Thêm một loài cá sấu mới

 

 

Loài cá sấu này sống cách đây 130 triệu năm, hộp sọ của nó được tìm thấy tại Swanage, Dorset, Anh quốc.

Thêm một loài cá sấu mới

Mẫu vật này được đặt tên Goniopholis kiplingi, theo tên của Rudyark Kipling, tác giả tiểu thuyết The Just So Stories. Richard Edmonds cùng các thành viên trong nhóm nghiên cứu thuộc Cơ quan Quản lý di sản Jurassic Coast World tìm thấy hộp sọ này hồi tháng 4.2009.

Là mẫu vật được bảo tồn khá hoàn hảo, nó đã được cho Trường đại học Briston mượn và người trực tiếp nghiên cứu là Marco Brandalise de Andrade. Nhà khoa học này đã cẩn thận so sánh với các mẫu vật khác được thu thập từ khắp nơi trên thế giới.

Máy CT Scanner đã giúp quét sâu vào bên trong cấu trúc hộp sọ để xác định những điểm khác biệt giữa nó với những mẫu mà các nhà khoa học đã thu thập trong vòng 200 năm qua.

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Sự hình thành nhà nước sơ khai ở miền Bắc Việt Nam (26/03/2012)

 

 

Cơ quan soạn thảo: NXB Khoa học xã hội

Kích thước: 16 x 24 cm

Hình thức bìa: Bìa mềm

Năm xuất bản: 2011

Số trang: 514

Cuốn sách tổng kết toàn bộ tư liệu nghiên cứu từ trước tới nay về vấn đề nhà nước sơ khai ở nước ta, chủ yếu là khối tài liệu khảo cổ học. Ngoài ra còn có các tài liệu khoa học liên ngành như: sử học, dân tộc học, thư tịch học, truyền thuyết, văn hóa dân gian, một số khoa học tự nhiên có liên quan đến đề tài.

Giới thiệu về nội dung:

Cuốn sách tổng kết toàn bộ tư liệu nghiên cứu từ trước tới nay về vấn đề nhà nước sơ khai ở nước ta, chủ yếu là khối tài liệu khảo cổ học. Ngoài ra còn có các tài liệu khoa học liên ngành như: sử học, dân tộc học, thư tịch học, truyền thuyết, văn hóa dân gian, một số khoa học tự nhiên có liên quan đến đề tài.

Tổng kết những tài liệu, luận văn, các sách báo của các nhà khoa học đã nghiên cứu vấn đề vấn đề nhà nước sơ khai, chủ yếu là nhà nước sơ khai thời Hùng Vương và An Dương Vương ở miền Bắc nước ta. Đồng thời cũng tổng kết các tư liệu cập nhật về vấn đề nhà nước sơ khai của các nước trong khu vực…

Cuốn sách gồm 7 chương:
Chương I: Những vấn đề lý luận về nhà nước sơ khai lịch sử nghiên cứu
Chương II: Những tiền đề dẫn tới hình thành nhà nước sơ khai ở miền Bắc Việt Nam
Chương III: Sự phân hóa xã hội, chiến tranh và xung đột trong cộng đồng cư dân Đông sơn là tiền đề quan trọng dẫn đến sự hình thành thủ lĩnh quân sự.
Chương IV: Sự phát triển của nghề luyện kim dẫn đến sự hình thành thủ lĩnh luyện kim
Chương V: vài nét về nước Âu Lạc và các tộc người trong thời kỳ Văn Lang – Âu Lạc qua tài liệu khảo cổ học.
Chương VI: Văn Lang – Âu Lạc
Chương VII: Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc trong bối cảnh khu vực

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Khai quật mộ... thấy xác ướp phụ nữ còn nguyên vẹn

 

 

Đó là xác ướp của bà Nguyễn Thị Hiệu, được phát hiện nguyên vẹn trong cuộc khai quật ngôi mộ hợp chất nằm trên địa bàn xóm Cải (TP HCM).

Theo các nhà nghiên cứu, đây là xác ướp thi hài một phu nhân triều Nguyễn vì các nhà khảo cổ học tìm thấy trong các đồ tùy táng có những vật dụng, đồ trang sức như nhẫn đeo, đôi hài, chuỗi hạt, cũng như tờ sớ qui y chôn theo và còn đọc được.

Xác ướp trong một dung dịch lỏng chưa biết hết thành phần hỗn hợp đã giữ thi hài nguyên vẹn và hiện đang tiếp tục trưng bày trong lồng kính (cùng các đồ tùy táng và quan quách được đào lên) tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam - số 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP HCM.

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2010 (22/03/2012)

 

 

Cơ quan soạn thảo: NXB Khoa học xã hội

Kích thước: 27 cm

Hình thức bìa: Bìa mềm

Năm xuất bản: 2011

Số trang: 792

Tổng kết những phát hiện mới về khảo cổ học trong năm 2010.

Giới thiệu về nội dung:

Tổng kết những phát hiện mới về khảo cổ học trong năm 2010.

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Nghiên cứu đô thị cổ Hội An - từ quan điểm khảo cổ học lịch sử (22/03/2012)

 

 

Cơ quan soạn thảo: Nxb Thế Giới

Kích thước: 16 x 24 cm

Hình thức bìa: Bìa mềm

Năm xuất bản: 2011

Số trang: 322

Hội An đang chuyển mình cùng với những phát triển chung của đất nước. Hệ thống bảo tàng, các công trình kiến trúc, di tích lịch sử - văn hóa phong phú của đô thị cổ đã và đang tự nói lên những giá trị đích thực của mình.

Giới thiệu về nội dung:

Hội An đang chuyển mình cùng với những phát triển chung của đất nước. Hệ thống bảo tàng, các công trình kiến trúc, di tích lịch sử - văn hóa phong phú của đô thị cổ đã và đang tự nói lên những giá trị đích thực của mình. Bốn thế kỷ đã trôi qua những người ta vẫn nói về chiều sâu của một khu phố cổ với biết bao di sản văn hóa chứa đựng trong lòng đất, về nhịp sống của cư dân vùng cửa sông Thu Bồn, huyền thoại về Cù Lao Chàm, về làng nghề đóng ghe bàu Kim Bồng, làng gốm Thanh Hà, về chùa Non Nước, dinh trấn Thanh Chiêm và những con người Phố Hội nghĩa tình, sâu sắc... Tất cả là những minh chứng sinh động về một cảng thị, một vùng đô hội. Ở đó, một thời từng là điểm đến, một chốn đi về của biết bao nhà thám hiểm, truyền giao, thương nhân và các đoàn thuyền buôn châu Á, châu Âu...


 

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Nga phát hiện bộ máy có niên đại 400 triệu năm

 

 

Trên bán đảo Kamchatka, tại khu vực cách làng Tigil 200km, các nhà khoa học Đại học tổng hợp khảo cổ học St Petersburg của Nga đã phát hiện một số hóa thạch kỳ lạ.

Nga phát hiện bộ máy có niên đại 400 triệu năm

Theo nhà khảo cổ học Yuri Golubev, về bản chất, phát hiện này đã gây ngạc nhiên lớn cho giới khoa học, có thể làm thay đổi tiến trình lịch sử. Tính xác thực của hiện vật này đã được chứng nhận.

Thoạt nhìn, vật này như được khắc lên vách đá. Tuy nhiên, quá trình phân tích chỉ ra rằng, các chi tiết của thiết bị đó được làm bằng kim loại, trong tổng thể, chúng gắn kết với nhau tạo thành một bộ máy giống như đồng hồ hoặc máy tính. Điều tuyệt vời nhất là tất cả các bộ phận được đánh giá có niên đại 400 triệu năm.

Nhà khảo cổ Yuri Golubev cho biết: “Khách du lịch là những người đầu tiên tìm thấy nơi này. Họ phát hiện ra các dấu tích trong khu vực vách đá. Chúng tôi đã lên đường đến nơi đó và ban đầu chúng tôi còn không hiểu mình đang nhìn thấy gì. Có hàng trăm miếng hình tròn có răng cưa, có lẽ là một phần của bộ máy".

Ông Golubev nói thêm: "Bộ máy ở trong tình trạng rất tốt, dường như đã bị đông lạnh trong một khoảng thời gian ngắn. Hiện khu vực đã đặt trong vòng giám sát vì sẽ có nhiều người hiếu kỳ tìm đến".

Không ai dám tin rằng, 400 triệu năm trước đây, trên Trái Đất từng tồn tại con người, chưa nói đến máy móc và thiết bị. Tuy nhiên, kết luận này đã chỉ rõ sự tồn tại của các sinh vật thông minh có khả năng công nghệ.

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Bí ẩn mẩu xương người hóa thạch ở Trung Quốc

 

 

Trong nhiều năm, các nhà sinh học tiến hóa đã dự đoán rằng khi tiến hành những nghiên cứu sâu hơn các mẫu xương hóa thạch được tìm thấy ở châu Á, chúng ta sẽ tìm ra những bằng chứng về chủng người mới xuất hiện ở đây. Phân tích gần đây của các nhà khoa học đã cho thấy tiên đoán trên là sự thật.

Bí ẩn mẩu xương người hóa thạch ở Trung Quốc

Năm 1979 tại hang động Longlin, Quảng Tây, một hộp sọ đặc biệt đã được khai quật nhưng chỉ mới gần đây mới được phân tích đầy đủ.

Theo New Scientist, hộp sọ này có xương dày, xương trán nhô lên, mặt ngắn và thiếu phần cằm điển hình của con người. Phó Giáo sư Darren Curnoe, giám đốc Phòng thí nghiệm Sinh học tiến hóa con người trong Khoa Sinh học, Trái đất và Môi trường tại Đại học New South Wales cho biết: “Về mặt giải phẫu học, đây là hộp sọ độc nhất trong số những hộp sọ thuộc cây tiến hóa của nhân loại”.

Hộp sọ này không có những đặc điểm giống như những hộp sọ của tổ tiên chúng ta được tìm thấy hàng trăm ngàn năm trước đây và có một vài đặc điểm tương tự với hộp sọ của người hiện đại.

Phó giáo sư Curnoe và nhà khảo cổ học Ji Xueping, thuộc Đại học Vân Nam, Trung Quốc cũng tiết lộ thêm rằng họ cũng đã tiến hành nghiên cứu những hóa thạch được tìm thấy trong một hang động khác thuộc tỉnh Vân Nam và hi vọng sẽ tìm được nhiều bằng chứng hơn về chủng người mới ở châu Á.

Curnoe cho rằng chủng người này có thể liên quan tới các thành viên sớm nhất trong phả hệ loài người (homo sapiens), đã phát triển ở châu Phi khoảng 200.000 năm trước đây và sau đó là khắp châu Á. Một số mẫu hóa thạch ở hang động này đã được gửi tới ba phòng thí nghiệm AND cổ đại lớn nhất thế giới. Kết quả của xét nghiệm này sẽ cho chúng ta biết thêm về lịch sử tiến hóa của loài người.  

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Phát hiện ra loài sinh vật có xương sống cổ nhất

 

 

Trang tin Physorg.com ngày 8/3 đưa tin một nhóm các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện ra loài sinh vật có xương sống lâu đời nhất ở miền Nam Australia.

Phát hiện ra loài sinh vật có xương sống cổ nhất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Được đặt tên là Coronacollina acula, sinh vật này có từ 560-550 triệu năm trước, tức trong kỷ Ediacaran (630-542 triệu năm trước), trước khi sự sống bùng nổ và các loài sinh vật trở nên đa dạng trên Trái Đất trong kỷ Cambri (542-488 triệu năm trước).

Phát hiện này mang lại sự hiểu biết sâu về quá trình tiến hóa của sự sống, đặc biệt là sự sống thuở sơ khai trên hành tinh, tại sao động vật tuyệt chủng, các sinh vật thích nghi như thế nào với sự thay đổi của môi trường. Phát hiện cũng có thể giúp các nhà khoa học nhận ra sự sống ở những nơi khác trong vũ trụ.

"Người ta vẫn nghĩ rằng, cho đến kỷ Cambri, các động vật là thân mềm và không có bộ phận cơ thể cứng", Mary Droser, giáo sư địa chất tại Đại học California, Riverside, Mỹ, người cùng nhóm nghiên cứu của bà có phát hiện nói trên, nói, "Nhưng bây giờ chúng ta có một sinh vật với các bộ phận cơ thể bằng xương xuất hiện trước kỷ Cambri. Do đó, đây là loài động vật cổ nhất có các bộ phận cứng. Những bộ phận có tính cấu trúc này về cơ bản đóng vai trò chống đỡ cho cơ thể”.

Coronacollina acula được phát hiện dưới dạng hóa thạch nén có kích thước từ vài mm đến 2cm. Tuy nhiên, vì đá bị co lại theo thời gian nên sinh vật này có thể lớn hơn với kích cỡ 3-5cm.

Đáng chú ý, sinh vật này được cấu tạo giống với bọt biển ở kỷ Cambri.

Theo bà Droser, sự xuất hiện của Coronacollina acula là dấu hiệu cho thấy động vật xương sống không phải đột ngột xuất hiện trong kỉ Cambri như người nghĩ, và các động vật ở kỷ Ediacaran giống với Coronacollina acula là một phần trong dòng tiến hóa của động vật như chúng ta biết.

Kết quả nghiên cứu trên được đăng trên trang Geology.com.


 

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Phát hiện ngôi mộ tập thể chôn 167 hài cốt ở Mexico

 

 

Theo các chuyên gia khảo cổ, ngôi mộ tập thể nằm trong một hang động ở miền Nam Mexico. Họ tin rằng, ngôi mộ này tồn tại cách đây khoảng 50 năm.

Phát hiện ngôi mộ tập thể chôn 167 hài cốt ở Mexico

Các nhà điều tra hiện đang nỗ lực xác định tuổi và giới tính của các nạn nhân và nguyên nhân cái chết. Những xác chết này được tìm thấy trong một hang động thuộc dãy núi Nuevo Ojo de Agua, thuộc thị trấn Frontera Comalapa, cách biên giới Guatemala khoảng 11 km, nơi những người di cư ở Trung Mỹ thường đi tới Mỹ.

Tình trạng phân hủy của các thi thể cho thấy, tuổi của các nạn nhân đa phần đều trên 50 tuổi. Các nhà điều tra không tìm thấy dấu hiệu của bạo lực.

Hiện các quan chức Mexico đang trong quá trình khai quật các xác chết và vận chuyển chúng để phân tích. Các thi thể đã được chuyển tới Tuxtla Gutierrez để khám nghiệm.

Các nhà phân tích nghi ngờ rằng, những nạn nhân trong ngôi mộ tập thể này có thể bị giết bởi quân lính trong cuộc nội chiến ở Guatemala và bị chôn bí mật. Cuộc chiến tranh 36 năm ở Guatemala bắt đầu năm 1960 đã cướp đi sinh mạng của khoảng 250.000 người và 45.000 người mất tích.

Trong những năm gần đây, nhiều bang buôn bán ma túy đã chôn sống hàng trăm nạn nhân, trong đó có người di cư ở Trung Mỹ trong các ngôi mộ tập thể.

Hiện các nhà điều tra đã di chuyển các hài cốt nạn nhân tới thành phố Tuxtla Gutierrez để khám nghiệm.

 

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Trung Quốc khai quật hàng nghìn bức tượng Phật cổ

 

 

Các nhà khảo cổ Trung Quốc đã phát hiện ra gần 3.000 bức tượng Phật cổ ở tỉnh Hebei, phía Đông Trung Quốc trong khi đang tiến hành khai quật tại đây.

Trung Quốc khai quật hàng nghìn bức tượng Phật cổ

Có đến 2.895 pho tượng và nhiều mảnh vỡ từ thế kỷ VI (534-577 trước Công Nguyên) được tìm thấy ở huyện Linchjan, tỉnh Hebei.

Theo thông báo của Viện khảo cổ hàn lâm khoa học xã hội Trung Quốc và Viện di sản văn hóa tỉnh Hebei, những bức tượng này được làm từ đá cẩm thạch trắng, đá xanh và được sơn màu hoặc mạ vàng.

Kích thước của những pho tượng này không giống nhau. Tượng nhỏ nhất dài khoảng 20cm và cao dần, có tượng cao gần bằng người.

Hiện nay, các nhà khảo cổ đang khôi phục lại những mảnh vỡ quý để tiến hành nghiên cứu.


 

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Trang


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9589369
Số người đang online: 15