Ảnh sách                                        Tên sách đã dịch sang tiếng việt                    
Quảng Tây cơ bản kiết thiết khảo cổ trọng yếu
Tùng phạt Bắc bộ loạn đáo Âu Châu quốc tế học thuận nghiên cứu khảo hội (Hội thảo quốc tế khu vực bắc Đài Loan đến Châu Âu)
Quảng Tây bắc bộ loại địa khu xuất thổ Hán đại văn vật (Các hiện vật thời Hán được khai quật tại phía bắc tỉnh Quảng Tây Thượng Hải)
Hoàn bắc bộ loạn thiểu số dân tộc tích dân trí biến thiên di (Sự thay đổi văn hóa và phát triển kinh tế ở vùng Bắc Đài Loan)
Cảnh mã thạch phật động (Động đá Phật giáo ở Cảnh Mã
Ngọc Khuông kim sa
Thương Châu thời kỳ ngọc văn hóa đặc triển.
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
- Tác giả: Lê Đình Phụng
- Nxb: Khoa học xã hội – 2017
- Khổ sách: 16 x 24 cm
- Số trang: 635 trang
 
 Cuốn sách Khảo cổ học Champa khai quật và phát hiện của Tiến sĩ Lê Đình Phụng – Viện Khảo cổ học vừa được xuất bản năm 2017, là người đã nghiên cứu về Khảo cổ học Champa rất lâu năm. Trích lời tác giả: Văn hóa Champa là một bộ phận của văn hóa dân tộc Việt Nam. Đây là nền văn hóa lớn, có bề dày hình thành và phát triển theo suốt chiều dài lịch sử trên dải đất miền Trung. Trong quá trình tồn tại và phát triển, văn hóa Champa để lại di sản trên nhiều lĩnh vực vật thể và phi vật thể còn hiện diện cho đến ngày nay, trong đó những di sản vật thể chiếm vị trí quan trọng. Sự có mặt của các loại hình kiến trúc tháp, những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc, dấu vết những tòa thành cổ, những cảng thị cùng sự hiện diện của các lò gốm, những sản phẩm thủ công đã tạo nên diện mạo văn hóa champa vô cùng phong phú trong lịch sử.

Những cuộc khai quật khảo cổ học được tiến hành trong nhiều giai đoạn, nhiều cơ quan, nhiều thế hệ học giả, thực hiện trên nhiều lĩnh vực, mục đích khác nhau, tác giả cố “nhặt nhạnh” chắt lọc từ các báo cáo khoa học, những thông báo trong Những phát hiện mới về khảo cổ học hằng năm từ nhiều cơ quan, nhiều nhà nghiên cứu để tạo nên cuốn sách này.

Nội dung cuốn sách gồm 4 chương: 1/ Sơ lược về lịch sử và văn hóa Champa; 2/ Những cuộc khai quật và phát hiện khảo cổ học champa trước năm 1975 bao gồm các cuộc khai quật trên địa bàn bắc đèo Hải Vân và nam đèo Hải Vân; 3/ Những cuộc khai quật và phát hiện khảo cổ học Champa sau năm 1975; 4/ Những đóng góp của khảo cổ học vào nghiên cứu lịch sử văn hóa Champa.
 Xin trân trọng giới thiệu!
 
Ngô Thị Nhung
 
- Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế
- Khổ sách: 19 x 27cm
- Năm xuất bản: 2005

 
Bảo tàng Mỹ thuật cung đình Huế là nơi đang sở hữu gần 100 cổ vật Pháp Lam quý hiếm của xứ Huế. Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, đơn vị chủ quản của Bảo tàng Mỹ thuật cung đình Huế, là cơ quan quản lý các cung điện, lăng tẩm ... của vua chúa nhà Nguyễn trên đất Huế, nơi mà pháp lam Huế chính là một bộ phận của kiến trúc và trang trí, góp phần làm nên nét nguy nga, lộng lẫy của những cung điện vàng son một thuở.

Vì những lý do trên, Bảo tàng Mỹ thuật cung đình Huế chủ trương tập hợp những bài viết của các học giả trong và ngoài nước về đề tài pháp lam nói chung, pháp lam Huế nói riêng, trong ấn phẩm hàng năm của Bảo tàng Mỹ thuật cung đình Huế, nhằm cung cấp thêm cho quý độc giả những thông tin chi tiết và đa chiều về loại hình cổ vật đặc biệt này.

Ngoài ra, tập sách vẫn duy trì những chuyên mục thường kỳ của bộ sách Bảo tàng Mỹ thuật cung đình Huế, giới thiệu với quý độc giả những cổ vật đặc sắc của bảo tàng, những vấn đề về lịch sử văn hóa xứ Huế, những trao đổi hoạt động nghiệp vụ bảo tàng.
Xin trân trọng giới thiệu !
 
Ngô Thị Nhung
 
Quý II năm 2014, Hội Dân tộc học thành phố Hồ Chí Minh đã xuất bản cuốn sách Nhân học và Cuộc sống. Sách do Nhà xuất bản Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh xuất bản, là tài liệu quý cho các nhà nghiên  cứu, giảng viên, sinh viên.
 
Nhân học hiện đang có một chỗ đứng nhất định trong giáo dục, trong nghiên cứu khoa học và cả trong cơ hội nghề nghiệp ở Việt Nam và trên thế giới. Đặc biệt trong quá trình đổi mới và phát triển, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào đời sống kinh tế, chính trị thế giới, đã đòi hỏi sự nỗ lực vươn lên của tất cả các lĩnh vực, tất nhiên có khoa học và giáo dục. Ngành Nhân học vốn đã gặt hái nhiều thành tự quan trọng đã và đang đáp ứng tốt những đòi hỏi của việc đối mới giáo dục hiện nay.
Việc thay đổi phương thức đào tạo, hoàn thiện chương trình đào tạo Dân tộc học và triển khai ngành Nhân học đã đánh dấu bước trưởng thành về mọi mặt của học thuật, tiếp cận với học thuật thế giới. Với đội ngũ Nhân học được đào tạo bài bản tại nhiều trường đại học danh tiếng trên thế giới, trẻ trung đầy nhiệt huyết, Khoa Nhân học đang cùng chung tay góp sức xây dựng và định vị hình ảnh Nhân học đối với sinh viên, các nhà nghiên cứu và tham gia đóng góp cho xã hội. Dựa trên nền tảng đó, tập thể Khoa Nhân học đã tập hợp các bài viết liên quan đến văn hóa tộc người, tín ngưỡng tôn giáo, nhân học phát triển để phát hành tài liệu tham khảo nghiên cứu chuyên sâu cho sinh viên và bạn đọc, đó chính là các tập sách nghiên cứu Nhân học và cuộc sống.
Tập 2: Tín ngưỡng và tôn giáo:
Với 32 bài viết về “Tín ngưỡng và tôn giáo” được các tác giả mang đến, trở thành vấn đề nóng trong thế giới đương đại, thu hút sự quan tâm của nhiều ngành khoa học khác nhau, trong đó có nhân học. Các tác giả, dưới nhiều góc độ tiếp cận của mình, đã phác họa bức tranh toàn cảnh về tín ngưỡng tôn giáo qua góc nhìn nhân học. Với các bài viết trong tập sách mang đến nhiều hướng tiếp cận, khó tránh khỏi hạn chế nhưng chứa đựng được các nội dung phong phú về tín ngưỡng tôn giáo không chỉ tại Việt Nam, mà còn ở các nước vùng Đông Nam Á. Từ truyện kể dân gian đến những ý niệm và thực hành nghi lễ nguyên thủy; lễ hội cộng đồng truyền thống hay nghiên cứu đến tính nhị nguyên trong đạo Cao đài ở Nam Bộ; ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến khu vực Đông Nam Á, tương đồng và dị biệt giữa Phật giáo Việt Nam – Lào – Campuchia… mang lại bức tranh đa dạng về tín ngưỡng tôn giáo tại Việt Nam. 
Xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc !
Ngô Thị Nhung

 - Tác giả: Ưng Tiếu
- Nxb: Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh

- Số trang: 215 trang

- Khổ sách: 16 x 24cm

Tuyển tập Hoa Văn Cung Đình Huế này là hình ảnh của bộ sưu tập về các bản in, bản vẽ, các bức họa của nghệ thuật điêu khắc trang trí cổ truyền Việt Nam do học giả L. Cadière (Hội turyền giáo nước ngoài ở Paris) đã từ lâu dày công sư tập, biên soạn và diễn dịch.
Công việc chạm trổ đã được các nghệ nhân Việt Nam thực hiện trên các đồ đồng, đồ gỗ, các bức hoành phi câu đối, bức bình phong, bức đố tại các cung điện, đền đài, lăng, miếu, nhà rường ở cố đô Huế và vùng phụ cận.
Các bản in, bản vẽ của các họa sĩ danh tiếng: ông Lê Văn Tùng, ông Trần Văn Phềnh, ông Nguyễn Văn Nhơn, cụ Tôn Thất Sa, và các nghệ nhân Việt Nam thực hiện được đánh số La Mã theo từng chuyên đề về: các kiểu nghệ thuật Việt Nam, kiểu hình học, chữ, vật vô tri, muông thú ...

Xin trân trọng giới thiệu!

Ngô Thị Nhung

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và một số bảo tàng, di tích Việt Nam phối hợp với một số bảo tàng của CHLB Đức tổ chức trưng bày chuyên đề: Báu vật khảo cổ học Việt Nam tại Cộng hoà Liên bang Đức (từ 2016 - 2/2018). Trưng bày đã thành công, thu hút sự quan tâm lớn của công chúng Đức, giúp người dân Đức và châu Âu hiểu biết hơn về đất nước, văn hóa, con người Việt Nam. Tiếp tục phát huy trưng bày này, gần 300 hiện vật khảo cổ học tiêu biểu từ thời Tiền sử đến thế kỷ 17 - 18 trên mọi miền đất nước được lựa chọn, nhằm giới thiệu rộng rãi đến công chúng trong và ngoài nước về lịch sử, văn hóa Việt Nam thông qua những thành tựu nghiên cứu của khảo cổ học.
Trưng bày Báu vật khảo cổ học Việt Nam khai mạc vào ngày 12/4/2018 và kết thúc vào cuối tháng 7 năm 2018.
Trưng bày gồm các chủ đề chính sau:
1.Báu vật Khảo cổ học thời Tiền sử
Giới thiệu những hiện vật tiêu biểu của một số di tích khảo cổ học thời Tiền sử, gồm các loại hình như: công cụ lao động, đồ trang sức bằng đá, đồ gốm... được tìm thấy tại các di chỉ thuộc nhiều vùng miền khác nhau ở Việt Nam như:
- Rìu tay bằng đá di chỉ Núi Đọ (Thanh Hóa), thuộc thời đại Đá cũ.
- Những công cụ đá điển hình của văn hóa Hòa Bình như: công cụ hình đĩa, rìu ngắn, công cụ 1/4 cuội tìm thấy tại hang Muối - Hòa Bình năm 1965.
- Phác vật rìu di chỉ Núi Voi (Đông Sơn - Thanh Hóa), sưu tầm năm 1965.
- Công cụ chặt di chỉ Gò Rừng Sậu (Sơn Vi - Phú Thọ), Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (nay là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia) khai quật năm 1969.

Rìu tay (Núi Đọ, Thanh Hóa).

Công cụ cuội (Lâm Thao, Phú Thọ).

Công cụ hình đĩa (Lương Sơn, Hòa Bình).
2. Báu vật Khảo cổ học Thời đại Kim khí
Thời đại kim khí, ở Việt Nam đã hình thành 3 trung tâm văn hóa lớn: văn hóa Đông Sơn ở miền Bắc, văn hóa Sa Huỳnh ở miền Trung, văn hóa Đồng Nai ở miền Nam.
2.1. Văn hóa Đông Sơn
Các học giả trường Viễn Đông Bác cổ là những người mở đầu cho nghiên cứu về văn hóa Đông Sơn từ những thập niên đầu thế kỷ 20. Kế thừa thành tựu của các nhà khảo cổ học phương Tây, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã đạt được nhiều bước tiến mạnh mẽ trong nghiên cứu về văn hóa Đông Sơn. Phần trưng bày giới thiệu các hiện vật tiêu biểu:
- Vòng tay, hạt chuỗi, khuyên tai chất liệu đá thuộc văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu.
- Trống đồng Sao Vàng, trống đồng Phú Phương1, Trường Thịnh, thạp đồng, chuông đồng ….
- Vũ khí như: rìu đồng gót vuông, qua đồng, mũi tên đồng Cổ Loa (Hà Nội).
- Công cụ làm nông nghiệp như lưỡi cày đồng…
-  Mộ cổ Châu Can, khai quật năm 1964.

Trống Sao Vàng.

Trống Phú Phương.

Thạp đồng.

Sưu tập lưỡi cày đồng Cổ Loa.

Sưu tập mũi tên đồng Cổ Loa.
2.2. Văn hóa Sa Huỳnh
Văn hóa Sa Huỳnh được nhà khảo cổ người Pháp M.Vinet phát hiện lần đầu tiên vào năm 1909. Tiếp sau đó, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã tiến hành điều tra, điền dã, khai quật các di tích văn hóa Sa Huỳnh trên khắp các tỉnh miền Trung. Qua đó, cho thấy Văn hóa Sa Huỳnh có nguồn gốc bản địa, là nền tảng hình thành nhà nước Champa, có ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa khác như: Đông Sơn ở phía Bắc; văn hóa Óc Eo ở phía Nam cùng giao lưu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa...
Phần trưng bày giới thiệu các hiện vật tiêu biểu:
- Chuỗi hạt bằng thủy tinh tìm thấy tại Sa Huỳnh (Quảng Ngãi).
- Mộ chum có nắp khai quật năm 2003 tại di chỉ Động Cườm (Bình Định).          
- Đèn, ang, bình gốm, hạt chuỗi bằng thủy tinh... do Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam khai quật tại các di tích Động Cườm (Bình Định), Bãi Cọi (Hà Tĩnh) Hòa Diêm (Khánh Hòa)….
  
Chum táng (Động Cườm - Bình Định).


Đèn gốm (Hòa Diêm – Khánh Hòa).



Hạt chuỗi đá quý, thủy tinh (Hòa Diêm – Khánh Hòa).
2.3. Văn hóa Đồng Nai
Văn hóa Đồng Nai hình thành cách ngày nay khoảng 4000 năm ở vùng Đông Nam bộ. Trước năm 1975, những nghiên cứu bước đầu về văn hóa Đồng Nai được thực hiện bởi các nhà khảo cổ học phương Tây. Sau năm 1975, việc nghiên cứu về nền văn hóa này được đẩy mạnh và có những phát triển vượt bậc, đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, góp phần khôi phục diện mạo bức tranh thời Tiền - Sơ sử ở vùng đất này ngày càng rõ nét. Trưng bày tập trung giới thiệu những hiện vật :
- Nhóm hiện vật di tích Giồng Cá Vồ năm 1994: vòng tay, khuyên tai hai đầu thú bằng đá, mã não và thủy tinh; các loại hạt chuỗi, nhẫn, lá vàng là những hiện vật bằng vàng sớm nhất ở Việt Nam; các loại đồ gốm như nồi, cà ràng.
- Nhóm hiện vật di chỉ Gò Ô Chùa (Long An), là di chỉ khảo cổ Sơ sử ở Nam bộ, do chính các nhà khảo cổ học Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phát hiện và khai quật năm 1997. Sau đó, di tích tiếp tục được khai quật, nghiên cứu với sự phối hợp của các nhà khảo cổ học Đức.
- Tượng động vật, khuôn đúc phát hiện tại di chỉ Dốc Chùa (Bình Dương).
- Trưng bày cũng giới thiệu một số trống đồng Đông Sơn, dụng cụ dệt vải, đồ trang sức phát hiện tại Phú Chánh (Bình Dương), thể hiện sự giao lưu rộng rãi giữa các trung tâm văn hóa Thời đại Kim khí ở Việt Nam.

Nồi và cà ràng minh khí (Giồng Cá Vồ, Tp. Hồ Chí Minh).


Bát bồng, nồi/vò táng (Gò Ô Chùa, Long An).




Khuyên tai hai đầu thú; Hạt chuỗi vàng (Giồng Cá Vồ, Tp. Hồ Chí Minh).

Tượng động vật (Dốc Chùa - Bình Dương).



Trống đồng, chum gỗ, dụng cụ dệt vải (Phú Chánh - Bình Dương).
3. Báu vật Khảo cổ học lịch sử
3.1. Việt Nam 10 thế kỷ đầu Công nguyên
Giới thiệu một số hiện vật được tìm thấy ở di tích thành cổ Luy Lâu và trong những ngôi mộ gạch thế kỷ 1- 3, những chứng tích cho thấy, trong suốt hơn một nghìn năm người Việt không chỉ kiên trì đấu tranh chống ách đô hộ của phong kiến phương Bắc mà còn bền bỉ gìn giữ bảo tồn truyền thống văn hóa Đông Sơn và linh hoạt tiếp thu những thành tố văn hóa mới. Tiêu biểu là mô hình nhà, mô hình bếp lò đất nung, vật liệu kiến trúc, bình đồng, được tìm thấy tại Thanh Hóa, Hà Nội, Bắc Ninh, đặc biệt là mảnh khuôn đúc trống đồng, mảnh nồi nấu kim loại do Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phát hiện thành cổ Luy Lâu năm 2014.


Mô hình nhà bằng đất nung.

Ngói ống.

Bình đồng.

Mảnh khuôn đúc trống đồng (Luy Lâu, Bắc Ninh).
3.2. Văn hóa Óc Eo - Phù Nam
Văn hóa Óc Eo hình thành trên cơ tầng bản địa và phát triển từ thế kỷ 1 đến thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên ở vùng đồng bằng Nam bộ. Những di tích được khai quật thuộc loại hình kiến trúc đền tháp, di chỉ cư trú, thu được hàng vạn hiện vật bằng các chất liệu như vàng, bạc, đồng, chì, thiếc, thủy tinh, đá, gỗ, gốm... là sản phẩm của các nghề thủ công phát triển cao, đa dạng và tinh xảo, vừa mang tính bản địa, vừa hàm chứa những thành tố văn hóa Ấn Độ, Ba Tư, La Mã, Trung Hoa... cho thấy một thời đại phát triển ở trình độ cao về kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng đất Nam bộ. Phần trưng bày giới thiệu các hiện vật tiêu biểu:
- Một số nhẫn vàng, mảnh vàng trang trí Visnu, mảnh vàng trang trí mặt trời...có niên đại thế kỷ 3 - thế kỷ 6. Khai quật tại Gò Tháp (Đồng Tháp) năm 1993.
- Tượng Visnu bằng đá niên đại khoảng thế kỷ 5, khai quật tại Gò Tháp (Đồng Tháp) năm 1997.




Lá vàng.

Tượng thần Visnu.
3.3. Champa và Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn
Champa là nền văn hóa độc đáo mang đậm tính bản địa và chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Ấn Độ. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, Champa đã để lại một khối lượng di tích và di vật rất lớn về kiến trúc, điêu khắc đá, các loại đồ đồng, đồ gốm, đồ thờ cúng bằng vàng, bạc, các loại đồ trang sức... không chỉ phản ánh thần thoại, tôn giáo mà còn thể hiện triết lý về nguồn gốc vũ trụ, nhân sinh quan, quan niệm về cuộc sống, tư duy thẩm mỹ của cư dân Champa. Đặc biệt quần thể kiến trúc đền tháp tôn giáo  Champa ở Mỹ Sơn (Quảng Nam) còn gọi là “thánh địa Mỹ Sơn” đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới vào tháng 12 năm 1999. Phần trưng bày giới thiệu:
- Những tác phẩm điêu khác đá với thể khối lớn thuộc các phong cách Trà Kiệu (Quảng Nam), Tháp Mẫm (Bình Định) như: sư tử đá, Garuda, asura sinh ra từ miệng Makara, Phù điêu tu sĩ, bia Ponagar... trong đó có những hiện vật đặc sắc do Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phối hợp cùng Bảo tàng Bình Định khai quật.
- Nhóm hiện vật di tích Cấm Mít (Đà Nẵng) do Bảo tàng Lịch sử Quốc gia khai quật năm 2012: mảnh vàng trang trí hình voi, hạt chuỗi thủy tinh.
- Đặc biệt đại diện cho những phát hiện mới của Khảo cổ học Việt Nam là tượng Mukhalinga đá sa thạch phát hiện năm 2012 tại Mỹ Sơn (Quảng Nam).

Tượng sư tử (Tháp Mẫm, Bình Định).
                  
Phù điêu Shiva yogi
(Shiva trong hình ảnh nhà tu khổ hạnh)

Tượng Gajasimha  (Mỹ Sơn, Quảng Nam).

Phù điêu  (Mỹ Sơn, Quảng Nam).

Lá vàng hình voi (Cấm Mít, Đà Nẵng).
Bên cạnh đó, phần trưng bày giới thiệu các hiện vật tiêu biểu phát hiện tại di tích Cát Tiên (Lâm Đồng). Di tích Cát Tiên (Lâm Đồng) là khu thánh địa của một tiểu vương quốc cổ chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ tồn tại khoảng từ thế kỷ 4 - 9. Các đợt nghiên cứu khai quật đã xác định đây khu di tích có quy mô lớn, số lượng hiện vật tìm thấy đa dạng và rất phong phú. Cho thấy, Cát Tiên có mối quan hệ gần gũi với văn Champa, đồng thời cũng có nhiều điểm tương đồng với hệ thống các di tích văn hóa Óc Eo và hậu Óc Eo ở Nam bộ, cho thấy Cát Tiên là nơi hội tụ của nhiều luồng văn hóa khác nhau trong thời kỳ lịch sử. Phần trưng bày giới thiệu các hiện vật:
- Linga bằng vàng và đá thạch anh
- Đồ trang sức bằng vàng, đá ngọc, đặc biệt là các lá vàng có khắc vẽ, chạm nổi đề tài hình người, hình thần, hình động vật, thực vật…
- Tượng nữ thần Uma chiến thắng quỷ trâu Mahisa.


Tượng nữ thần  Uma chiến thắng quỷ trâu Mahisa.



Linga thạch anh, vàng.



Lá vàng.
3.4. Văn hóa - văn minh Đại Việt
Sau chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) của Ngô Quyền và sự kiện vua Đinh Tiên Hoàng lên ngôi Hoàng đế (năm 968), đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, nước ta bước vào thời kì xây dựng quốc gia độc lập: Kỷ nguyên văn minh Đại Việt. Các triều đại quân chủ nối tiếp nhau không ngừng củng cố nền độc lập tự chủ và xây dựng những kinh đô riêng của mình như Cổ Loa, Hoa Lư, Thăng Long...Những dấu tích cung điện, thành quách, chùa tháp, miếu mạo, các thương cảng cổ, các khu lò gốm, tàu đắm cùng các di vật của thời kỳ  đã được khảo cổ học Việt Nam phát hiện và nghiên cứu. Phần trưng bày giới thiệu những hiện vật tiêu biểu của thời kỳ này:
- Vật liệu kiến trúc và vật liệu ngói trang trí uyên ương, gạch xây thành, đồ gốm men, tượng gốm phát hiện tại Hoàng thành Thăng Long và khu vực ngoại vi…
- Những đồ gốm Chu Đậu (thế kỷ 15 - 17), đồ dùng của thủy thủ đoàn... khai quật từ con tàu đắm tại vùng biển Cù Lao Chàm năm 1997 - 1999..





Vật liệu trang trí kiến trúc thời Lý – Trần.




Đồ gốm men khai quật tàu đắm Cù Lao Chàm.
                                                        Lê Văn Chiến (Phó trưởng phòng - Phòng Trưng bày Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)

Sáng 17/4, Trung tâm Bảo tồn Di sản Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội và Viện Khảo cổ học Việt Nam đã tổ chức hội thảo khoa học để báo cáo sơ bộ kết quả khai quật thăm dò khu vực chính điện Kính Thiên năm 2017 tại số 9 Hoàng Diệu.

Dấu tích cung điện nghìn năm dưới lòng đất

Theo đó, năm 2017, hai đơn vị trên đã tiến hành khai quật thăm dò khu vực phía Đông nền điện Kính Thiên (giáp đường Nguyễn Tri Phương) với tổng diện tích gần 1.000m2.

Hố khai quật gồm 16 lớp đào, các lớp dày trung bình 20cm, diễn biến khá phức tạp vì trải qua một quá trình lịch sử đã bị phá hủy do có sự xâm thực của giai đoạn sau xuống các tầng văn hóa giai đoạn trước.

Theo PGS.TS Tống Trung Tín - Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam, cuộc khai quật đã làm xuất lộ tầng văn hóa dày gần 4,5m với các lớp văn hóa có niên đại khoảng từ thời Đại La, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Lê sơ, Lê Trung hưng, Nguyễn đến thời hiện đại. Cuộc khai quật đã làm xuất lộ 3 dấu tích kiến trúc thời Lý - Trần, một số dấu tích kiến trúc thời Lê sơ, Lê Trung hưng và thời Nguyễn. Các đặc điểm cơ bản của vật liệu, loại hình dấu tích còn lại được tìm thấy gồm: móng cột, móng tường, nền kiến trúc, bó nền…

Hố khai quật

Toàn cảnh hố khai quật ở phía Đông điện Kính Thiên - Hoàng thành Thăng Long.
Toàn cảnh hố khai quật ở phía Đông điện Kính Thiên - Hoàng thành Thăng Long. (Ảnh: Tùng Long).

Di vật tìm thấy trong các tầng văn hóa này thuộc nhiều loại hình khác nhau như: đồ đất nung, đồ gốm, đồ gỗ, đồ kim loại, trong đó có một số lượng lớn là gạch ngói. Đặc sắc nhất trong là gạch ngói và vật liệu trang trí lợp mái cung điện có tráng men vàng (hoàng lưu ly) và men xanh (thanh lưu ly) thuộc thời Lê sơ (thế kỷ 15 đến đầu thế kỷ 17).

PGS.TS Tống Trung Tín cho rằng, những di vật này cho phép hình dung rõ thêm về loại “ngói rồng”, đầu rồng phía diềm mái, đuôi rồng phía góc mái… lợp cung điện trong khu vực chính điện Kính Thiên của Hoàng đế Lê sơ. Ngoài ra, một phát hiện đáng kể nữa đó khu vực khai quật tìm được khá nhiều gốm sứ thời Mạc (khoảng thế kỷ 16). Di tích di vật thời Mạc cho thấy thời Mạc tiếp thu nguyên thời Lê sơ, chỉ sửa chữa không đáng kể.

Điểm đáng lưu ý là dấu tích kiến trúc thời Trần tìm thấy dải nền hoa chanh này có kích thước rất lớn, phần còn lại dài 1,15m. Vật liệu xây dựng đường hoa chanh là ngói phẳng, dẹt… được xếp đặt rất công phu. Đặc điểm này cho thấy đây là dấu tích của kiến trúc sớm thời Trần (thế kỷ 13) và đây là một kiến trúc thời Trần chiếm vị trí quan trọng trong hoàng cung Thăng Long thời Trần. Đây đồng thời là dải hoa chanh lớn nhất (trừ kiểu hoa chanh dạng vòm cuốn thời Trần ở 18 Hoàng Diệu) trong hầu hết các dải nền hoa chanh ở các vị trí khác của kinh thành Thăng Long và các di tích khác của Đại Việt thời Trần.

PGS Tống Trung Tín cùng GS Phan Huy Lê
PGS Tống Trung Tín cùng GS Phan Huy Lê và Giám đốc Trung tâm Di sản Hoàng thành Thăng Long tham quan hố khai quật. (Ảnh: Tùng Long).

Kiến trúc thời Lê Trung hưng tìm thấy móng tường xếp bằng gạch vồ rất kiên cố. Có ý kiến cho rằng, đây là dấu tích móng cổng trong cấm thành Thăng Long thời Lê Trung hưng. Tầng văn hóa này còn có dấu tích móng đá, gạch đang được phỏng đoán là một loại hình ao/hồ trong hoàng cung. Dấu tích này đang được tìm hiểu tính chất và niên đại.

Có đủ cứ liệu khảo cổ học phục dựng không gian điện Kính Thiên

GS. TS Nguyễn Quang Ngọc - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho rằng, các dấu tích kiến trúc và hệ thống di vật mới được phát lộ rất mới so với trước đây. Cái mới đó có thể làm giới nghiên cứu hoang mang nhưng lại rất quý. Các phát hiện này tiếp tục phản ánh diễn biến phức tạp dấu tích kiến trúc của điện Kính Thiên qua các triều đại lịch sử. Và điều này nhất thiết phải có một bản đồ tổng thể, kết nối các điểm khai quật từ trước đến nay để có thể hình dung một cách tổng thể và tìm ra trục trung tâm của điện Kính Thiên.

Nhiều nhà khoa học cũng đề nghị cần nghiên cứu rõ hơn về hồ nước vừa tìm thấy trong lòng hố khai quật mới đây để thấy được sự kết nối của dấu tích này với thời Đại La, Lý, Trần… Đặc biệt, cần làm rõ yếu tố nhà Mạc qua các tầng văn hóa và các di vật tìm thấy trong quá trình khai quật. Quan trọng hơn là việc nên lập kế hoạch khai quật mở rộng và thúc đẩy nhanh việc khai quật để trả lại không gian cho điện Kính Thiên.

PGS Tống Trung Tín giới thiệu về các di vật tìm thấy ở hố khai quật.
PGS Tống Trung Tín giới thiệu về các di vật tìm thấy ở hố khai quật. (Ảnh: Tùng Long).

GS Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phát biểu rằng, kết quả khai quật khu vực phía Đông nền điện Kính Thiên đã mang đến những kết quả rất mới. Trên cơ sở đó đặt ra nhiều vấn đề mới cho giới nghiên cứu.

“Tôi thấy hố khai quật lần này có độ sâu sâu nhất từ trước tới nay và có dấu tích kiến trúc xuyên suốt từ thời Đại La cho đến tận Nguyễn. Mặc dù dấu tích Đại La ở hố khai quật lần này khá nhỏ nhưng đã phần nào chứng tỏ phạm vi Đại La tràn từ Đoan Môn sang Kính Thiên. Thời Lý, Trần, Lê… chúng ta cũng tìm thấy dấu tích kiến trúc, đặc biệt là dải nền hoa chanh thời Trần dài 1,15m. Như vậy có thể đoán ở đây từng tồn tại một kiến trúc cực lớn.

Đặc biệt, các vật liệu kiến trúc thời Lê lần này tìm thấy cực kỳ phong phú. Các vật liệu này có quy mô của mái cung điện thời Lê sơ. Có đủ tư liệu để nghiên cứu theo hướng đó”, GS Phan Huy Lê nhấn mạnh.

GS Phan Huy Lê cũng cho rằng, qua các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, giới nghiên cứu và khảo cổ cần quan tâm 3 vấn đề. Thứ nhất, kế hoạch khai quật khảo cổ mà UBND TP. Hà Nội phê duyệt là mỗi năm được khai quật 1000m2. Con số này là hợp lý, không cần mở rộng diện tích và đẩy nhanh tiến độ quá. Cái quan trọng là việc khai quật cần có kế hoạch cụ thể và khoa học.

“Tôi đề nghị thời gian tới tập trung khai quật suốt từ Đoan Môn đến điện Kính Thiên và sau điện Kính Thiên trong một giới hạn nhất định. Làm thế nào đó, ta có đủ cứ liệu khảo cổ học phục dựng không gian điện Kính Thiên. Tôi nhấn mạnh là phục dựng không gian điện Kính Thiên còn phục dựng điện Kính Thiên trên thực tế là rất khó. Riêng phục dựng mái và một số kiến trúc thì có thể làm được”, GS Lê bày tỏ.

Một số di vật thời Lê sơ tìm thấy dưới lòng điện Kính Thiên.
Một số di vật thời Lê sơ tìm thấy dưới lòng điện Kính Thiên. (Ảnh: Tùng Long).

Theo GS Phan Huy Lê, việc khai quật cần phải gắn với nghiên cứu chứ không nên chỉ thuần khai quật. Đã đến lúc cần nối các điểm khai quật để hình dung kiến trúc qua các thời như thế nào. Trên cơ sở đó, tổ chức một hội thảo khoa học để bàn về tất cả các vấn đề đặt ra. Ngoài ra, đây là các cuộc khai quật để bảo tồn chứ không phải để giải phóng mặt bằng. Vì thế, sau mỗi cuộc khai quật cần phải đề ra phương án bảo tồn cụ thể. Cái gì bảo tồn trong thời gian ngắn, cần sớm cho người dân đến tham quan; cái gì cần bảo tồn trong thời gian dài cũng phải có kế hoạch. Thêm vào đó cần, phải tư liệu hóa tất cả mọi thứ ở trình độ cao nhất.

Theo Dân trí

Luận văn Thạc sĩ: Nguyễn Thơ Đình
Đề tài: Các di tích thời đại kim khí lưu vực sông Nậm Mu (Lai Châu)
Chuyên ngành: Khảo cổ học
Mã số: 60220317
Hướng dẫn khoa học: PGS.TS Bùi Văn Liêm


Nội dung: Luận văn nghiên cứu về các di tích thời đại kim khí lưu vực sông Nậm Mu tỉnh Lai Châu với bố cục 3 chương: 1/ Chương 1 nêu khái quát về điều kiện tự nhiên, địa hình, địa mạo, lịch sử phát hiện và nghiên cứu khảo cổ học thời đại kim khí lưu vực sông nậm Mu; 2/ Chương 2 nghiên cứu đặc điểm phân bố và tính chất các di tích, và niên đại, đặc trưng văn hóa cũng như đời sống vật chất và tinh thần thời đại kim khí lưu vực sông nậm Mu; 3/ Chương 3: Nêu ra mối tương quan giữa các di tích thời đại kim khí lưu vực sông Nậm Mu với các di tích tiền - sơ sử Tây Bắc Việt Nam và trung du đồng bằng sông Hồng.
Xin trân trọng giới thiêu!
Ngô Thị Nhung
- Tác giả: Nhiều táoc_eo.jpgc giả
- Nxb: Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh - 2016
- Khổ sách: 16 x 24cm
- Số trang: 697 trang
Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa – khoa học lớn gắn liền với đất nước – con người vùng đồng bằng châu thổ hạ lưu sông Mê Kông. Năm 1944, từ sự phát hiện nhỏ lẻ của nhân dân địa phương trước đó, nhà khảo cổ học người Pháp Louis Malleret đã tiến hành khai quật khu di tích văn hóa Óc Eo tại địa điểm Gò Óc Eo, trên cánh đồng phía Đông và Đông Nam núi Ba Thê, nay thuộc thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Đây là cuộc khai quật khảo cổ có ý nghĩa hết sức quan trọng, đặt nền móng đầu tiên cho việc nghiên cứu khảo cổ về nền văn hóa mới ở An Giang và Nam Bộ, với tên gọi là “Văn hóa Óc Eo”

Nội dung cuốn sách: Cuốn sách là kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Quốc gia “ Giá trị di sản văn hóa Óc Eo – An Giang trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, do Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, phối hợp với Ban Quản lý Di tích văn hóa Óc Eo tỉnh An Giang (UBND tỉnh An Giang) đồng tổ chức. Tập hợp nhiều bài viết của nhiều tác giả, nhưng được chia ra làm 3 chủ đề chính: 1/ Di sản văn hóa Óc Eo từ góc nhìn lịch sử; 2/ Một số bình diện văn hóa Óc Eo; 3/ Giá trị kinh tế - xã hội của di sản văn hóa Óc Eo.
Xin trân trọng giới thiệu!
Ngô Thị Nhung
- Tviet_nam_-_campuchia.jpgác giả: PGS.TS. Lê Trung Dũng
- Nxb: Khoa học xã hội - 2015
- Khổ sách: 16 x 24cm
- Số trang: 615 trang
Nội dung cuốn sách: Gồm phần mở đầu và 5 chương: 1/Thử tìm hiểu quan niệm truyền thống về biên giới của người Việt; 2/ Quá trình xác lập chủ quyền Việt Nam trên vùng đất Nam Trung bộ và Nam bộ; 3/ Quan hệ biên giới – lãnh thổ Việt Nam – Campuchia dưới triều Nguyễn; 4/ Hoạch định biên giới Việt Nam – Campuchia trong thời Pháp thuộc; 5/ Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Campuchia giai đoạn 1945 – 1978; 6/ Hoạch định biên giới trên bộ Việt Nam – Campuchia từ năm 1979 đến năm 2012.

Xin trân trọng giới thiệu!
 
Ngô Thị Nhung

Trang


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9025909
Số người đang online: 26