Tạp chí Khảo cổ học số 1/2015

VIỆN HÀNLÂM                                 KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

 

 

VIỆN KHẢO CỔ HỌC

 

 

 

 

 

KHẢO CỔ HỌC

MỤC LỤC

 

6 số một năm – số 1/2015 (193)

Trang

 
TỔNG BIÊN TẬP
Tống Trung Tín
PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Nguyễn Gia Đối

 

 

 

 

 

TRÌNH BÀY BÌA

Thân Thị Hằng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

61 - Phan Chu Trinh – Hà Nội

Tel: 04. 9330732, Fax: 04. 9331607

Email: tapchikhaoco@gmail.comĐịa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

LÊ HỒNG ANH

Phát biểu của đồng chí Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2014, triển khai nhiệm vụ năm 2015 của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

3

 

NGUYỄN KHẮC SỬ, NGUYỄN GIA ĐỐI

Hệ thống các di tích thời đại Đá cũ khu vực thượng du sông Ba

 7

NGUYỄN QUANG MIÊN, LƯU VĂN DU

Di tích thời đại Đá cũ ở Đồng Nai: Tư liệu và nhận thức

20

LƯU THỊ PHƯƠNG LAN, NGUYỄN THANH DUNG

Độ từ cảm và cổ khí hậu Hang Mòi, Tràng An, Ninh Bình

33

LÊ HẢI ĐĂNG, NGUYỄN ANH TUẤN, A.KANDYBA

Khai quật di chỉ hang Diêm (Thanh Hóa) năm 2013

39

PHAN THANH TOÀN

Hệ thống các di chỉ xưởng chế tác rìu đá ở thượng du sông Ba

48

TRỊNH SINH, NGUYỄN THỊ HẢO

Phân loại và định niên đại những trống đồng lưu giữ ở Bảo tàng tỉnh Sơn La

60

NGUYỄN TIẾN ĐÔNG

So sánh hệ thống lũy Kỳ Anh (Hà Tĩnh) với Trường Lũy (Quảng Ngãi- Bình Định)

77

LÊ ĐÌNH PHỤNG, NGUYỄN VĂN MẠNH, THÂN VĂN TIỆP

Khai quật thành Nà Lữ (Hòa An- Cao Bằng)

87

 

VIETNAM ACADEMY OF SOCIAL SCIENCES

 

 

INSTITUTE OF ARCHAEOLOGY

 

 

 

Archaeology

contents

 

6 Editions p.a - 1/2015 (193)

Page

EDITOR-IN-CHIEF
Tống Trung Tín
DEPUTY EDITOR
Nguyễn Gia Đối

 

 

 

 

COVER PRESENTATION
Thân Thị Hằng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

EDITORIAL BOARD

61-Phan Chu Trinh – Hà Nội

Tel: 04. 9330732, Fax: 04. 9331607

Emai: tapchikhaoco@gmail.comĐịa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

 

LÊ HỒNG ANH

Lê Hồng Anh, member of the Politburo, standing secretariat of the CPV Central Committee, made a speech at the Conference for summarizing the 2014 work and deploying the   tasks of the Việt Nam Academy of Social Sciences in 2015

3

NGUYỄN KHẮC SỬ, NGUYỄN GIA ĐỐI

   7

The System of Paleolithic Sites on Highlands of Ba river

 

NGUYỄN QUANG MIÊN, LƯU VĂN DU

Paleolithic Sites in Đồng Nai: Data and Perception

20

LƯU THỊ PHƯƠNG LAN, NGUYỄN THANH DUNG

Magnetic Susceptibility and Ancient Climate at Hang Mòi, Tràng An, Ninh Bình

33

LÊ HẢI ĐĂNG, NGUYỄN ANH TUẤN, A. KANDYBA

Excavation at Hang Diêm (Thanh Hóa) in 2013

39

 

PHAN THANH TOÀN

System of Workshops for Making Stone Axes in the on Highlands of Ba river

48

TRỊNH SINH, NGUYỄN THỊ HẢO

Clasification and Dating of Bronze Drums kept in Provincial Museum of Son La                                                                                    

60

NGUYỄN TIẾN ĐÔNG

Comparative study between the Ky Anh rampart (Hà Tĩnh province) and the Trường Lũy (Quảng Ngãi- Bình Định)

77

 

 

LÊ ĐÌNH PHỤNG, NGUYỄN VĂN MẠNH, THÂN VĂN TIỆP

Community Organization Forms of the Linguistic-ethnic groups Mon-Khmer in Việt Nam

87

       

 

 

 

 



Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Đại hội Chi bộ Viện Khảo cổ học nhiệm kỳ 2015 – 2020

 

 

Tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020 của Đảng bộ Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, được sự đồng ý của Ban Thường vụ Đảng ủy Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, sáng ngày 21 tháng 5 năm 2015, tại Viện Khảo cổ học, Chi bộ Viện Khảo cổ học đã long trọng tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2015 - 2020.

Khai mạc Đại hội Chi bộ Viện Khảo cổ học nhiệm kỳ 2015 - 2020

Tới dự Đại hội có các Đại biểu: Đồng chí Nguyễn Quang Thuấn - Phó bí thư Đảng ủy, Phó chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; đồng chí Lê Thị Hải Nam, Ủy viên Ban Thường vụ - Chánh văn phòng Đảng ủy Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam; đồng chí Đinh Quang Hải - Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ, Chủ tịch Công đoàn Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam; đại diện Công đoàn và Đoàn thanh niên Viện Khảo cổ học.

Thay mặt Đoàn Chủ tịch Đại hội, đồng chí Bùi Văn Liêm trình bày báo cáo Tổng kết công tác Chi bộ nhiệm kỳ 2010 - 2015, phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2015 - 2020, Báo cáo kiểm điểm cấp ủy. Nội dung bản Báo cáo tổng kết những thành tựu Chi bộ đã đạt được trên các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, tổ chức, xây dựng Đảng, kiểm tra, giám sát xây dựng hệ thống chính trị,… Một số thành tựu nổi bật:

- Về công tác xây dựng tổ chức và phát triển Đảng: Trong nhiệm kỳ vừa qua, Chi bộ đã kết nạp 9 đảng viên mới (tổng số đảng viên chi bộ hiện tại là 16 đồng chí). Công tác giáo dục tư tưởng, rèn luyện phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn và công tác phát hiện, bồi dưỡng giới thiệu quần chúng ưu tú vào Đảng luôn được chú trọng.

Xây dựng tổ chức Đảng, bảo vệ chính trị nội bộ luôn được quan tâm. Kết quả là mọi cán bộ, đảng viên trong đơn vị đều phấn khởi an tâm công tác.

- Về tổ chức và xây dựng cơ cấu các phòng: Thành lập Phòng Nghiên cứu Khảo cổ học Dưới nước trực thuộc Viện Khảo cổ học và Xây dựng xong đề án Phát triển Khảo cổ học dưới nước trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Về chỉ đạo công tác chuyên môn: Nhiều công trình nghiên cứu của cán bộ Viện được đánh giá cao cả về giá trị khoa học và tính thực tiễn, góp phần nâng cao uy tín của Viện Khảo cổ học nói riêng cũng như Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam nói chung, tiêu biểu như: Tham gia Xây dựng thành công 03 Hồ sơ đề xuất UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới: 1/ Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long (2010); 2/ Di sản thế giới Thành Nhà Hồ (2011); 3/ Di sản thế giới Quần thể Danh thắng Tràng An (2014). Bên cạnh đó, thực hiện chỉ đạo của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, tập thể Viện cũng đã hoàn thành tốt các đề tài, nhiệm vụ cấp Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ giao.

Từ những thành tích đã đạt được, Chi bộ Viện Khảo cổ học nhiều năm liền được Đảng ủy Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam xếp loại tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh.

Báo cáo cũng đã thẳng thắn nêu ra những mặt hạn chế, cũng như nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm cần rút ra nhằm thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ chính trị của Chi bộ. Một số nguyên nhân như: Cơ chế, chính sách chưa thu hút và tạo động lực cho cán bộ nghiên cứu trong lĩnh vực khảo cổ học; Đời sống của cán bộ, nhất là cán bộ trẻ trong Viện còn nhiều khó khăn, thu nhập thấp, phần lớn phải thuê nhà nên phần nào ảnh hưởng đến công tác chuyên môn.

Về phần phương hướng, trên cơ sở bài học kinh nghiệm và nguyên nhân của những mặt hạn chế, Báo cáo đã đề ra những giải pháp cụ thể khắc phục nhằm đáp ứng nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới, xây dựng các chỉ tiêu cụ thể để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội và các nhiệm vụ chính trị do Đảng uỷ cấp trên giao phó.

Đồng chí Bùi Văn Liêm báo cáo Tổng kết công tác Chi bộ nhiệm kỳ 2010 – 2015, phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2015 -2020

Đồng chí Nguyễn Thị Mai Hương Báo cáo tình hình đảng viên nhiệm kỳ 2010 - 2015

Đại hội đã thông qua dự thảo bảo cáo tổng hợp góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội lần thứ XII của Đảng và dự thảo Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam trình Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020

Thay mặt thường vụ Đảng ủy và lãnh đạo Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, đồng chí Nguyễn Quang Thuấn đã phát biểu chúc mừng những thành tựu mà Chi bộ cũng như tập thể cán bộ Viện Khảo cổ học đã đạt được trong nhiệm kỳ vừa qua. Đồng chí cho rằng, những thành tựu của Viện trong những năm qua chính là minh chứng khẳng định tầm cỡ mang tính quốc gia của một Viện nghiên cứu đầu ngành trong lĩnh vực khảo cổ học của cả nước. Đồng chí cũng đánh giá cao những kết quả về công tác lãnh đạo, công tác định hướng tư tưởng của Chi bộ trong nhiệm kỳ qua. Về cơ bản, đồng chí nhất trí với phương hướng, nhiệm vụ của Chi bộ Viện Khảo cổ học nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã nêu trong Báo cáo. Bên cạnh đó, đồng chí cũng thẳng thắn chỉ ra những mặt hạn chế và những vẫn đề cần đổi mới, hoàn thiện trong nhiệm kỳ tới: 1/ Xác định rõ nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo và xây dựng chương trình hành động cho 5 năm tới (2015 - 2020), cũng như kế hoạch thực hiện cụ thể cho từng năm; 2/ Chi bộ cần tập trung, sát sao hơn nữa và có kế hoạch cụ thể trong phát triển Đảng; 3/ Củng cố, xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ hùng hậu làm công tác khảo cổ học; 4/ Chi ủy cần xây dựng chương trình trên mọi phương diện thông qua sự phối hợp với lãnh đạo Viện Khảo cổ học để thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ chính trị đã đề ra.

Thay mặt Đoàn chủ tịch, đồng chí Bùi Văn Liêm - Bí thư Chi bộ đã phát biểu cảm ơn những ý kiến chỉ đạo sâu sát và quý báu của đồng chí Nguyễn Quang Thuấn cũng như những ý kiến đóng góp của các đại biểu tham dự Đại hội. Chi bộ Viện Khảo cổ học xin tiếp thu toàn bộ ý kiến để hoàn thiện các Báo cáo của Đại hội và triển khai các nhiệm vụ ngay sau Đại hội.

Tiếp đó, Đại hội đã tiến hành bầu Chi ủy Viện Khảo cổ học nhiệm kỳ 2015 - 2020 gồm 3 đồng chí là Lê Hải Đăng, Nguyễn Thị Mai Hương và Bùi Văn Liêm, trong đó đồng chí Bùi Văn Liêm được bầu vào vị trí Bí thư, đồng chí Nguyễn Thị Mai Hương được bầu Phó Bí thư. Đại hội cũng đã bầu Đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đảng bộ Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam khóa XVIII, nhiệm kỳ 2015-2020, gồm 3 đại biểu chính thức là đồng chí Nguyễn Giang Hải, Nguyễn Thị Mai Hương, Bùi Văn Liêm và 1 đại biểu dự khuyết là đồng chí Lê Hải Đăng.

Ra mắt Ban chấp hành Chi bộ nhiệm kỳ 2015 - 2020

Bế mạc Đại hội, đồng chí Bùi Văn Liêm thay mặt Chi bộ Viện Khảo cổ học phát biểu cảm ơn đồng chí Nguyễn Quang Thuấn và các đồng chí lãnh đạo Đảng ủy và Ban thường vụ Đảng ủy Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã tham dự và chỉ đạo Đại hội, đồng thời xin hứa Chi bộ Viện Khảo cổ học sẽ cố gắng hết sức mình để đưa Nghị quyết Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2015 - 2020 đi vào cuộc sống, góp phần thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ chính trị được giao.

Đ/c Nguyễn Quang Thuấn chúc mừng Ban chấp hành Chi bộ nhiệm kỳ 2015 - 2020

Đ/c Nguyễn Giang Hải chúc mừng Ban chấp hành Chi bộ nhiệm kỳ 2015 - 2020

Công đoàn và Chi đoàn chúc mừng Ban chấp hành Chi bộ nhiệm kỳ 2015 - 2020

Các đảng viên Chi bộ Viện Khảo cổ học dự Đại hội

Khổng Thiêm

 

Tọa đàm khoa học: Di tích khảo cổ học Cồn Cổ Ngựa - Tiếp cận phương pháp nghiên cứu liên ngành

 

 

Ngày 20/5/2015, Câu lạc bộ khoa học Viện Khảo cổ học tổ chức buổi sinh hoạt khoa học Tháng 5 với chủ đề: “Phương pháp nghiên cứu liên ngành – Trường hợp di tích Cồn Cổ Ngựa”.

Khai quật Cồn Cổ Ngựa năm 2013

Năm 2013, Viện Khảo cổ học phối hợp với Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa, Ban quản lý di tích tỉnh Thanh Hóa và các nhà khoa học thuộc Trường Đại học quốc gia Úc, Đại học Y khoa Sapporo (Nhật Bản)... tham gia khai quật, chỉnh lý di tích và di vật di tích Cồn Cổ Ngựa.

Trên cơ sở áp dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành đã góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề đang đặt ra đối với di tích Cồn Cổ Ngựa như­ địa tầng, di tích, di vật, những mối quan hệ đa chiều, đan xen văn hóa, cũng nh­ư đời sống vật chất, tinh thần và tổ chức xã hội. Buổi tọa đàm đã thu hút được sự quan tâm của các chuyên gia có uy tín trong các lĩnh vực nhân chủng, tiền sơ sử và đông đảo các nhà nghiên cứu trong và ngoài Viện tham dự.

Mở đầu buổi tọa đàm, TS Trịnh Hoàng Hiệp – Phó trưởng phòng Phòng Nghiên cứu Thời đại Kim khí Viện Khảo cổ học, cán bộ phụ trách đợt khai quật đã thay mặt đoàn báo cáo kết quả khai quật khảo cổ. Di tích Cồn Cổ Ngựa thuộc xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa được phát hiện lần đầu vào tháng 7 năm 1979. Tính đến nay, sau 35 năm kể từ lần khai quật thứ nhất năm 1980, địa điểm Cồn Cổ Ngựa đã trải qua 04 đợt thám sát vào các năm 1979, 2003, 2011, 2013 và 02 lần khai quật vào các năm 1980, 2013.

Có thể nói, cuộc khai quật và thám sát năm 2013 đã thu được những kết quả hết sức khả quan, trên tổng diện tích 84m2 (12m x 7m) ở khu ruộng trồng lúa gần cồn đất Cổ Ngựa và 03 hố thám sát, diện tích mỗi hố 2m2 (2m x 1m) trên 3 cồn đất trong khu vực. Kết quả thu được có thể tóm lược như sau:

* Về địa tầng: có thể chia thành 4 lớp:

- Lớp đất canh tác: dày khoảng 15cm - 20cm.

- Lớp đất sét xám xanh: dày 30cm, đất sét màu xám xanh, dẻo mịn, không chứa hiện vật khảo cổ học.

- Tầng văn hóa: có 2 giai đoạn: Giai đoạn sớm và Giai đoạn muộn

- Sinh thổ: đất màu vàng sẫm lẫn cát màu vàng ô liu, màu xám sẫm và hạt sạn sỏi laterite màu đen (cát mịn, độ hạt 1/8 - 1/4mm).

* Về di tích, di vật:

- Di tích động vật: chủ yếu là lợn, hươu, nai, trâu, bò. Đặc biệt thu được xương cá voi chôn ở dưới cùng, được kê gia cố cẩn thận, phía trên xếp đá -> biểu tượng định vị cho khu cư trú.

- Về di tích thực vật: Kết quả phân tích bào tử phấn hoa cho thấy, thảm thực vật ở đây chủ yếu là những loài thuộc họ dương xỉ, các loại thực vật hạt trần và hạt kín. Tuổi của thảm thực vật này có niên đại từ Holocene trung đến Holocene muộn. Nhìn chung, thảm thực vật ở đây xưa kia không phải là rừng rậm mà chủ yếu là những cây bụi, cây thân gỗ nhỏ.

- Về di tích mộ táng: Đợt khai quật đã làm xuất lộ 146 di cốt (0,6m2/1 mộ). Có thể nói, sau 2 mùa khai quật địa điểm Cồn Cổ Ngựa, đây là lần đầu tiên có đầy đủ bằng chứng về các lớp mộ sớm, muộn; sự cắt phá giữa các ngôi mộ chôn cùng một giai đoạn văn hóa cũng như hiện tượng đá đánh dấu mộ, đồ tùy táng chôn theo, phương thức chôn, tư thế di cốt, hiện tượng bôi/chôn thổ hoàng theo do cốt...

Đồ gốm tại Cồn Cổ Ngựa năm 2013, nguồn: Trịnh Hoàng Hiệp

- Về hiện vật: đồ đá, đồ gốm trong mộ hoàn toàn giống với đồ đá, đồ gốm trong tầng văn hóa. Đồ đá có nhiều loại hình phong phú, đa dạng. Đáng chú ý với sự có mặt các loại hình rìu: rìu mài lan thân, rìu mài lưỡi, rìu tứ giác, rìu mài toàn thân, các loại hình công cụ khác đã góp thêm nhiều tư liệu về nghiên cứu văn hóa Đá mới ở Việt Nam và khu vực.

Đồ gốm có sự phát triển từ lớp văn hóa sớm đến lớp văn hóa muộn. Sự tồn tại đồ gốm dày, trung bình và mỏng ở di tích Cồn Cổ Ngựa được phát hiện trong lần khai quật này đã bác bỏ quan điểm cho rằng đồ gốm thuộc văn hóa Đa Bút giai đoạn sớm, giữa chỉ tồn tại loại gốm dày, xương gốm thô đến giai đoạn muộn mới xuất hiện loại hình xương gốm mỏng.

* Về niên đại: Dựa trên kết quả nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đưa ra nhận định: Di tích Cồn Cổ Ngựa có niên đại 5.140±95BP đến 5.520±95BP

Tiếp theo đó, GS. TS. Oxenham Marc Fredrick – Đại học Quốc gia Úc đã trình bày về vấn đề sức khỏe người Cồn Cổ Ngựa cũng như táng tục của họ. Với tổng số 146 di cốt tìm thấy, bao gồm: 104 cá thể trưởng thành (14 cá thể chưa xác định được độ tuổi, giới tính) và 28 cá thể trẻ em, trong đó có nhiều di cốt bị gãy chân, gãy tay. Ông cho rằng, cần phải có những nghiên cứu sâu hơn trước khi đưa ra câu trả lời về nguyên nhân của hiện tượng này.

- Về hình thức mai táng: Ở lớp mộ sớm và lớp mộ giữa, các di cốt được chôn chủ yếu theo tư thế ngồi xổm, co gối. Trong khi đó, ở lớp mộ muộn: ngoài tư thế ngồi xổm co gối còn nằm thẳng và nghiêng.

Mộ táng tại Cồn Cổ Ngựa năm 2013, nguồn: Trịnh Hoàng Hiệp

Trên cơ sở đó, GS. Marc đã đưa ra so sánh di cốt Cồn Cổ Ngựa với mộ chum ở Philippin và nhận thấy có sự tương đồng. Và để giải thích cho hiện tượng du di cốt đã bị đổ trong huyệt mộ nhưng các xương không bị rời mà vẫn liên hệ với nhau, tác giả đặt ra giả thuyết: Các di cốt sau khi chết bị chặt tay chân. Sau đó có thể được vùng vải chùm đầu và bó cả cơ thể rồi được đặt vào huyệt mộ, hoặc các huyệt mộ được đổ đầy đá, sỏi như vậy sẽ giữ vưng cho sọ di cốt không bị rời ra.

- Một đặc điểm nữa ở những ngôi mộ ở đây là rất ít, gần như không có đồ tùy táng, chỉ phát hiện một số mảnh vòng. Đây là một sự khác biết so với các mộ Mán Bạc.

Kết thúc phần báo cáo: Ths. Jones Rebecca Kate – Nghiên cứu sinh thuộc Đại học Quốc gia Úc, thành viên của đoàn cũng đã trình bày những phân tích về hệ động vật của Cồn Cổ Ngựa với mục đích xác định các loài động vật có mặt ở Cồn Cổ Ngựa qua đó làm rõ môi trường tự nhiên cũng như hoạt động khai thác của con người ở đây. Theo đó, các loài động vật chính ở Cồn Cổ Ngựa gồm có: trâu bò, hươu nai, lợn, một số bộ thú ăn thịt như hổ, báo, cầy hương, rái cá…, 02 bộ linh trưởng là khỉ và vọoc. Ngoài ra, có bộ bò sát: rùa mai cứng, rùa mai mềm. Đặc biệt, cuộc khai quật đã phát hiện được một số động vật biển: các đuối, cá mập với kích cỡ tương đối lớn. Điều này gợi ý hoạt động săn bắt và khai thác động vật của người Cồn Cổ Ngựa tương đối đa dạng trong các môi trường khác nhau.

Bên cạnh đó, đợt khai quật lần này cũng đã phát hiện và tiến hành nghiên cứu một số công cụ xương: xương quay cá voi, sừng hươu và một số mảnh dùng trong nghi lễ.

 Sau khi các báo cáo viên trình bày, các nhà khoa học sôi nổi thảo luận về hoa văn gốm, cách thức tạo hoa văn gốm, và về hình thức táng tục của người Cồn Cổ Ngựa. Các chuyên gia cho rằng kết quả nghiên cứu về Cồn Cổ Ngựa năm 2013 thu được nhiều kết quả tốt hơn so với năm 1980 và hy vọng với phương pháp liên ngành, trong tương lai sẽ làm rõ hơn các vấn đề về nhân chủng học tại di chỉ Cồn Cổ Ngựa.

Khổng Thiêm

 
 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Bằng chứng cho thấy người Neanderthals đã bị tấn công bởi những loài thú ăn thịt

 

 

TARRAGONA-Tây Ban Nha- Edgard Camaró, Carlos Lorenzo, and Florent Rivals của Viện Nghiên cứu Cổ sinh thái Người và Tiến hóa xã hội Catalan đã tiến hành kiểm tra những mảnh xương người gần đây bị giết bởi những loài động vật ăn thịt lớn như sư tử, hổ, gấu và báo, đồng thời nhóm đã tiến hành so sánh những tổn thương mà họ đã tìm thấy chúng trong những phát hiện về hóa thạch người Neanderthals. “Các mẫu tương tự được quan sát và vì vậy chúng ta có thể suy đoán rằng, những người Neanderthals có thể đã bị tấn công bởi những loài thú ăn thịt lớn,” Camaró nói như vậy. “Điều này nhấn mạnh một tầm quan trọng rằng, lối sống ăn thịt đã có trong quá trình tiến hóa người, đồng thời có một sức ép lớn đã tồn tại giữa những cư dân Neanderthals và những loài thú ăn thịt trong thời tiền sử”, ông ấy nhấn mạnh thêm.

Dấu vết có liên quan tới răng của các loài thú ăn thịt

Nghiên cứu trên cũng đã xác định những dấu vết cụ thể được gây ra bởi những loài thú ăn thịt khác nhau và nó sẽ giúp ích cho lĩnh vực pháp y. “Việc sử dụng lĩnh vực pháp y để giải thích quá khứ đã cung cấp những thông tin hữu ích và cung cấp những cách tiếp cận mới giữa các khoa học và chuyển tải sự hiểu biết”.

Nguồn: http://archaeology.com

(Dịch: Phạm Thanh Sơn)

 
 
 
Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

LÃNG DU TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM

 

 

Tác giả: Hữu Ngọc

Nxb. Thế giới – 2014.

Khổ sách (15 x 22,7)cm

Số trang: 1078 trang.

Nội dung cuốn sách gồm các phần:

1/ Đất việt

2/ Lịch sử - Truyền thống

3/ Văn hóa, Bản sắc dân tộc, văn học, nghệ thuật

4/ Một thoáng văn hóa nước ngoài. 

Ký hiệu thư viện: Vv 1896

 

Nguồn: Ngô Thị Nhung

 
 
 
Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Phát hiện thành phố tro tàn ở Iran

 

 

SISTAN-BALUCHESTAN PROVINCE, IRAN- Các nhà khảo cổ học đang làm việc ở miền đông nam Iran tại một di chỉ thời đại Đồng được biết đến là thành phố tro tàn (Burnt City) đã khám phá ra một tường gạch cao hơn 5 feet. Bức tường tọa lạc ở núi thấp Taleb Khan, có niên đại thuộc giai đoạn thứ tư của thành phố, từ 2300 đến 2100BC.Khu vực phát hiện di tích

Khu vực phát hiện di tích của một thành phố có niên đại 5200 cách ngày nay

Di cốt phát hiện được tại khu vực khai quật Di cốt phát hiện được tại khu vực khai quật

Các nhà khảo cổ học gần đây cũng đã phục hồi được những chiếc đĩa còn nguyên vẹn, những viên gạch còn dấu vân tay, và chân của một tượng bò kích thước nhỏ được nặn bằng đất sét. Đây là một trong những thành phố giàu có nhất trong thời đại Đồng ở Iran và Trung Đông. “Đây là một minh họa mang tính tự nhiên từ 4500 năm trước. Bàn chân bịt nứt và phần phía sau của chân đã được tạo ra khá thực và cho thấy một sự mô phỏng độc đáo, người đứng đầu nhóm nghiên cứu Hossein-Ali Kavosh phát ngôn”. Một thành phố 5200 trước đã bị cháy 3 lần, nhưng nó không được tái xây dựng sau lần cháy cuối cùng.

Nguồn: http://archaeology.com

(Dịch: Phạm Thanh Sơn)

 
Tags: tro tàn  burnt city  Iran  
 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Kết quả nghiên cứu hóa thạch người ở Tam Pa Ling (Lào)

 

 

Champaign, Illinois - Một mảnh xương hàm có những nét vừa hiện đại vừa cổ đã được tìm thấy trong một hang động ở khu vực núi Annamite, miền bắc Lào. Đây cũng là nơi mà hóa thạch sọ cổ nhất ở Đông Nam Á được phát hiện năm 2009. Phát hiện ở một hang động được biết như Tam Pa Ling đã đẩy niên đại về sự chiếm cứ của người hiện đại ở khu vực này từ 46.000 tới 63.000 năm cách ngày nay. Xương hàm được tìm thấy vào năm 2010 thô như tuổi của hộp sọ.

Sọ cổ LàoSọ cổ có niên đại 63000 năm được phát hiện tại miền Bắc (Lào)

Laura Shackelford của đại học Illinois nói rằng, “Mảnh hàm này có những yếu tố pha trộn bao gồm những yếu tố về mặt giải phẫu của người hiện đại, như sự xuất hiện của một phần cằm nhô ra với những đặc điểm phổ biến hơn tổ tiên của chúng ta giống như người Neanderthals”.

Cô ấy và Fabrice Demeter của Bảo tàng Quốc gia Lịch sử Tự nhiên ở Paris tiến hành một nghiên cứu mới về các hóa thạch gải thích rằng “Tam Pa Ling là một di chỉ hiếm có bởi vì nó cho thấy rằng những cư dân hiện đại từ rất sớm đã nhập cư và cư trú ở phía Đông của châu Á đã cho thấy sự đa dạng về mặt giải phẫu học”. “Phát hiện này cũng ủng hộ một giả thuyết ‘Ngoài châu Phi’ về những nguồn gốc của của người hiện đại hơn là một mô hình mang tính chất đa khu vực. “Shackelford tiếp tục nhấn mạnh. “Vấn đề tuổi của những hóa thạch ở khu vực lân cận này có thể là tổ tiên trực tiếp của những người nhập cư đầu tiên vào Australia. Nhưng cũng tương tự với nhiều nghiên cứu, Đông Nam Á lục địa cũng là một nơi giao thoa dẫn đến nhiều làn sóng di trú”.

Nguồn: http://archaeology.com

(Dịch: Phạm Thanh Sơn)

 
 
 
Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Chủ quyền quần đảo Trường Sa qua tư liệu khảo cổ học

 

 

PGS.TS Bùi Văn Liêm, Phó viện trưởng Viện Khảo cổ học và PGS.TS Lại Văn Tới, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu Kinh thành khẳng định những dấu tích khảo cổ qua 4 đợt khảo sát và khai quật (năm 1994, 1995, 1999, 2014), kết hợp với tư liệu Hán Nôm, tư liệu lịch sử là bằng chứng về thực thi chủ quyền liên tục của người Việt với quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và Biển Đông.

Tại "Khảo cổ học Biển đảo Việt Nam: Tiềm năng và triển vọng" diễn ra ngày 7/5/2015 tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, PGS.TS Lại Văn Tới, Phó giám độc Trung tâm nghiên cứu Kinh thành đã chia sẻ kết quả các chuyến thám sát, khai quật ở một số đảo trong quần đảo Trường Sa các năm năm 1994, 1995, 1999, 2014 do Viện Khảo cổ kết hợp với nhiều cơ quan trong cả nước thực hiện.

Các cuộc thám sát khai quật năm 1994, 1995, 1999 đã phát hiện tổng số 498 hiện vật gồm các loại: gốm thô, gốm sứ, đồ sành, mũi ngói, tiền kim loại. Gốm thô phát hiện ở đảo Trường Sa Lớn, gốm màu xám, xốp, được làm từ đất sét pha cát, xương thô, nhẹ, tương tự như đồ gốm văn hoá Sa Huỳnh, có niên đại tương đương với văn hoá Đông Sơn ở Bắc Bộ và văn hoá Dốc Chùa ở Nam Bộ. Đồ gốm sứ có nhiều loại gốm tráng men của Việt Nam nằm trong khung niên đại từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 20. Đồ sành cả hai đảo Trường Sa Lớn và Nam Yết đều phát hiện. Tiền kim loại 16 đồng hình tròn, lỗ vuông, đều phát hiện trên đảo Song Tử Tây, thời Minh Mạng và Tự Đức.

Di vật cổ ở Trường Sa, Hoàng Sa 2
Khai quật khảo cổ học ở đảo Trường Sa Lớn

Đồ gốm men phát hiện tại đảo Trường Sa Lớn và Nam Yết

Nguồn: Lại Văn Tới.

4 đảo được khai quật đều có tầng văn hoá đất mùn màu đen, trong chứa hiện vật khảo cổ. Tầng văn hoá hố khai quật đảo Trường Sa Lớn, dày: 20cm. Tầng văn hoá hố khai quật đảo Nam Yết, dày: 20cm-30cm. Tầng văn hoá hố khai quật đảo Sơn Ca, dày: 10cm-15cm. Tầng văn hoá hố khai quật đảo Sinh Tồn, dày: 20cm-40cm. Tầng VH gồm 2 lớp tương ứng 2 giai đoạn phát triển khác nhau: Giai đoạn sớm tương đương với các di tích của văn hoá Sa Huỳnh muộn-Champa sớm có niên đại thế kỷ 1-2 đầu CN. Giai đoạn muộn từ thế kỷ 14 cho đến đầu thế kỷ 20.

Bên cạnh nghiên cứu khai quật khảo cổ học, năm 1994 đoàn đã tiến hành phục hồi bia chủ quyền Trường Sa do Việt Nam Cộng hòa lập năm 1956.

Năm 2014 khảo sát, điều tra và đào thám sát trên các đảo Trường Sa Lớn, Phan Vinh, Sơn Ca, Nam Yết thuộc quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa), đoàn công tác của PGS.TS Bùi Văn Liêm Liêm đã phát hiện nhiều hiện vật quan trọng khẳng định sự xuất hiện sớm và liên tục của người Việt trên quần đảo này.

Cụ thể, tại đảo Trường Sa Lớn, đoàn phát hiện những mảnh gốm của cư dân văn hóa Sa Huỳnh, mảnh bát gốm men thời Trần, mảnh gốm men trắng vẽ lam thời Lê và nhiều mảnh sành thuộc thế kỷ 18-19. Trên đảo Nam Yết, Sơn Ca, đoàn thu được các mảnh sành, gốm thời Lê, Nguyễn.

PGS.TS Bùi Văn Liêm cho biết thêm, việc nghiên cứu chuyên sâu khảo cổ học dưới nước ở Hoàng Sa, Trường Sa sẽ được tiếp tục. Viện Khảo cổ học đang xây dựng quy hoạch khảo cổ học ở Trường Sa để bảo vệ những "bằng chững thép" về chủ quyền biển đảo ngàn đời của dân tộc.

Các đoàn thám sát, khai quật đều cho rằng những dấu tích khảo cổ kết hợp với tư liệu Hán Nôm, tư liệu lịch sử khẳng định sự có mặt sớm và liên tục của người Việt ở Hoàng Sa, Trường Sa. Đây là bằng chứng không thể chối cãi về chủ quyền và việc thực thi chủ quyền liên tục của người Việt với hai quần đảo này và Biển Đông.

Josdar

 

 
 
 
Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Công bố Hội đồng Di sản Quốc gia nhiệm kỳ 2015-2019

 

 

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt danh sách 27 thành viên Hội đồng Di sản Quốc gia nhiệm kỳ 2015 - 2019 tại Quyết định số 621/QĐ-TTg ngày 12/5/2015.

Hội đồng do Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Lưu Trần Tiêu, Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam làm Chủ tịch Hội đồng.

alt
GS.TSKH Lưu Trần Tiêu - Chủ tịch Hội đồng Di sản Quốc gia nhiệm kỳ 2015 - 2019

Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Vũ Minh Giang, Chủ tịch Hội đồng chức danh Giáo sư liên ngành lịch sử - khảo cổ - dân tộc học làm Phó Chủ tịch Hội đồng.

25 Ủy viên Hội đồng gồm:

1- Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Ủy viên thường trực).

2- Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam, nhiệm kỳ 2015 - 2019.

3- Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Chí Bền, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

4- Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trương Quốc Bình, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

5- Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Xuân Cảnh, Viện trưởng Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

6- Tiến sĩ Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

7- Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đinh Quang Hải, Viện trưởng Viện Sử học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

8- Tiến sĩ Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế.

9- Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Chí Hoàng, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu khảo cổ.

10- Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Mai Hùng, Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam.

11- Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Kim, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội.

12- Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Văn Liêm, Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

PGS.TS Bùi Văn Liêm, UV Hội đồng Di sản Quốc gia nhiệm kỳ 2015 - 2019

13- Phó Giáo sư, Tiến sĩ Từ Thị Loan, Quyền Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

14- Giáo sư, Tiến sĩ Lê Hồng Lý, Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

15- Tiến sĩ Lê Thị Minh Lý, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát huy giá trị di sản văn hóa.

16- Thiếu tướng, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Năng, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, Bộ Quốc phòng.

17- Tiến sĩ Phạm Quốc Quân, nguyên Giám đốc Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

18- Nhà nghiên cứu Dương Trung Quốc, Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Xưa và Nay.

19- Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội.

20- Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam.

Viện trưởng Viện Khảo cổ học PGS.TS Tống Trung Tín tại khu vực khai quật.

PGS.TS Tống Trung Tín, UV Hội đồng Di sản Quốc gia nhiệm kỳ 2015 - 2019

21- Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Văn Toàn, Giám đốc Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

22- Phó Giáo sư, Tiến sĩ Võ Quang Trọng, Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

23- Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Văn Trụ, Tổng thư ký Hội Di sản văn hóa Việt Nam, nhiệm kỳ 2015 - 2019.

24- Tiến sĩ Nguyễn Quốc Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

25- Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Công Việt, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

Theo Quyết định 1569/QĐ-TTg ngày 19/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy chế Tổ chức và hoạt động của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia. Hội đồng này là cơ quan tư vấn của Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề quan trọng liên quan đến việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Hội đồng có nhiệm vụ tham mưu đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề như phương hướng, chiến lược, các chính sách lớn về bảo vệ và phát huy giá trị Di sản văn hóa; xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt; công nhận bảo vật Quốc gia; thành lập Bảo tàng Quốc gia, Bảo tàng chuyên ngành; đề nghị UNESCO đưa Di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu và Di tích tiêu biểu của Việt Nam vào Danh mục Di sản văn hóa thế giới...

Bên cạnh đó, Hội đồng còn có nhiệm vụ thẩm định đối với hồ sơ về Di sản văn hóa do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ.

Josdar

 
 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
<< Trang truớc<a data-cke-saved-href="/vi/tin-tuc-su-kien/tin-van-hoa-khao-co-hoc-trong-nuoc/4045-trien-lam-anh-dat-va-nguoi-tren-que-huong-hai-doi-hoang-sa-.html" href="/vi/tin-tuc-su-kien/tin-van-hoa-khao-co-hoc-trong-nuoc/4045-trien-lam-anh-dat-va-nguoi-tren-que-huong-hai-doi-hoang-sa-.html" title="Triển lãm ảnh " Đất="" và="" người="" trên="" quê="" hương="" hải="" đội="" hoàng="" sa“="" "="">Trang kế >>

Khảo cổ học dưới nước Việt Nam: Cần sự đầu tư bài bản

 

 
Tại hội thảo khoa học "Khảo cổ học biển đảo Việt Nam - Tiềm năng và triển vọng" diễn ra mới đây, TS Lê Thị Liên, Viện Khảo cổ học cho rằng, khảo cổ học dưới nước của Việt Nam mặc dù đã đạt được một số bước tiến nhưng vẫn đi sau các nước phát triển khoảng 50 năm và chậm hơn một số nước trong khu vực khoảng 20 năm.

Nguồn lực hạn chế

Việt Nam có đường bờ biển dài trên 3.000km và hoạt động trên biển diễn ra hơn 2.000 năm về trước. Nằm trên "con đường tơ lụa trên biển", Việt Nam đã chứng kiến mối quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và phương Tây hàng thế kỷ trên Biển Đông. Chính vì vậy, chúng ta có tiềm năng khảo cổ học rất lớn, gồm những loại hình di tích chìm ngập có niên đại từ hàng chục nghìn năm trước, cảng và thương cảng có niên đại ít nhất 2.000 năm trước công nguyên, di tích tàu đắm từ thế giới Ả-rập, Trung Quốc và những quốc gia thương mại khác như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp, Hà Lan, Mỹ, Nhật Bản và Anh.
Lặn dùng bình khí nén khi khai quật khảo cổ học dưới nước (Nguồn: internet)
 
Tiềm năng lớn là vậy, nhưng việc bảo vệ và khai thác các di vật ở dưới nước chưa được đầu tư xứng tầm. Khảo cổ học dưới nước đòi hỏi một nguồn kinh phí lớn cho cơ sở hạ tầng, thiết bị, kinh phí hoạt động hằng năm, bảo quản di tích di vật và chi phí đào tạo nhân lực. Một chuyên gia khảo cổ học Thái Lan đưa ra cách tính đơn giản về tỷ lệ chi phí tài chính, nhân sự giữa khảo cổ học trên đất liền và khảo cổ học dưới nước là 1/6. Nghĩa là cứ một đồng cần chi phí trên đất liền thì khảo cổ học dưới nước cần 6 đồng.

Viện nghiên cứu Di sản Văn hóa hàng hải Hàn Quốc và khai quật dưới nước tại Hàn Quốc
(Nguồn: Lê Thị Liên)

Nhận thức được tầm quan trọng của khảo cổ học dưới nước, năm 2011, Chính phủ Thái Lan đã thông qua ngân sách 27 triệu bạt (tương đương 900.000 đôla Mỹ) để xây dựng phương tiện đào tạo lặn cho khảo cổ học dưới nước ở Chathaburi, nơi đã có cơ sở vật chất bảo đảm phục vụ nghiên cứu và tập huấn quốc tế được xây dựng từ trước. Một bể bơi hiện đại có độ sâu và các thiết bị thích hợp cho việc tập huấn lặn đã được hoàn thành vào năm 2014. Tại Hàn Quốc, Viện Nghiên cứu di sản văn hóa dưới nước của quốc gia này đã tăng chi phí hoạt động hằng năm từ hơn 5,6 triệu won vào năm 2008 lên gần 10,7 triệu won vào năm 2011. Viện cũng được trang bị tàu SEAMUS (nặng 18 tấn, dài 18m) và NURIAN (nặng 280 tấn, dài 36,4m) có thể làm việc trên biển 20 ngày với 20 nhà nghiên cứu trên boong, được trang bị đầy đủ phương tiện khảo sát và nghiên cứu hiện đại nhất. Vào thập niên đầu của thế kỷ XXI, Trung Quốc đã tăng cường các hoạt động trong lĩnh vực này bằng cách tập hợp các nhà nghiên cứu từ nhiều cơ quan trung ương và cấp tỉnh. Đến nay, họ đã có đội ngũ gồm 710 chuyên gia khảo cổ có khả năng lặn.
 

Tận dụng thuyền nan để đi khảo sát khu vực di tích Bạch Đằng (Nguồn: Lê Thị Liên)

Còn ở nước ta, cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ cho khảo cổ học dưới nước gần như không có gì, gây khó khăn cho việc triển khai các hoạt động khảo sát và nghiên cứu. Từ khi thành lập vào năm 2013 đến nay, Phòng Khảo cổ học dưới nước tại Viện Khảo cổ chưa được trang bị bất kỳ một thiết bị gì, cũng chưa có một nguồn kinh phí thường niên nào dành cho các hoạt động khảo sát, nghiên cứu dưới nước.

Hệ lụy...

Thiếu đội ngũ chuyên môn về khảo cổ học dưới nước nên mọi công trình khai quật từ trước tới nay ở nước ta chủ yếu mang tính thương mại, trừ trường hợp ở Châu Thuận Biển. Phần việc khảo cổ được sự đầu tư từ các công ty ở trong hoặc ngoài nước. "Sản phẩm" thu được chia theo tỷ lệ các bộ sưu tập hiện vật bị xé lẻ, một phần được đem bán để bù chi phí khai quật, số còn lại được chia cho một số bảo tàng. Ngay cả với tàu cổ Châu Thuận Biển, dẫu di sản không bị đem bán đấu giá thì sưu tập trong con tàu này cũng bị phân chia. Đây là điều gây bất cập cho công tác lưu trữ và nghiên cứu sau này.

Sự thiếu vắng các nhà khảo cổ học dưới nước người Việt Nam cũng làm cho những công trình khai quật dưới nước trước đây ít nhiều bị ảnh hưởng, do người biết lặn thì không biết làm khảo cổ và người có chuyên môn khảo cổ thì không biết lặn. Sự hạn chế trong việc lập và thực hiện kế hoạch khai quật đã dẫn đến tình trạng di sản biển bị khai thác bừa bãi. Rất nhiều con tàu bị ngư dân phá hủy bằng cách đánh mìn, đào phá, đến nay chỉ còn dấu tích. Nhiều con tàu và hàng hóa trên tàu bị trục vớt bởi những người săn lùng cổ vật.

Việc thiếu vắng một đội ngũ, cơ quan chuyên sâu đã tạo ra những khó khăn lớn đối với công tác điều tra, khảo sát và khai quật. Chúng ta chưa có những đợt điều tra cơ bản để lập bản đồ những con tàu đắm ở vùng biển Việt Nam. "Nếu được chủ động khảo sát bởi một cơ quan nghiên cứu của Việt Nam thì tình hình hẳn sẽ thuận lợi hơn nhiều, nhờ đó, việc bảo vệ những điểm con tàu chìm sẽ chủ động hơn, tránh được sự tàn phá đang diễn ra hiện nay" - TS Phạm Quốc Quân, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia nhận định.
 
Hướng đi
 
TS Trương Minh Huy Vũ (Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn TP.HCM) cho rằng "Trong bối cảnh này, có lẽ chúng ta rất nên chú trọng tới việc liên kết với nhiều quốc gia khác để đưa ra những nghiên cứu chính xác, nhằm đưa ra các hiểu biết khách quan trong học thuật. Bên cạnh đó cần có sự liên kết các đơn vị có thế mạnh trong nước về tàu thuyền, lặn, thiết bị dưới nước… để có thể dần tự chủ về nguồn lực tại chỗ".

Theo TS Phạm Quốc Quân, muốn cho khảo cổ học dưới nước Việt Nam phát triển sang giai đoạn mới thì phải nhanh chóng đào tạo đội ngũ các nhà khảo cổ học dưới nước trẻ, làm việc tại một cơ quan nghiên cứu chuyên sâu, hoạt động bằng ngân sách với mục đích khoa học. Với tinh thần ấy và nhìn từ các quốc gia biển như Nhật Bản, Hàn Quốc, ông đưa ra ý kiến thành lập Viện Nghiên cứu di sản biển. "Viện nghiên cứu này, ngoài trung tâm khảo cổ học dưới nước, bảo tàng, còn có những trung tâm nghiên cứu về thuyền bè, nghiên cứu về thương mại bằng tàu thuyền, trung tâm về bảo quản, lưu trữ và điều đó sẽ khắc phục tình trạng nghiên cứu thiếu tính kết nối như hiện nay", TS Phạm Quốc Quân khẳng định.

Theo TS Lê Thị Liên, để có một trung tâm khảo cổ học dưới nước hiệu quả, các học giả quốc tế đã tư vấn giải pháp trước mắt: Việt Nam cần tổ chức đào tạo bài bản và đưa đi tập huấn thường xuyên tại nước ngoài để sớm có được những chuyên gia ở trình độ đại học, hoặc sau đại học về khảo cổ dưới nước. Có nghĩa, không thể muộn hơn nữa, một kế hoạch về thời gian, kinh phí, con người và bộ máy vận hành cần được xây dựng ngay. Ngành khảo cổ học biển đảo của Việt Nam cần sớm vượt qua giai đoạn "khởi động" để bắt đầu lộ trình của mình.

Josdar
 
 
 
Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Trang


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9038729
Số người đang online: 18