Đề xuất phương án bảo tồn cụm di chỉ Vườn Chuối (Hà Nội)
Sáng 22/10, Hội nghị Báo cáo sơ bộ kết quả thăm dò, khai quật nghiên cứu khảo cổ học cụm di chỉ Vườn Chuối năm 2019 đã diễn ra tại di chỉ Vườn Chuối và nhà văn hóa thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức (Hà Nội). Nhóm các nhà nghiên cứu khảo cổ thuộc Viện Khảo cổ học và bộ môn Khảo cổ học (Đại học KHXH&NV Hà Nội) đã đề xuất UBND thành phố Hà Nội xem xét phê duyệt phương án bảo tồn hợp lý, kết hợp hài hòa giữa mục tiêu bảo tồn, phát huy giá trị nguồn tài nguyên di sản văn hóa với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và hạ tầng giao thông của thành phố.
Một Hà Nội cổ dưới lòng đất
Cụm di chỉ Vườn Chuối đã được các nhà nghiên cứu khảo cổ học phát hiện và nghiên cứu từ năm 1969. Từ đó đến nay, nhiều đợt thăm dò, khai quật nghiên cứu được tiến hành ở các địa điểm gò Vườn Chuối, gò Dền Rắn, gò Mỏ Phượng, gò Cây Muỗng, gò Chùa Gio và gò Chiền Vậy.
Các cuộc khảo sát, thăm dò và khai quật nghiên cứu từ trước đến nay ở cụm di chỉ Vườn Chuối đã xác định đây là một phức hệ di tích phát triển liên tục qua các giai đoạn Đồng Đậu - Gò Mun - Đông Sơn; là một địa điểm quan trọng, chứa đựng nhiều giá trị nghiên cứu lịch sử, đặc biệt là Khảo cổ học Tiền - Sơ sử khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng. Mỗi lần khai quật đều đem lại những kết quả và tư liệu mới cho công tác nghiên cứu khảo cổ học khu vực, góp phần làm sáng tỏ lịch sử Hà Nội thời tiền sơ sử.
Công tác khai quật năm 2019 được nhóm các nhà nghiên cứu Viện Khảo cổ học và Đại học KHXH&NV Hà Nội tiến hành ở địa điểm Vườn Chuối với 2 hố khai quật, mỗi hố có diện tích 100m2, một hố mở ở giữa gò và một hố mở ở phía nam gò. Các hố thăm dò được thiết kế mỗi hố 4m2, gồm 75 hố, mở ở 3 địa điểm gò Vườn Chuối, gò Dền Rắn và gò Mỏ Phượng nhằm tìm hiểu diện phân bố trong từng di chỉ.
Tại di chỉ Vườn Chuối, các hố thăm dò khảo cổ được mở ở bốn xung quanh gò Vườn Chuối kiểm tra diện phân bố của di tích và một số hố ở ở khu vực trung tâm gò kiểm tra diễn biến tầng văn hóa của từng khu vực. Kết quả tổng thể xác định di chỉ Vườn Chuối là một làng cư trú kéo dài theo hướng bắc nam (210m) và hẹp chiều đông tây (chỗ rộng nhất 75m), trong đó các lớp văn hóa cổ nhất nằm ở đầu phía bắc và tiến dần về phía nam là các giai đoạn văn hóa muộn hơn.
Kết quả thăm dò tại di chỉ gò Dền Rắn đã phát hiện tầng văn hóa dày từ 0,5m - 0,7m, cấu tạo từ đất phù sa cổ, tơi xốp, màu đen thẫm, chứa nhiều hiện vật gốm, đá, xỉ đồng… một số hố có vết tích than tro của dạng bếp lửa sinh hoạt. Những di tích, di vật đã phát hiện mang đặc trưng của tầng văn hóa cư trú giai đoạn văn hóa Đồng Đậu ở các lớp dưới và giai đoạn Gò Mun ở các lớp trên. Diện tích còn lại có thể nghiên cứu khảo cổ ở Dền Rắn là hơn 3.000m2.
Các hố thăm dò ở gò Mỏ Phượng đã phát hiện tầng văn hóa dày 0,7m, mang đặc trưng của tầng văn hóa cư trú với các di tích, di vật giai đoạn văn hóa Gò Mun ở các lớp đào trên và giai đoạn Đồng Đậu ở các lớp đào dưới. Đoàn nghiên cứu xác định di chỉ gò Mỏ Phượng phân bố chủ yếu ở khu đất thuộc sở hữu của một công ty tư nhân. Diện tích phân bố nằm ở phía thuộc sở hữu của Tổng Công ty Cổ phần Thương mại Xây dựng chưa đến 500m2.
Với giá trị lịch sử, văn hóa to lớn đã được chứng thực qua nhiều lần khai quật, nghiên cứu từ trước đến nay, cụm di chỉ Vườn Chuối xứng đáng được đưa vào danh mục kiểm kê di tích lịch sử văn hóa và xếp hạng là di tích khảo cổ học của thành phố Hà Nội. Đặc biệt, dạng di chỉ tiền sơ sử phản ánh nhiều giai đoạn phát triển văn hóa liên tục từ tiền Đông Sơn đến Đông Sơn như vậy tại Hà Nội không nhiều, hầu như đã bị xâm hại và “xóa sổ” hoàn toàn.
Tương lai nào dành cho Vườn Chuối?
Từ kết quả nghiên cứu, các nhà khảo cổ học đã đề xuất ba phương án bảo tồn cụm di chỉ Vườn Chuối gồm:
Phương án 1 là bảo tồn nguyên trạng toàn bộ cụm di chỉ Vườn Chuối (Vườn Chuối tổng diện tích phân bố di tích gần 12.000m2; Dền Rắn phần diện tích còn lại gần 3.000m2; và Mỏ Phượng phần diện tích còn lại gần 500m2). Khoanh vùng khu vực bảo tồn bằng các mốc giới. Trong khu vực di tích không xây dựng bất kỳ công trình kiến trúc nào. Trong phạm vi khu vực bảo tồn, các cơ quan chuyên môn tiếp tục thăm dò, khai quật nghiên cứu làm rõ những giá trị đặc trưng của di tích và xây dựng hồ sơ di tích đề nghị xếp hạng theo Luật Di sản văn hoá.
Phương án này được nhận định là khó vì có sự xung đột gay gắt giữa di sản văn hóa với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và hạ tầng giao thông của thành phố Hà Nội. Bởi vị trí phân bố di tích Vườn Chuối hiện đang nằm trong khu vực thi công đường Vành đai 3.5 của thành phố Hà Nội. Nếu con đường được thi công theo phương án đã được phê duyệt như hiện tại thì 1/2 diện tích phân bố, tương đương với 6.000m2 di chỉ Vườn Chuối sẽ bị phá hủy hoàn toàn. Phần diện tích còn lại của di chỉ Vườn Chuối, Dền Rắn và Mỏ Phượng là đất dự án xây dựng khu đô thị Kim Chung - Di Trạch.
Phương án 2: Dành một phần diện tích di chỉ Vườn Chuối để thực hiện việc dựng bia giới thiệu về cụm di chỉ khảo cổ học, tiến hành xây dựng hồ sơ di tích đề nghị xếp hạng khi đủ điều kiện. Thông báo cho các đơn vị Chủ đầu tư xây dựng đường Vành đai 3.5 và Chủ đầu tư dự án xây dựng khu đô thị Kim Chung - Di Trạch cần phải thực hiện khai quật di dời di tích trước khi xây dựng theo Luật Di sản văn hoá. Phương án này không chú ý bảo tồn di sản văn hóa, mà chỉ chú trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội đạt được lợi ích trước mặt nhưng phá hủy hoàn toàn một nguồn tài nguyên di sản văn hóa quý báu của Hà Nội nói riêng và đất nước nói chung.
Phương án 3: bảo tồn 6.000m2 nửa phía Đông di chỉ, tiến hành khai quật nghiên cứu 6.000m2 nửa phía Tây di chỉ Vườn Chuối. Đồng thời với việc khai quật nghiên cứu làm rõ những giá trị đặc trưng của di tích là xây dựng hồ sơ di tích đề nghị xếp hạng theo Luật DSVH. Ngoài ra, đối với các di chỉ Dền Rắn và Mỏ Phượng, Chủ đầu tư dự án xây dựng khu đô thị Kim Chung - Di Trạch cần phải thực hiện khai quật di dời di tích trước khi xây dựng theo Luật Di sản văn hoá. Các đại biểu tham dự Hội thảo đều đánh giá cao kết quả nghiên cứu năm 2019 và thảo luận sôi nổi về các phương án bảo tồn. Đa số các ý kiến đều kiến nghị chọn phương án 1 để bảo tồn di chỉ khảo cổ học Vườn Chuối.
Tiến sĩ Phạm Quốc Quân, Uỷ viên Hội đồng Di sản văn hoá Quốc gia cho biết, cá nhân ông ủng hộ phương án 1, bảo tồn toàn bộ: "Biến Vườn Chuối thành một công viên di sản thì không có gì khó cả. Một đô thị hiện đại cần có nhiều khoảng không gian xanh. Nếu bây giờ chúng ta chỉ nghĩ đến phát triển kinh tế thì chỉ một thời gian nữa thôi ngoảnh lại nhìn, chúng ta chẳng còn gì cả".
Phó trưởng Cục Di sản Văn hóa Trần Đình Thành đưa ra đề nghị, trong thời gian tới, Sở VHTT Hà Nội cần tập hợp quá trình khai quật để làm rõ giá trị khoa học, giá trị di tích để xếp hạng; cấp TP hay cấp quốc gia có thể chưa bàn tới nhưng chắc chắn với di sản này chúng ta phải xếp hạng.
Tổng kết hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Gia Đối (Quyền Viện trưởng Viện Khảo cổ học) cho biết "Ban tổ chức Hội thảo và Đoàn nghiên cứu sẽ gửi văn bản kiến nghị UBND TP Hà Nội xem xét phê duyệt một phương án bảo tồn “hợp lý, hợp tình”, kết hợp hài hòa giữa mục tiêu bảo tồn, phát huy giá trị nguồn tài nguyên di sản văn hóa tại cụm di chỉ khảo cổ Vườn Chuối với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và hạ tầng giao thông của Thành phố".
Một Hà Nội cổ dưới lòng đất
Cụm di chỉ Vườn Chuối đã được các nhà nghiên cứu khảo cổ học phát hiện và nghiên cứu từ năm 1969. Từ đó đến nay, nhiều đợt thăm dò, khai quật nghiên cứu được tiến hành ở các địa điểm gò Vườn Chuối, gò Dền Rắn, gò Mỏ Phượng, gò Cây Muỗng, gò Chùa Gio và gò Chiền Vậy.
Các cuộc khảo sát, thăm dò và khai quật nghiên cứu từ trước đến nay ở cụm di chỉ Vườn Chuối đã xác định đây là một phức hệ di tích phát triển liên tục qua các giai đoạn Đồng Đậu - Gò Mun - Đông Sơn; là một địa điểm quan trọng, chứa đựng nhiều giá trị nghiên cứu lịch sử, đặc biệt là Khảo cổ học Tiền - Sơ sử khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng. Mỗi lần khai quật đều đem lại những kết quả và tư liệu mới cho công tác nghiên cứu khảo cổ học khu vực, góp phần làm sáng tỏ lịch sử Hà Nội thời tiền sơ sử.
Công tác khai quật năm 2019 được nhóm các nhà nghiên cứu Viện Khảo cổ học và Đại học KHXH&NV Hà Nội tiến hành ở địa điểm Vườn Chuối với 2 hố khai quật, mỗi hố có diện tích 100m2, một hố mở ở giữa gò và một hố mở ở phía nam gò. Các hố thăm dò được thiết kế mỗi hố 4m2, gồm 75 hố, mở ở 3 địa điểm gò Vườn Chuối, gò Dền Rắn và gò Mỏ Phượng nhằm tìm hiểu diện phân bố trong từng di chỉ.
Tại di chỉ Vườn Chuối, các hố thăm dò khảo cổ được mở ở bốn xung quanh gò Vườn Chuối kiểm tra diện phân bố của di tích và một số hố ở ở khu vực trung tâm gò kiểm tra diễn biến tầng văn hóa của từng khu vực. Kết quả tổng thể xác định di chỉ Vườn Chuối là một làng cư trú kéo dài theo hướng bắc nam (210m) và hẹp chiều đông tây (chỗ rộng nhất 75m), trong đó các lớp văn hóa cổ nhất nằm ở đầu phía bắc và tiến dần về phía nam là các giai đoạn văn hóa muộn hơn.
Toàn cảnh di chỉ Vườn Chuối
Mộ táng phát hiện tại hố H2 năm 2019
Theo bản đồ dải thửa của UBND xã Kim Chung lập năm 1986, tổng diện tích gò Vườn Chuối là 18.446m2 nằm ở thửa số 954. Qua đợt thăm dò này, có thể xác định diện tích phân bố di tích ở gò Vườn Chuối không trùng lặp với diện tích gò nổi tự nhiên hiện nay còn quan sát được. Phần diện tích di tích phân bố còn khả năng nghiên cứu khảo cổ là gần 12.000m2.Kết quả thăm dò tại di chỉ gò Dền Rắn đã phát hiện tầng văn hóa dày từ 0,5m - 0,7m, cấu tạo từ đất phù sa cổ, tơi xốp, màu đen thẫm, chứa nhiều hiện vật gốm, đá, xỉ đồng… một số hố có vết tích than tro của dạng bếp lửa sinh hoạt. Những di tích, di vật đã phát hiện mang đặc trưng của tầng văn hóa cư trú giai đoạn văn hóa Đồng Đậu ở các lớp dưới và giai đoạn Gò Mun ở các lớp trên. Diện tích còn lại có thể nghiên cứu khảo cổ ở Dền Rắn là hơn 3.000m2.
Các hố thăm dò ở gò Mỏ Phượng đã phát hiện tầng văn hóa dày 0,7m, mang đặc trưng của tầng văn hóa cư trú với các di tích, di vật giai đoạn văn hóa Gò Mun ở các lớp đào trên và giai đoạn Đồng Đậu ở các lớp đào dưới. Đoàn nghiên cứu xác định di chỉ gò Mỏ Phượng phân bố chủ yếu ở khu đất thuộc sở hữu của một công ty tư nhân. Diện tích phân bố nằm ở phía thuộc sở hữu của Tổng Công ty Cổ phần Thương mại Xây dựng chưa đến 500m2.
Toàn cảnh khu vực khai quật Dền Rắn và Mỏ Phượng
Với giá trị lịch sử, văn hóa to lớn đã được chứng thực qua nhiều lần khai quật, nghiên cứu từ trước đến nay, cụm di chỉ Vườn Chuối xứng đáng được đưa vào danh mục kiểm kê di tích lịch sử văn hóa và xếp hạng là di tích khảo cổ học của thành phố Hà Nội. Đặc biệt, dạng di chỉ tiền sơ sử phản ánh nhiều giai đoạn phát triển văn hóa liên tục từ tiền Đông Sơn đến Đông Sơn như vậy tại Hà Nội không nhiều, hầu như đã bị xâm hại và “xóa sổ” hoàn toàn.
Tương lai nào dành cho Vườn Chuối?
Từ kết quả nghiên cứu, các nhà khảo cổ học đã đề xuất ba phương án bảo tồn cụm di chỉ Vườn Chuối gồm:
Phương án 1 là bảo tồn nguyên trạng toàn bộ cụm di chỉ Vườn Chuối (Vườn Chuối tổng diện tích phân bố di tích gần 12.000m2; Dền Rắn phần diện tích còn lại gần 3.000m2; và Mỏ Phượng phần diện tích còn lại gần 500m2). Khoanh vùng khu vực bảo tồn bằng các mốc giới. Trong khu vực di tích không xây dựng bất kỳ công trình kiến trúc nào. Trong phạm vi khu vực bảo tồn, các cơ quan chuyên môn tiếp tục thăm dò, khai quật nghiên cứu làm rõ những giá trị đặc trưng của di tích và xây dựng hồ sơ di tích đề nghị xếp hạng theo Luật Di sản văn hoá.
Phương án này được nhận định là khó vì có sự xung đột gay gắt giữa di sản văn hóa với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và hạ tầng giao thông của thành phố Hà Nội. Bởi vị trí phân bố di tích Vườn Chuối hiện đang nằm trong khu vực thi công đường Vành đai 3.5 của thành phố Hà Nội. Nếu con đường được thi công theo phương án đã được phê duyệt như hiện tại thì 1/2 diện tích phân bố, tương đương với 6.000m2 di chỉ Vườn Chuối sẽ bị phá hủy hoàn toàn. Phần diện tích còn lại của di chỉ Vườn Chuối, Dền Rắn và Mỏ Phượng là đất dự án xây dựng khu đô thị Kim Chung - Di Trạch.
Phương án 2: Dành một phần diện tích di chỉ Vườn Chuối để thực hiện việc dựng bia giới thiệu về cụm di chỉ khảo cổ học, tiến hành xây dựng hồ sơ di tích đề nghị xếp hạng khi đủ điều kiện. Thông báo cho các đơn vị Chủ đầu tư xây dựng đường Vành đai 3.5 và Chủ đầu tư dự án xây dựng khu đô thị Kim Chung - Di Trạch cần phải thực hiện khai quật di dời di tích trước khi xây dựng theo Luật Di sản văn hoá. Phương án này không chú ý bảo tồn di sản văn hóa, mà chỉ chú trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội đạt được lợi ích trước mặt nhưng phá hủy hoàn toàn một nguồn tài nguyên di sản văn hóa quý báu của Hà Nội nói riêng và đất nước nói chung.
Phương án 3: bảo tồn 6.000m2 nửa phía Đông di chỉ, tiến hành khai quật nghiên cứu 6.000m2 nửa phía Tây di chỉ Vườn Chuối. Đồng thời với việc khai quật nghiên cứu làm rõ những giá trị đặc trưng của di tích là xây dựng hồ sơ di tích đề nghị xếp hạng theo Luật DSVH. Ngoài ra, đối với các di chỉ Dền Rắn và Mỏ Phượng, Chủ đầu tư dự án xây dựng khu đô thị Kim Chung - Di Trạch cần phải thực hiện khai quật di dời di tích trước khi xây dựng theo Luật Di sản văn hoá. Các đại biểu tham dự Hội thảo đều đánh giá cao kết quả nghiên cứu năm 2019 và thảo luận sôi nổi về các phương án bảo tồn. Đa số các ý kiến đều kiến nghị chọn phương án 1 để bảo tồn di chỉ khảo cổ học Vườn Chuối.
Tiến sĩ Phạm Quốc Quân, Uỷ viên Hội đồng Di sản văn hoá Quốc gia cho biết, cá nhân ông ủng hộ phương án 1, bảo tồn toàn bộ: "Biến Vườn Chuối thành một công viên di sản thì không có gì khó cả. Một đô thị hiện đại cần có nhiều khoảng không gian xanh. Nếu bây giờ chúng ta chỉ nghĩ đến phát triển kinh tế thì chỉ một thời gian nữa thôi ngoảnh lại nhìn, chúng ta chẳng còn gì cả".
Phó trưởng Cục Di sản Văn hóa Trần Đình Thành đưa ra đề nghị, trong thời gian tới, Sở VHTT Hà Nội cần tập hợp quá trình khai quật để làm rõ giá trị khoa học, giá trị di tích để xếp hạng; cấp TP hay cấp quốc gia có thể chưa bàn tới nhưng chắc chắn với di sản này chúng ta phải xếp hạng.
Tổng kết hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Gia Đối (Quyền Viện trưởng Viện Khảo cổ học) cho biết "Ban tổ chức Hội thảo và Đoàn nghiên cứu sẽ gửi văn bản kiến nghị UBND TP Hà Nội xem xét phê duyệt một phương án bảo tồn “hợp lý, hợp tình”, kết hợp hài hòa giữa mục tiêu bảo tồn, phát huy giá trị nguồn tài nguyên di sản văn hóa tại cụm di chỉ khảo cổ Vườn Chuối với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và hạ tầng giao thông của Thành phố".
Nguyễn Thơ Đình
Thông báo
Thứ tư, 12 Tháng 6 2024- 09:59
Thứ bảy, 27 Tháng 5 2023- 14:12
Thứ hai, 06 Tháng 6 2022- 10:10
Thứ tư, 23 Tháng 3 2022- 14:57
Thứ ba, 07 Tháng 9 2021- 16:38
Thư viện
- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa
- Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020
- Số trang: 212 tr
- Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:
GS.TS. Nguyễn Hữu Minh
PGS.TS. Phan Thị Mai Hương
PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương
PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi
- Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory
- Người dịch: Phạm Văn Tuân
- Nhà xb: Dân Trí, 2019
- Khổ: 14 x 20,5
- Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học
- Năm xuất bản: 2023
- Số trang: 432tr
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ
- Năm xuất bản: 2023
- Nhà xb:Lao Động
- Số trang: 500
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)
- Năm xuất bản: 2022
- Số trang: 244
NXB Tổng hợp TPHCM vừa ra mắt trọn bộ 2 quyển sách Khảo cổ học Đồng bằng sông Mê Kông - Tập II: Văn minh vật chất Óc Eo của tác giả Louis Malleret do...
- Tác giả: Phạm Văn Kỉnh
- Nhà xb: Văn hóa dân tộc
- Năm xb: 2024
- Số trang: 302tr
Tạp chí
Khảo cổ học số 2/2024
Khảo cổ học số 1/2024
Khảo cổ học số 1/2024
Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
Phần 2: Khảo cổ học Tiền sử
Phần 1: Vấn đề chung
QUY ĐỊNH GỬI BÀI CHO TẠP CHÍ KHẢO CỔ HỌC
Tin tức khác
28 Th10 2024 11:04
18 Th10 2024 11:50
10 Th8 2024 20:51
12 Th6 2024 09:59
18 Th3 2024 14:44
10 Th12 2023 10:58
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9024930
Số người đang online: 30