Bí mật xác ướp thời Minh còn nguyên vẹn
Thứ hai, 07 Tháng 3 2011 17:36
Mới đây, các nhà khảo cổ Trung Quốc đã tìm thấy một xác ướp từ thời Minh vẫn còn nguyên vẹn nhưng xác ướp này là của ai và tại sao được bảo quản như vậy thì vẫn còn là một điều bí ẩn.

Tối ngày 24 tháng 2, tại đường Xuân Lan, thành phố Thái Châu (Giang Tô, Trung Quốc), công nhân mở đường đã tìm thấy ba chiếc quan tài thời Minh (1368 đến 1644) được làm bằng gỗ tốt nằm sâu dưới lòng đất trên 2 m. Ngày 28 tháng 2, nhân viên bảo tàng Thái Châu đã tiến hành làm sạch hai trong số ba chiếc quan tài và chỉ phát hiện gối gỗ, trang phục nhà Minh, đồ gốm, xương người…mà không tìm thấy bất cứ di vật nào có văn tự hay bất cứ tài sản gì có giá trị.
Tới ngày 1 tháng 3, khi mở nắp chiếc quan tài thứ ba, các nhà khảo cổ mới phát hiện, xác chết trong đó vẫn chưa hề bị mục nát.
Bên ngoài chiếc quan tài được phủ một lớp gạo nếp trộn bùn dày chừng 10 cm chứng tỏ đây là thi thể của một người được coi trọng vào thời Minh. Tuy nhiên, khi mở nắp quan tài ra, một thi thể nữ được bọc vải kỹ càng, chăn và trang phục đều được làm bằng vài thường chứ không phải tơ lụa. Điều này khiến cho các nhà khảo cổ gặp phải khó khăn trong vấn đề xác định đây là thi thể của ai, một dân thường hay một quý tộc. Toàn bộ thi thể được ngâm trong dung dịch màu vàng nâu. Xác ướp vẫn cứng, da còn nguyên vẹn, ngũ quan, tóc, lông mi đều còn có thể nhìn thấy rõ ràng một cách bí ẩn, thi thể dài chừng 1,5 m.
Đây không phải lần đầu tiên tìm thấy xác ướp tại Thái Châu. Tháng 11 năm 1980, các nhà khảo cổ cũng tìm thấy xác của một đôi vợ chồng chôn cùng nhau. Được biết, đó chính là xác của Từ Phiên và vợ ông ta được chôn vào năm 1532, cách đây gần 500 năm.
![]() |
Các nhân viên bảo tàng Thái Châu đưa xác ướp ra khỏi quan tài |
Thái Châu có địa thế thấp, nước ngầm nhiều không giống như những xác ướp cổ được khai quật ở Tần Cương có khí hậu khô hạn mà khí hậu ở đây rất ẩm ướt và rất khó để bảo quản xác chết. Vậy tại sao xác ướp mới được tìm thấy lại còn nguyên vẹn trong khi hai xác chết được chôn bên cạnh đã bị phân hủy? Qua phân tích có thể thấy, không phải là biện pháp bảo quản khi chôn tốt cũng không có chất bảo quản gì đặc biệt. Có thể do mộ nằm ở chỗ thấp khiến cho ngước ngầm ngấm vào trong quan tài và trộn lẫn với các chất trong đó tạo thành một dung dịch chống phân hủy đặc biệt.
![]() |
Từng đường kim mũi chỉ trên đôi giày vẫn còn nguyên |
Quan sát quá trình các nhà khảo cổ khai quật có thể thấy thi thể đều không hề bị phân hủy, nước ngầm đã ngấm vào trong quan tài và thi thể bị ngâm hoàn toàn trong đó. Trong mộ của vợ chồng Từ Phiên, dung dịch trong quan tài có màu cả phê và có mùi thơm, dung dịch trong quan tài có lẽ có tác dụng bảo quản, dung dịch này chắc chắn không phải được cho vào lúc chôn mà do bị nước ngầm ngấm vào quan tài và kết hợp với các chất trong đó tạo nên. Trong những chiếc quan tài cổ được tìm thấy ở Ai Cập, người ta cũng phát hiện thấy những mùi thơm đặc biệt.
![]() |
Thi thể vẫn còn rất cứng sau mấy trăm năm nằm dưới lòng đất |
Giám đốc bảo tàng Thái Châu Uông Duy Dần cho biết nước không phải là nguyên nhân khiến thi thể bị phân hủy mà chính là vi sinh và oxy, vì lớp dung dịch trong quan tài rất dày nên đã cách ly được vi sinh vật và oxy xâm nhập vào. Hơn nữa, trải qua hàng trăm năm, có thể nước đã dần ngấm sâu vào trong quan tài và tạo nên một chất bảo quản tuyệt vời.
- 16/06/2011 17:56 - Phát hiện hóa thạch sinh vật có gai 700 triệu năm tuổi
- 16/06/2011 17:50 - Phát hiện một thành phố lâu đời nhất của châu Âu
- 16/05/2011 17:49 - Phát hiện mộ "nàng Mona Lisa"?
- 21/04/2011 17:44 - Phát hiện một hóa thạch nhện lớn chưa từng thấy
- 29/03/2011 17:38 - Hóa thạch 525 triệu năm ở Trung Quốc
- 07/03/2011 17:23 - Trung Quốc phát hiện hố chôn tập thể cổ xưa
- 21/02/2011 17:22 - Dùng sọ người làm cốc, chén
- 21/02/2011 17:20 - Phát hiện tượng điêu khắc của người La Mã cổ đại
- 10/02/2011 17:09 - Một người Úc giúp Ả Rập tìm thấy 2.000 điểm khảo cổ
- 10/02/2011 17:07 - Triển lãm hóa thạch sọ thỏ 54 triệu năm tuổi
Trung Quốc phát hiện hố chôn tập thể cổ xưa
Thứ hai, 07 Tháng 3 2011 17:23
Hố chôn gồm nhiều thi thể và đồ vật được làm từ các chất liệu khác nhau được xác định có niên đại 3.000 năm.

Các nhà khảo cổ học vừa phát hiện một hố chôn tập thể cổ đại tại khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ (Tân Cương) có niên đại cách đây 3.000 năm.
Theo viện khảo cổ học Tân Cương, hố chôn vừa được khai quật rộng tới 10.000 m2. Đây là hố chôn tập thể đầu tiên được tìm thấy tại khu vực này. Các thi thể được chôn vùi cùng với nhiều vật thể làm từ nhiều chất liệu khác nhau như mây, gỗ, đá, sừng, xương, đồng và sắt. Tại đây, các nhà khảo cổ học phát hiện thêm 1 ngôi mộ cùng 1 bàn thờ hiến tế.
Ngoài ra, họ còn phát hiện được những di sản văn hóa quý giá, một số vật liệu chưa từng được khám phá trước đây cũng như nhiều vật thể khác liên quan tới các lối kiến trúc xây xựng hay các phong tục chôn cất độc nhất vô nhị.
Nghiên cứu của các nhà khảo cổ học chỉ ra rằng, hố chôn tập thể nằm ở bên bờ phía nam của Con đường tơ lụa cổ đại này có thể thuộc về Thời kì đồ sắt có niên đại cách đây 3.000 năm.
Những vật thể vừa được tìm thấy cũng hé mở nhiều thông tin quan trọng về môi trường sinh thái thời kỳ cổ xưa.
- 16/06/2011 17:50 - Phát hiện một thành phố lâu đời nhất của châu Âu
- 16/05/2011 17:49 - Phát hiện mộ "nàng Mona Lisa"?
- 21/04/2011 17:44 - Phát hiện một hóa thạch nhện lớn chưa từng thấy
- 29/03/2011 17:38 - Hóa thạch 525 triệu năm ở Trung Quốc
- 07/03/2011 17:36 - Bí mật xác ướp thời Minh còn nguyên vẹn
- 21/02/2011 17:22 - Dùng sọ người làm cốc, chén
- 21/02/2011 17:20 - Phát hiện tượng điêu khắc của người La Mã cổ đại
- 10/02/2011 17:09 - Một người Úc giúp Ả Rập tìm thấy 2.000 điểm khảo cổ
- 10/02/2011 17:07 - Triển lãm hóa thạch sọ thỏ 54 triệu năm tuổi
- 14/01/2011 17:06 - Phát hiện hóa thạch của một loài khủng long mới
Dùng sọ người làm cốc, chén
Thứ hai, 21 Tháng 2 2011 17:22
Cuộc khai quật tại một hang động ở Tây Nam nước Anh cho thấy, người tiền sử dùng sọ người thay cho cốc, chén.

Nhà khảo cổ học Silvio Bello đến từ Viện Bảo tàng lịch sử tự nhiên (London) cho biết: Qua các kết quả được xác định bằng phương pháp đồng vị carbon cho thấy những chiếc sọ người tại hang động nói trên đã bị đẽo thành cốc, chén (niên đại khoảng 14.700 năm).
Có lẽ cư dân thời tiền sử sống trong hang động này đã dùng những công cụ bằng đá để đẽo gọt ra những cái chai lọ và cả cốc, chén. Những mẩu xương được phát hiện gần bên cạnh sọ người cũng cho thấy dấu vết lóc thịt và rút tủy.
Ông Bello cho rằng người tiền sử dụng những chiếc ly sọ người này trong các buổi lễ đặc biệt. Trước đó, các nhà khảo cổ học cũng phát hiện được những chiếc ly sọ người ở hai hang động khác tại Pháp.
- 16/05/2011 17:49 - Phát hiện mộ "nàng Mona Lisa"?
- 21/04/2011 17:44 - Phát hiện một hóa thạch nhện lớn chưa từng thấy
- 29/03/2011 17:38 - Hóa thạch 525 triệu năm ở Trung Quốc
- 07/03/2011 17:36 - Bí mật xác ướp thời Minh còn nguyên vẹn
- 07/03/2011 17:23 - Trung Quốc phát hiện hố chôn tập thể cổ xưa
- 21/02/2011 17:20 - Phát hiện tượng điêu khắc của người La Mã cổ đại
- 10/02/2011 17:09 - Một người Úc giúp Ả Rập tìm thấy 2.000 điểm khảo cổ
- 10/02/2011 17:07 - Triển lãm hóa thạch sọ thỏ 54 triệu năm tuổi
- 14/01/2011 17:06 - Phát hiện hóa thạch của một loài khủng long mới
- 14/01/2011 17:04 - Phát hiện lò rượu sớm nhất ở Armenia
Phát hiện tượng điêu khắc của người La Mã cổ đại
Thứ hai, 21 Tháng 2 2011 17:20
Mới đây, các nhà khảo cổ học Italy vừa tìm thấy một nhóm các tác phẩm điêu khắc bằng đá cẩm thạch ngay tại thủ đô Rome.

Theo suy luận, đó có thể là những hiện vật còn sót lại của tầng lớp quý tộc trong đế chế La Mã.
Một nhóm các nhà khảo cổ học, dẫn đầu bởi Roberto Egidi, đã khai quật được năm tượng hình đầu người bằng đá cẩm thạch, tượng trưng cho các thành viên của vương triều Severan cùng với một bức tượng của chúa Zeus.
Tất cả được chôn trong môt tháp nước cổ ở một biệt thự xa hoa của người La Mã, dọc theo con phố Via Anagnina ở phía nam thành Rome.
Theo đánh giá, đây là một trong những phát hiện lớn nhất và quan trọng nhất trong lịch sử của thủ đô của nước Italy.
Phát hiện độc đáo này đã làm sáng tỏ về điều kiện sinh sống ở vùng nông thôn Italy trong suốt thời kì phong kiến.
Mặt khác, sự tồn tại của lăng mộ cũng đã củng cố thêm giả thuyết về một nghi thức tang lễ phổ biến vào thế kỉ thứ hai và thứ ba trong việc chôn cất người chủ gần với ngôi nhà của mình.
Những hiện vật này sẽ nhanh chóng được chuyển tới Bảo tàng Quốc gia của Rome và bảo quản ở Diocletian Baths, nơi các nhà khoa học sẽ tiến hành công đoạn phục chế.
- 21/04/2011 17:44 - Phát hiện một hóa thạch nhện lớn chưa từng thấy
- 29/03/2011 17:38 - Hóa thạch 525 triệu năm ở Trung Quốc
- 07/03/2011 17:36 - Bí mật xác ướp thời Minh còn nguyên vẹn
- 07/03/2011 17:23 - Trung Quốc phát hiện hố chôn tập thể cổ xưa
- 21/02/2011 17:22 - Dùng sọ người làm cốc, chén
- 10/02/2011 17:09 - Một người Úc giúp Ả Rập tìm thấy 2.000 điểm khảo cổ
- 10/02/2011 17:07 - Triển lãm hóa thạch sọ thỏ 54 triệu năm tuổi
- 14/01/2011 17:06 - Phát hiện hóa thạch của một loài khủng long mới
- 14/01/2011 17:04 - Phát hiện lò rượu sớm nhất ở Armenia
- 31/12/2010 17:02 - Người hiện đại có nguồn gốc từ Trung Đông?
Phát hiện “trường thành” của Việt Nam
Thứ năm, 10 Tháng 2 2011 10:47
Nằm khuất sâu giữa những chân núi của tỉnh vùng sâu Quảng Ngãi ở miền Trung Việt Nam là bức tường thành dài 127km, được người dân địa phương gọi là “Trường luỹ”, hay “Trường thành của Việt Nam” (để so sánh với Vạn lý Trường thành của Trung Quốc).

Sau 5 năm nghiên cứu, khai quật, mới đây một nhóm khảo cổ chính thức phát hiện bức tường thành này. Trường luỹ được xây bởi những khối đá và đất xen kẽ, với một số đoạn cao tới 4m. Đây được coi là một trong những phát hiện khảo cổ quan trọng nhất của Việt Nam trong vòng 1 thế kỷ qua. Giáo sư Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Sử học Việt Nam - phát biểu: “Đây là di tích dài nhất tại Đông Nam Á”.
Năm 2005, TS Andrew Hardy - Trưởng chi nhánh Hà Nội của Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp - tìm thấy trong một tài liệu soạn năm 1885 của triều Nguyễn nhan đề “Địa lý của Hoàng đế Đồng Khánh”, có đoạn nhắc tới “Trường luỹ ở Quảng Ngãi”. Thông tin này khiến ông rất tò mò và sau này, ông cùng TS Nguyễn Tiến Đông thuộc Viện Khảo cổ đã thực hiện một dự án tìm hiểu và khai quật trường luỹ ở Quảng Ngãi có quy mô lớn.
Nhóm khảo cổ đã phát hiện bức tường thành kéo dài từ phía bắc tỉnh Quảng Ngãi sang tận địa phận tỉnh Bình Định, cho thấy đây có thể là công trình lớn nhất của triều Nguyễn. Việc xây dựng được bắt đầu năm 1819 dưới sự chỉ huy của Lê Văn Duyệt - một quan lớn dưới triều Hoàng đế Gia Long.
Mặc dù biệt danh Trường thành (hay Trường luỹ) cho thấy sự so sánh ngầm của người địa phương với Vạn lý Trường thành của Trung Quốc, nhưng trên thực tế, bức tường thành này có nhiều điểm tương đồng hơn với bức tường Hadrian thời La Mã - vốn được dùng để chia địa giới Anh và Scotland.
Giống như bức tường Hadrian, tường thành Quảng Ngãi cũng được xây dọc theo một con đường có sẵn. Hơn 50 tháp canh dọc theo chiều dài tường thành đã được xác định. Mục đích của các tháp canh này là để đảm bảo an ninh và thu thuế. Có nhiều bằng chứng cho thấy nhiều tháp canh, chợ và đền đài xây dựng dọc theo con đường này có tuổi đời lớn hơn nhiều so với bức tường. Bức tường được dựng lên để phân ranh giới và điều tiết giao thương, giao thông giữa vùng đồng bằng của nước Việt với các bộ lạc Hrê nằm trong các thung lũng. Theo nghiên cứu, có thể người Việt và người Hrê đã hợp tác xây dựng bức tường này. Các chuyên gia cho biết, công trình phục vụ lợi ích của cả hai phía.
Hiện chính quyền Việt Nam đang xem xét việc công nhận Trường luỹ là di sản quốc gia, với mong muốn biến di tích thành một điểm thu hút du lịch quốc tế. Trong một chuyến thăm Quảng Ngãi của đoàn chuyên gia quốc tế năm 2010, ông Christopher Young - Trưởng nhóm tư vấn di sản Anh - nhận định: “Trường luỹ mở ra cơ hội rất lớn về nghiên cứu, bảo tồn và sử dụng bền vững”.
Trường luỹ không phải là tiềm năng du lịch duy nhất của Quảng Ngãi. Tỉnh này còn có những vùng rừng núi xanh ngút ngàn, các suối nước nóng, đảo núi lửa, các rạn san hô và những bờ biển kéo dài phủ cát trắng. Trong địa bàn tỉnh còn có nhiều tháp Chàm cổ, các lâu đài cổ và các di tích văn hoá Sa Huỳnh có niên đại từ 1.000 năm trước Công nguyên.
- 11/04/2011 11:14 - Giới thiệu chùa Thiên Quang, tỉnh Phú Thọ
- 05/04/2011 10:52 - Phát hiện ngôi mộ cổ có niên đại 1.900 năm tại Ciputra
- 21/03/2011 11:13 - Phát hiện nhiều di vật cổ tại Thái Nguyên
- 15/03/2011 10:47 - Thuyền độc mộc 700 tuổi trên sông Hương
- 07/03/2011 11:11 - Phát hiện nhiều hiện vật nghìn năm tuổi dưới lòng hồ
- 27/01/2011 11:09 - Giới thiệu chùa Chiền Viện, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
- 14/01/2011 09:48 - Thư chúc mừng hội thảo Khảo cổ học cộng đồng của Nguyên Chủ tịch Nước Trần Đức Lương
- 10/01/2011 10:47 - Hà Tĩnh phát hiện xương hoá thạch khủng long?
- 31/12/2010 11:12 - Quảng Ngãi: Phát hiện bộ sinh thực khí Chămpa cổ
- 31/12/2010 11:08 - Khu di tích lò-mộ bằng đất nung đầu tiên ở Việt Nam
Một người Úc giúp Ả Rập tìm thấy 2.000 điểm khảo cổ
Thứ năm, 10 Tháng 2 2011 17:09
Một nhà khảo cổ học đã xác định được khu vực gồm gần 2.000 địa điểm có tiềm năng khảo cổ học quan trọng ở Ả Rập Saudi nhờ sử dụng Google Earth mà không cần phải đi thực địa.

David Kennedy, một giáo sư về lịch sử trường phái kinh điển và cổ xưa tại Đại học Tây Úc đã sử dụng bản đồ vệ tinh Google Earth để xác định 1.977 địa điểm có tiềm năng khảo cổ học trong đó gồm có 1.082 ngôi mộ đá hình giọt nước.
"Tôi chưa bao giờ đến Ả Rập Saudi" - tiến sĩ Kennedy cho biết. "Đây không phải là một quốc gia dễ dàng có thể lui tới".
Tiến sĩ Kennedy nói với tạp chí "New Scientist" rằng, ông đã xác nhận những hình ảnh mà ông tìm thấy bằng Google Earth với hình ảnh thực tế của những địa điểm đó bằng cách nhờ một người bạn người Anh chụp ảnh các địa điểm đó để đối chiếu.
Các giáo sĩ Ả Rập Saudi từng lo sợ việc các nhà khảo cổ học tìm tòi và phát hiện, tập trung chú ý vào những nền văn minh tồn tại, phát triển mạnh mẽ ở đây trước khi có đạo Hồi, có thể làm suy yếu tôn giáo của họ. Bởi vậy, việc các nhà khảo cổ học được tiếp cận với các địa điểm khảo cổ ở nước này từ lâu vốn đã không dễ dàng.
Năm 1994, một hồi đồng giáo sĩ của Ả Rập đã ban hành một sắc lệnh khẳng định, bảo tồn các di tích lịch sử "có thể dẫn đến tôn giáo đa thần và sự tôn thờ thần tượng" và sẽ bị trừng phạt bằng hình thức tử hình.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, Ả Rập cũng đã cho phép các nhà khảo cổ học khai quật một số di chỉ khảo cổ bao gồm các di tích to lớn nhưng ít được biết tới như Maidan Saleh, một thành phố 2.000 tuổi bằng chứng của nền văn minh Nabataean từng phát triển rất hưng thịnh.
Còn lại phần lớn các di tích khác bị hạn chế cho người nước ngoài tới nghiên cứu.
- 29/03/2011 17:38 - Hóa thạch 525 triệu năm ở Trung Quốc
- 07/03/2011 17:36 - Bí mật xác ướp thời Minh còn nguyên vẹn
- 07/03/2011 17:23 - Trung Quốc phát hiện hố chôn tập thể cổ xưa
- 21/02/2011 17:22 - Dùng sọ người làm cốc, chén
- 21/02/2011 17:20 - Phát hiện tượng điêu khắc của người La Mã cổ đại
- 10/02/2011 17:07 - Triển lãm hóa thạch sọ thỏ 54 triệu năm tuổi
- 14/01/2011 17:06 - Phát hiện hóa thạch của một loài khủng long mới
- 14/01/2011 17:04 - Phát hiện lò rượu sớm nhất ở Armenia
- 31/12/2010 17:02 - Người hiện đại có nguồn gốc từ Trung Đông?
- 31/12/2010 17:00 - Phát hiện thêm một chủng người cổ tại Siberia
Triển lãm hóa thạch sọ thỏ 54 triệu năm tuổi
Thứ năm, 10 Tháng 2 2011 17:07
Mùng 3 Tết (ngày 5.2), người dân thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) nô nức tới thăm Bảo tàng động vật học cổ Bắc Kinh, để chiêm ngưỡng một hóa thạch sọ thỏ cổ đại còn nguyên vẹn, có tuổi thọ trên 54 triệu năm, theo tin từ Tân Hoa Xã.

Sọ thỏ cổ đại nói trên được tìm thấy từ năm 2007, tại lưu vực sông Eren, miền tây bắc Trung Quốc. Các nhà khảo cổ học phỏng đoán rằng đây là hóa thạch cổ xưa nhất của loài thỏ từng được phát hiện.
Triển lãm sọ thỏ 54 triệu năm tuổi là một trong những hoạt động văn hóa đặc biệt của Trung Quốc được tổ chức trong những ngày đầu xuân.
Ngoài ra, để chào đón năm con Thỏ, sẽ còn rất nhiều triển lãm giới thiệu về nguồn gốc và sự tiến hóa của loài vật này diễn ra trên khắp đất nước Trung Quốc trong thời gian tới đây.
- 07/03/2011 17:36 - Bí mật xác ướp thời Minh còn nguyên vẹn
- 07/03/2011 17:23 - Trung Quốc phát hiện hố chôn tập thể cổ xưa
- 21/02/2011 17:22 - Dùng sọ người làm cốc, chén
- 21/02/2011 17:20 - Phát hiện tượng điêu khắc của người La Mã cổ đại
- 10/02/2011 17:09 - Một người Úc giúp Ả Rập tìm thấy 2.000 điểm khảo cổ
- 14/01/2011 17:06 - Phát hiện hóa thạch của một loài khủng long mới
- 14/01/2011 17:04 - Phát hiện lò rượu sớm nhất ở Armenia
- 31/12/2010 17:02 - Người hiện đại có nguồn gốc từ Trung Đông?
- 31/12/2010 17:00 - Phát hiện thêm một chủng người cổ tại Siberia
- 17/12/2010 16:59 - Hàn Quốc phát hiện xương hóa thạch 100 triệu năm tuổi
Giới thiệu chùa Chiền Viện, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
Thứ năm, 27 Tháng 1 2011 11:09
Mùa Xuân – mời quý vị đến thăm chùa miền núi Tây bắc – Một dạng chùa mới ít thấy xuất hiện (*)CHÙA CHIỀN VIỆN, HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA Chùa Chiền Viện, còn gọi là chùa Vát Hồng, nay thuộc bản Vặt, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

Tài liệu thư tịch quan phương, nói về ngôi chùa này sớm nhất, là sách "Đại Nam nhất thống chí" của Quốc sử quán triều Nguyễn. Theo bộ sách viết vào giữa thế kỷ XIX này thì ít nhất là đến khi ấy, chùa Chiền Viện vẫn còn là một kiến trúc Phật giáo lớn ở miền núi Tây Bắc, với số tượng Phật được thờ trong chùa là: 1 pho tượng lớn, 8 pho vừa, 56 pho nhỏ đều bằng đồng, 2 pho bằng thiếc, 1 pho nhỏ bằng ngà…(1)
Trước đấy - theo nhà Thái học Cầm Trọng - có thể chùa đã được tạo lập từ thế kỷ XIII, do đồng bào Thái Mộc Châu xây dựng, với nghĩa Thái của địa danh nơi xây chùa - "bản Vặt" - chính là âm chệch của "Phật" và tên hội chùa lễ Phật vào tháng 5 âm lịch ở đây là "Chách Vặt, Chách Và".(2)
Nhưng di tích chùa Chiền Viện đó bị đổ nát từ năm 1947, còn đến ngày nay, lại chỉ là một nền chùa khoảng 100m2, mấy trụ cột và mảng tường xây bằng đá với những vòm cửa đã xuống cấp, đổ nát và 2 bệ thờ. Đặc biệt là còn một tấm bia đá (99cm x 64cm x 15cm), một nửa khắc chữ Thái (mà theo giáo sư dân tộc học Hoàng Lương thì đây là chữ "Thái trắng" ở vùng này) và một nửa khắc chữ Hán. Nội dung văn bia, cả hai ngữ đều thống nhất nói về việc xây dựng "vắt ni" (chùa này - tiếng Thái), với những người đóng góp tính bằng "công" và "hào" (tiếng Thái), trong đó có một số chức sắc (tên là "Tạo Tiêng", "Chiêu Tổn" - tiếng Thái). Phần Hán ngữ của bia (theo nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chiếm) nói rõ: đây vốn là ngôi chùa cổ thờ Phật, đã bị huỷ hoại. Ngày 10 tháng 3 năm Duy Tân thứ XI (Mậu Thân, 1908) khởi công xây dựng lại, và đến ngày lành, tháng giêng năm Kỷ Dậu, 1909 thì hoàn thành. Ông Xa Văn Kỳ, tri châu, cùng nhân dân trong vùng Mộc Châu, hưng công xây dựng. Đóng góp vào việc xây dựng là rất nhiều người địa phương và cả từ phương xa, trong đó có "Đà Bắc tri châu Đinh Công Nội", "Đà Bắc tri châu Xa Văn Nghĩa", "Mai Châu tri châu Hà Công Chính"…
Trong số những di vật của chùa tản mát, thất tán ở nhiều nơi, đặc biệt đã thu thập lại được nhiều tượng Phật (hiện trữ ở phòng Văn hoá huyện Mộc Châu và bảo tàng tỉnh Sơn La), trong đó - theo PGS.TS. Nguyễn Lệ Thi - có một số pho là tượng Phật của Lào, thuộc phái Tiểu Thừa, niên đại khoảng thế kỷ XVI - XVII và XVIII. Một số pho có thể đã được chế tác ngay tại địa phương, nhưng mô phỏng tượng Phật Lào…
Lễ Hội chùa Chiền Viện (Vát Hồng) ngày xưa - theo các cố lão địa phương - rất được nhân dân sùng nộ. Một năm 2 lần "chính tiệc", vào tháng 3 -4, với "Lễ cúng xin nước - cầu mưa", và vào tháng 5 - 6, với "Lễ rửa tượng - tắm tượng".
Chùa Chiền Viện, một di tích quý hiếm, một kiến trúc Phật giáo lớn ở miền núi Tây bắc đã bị đổ nát trên 60 năm rồi, tâm tư nguyện vọng của bà con trong vùng rất mong được phục dựng lại ngôi chùa này. Mong các cấp chính quyền, Hội Phật giáo Trung ương và địa phương quan tâm đến đời sống tâm linh của bà con.
-----------------------------------------------
(1) Ngô Đức Thọ (chủ biên) Di tích lịch sử văn hóa Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1990, Trang 150.
(2) Cầm Trọng: “Người Thái ở Tây bắc ở Việt Nam”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1978, Trang 43
Nguồn: Chùa Việt Nam. Hà Văn Tấn – Nguyễn Văn Kự – Phạm Ngọc Long. Biên tập: Lê Văn Lan – Nguyễn Duy Chiếm. Nxb Khoa học Xã hội, in lần thứ tư. 2010 có chỉnh lý bổ sung, tr.294. Ảnh bài: Nguyễn Văn Kự - Nguyễn Mai Lâm
- 05/04/2011 10:52 - Phát hiện ngôi mộ cổ có niên đại 1.900 năm tại Ciputra
- 21/03/2011 11:13 - Phát hiện nhiều di vật cổ tại Thái Nguyên
- 15/03/2011 10:47 - Thuyền độc mộc 700 tuổi trên sông Hương
- 07/03/2011 11:11 - Phát hiện nhiều hiện vật nghìn năm tuổi dưới lòng hồ
- 10/02/2011 10:47 - Phát hiện “trường thành” của Việt Nam
- 14/01/2011 09:48 - Thư chúc mừng hội thảo Khảo cổ học cộng đồng của Nguyên Chủ tịch Nước Trần Đức Lương
- 10/01/2011 10:47 - Hà Tĩnh phát hiện xương hoá thạch khủng long?
- 31/12/2010 11:12 - Quảng Ngãi: Phát hiện bộ sinh thực khí Chămpa cổ
- 31/12/2010 11:08 - Khu di tích lò-mộ bằng đất nung đầu tiên ở Việt Nam
- 27/12/2010 09:51 - Khảo cổ học cộng đồng: Xu hướng mới bảo tồn di sản
Thư chúc mừng hội thảo Khảo cổ học cộng đồng của Nguyên Chủ tịch Nước Trần Đức Lương
Thứ sáu, 14 Tháng 1 2011 09:48
Từ 20- 22/12/2010, Hội thảo “Khảo cổ học vì lợi ích cộng đồng: Chia sẻ kinh nghiệm giữa các quốc gia” diễn ra tại Thanh Hoá đã thành công tốt đẹp.
Hơn 10 báo cáo của các nhà khoa học đến từ các quốc gia Nhật Bản, Thái Lan, Mỹ, Italia, Campuchia, Hàn Quốc, Lào và Việt Nam đã được trình bày tại Hội thảo, cho thấy những kinh nghiệm trong việc tiến hành Khảo cổ học cộng đồng giữa các quốc gia. Hội thảo cũng giành được sự quan tâm của UBND tỉnh Thanh Hóa, Viện Khảo cổ học, Ủy ban quốc gia UNESCO ở Việt Nam...
Nguyên chủ tịch Nước Trần Đức Lương, chủ tịch danh dự Hội Khảo cổ học Việt Nam đã gửi thư chào mừng hội thảo. Nguyên chủ tịch nước cũng đánh giá cao sáng kiến tổ chức Hội thảo cũng như sự lựa chọn tỉnh Thanh Hóa là nơi tổ chức.
- 21/03/2011 11:13 - Phát hiện nhiều di vật cổ tại Thái Nguyên
- 15/03/2011 10:47 - Thuyền độc mộc 700 tuổi trên sông Hương
- 07/03/2011 11:11 - Phát hiện nhiều hiện vật nghìn năm tuổi dưới lòng hồ
- 10/02/2011 10:47 - Phát hiện “trường thành” của Việt Nam
- 27/01/2011 11:09 - Giới thiệu chùa Chiền Viện, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
- 10/01/2011 10:47 - Hà Tĩnh phát hiện xương hoá thạch khủng long?
- 31/12/2010 11:12 - Quảng Ngãi: Phát hiện bộ sinh thực khí Chămpa cổ
- 31/12/2010 11:08 - Khu di tích lò-mộ bằng đất nung đầu tiên ở Việt Nam
- 27/12/2010 09:51 - Khảo cổ học cộng đồng: Xu hướng mới bảo tồn di sản
- 16/12/2010 11:20 - Quảng Ninh: Phát hiện mộ cổ triều Trần
Phát hiện hóa thạch của một loài khủng long mới
Thứ sáu, 14 Tháng 1 2011 17:06
Theo một nghiên cứu khoa học được công bố ngày 13/1 tại Mỹ, các nhà khoa học đã tìm thấy hóa thạch của một loài khủng long mới thời tiền sử cách đây 230 triệu năm tại vùng Ischigualasto, được biết đến như một cái nôi khảo cổ nằm phía Tây Bắc của Argentina.

Hóa thạch trên là của một con khủng long nhỏ thuộc họ Eodromaeus có hai chân, cổ dài và đuôi. Chiều dài tổng thể của hóa thạch là gần 2m.
Theo các nhà khoa học, khám phá này góp phần đưa ra ánh sáng về sự tiến hóa của họ khủng long Terópodos, được biết đến như “quái vật hai chân,” trong đó có loài khủng long bạo chúa Tiranosaurio Rex nổi tiếng.
Nhà cổ sinh vật học Paul Sereno, thuộc trường Đại học Chicago, cho biết đây là hóa thạch cổ đại nhất mà nhóm các nhà khoa học của ông tìm thấy trong suốt chiều dài tiến hóa của loài ăn thịt, mà kết thúc bởi loài Tiranosaurus Rex - loài bò sát săn mồi đáng sợ nhất được biết tới trong lịch sử - gần cuối kỷ khủng long.
Các nhà khoa học tin rằng phát hiện trên giúp phân biệt sự khác nhau giữa các loài Eodromaeus và các loài đương đại Eoraptor, thuộc dòng Saurópodos to lớn cổ dài và bốn chân. Cả hai họ đều có kích thước tương đương và chạy bằng hai chân, điều này đưa đến giả thuyết ba họ khủng long chính sống ở cuối kỷ Đệ Tam là Ornitisquios, Sauropodomorfos và Terópodos có hình dạng tương tự nhau.
Nhưng hóa thạch Eodromaeus mới phát hiện có hộp sọ giống như các loài Terópodos, trong khi Eoraptor ăn cỏ có đặc điểm tương tự với các loài Saurópodos với lỗ mũi mở rộng và răng hàm dưới.
Ghi nhận hàng nghìn mẫu hóa thạch được khám phá tại vùng Ischigualasto, từ những sinh vật giống như thằn lằn đến các các loài bò sát trong giống như động vật có vú mà nhiều hơn cả là khủng long, các nhà khoa học tin rằng loài khủng long có lẽ đã thống trị môi trường sống trong hàng triệu năm.
- 07/03/2011 17:23 - Trung Quốc phát hiện hố chôn tập thể cổ xưa
- 21/02/2011 17:22 - Dùng sọ người làm cốc, chén
- 21/02/2011 17:20 - Phát hiện tượng điêu khắc của người La Mã cổ đại
- 10/02/2011 17:09 - Một người Úc giúp Ả Rập tìm thấy 2.000 điểm khảo cổ
- 10/02/2011 17:07 - Triển lãm hóa thạch sọ thỏ 54 triệu năm tuổi
- 14/01/2011 17:04 - Phát hiện lò rượu sớm nhất ở Armenia
- 31/12/2010 17:02 - Người hiện đại có nguồn gốc từ Trung Đông?
- 31/12/2010 17:00 - Phát hiện thêm một chủng người cổ tại Siberia
- 17/12/2010 16:59 - Hàn Quốc phát hiện xương hóa thạch 100 triệu năm tuổi
- 16/12/2010 16:56 - Phát hiện lượng lớn hóa thạch sinh vật nhuyễn thể