Tìm thấy vỏ trứng đà điểu khoan lỗ cách đây 13.000 năm
Tìm thấy vỏ trứng đà điểu khoan lỗ cách đây 13.000 năm
Thứ hai, 29 Tháng 11 2010 16:43
Mới đây, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy hai mảnh vỏ trứng đà điểu bị khoan lỗ ở vùng ngoại ô thành phố Hứa Xương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.
Phát hiện này chứng tỏ rằng con người sống ở vùng này hơn 10 nghìn năm về trước đã đạt được kỹ thuật khoan.
Khi được tìm thấy, hai mảnh vỏ trứng vẫn còn trong hình dạng nguyên vẹn và trên mỗi vỏ trứng có 2 lỗ khoan. Các chuyên gia cho rằng, các mảnh vỏ trứng này đã có từ cách đây 13 nghìn năm. Đây được cho là những mẫu khoan lâu đời nhất được tìm thấy tại tỉnh Hà Nam và cũng là mẫu khoan được bảo tồn tốt nhất được tìm thấy tại Trung Quốc hơn 10 nghìn năm trở lại đây.
Trước đó các nhà khảo cổ cũng tìm thấy các vỏ trứng đà điểu được khoan lỗ tại khu khảo cổ Người vượn Bắc Kinh ở thủ đô Bắc Kinh, và tại khu khảo cổ ở khu tự trị Ninh Hạ Hồi. Tuy nhiên tất cả các vỏ trứng được tìm thấy trước đó đều chỉ có một lỗ khoan trên đó. Vì vậy hai vỏ trứng với lỗ khoan đôi được tìm thấy ở tỉnh Hà Nam thực sự khiến cho các nhà khảo cổ học hết sức ngạc nhiên.
- 17/12/2010 16:59 - Hàn Quốc phát hiện xương hóa thạch 100 triệu năm tuổi
- 16/12/2010 16:56 - Phát hiện lượng lớn hóa thạch sinh vật nhuyễn thể
- 16/12/2010 16:54 - Syria phát hiện ngôi đền cổ gần 2.000 năm tuổi
- 10/12/2010 16:48 - Trung Quốc tìm ra 60 quần thể dấu vết khủng long
- 01/12/2010 16:47 - Trung Quốc: Phát hiện 240.000 cổ vật văn hóa
- 29/11/2010 16:42 - Phát hiện 1 loài cá sấu thời tiền sử ở Thái Lan
- 29/11/2010 16:38 - Phát hiện bể cổ 1.800 năm ở thành phố Jerusalem
- 22/11/2010 16:36 - Phát hiện cây thuốc lá hóa thạch 2,5 triệu năm
- 17/11/2010 16:35 - Hóa thạch tôm cổ xưa nhất
- 16/11/2010 16:34 - Phát hiện đường hầm 2.000 năm tuổi tại Mexico