- Nxb: Khoa học xã hội - 2017
- Khổ sách: 19x27 cm
- Số trang: 726 trang
Cuốn sách là kỷ yếu của Hội nghị thông báo Khảo cổ học năm 2016 do Viện Khảo cổ học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với tỉnh Phú Thọ đồng tổ chức, diễn ra tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Nội dung gồm 305 bài viết của các tác giả khác nhau thông báo những phát hiện mới về khảo cổ học trên toàn quốc trong năm 2016.
Xin trân trọng giới thiệu!
- Nxb: Hồng Đức - 2015
- Khổ sách: 13 x 20,5cm
- Số trang: 187tr
- Nxb: Khoa học xã hội- 2016
- Khổ sách: 13 x 20,5cm
- Số trang: 230 trang
xin trân trọng giới thiệu!
PGS.TS Bùi Nhật Quang phát biểu khai mạc Hội nghị
Khai mạc Hội nghị, PGS.TS Bùi Nhật Quang khẳng định Hội nghị là diễn đàn khoa học để các nhà khoa học chia sẻ các kết quả nghiên cứu, đồng thời là cơ hội để các nhà khoa học, nhất là nhà khoa học trẻ tiếp cận, học hỏi các thế hệ đi trước nhằm hoàn thiện năng lực nghiên cứu khoa học của mình. Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đánh giá cao những nỗ lực của Viện Khảo cổ học trong việc đưa Hội nghị Khảo cổ học hàng năm về các địa phương, như là một hoạt động quảng bá cho ngành khảo cổ học Việt Nam vừa là cơ hội để mọi người đến được nhiều hơn với khảo cổ học Việt Nam.
Phát biểu chào mừng hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đăng Quyền khẳng định, nhận thức được vai trò to lớn của Di sản văn hóa, nhất là lĩnh vực Khảo cổ học đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Thanh Hóa luôn quan tâm chăm lo công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, các danh lam thắng cảnh. Đồng thời tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng dân cư về việc gìn giữ và phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể trên. Hội nghị là cơ hội để Thanh Hóa mở rộng giao lưu, hợp tác, quảng bá những nét đẹp văn hóa độc đáo của vùng đất và con người xứ Thanh tới bạn bè trong và ngoài nước; là cơ hội để tỉnh nghiên cứu, tham khảo, vận dụng vào việc quyết định các chủ trương, chính sách, chiến lược phát triển văn hóa của tỉnh trong những năm tới.
Đánh giá về Hoạt động nghiên cứu khaỏ cổ học toàn quốc năm 2017, PGS.TS Bùi Văn Liêm (Tổng biên tập Tạp chí Khảo cổ học, Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học) cho rằng các nghiên cứu khoa học đã bổ sung những tư liệu rất mới/quý trong nghiên cứu diễn trình hình thành và phát triển dân tộc Việt Nam, sự xuất hiện và hoàn thiện con người Việt Nam. Góp phần xứng đáng vào việc nghiên cứu, bảo vệ, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa Việt Nam. Những thông báo của chúng ta cùng chung mục tiêu nghiên cứu quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông. Những tư liệu từ các nhà khoa học là minh chứng khẳng định và bảo về vững chắc chủ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.
Sau phiên khai mạc, Hội nghị tiếp tục thảo luận tại các tiểu ban cho tới 16h30 ngày 29/9. Ngày 30/9 các đại biểu sẽ đi tham quan di tích Lam Kinh (huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa).
- Tác giả: Đông Hào, Trương Sỹ Hùng, Hàn Khánh (dịch)
- Nxb: Thế Giới - 2016
- Khổ sách: 14,5 x 20,5cm
- số trang: 281tr
Nội dung cuốn sách: Đây là bản dịch do các tác giả dịch từ tiếng Hán, sách chép các việc người Pháp đến xâm lược đánh chiếm nước ta, chép các việc xảy ra từ năm Đinh Mùi, mùa xuân tháng 2, niên hiệu Thiệu Trị thứ bảy (1847) việc hai chiến thuyền Pháp vào Đà Nẵng, việc người Pháp đưa vua Hàm Nghi sang đày ở An-giê-ri… Tác giả cho rằng có thể coi đây là một bộ dã sử về thời quân Pháp mới xâm lược nước ta.
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
- Tác giả: Phạm Hoàng Quân (dịch)
-Nxb: Văn hóa - văn nghệ - 2017
- Số trang: 254tr
- Khổ sách: 16 x 24 cm
Bản dịch sơ thảo Xiêm La quốc lộ trình tập lục trước đây đã in trên Tạp chí Nghiên cứu và phát triển (Thừa Thiên Huế) số 8 năm 2013 dưới hình thức một “chuyên đề sử liệu Việt Nam”
Bản dịch và chú giải Xiêm La quốc lộ trình tập lục (Giao thông thủy bộ Việt - Xiêm năm 1810) lần này là sự bổ sung, hoàn thiện bản dịch sơ thảo năm 2013.
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
Ngày 28 tháng 9 năm 2017
6h30: Xe đưa đón đại biểu từ Hà Nội vào Thanh Hóa (với những đại biểu đăng ký đi xe từ Viện Khảo cổ học)
10h00: Các đại biểu đến khách sạn Central
11h30 - 12h30: Ăn trưa tại khách sạn Central
13h00 -13h30: Đón tiếp đại biểu
13h30 - 14h00: Văn nghệ chào mừng
14h-15h00: Khai mạc
- Phát biểu khai mạc của Lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
- Phát biểu chào mừng của Lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hóa
- Phát biểu đề dẫn của Viện trưởng Viện Khảo cổ học
- Phát biểu của Giám đốc Sở Văn hóa ,Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa.
- Báo cáo tình hình hoạt động Khảo cổ học năm 2017.
- Chụp ảnh lưu niệm.
15h00 -17h00: Báo cáo tại các tiểu ban.
18h00 - 20h00: Tiệc chiêu đãi của UBND tỉnh Thanh Hóa tại khách sạn Central.
Ngày 29 tháng 9 năm 2017
08h -11h30: Báo cáo tại các tiểu ban.
11h30 - 13h30: Ăn trưa tại khách sạn Central
13h30 -16h00: Báo cáo tại các tiểu ban.
16h00 - 17h00: Tổng kết, bế mạc Hội nghị
17h30 - 20h00: Giao lưu và ăn tối tại Bảo tàng Cổ vật Hoàng Long
(Địa chỉ: Đường Nguyễn Duy Hiệu, phường Đông Hương, thành phố Thanh Hóa)
Ngày 30 tháng 9 năm 2017
07h30 - 11h30: Các đại biểu đi tham quan di tích Lam Kinh.
11h 30 - 12h30: Ăn trưa
13h30: Rời Thanh Hóa về Hà Nội.
GHI CHÚ: Để các đại biểu chủ động lựa chọn nơi lưu trú, BTC đính kèm danh sách các Khách sạn, Nhà nghỉ gần nơi Hội nghị được tổ chức. Xin vui lòng xem chi tiết tại file đính kèm.
khổ 16cm x 24cm,
Số trang: 554 trang,
Hình thức bìa: cứng
Nội dung cuốn sách gồm 3 phần:
Phần mở đầu
KHÁI QUÁT VỀ ẤN CHƯƠNG HỌC VÀ ẤN CHƯƠNG VIỆT NAM
gồm 4 chương:
· Chương 1: Khái luận về ấn chương và ấn chương học
· Chương 2: Khái lược về ấn chương học Trung Quốc
· Chương 3: Khái quát về ấn chương Việt Nam
· Chương 4: Hình thức và tính chất các loại hình ấn và dấu Việt Nam từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XIX.
Phần thứ nhất
ẤN CHƯƠNG VIỆT NAM TỪ THỜI LÊ SƠ (1428-1527) ĐẾN THỜI TÂY SƠN (1778-1802)
gồm 3 chương:
· Chương 1: Ấn chương Việt Nam thời Lê sơ - Mạc (1428-1592)
· Chương 2: Ấn chương Việt Nam thời Lê trung hưng (1533-1788)
· Chương 3: Ấn chương Việt Nam thời Tây Sơn (1778-1802)
Phần thứ hai
ẤN CHƯƠNG VIỆT NAM THỜI NGUYỄN (1802-1945)
gồm 4 chương:
· Chương 1: Kim ngọc Bảo Tỷ của Hoàng đế và ấn chương trong Hoàng tộc thời Nguyễn
· Chương 2: Ấn chương ở một số cơ quan trung ương và trong binh chế quân đội thời Nguyễn
· Chương 3: Ấn chương trong các cấp chính quyền địa phương thời Nguyễn
· Chương 4: Tín ký, ký và ấn tư nhân thời Nguyễn
· Phần Phụ lục cuối sách 32 trang in nhiều ảnh màu minh họa các ấn chương trên các chất liệu ngọc, đồng và giấy.
Tháng 12 năm 2014, công trìnhLịch sử hình thành và phát triển vùng đất Nam bộ (Từ khởi thủy đến năm 1945) của nhóm tác giả Trần Đức Cường (chủ biên), Võ Sĩ Khải, Nguyễn Đức Nhuệ, Lê Trung Dũng ra đời để lấp phần nào vào những khoảng trống đó. Tháng 9 năm 2015, công trình được Ủy ban Giải thưởng Trần Văn Giàu thuộc Hội đồng Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh trao tặng Giải thưởng Trần Văn Giàu về chuyên ngành Lịch sử.
Nội dung công trình được chia thành ba phần:
- Phần thứ nhất: Vùng đất
- Phần thứ hai: Vùng đất
- Phần thứ ba: Vùng đất
Bằng các cứ liệu lịch sử, các tác giả cố gắng trình bày về quá trình khai phá, xác lập chủ quyền, xây dựng và phát triển cũng như quá trình bảo vệ vùng đất Nam bộ của các thế hệ người Việt Nam…
Nhận thấy được giá trị của công trình, DT Books đã phối hợp với Nxb Khoa học xã hội tiến hành tái bản Lịch sử hình thành và phát triển vùng đất Nam bộ (Từ khởi thủy đến năm 1945) để phục vụ đông đảo hơn nữa bạn đọc trong và ngoài nước. Ở lần tái bản này, các tác giả đã tích cực chỉnh sửa một số sai sót trong việc sử dụng các địa danh cổ và sự bất hợp lý trong cách trình bày một số chi tiết để công trình mạch lạc hơn.
Xin trân trọng giới thiệu đến độc giả!
Nguồn DT Books
- Tác giả: Hội Nghiên cứu Đông Dương (Nguyễn Nghị - Nguyễn Thanh Long) dịch
- Nxb: Trẻ - 2017
- Số trang: 51tr
- Khổ sách: 15,5 x 23cm
Tỉnh Vĩnh Long nằm ở miền Tây
Cuốn sách thuộc dự án Địa lý học: Tự nhiên, Kinh tế và Lịch sử Nam kỳ do Hội Nghiên cứu Đông Dương chủ trương và thực hiện vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu XX. Công trình này của Hội Nghiên cứu Đông Dương được thực hiện dưới thời ông M.G. Durrwell, Phó chánh án Tòa thượng thẩm, làm chủ tịch Hội. Ngay sau khi được bầu giữ chức chủ tịch Hội, ông đã không chỉ đưa ra dự án tìm hiểu này mà cả phương pháp thực hiện dự án.
Nội dung gồm các chương sau: 1/ Địa lý học tự nhiên, 2/ Địa lý học kinh tế, 3/ Lịch sử của Tỉnh 4/ Thống kê và Hành chánh.
Xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc!
Ngô Thị Nhung