước đây đều được nạm bạc cầu kỳ, đặc biệt ở phần đầu súng, thân súng và đuôi súng. Đó là những đề tài cúc dây, lá đề, rồng chầu mặt trăng, mây, chấm tròn, đường tròn đồng tâm. Đặc biệt, minh văn trên thân súng ghi rõ tên, niên đại, người đúc, kích thước, trọng lượng; múc đích, ý nghĩa của việc đúc súng.
Minh Mệnh là vị vua thứ hai của nhà Nguyễn, người có nhiều cải cách sâu rộng về hành chính, bộ máy nhà nước, chú trọng đến phát triển quân đội. Sau một năm lên ngôi hoàng đế (1821), vua Minh Mệnh đã cho đúc ba khẩu thần công này với mục đích chúc mừng vua lên ngôi, lấy đó để ngăn ngừa sự khinh lờn, xua tan đi những điều xấu và quan trọng hơn cả là giữ bình yên cho đất nước. Theo các tài liệu của Bảo tàng Mỹ thuật cung đình Huế, trong thời gian trị vì của mình, vua Minh Mệnh đã cho đúc 269 khẩu thần công bằng đồng, trong đó có ba khẩu “Bảo quốc an dân Đại tướng quân” hiện đang được bảo quản tại Bảo tàng Hà Tĩnh.
Vì những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học tiêu biểu của hiện vật, tháng 12/2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành quyết định 2599/QĐ-TTg về việc công nhận 3 khẩu súng thần công ở Bảo tàng Hà Tĩnh là “Bảo vật quốc gia”.
Ba khẩu thần công “Bảo quốc an dân Đại tướng quân” triều Nguyễn là những báu vật độc nhất vô nhị, cần phải gìn giữ, nghiên cứu và phát huy trong kho tàng di sản văn hóa Việt Nam. Tuy vậy đến nay duy nhất một khẩu được phục chế nhưng cất trong kho do Bảo tàng không có phòng trưng bày. Hai khẩu còn lại do thiếu kinh phí nên được gác tạm trên kệ gỗ ở ngoài hành lang bảo tàng bên những bức tường bong tróc, ẩm thấp.
Các hoa văn trang trí trên thân khẩu thần công đã được bảo quản đều được nạm bạc rất tinh xảo
Hai khẩu thần công nằm ngoài hành lang tầng 1 của bảo tàng
Josdar
- 12/06/2015 05:49 - Di tích 317 tuổi chờ... sập!
- 09/06/2015 05:58 - Nhiều bí ẩn bỏ ngỏ quanh khu phế tích Champa Triền Tranh
- 02/06/2015 17:40 - Phát hiện nhiều gạch thời Đường ở Thành nhà Hồ
- 02/06/2015 17:34 - Những phát hiện mới tại Di sản Thế giới Thành nhà Hồ
- 01/06/2015 08:04 - Khai quật di chỉ khảo cổ học vườn đình Khuê Bắc (Đà Nẵng)
- 24/05/2015 20:07 - Khai quật khảo cổ di tích chùa Bà Tấm (huyện Gia Lâm - Hà Nội)
- 21/05/2015 14:17 - Tọa đàm khoa học: Di tích khảo cổ học Cồn Cổ Ngựa - Tiếp cận phương pháp nghiên cứu liên ngành
- 17/05/2015 10:31 - Chủ quyền quần đảo Trường Sa qua tư liệu khảo cổ học
- 17/05/2015 08:36 - Công bố Hội đồng Di sản Quốc gia nhiệm kỳ 2015-2019
- 16/05/2015 11:14 - Quan điểm: Thúc đẩy khảo cổ học dưới nước Việt Nam bằng liên ngành
ĐỊA CHÍ VĨNH PHÚC
Thứ năm, 28 Tháng 5 2015 08:54
Tác giả: Tỉnh ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc
Nxb. Khoa học xã hội – 2012.
Khổ sách (21 x 29)cm,
Số trang: 1156 trang.
Vĩnh Phúc - nằm ở phí tây bắc giáp thủ đô Hà Nội, là vùng đất có truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời - từ thời tiền sử vùng đất này đã có dấu ấn của người nguyên thủy, mà dấu tích còn lại là những công cụ cuội ghè đẽo thô sơ … Đây cũng là nơi hội tụ nhiều dân tộc an hem với bản sắc đa dạng, phong phú.
Địa chí Vĩnh Phúc - là một công trình liên nghành địa-lịch sử, địa-kinh tế, địa-văn hóa, địa-xã hội … khai thác triệt để các nguồn tư liệu thành văn: chính sử, văn học dân gian, địa bạ, hương ước, thần tích, sắc phong, kể cả điền dã, đồng thời kết hợp chặt chẽ với kết quả điều tra nghiên cứu cuẩ các ngành khoa học khác về mảnh đất và con ngwoif Vĩnh Phúc.
Cuốn sách tập trung làm rõ những nét cơ bản về đất đai, địa hình, sông núi, khí hậu, con người, truyền thống lịch sử, quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng, luật lệ, hệ thống chính trị, an ninh, quốc phòng … và các mối liên hệ gắn bó giữa các lĩnh vực đó trên nền địa lý tỉnh Vĩnh Phúc, kể từ thời tiền sử, sơ sử đến năm 2010, riêng phần kinh tế được cập nhập đến năm 2011.
Nội dung cuốn sách chia làm 6 phần:
1/ Địa lý tự nhiên, hành chính, dân cư, dân số.
2/ Lịch sử
3/ Kinh tế
4/ Văn hóa - Xã hội
5/ Hệ thống chính trị.
Địa chí Vĩnh Phúc là nguồn tư liệu quý có giá trị khảo cứu, lưu giữ những giá trị truyền thống và tinh hoa văn hóa của Vĩnh Phúc. Là cuốn cẩm nang cho những ai muốn tìm hiểu, quan tâm nghiên cứu đến lĩnh vực này của Vĩnh Phúc.
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
- 11/06/2015 16:09 - THƯ VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
- 11/06/2015 14:39 - TRONG CÕI
- 11/06/2015 10:38 - CÁC NỀN VĂN HÓA CỔ VIỆT NAM (TỪ THỜI NGUYÊN THỦY ĐẾN THẾ KỶ 19) (26/03/2015)
- 05/06/2015 15:17 - NGHIÊN CỨU NHỮNG DI CỐT NGƯỜI CỔ DI CHỈ KHẢO CỔ HỌC HÒA DIÊM (KHÁNH HÒA)
- 05/06/2015 14:13 - VIỆT NAM VĂN HÓA SỬ CƯƠNG
- 27/05/2015 11:46 - ĐÌNH LÀNG VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ
- 22/05/2015 10:18 - ĐỐI THOẠI VỚI NỀN VĂN MINH CỔ CHAMPA
- 22/05/2015 10:00 - LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XX
- 22/05/2015 09:55 - NGÀN NĂM ÁO MŨ
- 22/05/2015 09:31 - NHỮNG BÀI DÃ SỬ VIỆT
ĐÌNH LÀNG VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ
Thứ tư, 27 Tháng 5 2015 11:46
Tác giả: Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam
Nxb. Thế giới – 2013.
Khổ sách (24 x 29)cm,
Số trang: 501 trang.
ký hiệu thư viện: Vt 86
Đình làng - là một dấu ấn vàng son của mỹ thuật truyền thống dân tộc. Từ nó đã phán ánh biết bao vấn đề thuộc lịch sử, văn hóa, những tập tục, mối ứng xử đa chiều đối với vũ trụ và thế giới nhân sinh. Từ đình mọi luật lệ được tỏa về các con dân của làng xã, mà hạt nhân tâm linh là Thành Hoàng làng - ông vua tinh thần của quần chúng.
Đình làng - một kiến trúc to lớn nhất làng, nơi dung hội giữa đạo và đời, để con người tiếp cận với đấng thiêng liêng, song không bị đánh mất mình như ở một số tôn giáo và tín ngưỡng khác. Nó không phải là kiến trúc của Nho, Phật, lão, hay bất kể một tôn giáo nào đã từng tồn tại, nó chỉ là nó, một sản phẩm độc đáo, không có bất cứ đâu.
Mỗi Đình - thờ một thần linh riêng với sự tích riêng, không có một đấng tối thượng bao trùm. Phải chăng vì thế mà đình làng là nơi tập trung của nghệ thuật tạo hình dân gian và chở theo những ước vọng truyền kiếp của người lao động Việt với những đề tài dễ làm ngờ ngàng những người yêu quý nghệ thuật truyền thống của ông cha, một nền nghệ thuật đầy trí tuệ dân gian được nâng lên tầm biểu tượng.
Tới nay đã có nhiều công trình nghiên cứu ở các góc độ khác nhau về ngôi đình, và trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam cũng muốn giới thiệu cuốn sách này nhằm tập hợp một số tư liệu về các ngôi đình đã từng nổi tiếng, bằng vào sự sắp xếp theo niên đại hiện còn xác nhận được trong di tích, các tác giả như vô tình đã đưa người đọc theo con đường lịch sử nảy sinh, tồn tại, phát triển và suy vong của kiến trúc này.
Nội dung cuốn sách giới thiệu lịch sử, hình ảnh về tổng thể quang cảnh; về các cấu kiện kiến trúc, cách trang trí của một số ngôi đình làng ở vùng Bắc bộ như: Đình Thụy phiêu; Đình Lỗ Hạnh; Đình Tây Đằng; Đình Thổ Hà; Đình Thanh lũng; Đình Là; Đình Xuân dục v.v…
Xin trân trọng giới thiệu !
Ngô Thị Nhung
- 11/06/2015 14:39 - TRONG CÕI
- 11/06/2015 10:38 - CÁC NỀN VĂN HÓA CỔ VIỆT NAM (TỪ THỜI NGUYÊN THỦY ĐẾN THẾ KỶ 19) (26/03/2015)
- 05/06/2015 15:17 - NGHIÊN CỨU NHỮNG DI CỐT NGƯỜI CỔ DI CHỈ KHẢO CỔ HỌC HÒA DIÊM (KHÁNH HÒA)
- 05/06/2015 14:13 - VIỆT NAM VĂN HÓA SỬ CƯƠNG
- 28/05/2015 08:54 - ĐỊA CHÍ VĨNH PHÚC
- 22/05/2015 10:18 - ĐỐI THOẠI VỚI NỀN VĂN MINH CỔ CHAMPA
- 22/05/2015 10:00 - LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XX
- 22/05/2015 09:55 - NGÀN NĂM ÁO MŨ
- 22/05/2015 09:31 - NHỮNG BÀI DÃ SỬ VIỆT
- 19/05/2015 13:31 - LÃNG DU TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM
Khai quật khảo cổ di tích chùa Bà Tấm (huyện Gia Lâm - Hà Nội)
Chủ nhật, 24 Tháng 5 2015 20:07
Bộ VH-TT&DL đã ban hành Quyết định số 1592/QĐ-BVHTTDL, cho phép Sở VH-TT&DL Hà Nội phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia khai quật khảo cổ tại di tích chùa Bà Tấm, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm (Hà Nội).
Theo đó, thời gian tiến hành khai quật từ 20/5 đến 20/11/2015 trên diện tích 600m2. Những hiện vật thu được trong quá trình khai quật phải tạm nhập vào Bảo tàng Hà Nội để giữ gìn, bảo quản, báo cáo Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL phương án bảo vệ, phát huy giá trị hiện vật.
Bộ VH-TT&DL yêu cầu chậm nhất 3 tháng sau khi kết thúc đợt khai quật, Sở VH-TT&DL Hà Nội và Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phải có báo cáo sơ bộ, sau 1 năm phải có báo cáo khoa học gửi về Cục Di sản văn hóa. Các cơ quan được cấp phép có trách nhiệm tuyên truyền về việc bảo vệ di sản văn hóa ở địa phương trong thời gian khai quật, không công bố kết luận chính thức khi chưa có sự thỏa thuận của cơ quan chủ quản và Cục Di sản văn hóa.
Di tích chùa Bà Tấm, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm (Hà Nội)
(Ảnh: gialam.gov.vn)
Cụm di tích đền - chùa Bà Tấm thuộc địa phận xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội, cách khu vực trung tâm Hà Nội gần 20km về phía Đông, trên Quốc lộ 5 đi Hải Phòng.
Đền - Chùa Bà Tấm là tên gọi phổ biến trong nhân dân để chỉ khu di tích tưởng niệm về một nhân vật nổi danh của lịch sử dân tộc ở thời Lý. Đền còn có tên gọi theo địa danh là đền Dương Xá, hay đền Ỷ Lan, chùa có tên chữ Linh Nhân Tư Phúc tự.
Theo sử sách và truyền thuyết dân gian, chùa Bà Tấm được xây dựng từ thời Lý. Sự ra đời của ngôi chùa gắn với Nguyên phi - Hoàng thái Hậu Ỷ Lan - một nhân vật nổi tiếng của vương triều nhà Lý. Bà giỏi việc trị nước (hai lần nhiếp chính), khiến nhân tâm hoà hợp, đất nước thanh bình, nhân dân sùng Phật, tôn bà là Phật Bà Quan Âm. Bà được dân gian gọi là bà Tấm - là hiện thân của lòng bao dung, đức độ và những điều tốt lành.
Hiện nay, chùa còn lưu giữ nhiều di vật quý mang ý nghĩa lịch sử - văn hóa như là 2 tượng sư tử (bệ thờ), kích thước rất lớn, tạo bằng đá liền khối cao 1,2m rộng 1,36m trong tư thế phủ phục, đường nét đặc biệt mềm mại. Sư tử ở đền Ỷ Lan đang vờn hòn ngọc, trên trán có trổ chữ Vương khẳng định vị trí chúa tể muôn loài, đồng thời cũng thể hiện uy quyền của vương triều. Trong đền còn có một thành bậc bằng đá chạm nổi rồng và lân đang chạy xuống. Thành đá dài 1,3m cao 0,8m. Cùng các di vật đất nung trang trí kiến trúc thời Lý đang được lưu giữ tại di tích.
Tượng sư tử bằng đá thế kỷ 11-12 tại chùa Bà Tấm, Dương Xá, Gia Lâm, Hà Nội.
Thành bậc sấu đá và chim phượng thế kỷ 11-12, tại chùa Bà Tấm, Gia Lâm, Hà Nội.
Josdar
- 09/06/2015 05:58 - Nhiều bí ẩn bỏ ngỏ quanh khu phế tích Champa Triền Tranh
- 02/06/2015 17:40 - Phát hiện nhiều gạch thời Đường ở Thành nhà Hồ
- 02/06/2015 17:34 - Những phát hiện mới tại Di sản Thế giới Thành nhà Hồ
- 01/06/2015 08:04 - Khai quật di chỉ khảo cổ học vườn đình Khuê Bắc (Đà Nẵng)
- 29/05/2015 18:35 - Ba khẩu thần công “Bảo quốc An dân Đại tướng quân” tại Bảo tàng Hà Tĩnh
- 21/05/2015 14:17 - Tọa đàm khoa học: Di tích khảo cổ học Cồn Cổ Ngựa - Tiếp cận phương pháp nghiên cứu liên ngành
- 17/05/2015 10:31 - Chủ quyền quần đảo Trường Sa qua tư liệu khảo cổ học
- 17/05/2015 08:36 - Công bố Hội đồng Di sản Quốc gia nhiệm kỳ 2015-2019
- 16/05/2015 11:14 - Quan điểm: Thúc đẩy khảo cổ học dưới nước Việt Nam bằng liên ngành
- 16/05/2015 10:25 - Khảo cổ học dưới nước Việt Nam: Cần sự đầu tư bài bản
NGÀN NĂM ÁO MŨ
Thứ sáu, 22 Tháng 5 2015 09:55
Tác giả: Trần Quang Đức
Nxb. Nhã Nam – 2014.
Khổ sách (17 x 25)cm,
Số trang: 397 trang.
Văn hóa trang phục truyền thống Việt nam bị mất dấu tích sâu đậm nhát khi nền văn hóa phương Tây do người Pháp đưa vào được áp đặt triệt để lên xã hội Việt Nam. Tieps theo đó là sự đổi thay của lịch sử và ý thức hệ. Những biến động xã hội ấy khiến cho ngày nay không ai còn biết ông bà ta ngày xưa ăn mặc, sinh sống như thế nào. và khi cần tái hiện lối ăn mặc của người Việt trong quá khứ, người ta "sáng tác" một cách tùy tiện.
Phim ảnh là phương tiện truyền bá văn hóa cho giới trẻ hữu hiệu và trực tiếp, nhưng hiện nay nhiều bộ phim hay vở kịch tái hiện lịch sử lại có phục trang truyền thống khác nhau. Rồi gần đây khi sự giao lưu văn hóa trở nên dễ dàng thì trang phục truyền thống Việt Nam trong phim ảnh và trên sân khấu lại mang đậm dấu ấn của phim ảnh Trung Quốc. Đây là đợt hủy diệt nguy hiển hơn hết cho kiến thức về lịch sử văn hóa áo mũ truyền thống của giới trẻ Việt Nam.
Ngàn năm áo mũ - có lẽ đây là một trong những tập tài liệu văn hóa, lịch sử trang phục được nghiên cứu sâu và được biên soạn kỹ nhất ở Việt Nam, nếu không nói là quốc tế, cho đến nay.
Nội dung cuốn sách gồm phần tổng quan và chính văn:
Tổng quan gồm 2 phần: 1/ Tổng quan trang phục cung đình Việt Nam; 2/ Tổng quan trang phục dân gian Việt Nam.
Chính văn gồm 5 chương: 1/ Trang phục thời Lý; 2/ Trang phục thời Trần; 3/ Trang phục thời Lê; 4/ Trang phục thời Tây Sơn; 5/ Trang phục thời Nguyễn.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách !
Nguồn: Ngô Thị Nhung
- 05/06/2015 14:13 - VIỆT NAM VĂN HÓA SỬ CƯƠNG
- 28/05/2015 08:54 - ĐỊA CHÍ VĨNH PHÚC
- 27/05/2015 11:46 - ĐÌNH LÀNG VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ
- 22/05/2015 10:18 - ĐỐI THOẠI VỚI NỀN VĂN MINH CỔ CHAMPA
- 22/05/2015 10:00 - LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XX
- 22/05/2015 09:31 - NHỮNG BÀI DÃ SỬ VIỆT
- 19/05/2015 13:31 - LÃNG DU TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM
- 14/04/2015 05:37 - Hoàng thành Thăng Long (Thang long Imperial Citadel) (25/11/2009)
- 26/03/2015 11:18 - VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ TƯ VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG - TẬP III (26/03/2015)
- 26/03/2015 11:14 - 30 NĂM BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA HUẾ (1982-2012) (26/03/2015)
NHỮNG BÀI DÃ SỬ VIỆT
Thứ sáu, 22 Tháng 5 2015 09:31
Tác giả: Tạ Chí Đại Trường
Nxb. Tri Thức – 2014.
Khổ sách (14 x 20,5)cm.
Số trang: 446 trang.
Cuốn sách này là một tập hợp những bài viết, chủ yếu đã được công bố ở hải ngoại đề cập tới nhiều lĩnh vực và nội dung khác nhau vốn rất phong phú của sử học; từ cái đình làng được coi là "trú sở của thần linh" đến thần tích của Phù Đổng Thiên vương, từ những di tích, những công trình thủy lợi ở Quảng Trị đến hình thía lịch sử nước nhà vào thế kỷ thứ X, từ tầng lớp điền chủ và ruộng đất qua các triều đại đến chế dộ nội hôn của họ Trần, từ những đồng tiền được đúc đến những đồng tiền kẽm ở Đàng Trong, từ khuôn đúc tiền bằng đá đến khảo về tiền giấy ...
Những khảo luận được viết nghiêm túc với bút pháp khoa học nhưng đọc nó người ta vẫn cảm nhận được cảm hứng của tác giả, lấy việc khảo cứu công phu như một thú vui tiêu khiển thời gian hơn là sự hành nghề của một sử gia chuyên nghiệp. Có lẽ vì thế mà Tạ Chí Đại Trường chọn thể loại cho tập sách của mình cái tên "Dã Sử Việt".
Nội dung cuốn sách gồm các phần sau:
1/ Một trú sở Việt của thần linh: cái đình làng
2/ Lịch sử một thần tích: Phù Đổng Thiên Vương
3/ Về dấu vết thủy lợi sử dụng chất liệu đá xếp ở vùng Gio Linh (Quảng Trị)
4/ Việt Nam ở thế kỷ X
5/ Những Hoàng đế - Điền chủ Đại việt (thế kỷ X-XIV)
6/ Người hay Phật
7/ Phổ hệ và chế dộ nội hôn của họ Trần
8/ Tiền đúc ở Đàng Trong: phương diện loại hình và tương quan lịch sử
9/ Tiền kẽm và cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Đàng Trong vào nửa sau thế kỷ XVIII
10/ Về khuôn tiền đá ở núi Voi (Bắc Thái)
11/ Tiền giấy ở Việt nam vào cuối thế kỷ XIV - nửa đầu thế kỷ XV
12/ Thư mục.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách !
Nguồn: Ngô Thị Nhung
- 28/05/2015 08:54 - ĐỊA CHÍ VĨNH PHÚC
- 27/05/2015 11:46 - ĐÌNH LÀNG VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ
- 22/05/2015 10:18 - ĐỐI THOẠI VỚI NỀN VĂN MINH CỔ CHAMPA
- 22/05/2015 10:00 - LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XX
- 22/05/2015 09:55 - NGÀN NĂM ÁO MŨ
- 19/05/2015 13:31 - LÃNG DU TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM
- 14/04/2015 05:37 - Hoàng thành Thăng Long (Thang long Imperial Citadel) (25/11/2009)
- 26/03/2015 11:18 - VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ TƯ VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG - TẬP III (26/03/2015)
- 26/03/2015 11:14 - 30 NĂM BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA HUẾ (1982-2012) (26/03/2015)
- 26/03/2015 11:11 - CÔNG CUỘC BẢO TỒN DI SẢN THẾ GIỚI Ở THỪA THIÊN HUẾ (26/03/2015)
ĐỐI THOẠI VỚI NỀN VĂN MINH CỔ CHAMPA
Thứ sáu, 22 Tháng 5 2015 10:18
- Tác giả: Lê Đình Phụng - Viện Khảo cổ học
- Nhà xuất bản: Khoa học xã hội
- Số trang: 300 tr
- Khổ sách: 16x24 cm
TS. Lê Đình Phụng - Trưởng phòng Phòng Khảo cổ học lịch sử, Viện Khảo cổ học. Sau hơn 30 năm nghiên cứu về nền văn hóa Champa, với lòng yêu nghề mặc dù lúc đất nước còn khó khăn, mỗi chuyến công tác là những cuộc vật lộn gian khổ kéo dài nhưng bù lại được nhìn những kiến trúc tháp sừng sững, những tượng điêu khắc đá đẹp như mơ hay những trang sử đá chữ viết khác lạ khiến cho những khó khăn, gian khổ ấy của tác giả biến mất, với niềm đam mê đã thôi thúc tác giả luôn tìm hiểu, tự đặt ra những câu hỏi và tự tìm kiếm câu trả lời, cùng với sự học hỏi, đốic hiếu, so sánh với nhiều công trình nghiên cứu khác đã được xuất bản về nền văn hóa champa để đưa ra những vấn đề còn chưa có lời giải thỏa đáng về nền văn hóa này. Tôi xin thay mặt tác giả giới thiệu cuốn sách này đến đông đảo bạn đọc gần xa, đặc biệt cho những ai đang muốn tìm hiểu, quan tâm nghiên cứu đến nền văn hóa champa.
Văn hóa Champa là một nền văn hóa lớn, độc đáo, mang bản sắc riêng, có nhiều đóng góp quan trọng vào văn hóa dân tộc trong lịch sử và tỏa sáng đến ngày nay. Kế thừa từ văn hóa cội nguồn của tộc người và sự tiếp thu hội nhập từ văn minh Ấn Độ đưa lại, người Chăm đã xây dựng và phát triển tạo nên một nền văn hóa rực rỡ có mặt từ Nam đèo Ngang (tỉnh Quảng Bình) chạy dài theo dải đất miền Trung đến bờ bắc sông Đồng Nai (tỉnh Bình Thuận), lan tỏa lên vùng cao nguyên đại ngàn hùng vĩ cùng hệ thống các đảo ven biển miền Trung.
Nội dung cuốn cách gồm 4 chương:
- Chương 1: Đối thoại với chủ nhân nền văn hóa Champa - Người Chăm
- Chương 2: Đối thoại với lịch sử Champa
- Chương 3: Đối với tín ngưỡng và tôn giáo Champa
- Chương 4: Đối thoại với di sản vật chất Champa
- Địa chỉ liên hệ: TS: Lê Đình Phụng - Phòng Khảo cổ học lịch sử, Viện Khảo cổ học; SĐT: 0912646568.
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
- 11/06/2015 10:38 - CÁC NỀN VĂN HÓA CỔ VIỆT NAM (TỪ THỜI NGUYÊN THỦY ĐẾN THẾ KỶ 19) (26/03/2015)
- 05/06/2015 15:17 - NGHIÊN CỨU NHỮNG DI CỐT NGƯỜI CỔ DI CHỈ KHẢO CỔ HỌC HÒA DIÊM (KHÁNH HÒA)
- 05/06/2015 14:13 - VIỆT NAM VĂN HÓA SỬ CƯƠNG
- 28/05/2015 08:54 - ĐỊA CHÍ VĨNH PHÚC
- 27/05/2015 11:46 - ĐÌNH LÀNG VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ
- 22/05/2015 10:00 - LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XX
- 22/05/2015 09:55 - NGÀN NĂM ÁO MŨ
- 22/05/2015 09:31 - NHỮNG BÀI DÃ SỬ VIỆT
- 19/05/2015 13:31 - LÃNG DU TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM
- 14/04/2015 05:37 - Hoàng thành Thăng Long (Thang long Imperial Citadel) (25/11/2009)
LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XX
Thứ sáu, 22 Tháng 5 2015 10:00
Tác giả: Lê Thành Khôi
Nxb. Nhã Nam – 2014.
Khổ sách (17 x 25)cm
Số trang: 620 trang.
Trong di sản đồ sộ của Giáo sư Lê Thành Khôi, có hai chuyên khảo về lịch sử và văn hóa Việt Nam. Đó là cuốn (Việt Nam, Lịch sử và văn minh và cuốn Lịch sử Việt Nam, từ nguồn gốc đến 1858)- dịch từ tiếng Pháp. Đây là hai công trình có giá trị khoa học cao đã gây ảnh hưởng sâu rộng trong giới học sinh, sinh viên, tri thức không chỉ ở Pháp và Việt nam mà còn trên phạm vi thế giới, góp phần phổ biển một hình ảnh trung thực về lịch sử và văn hóa Việt Nam. Trong một thời gian dài gần như cả nửa sau thế kỷ XX, giới Việt Nam học thế giới coi đây là hai công trình mang tính kinh điển về văn hóa và lịch sử Việt Nam được sử dụng phổ biến trong các trường Đại học và các tổ chức nghiên cứu.
Ban biên tập đã kết hợp hai cuốn này để thành một bộ Lịch sử Việt Nam trọn vẹn từ nguồn gốc đến cách mạng tháng tám 1945 và thành lập nước Việt Nam độc lập.
Nội dung cuốn sách gồm 11 chương:
1/ Bình minh của lịch sử
2/ Sự hình thành tính cách dân tộc Việt Nam
3/ Sự hình thành nhà nước
4/ Nền quân chủ được kế thừa
5/ Nền quân chủ quan liêu
6/ Đất nước phân chia
7/ Tái thống nhất
8/ Chế độ chuyên chế và chủ nghĩa bất động
9/ Pháp chiếm Việt Nam
10/ Thực dân Pháp khai thác thuộc địa
11/ Nước Việt Nam mới
Xin trân trọng giới thiệu !
Ngô Thị Nhung
- 05/06/2015 15:17 - NGHIÊN CỨU NHỮNG DI CỐT NGƯỜI CỔ DI CHỈ KHẢO CỔ HỌC HÒA DIÊM (KHÁNH HÒA)
- 05/06/2015 14:13 - VIỆT NAM VĂN HÓA SỬ CƯƠNG
- 28/05/2015 08:54 - ĐỊA CHÍ VĨNH PHÚC
- 27/05/2015 11:46 - ĐÌNH LÀNG VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ
- 22/05/2015 10:18 - ĐỐI THOẠI VỚI NỀN VĂN MINH CỔ CHAMPA
- 22/05/2015 09:55 - NGÀN NĂM ÁO MŨ
- 22/05/2015 09:31 - NHỮNG BÀI DÃ SỬ VIỆT
- 19/05/2015 13:31 - LÃNG DU TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM
- 14/04/2015 05:37 - Hoàng thành Thăng Long (Thang long Imperial Citadel) (25/11/2009)
- 26/03/2015 11:18 - VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ TƯ VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG - TẬP III (26/03/2015)