Thấy Vạn lý trường thành ở Mông Cổ

 

 

Một phát hiện quan trọng đã được các nhà khảo cổ Anh thực hiện và công bố làm nhiều người ngạc nhiên.

Thấy Vạn lý trường thành ở Mông Cổ

Các nhà khảo cổ Anh đứng đầu là William Lindsey đã phát hiện một điều thú vị. Họ tìm ra những đoạn của Vạn lý trường thành nằm ngoài biên giới Trung Hoa. Phần di tích của dãy thành nổi tiếng nhất thế giới này dài 100 km, cao 2,5 m nằm tại sa mạc Gobi tại phía nam Mông Cổ. Xét về tất cả các đặc trưng và so sánh với “chính bản”, các nhà khảo cổ khẳng định đây chính là một phần của Vạn lý trường thành.

Thành phần nguyên vật liệu đắp thành gồm đất, những thân và cành cây, đá nham thạch của núi lửa. Thời gian xây thành được xác định vào những năm giữa 1040 và 1160 sau công nguyên.

Năm 2007 trong quá trình thám hiểm vùng biên giới Trung Quốc và Mông Cổ cũng do Lindsey chỉ đạo, người ta cũng phát hiện một đoạn khá dài được đắp dưới triều đại nhà Hán. Cho tới nay việc tìm kiếm những đoạn còn lại của dãy trường thành vẫn tiếp tục và sự kiện mới nhất là việc tìm ra đoạn khá dài kể trên trên lãnh thổ Mông Cổ.

Vạn lý trường thành là di tích kiến trúc lớn nhất thế giới, bắt đầu từ phía Bắc Trung Quốc kéo dài và đôi chỗ có chia nhánh, tổng cộng 8851,8 km.

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Hóa thạch sinh vật 65 triệu năm tuổi

 

 

Mới đây, các nhà khảo cổ học phát hiện một bộ hóa thạch sinh vật cổ đại, tồn tại cách đây khoảng 65 triệu năm.

Hóa thạch sinh vật 65 triệu năm tuổi

Bộ hóa thạch được tìm thấy ở vách đá Nam Dakota, Bắc Mỹ. Theo chuyên gia sinh vật, những hóa thạch sinh vật cổ này thuộc những loài bơi tự do, có tên gọi Ammonites.

Loài sinh vật này sống ở vùng biển có khí mê-tan và chứa hóa chất khác như hydrogen sulfide, ra đời thời kỳ kỷ Phấn Trắng, cách đây 65 triệu năm.

Các nhà khoa học giả thuyết, Ammoties thuộc họ hàng của loài mực đã tuyệt chủng Nautiluses. Tuy nhiên, giả thuyết này chưa trùng hợp với hóa thạch mực 74 triệu năm tuổi mà trước đây các nhà khảo cổ tìm được.

Tìm hiểu về Ammoties, các chuyên gia cho biết, vi khuẩn sinh sống dưới biển có khí mê-tan và hydrogen sulfide, là nguồn thức ăn dồi dào của sinh vật phù du.

Các chuyên gia đang tiếp tục tìm hiểu thêm về đặc tính của loài sinh vật này. Theo dự định, hóa thạch sẽ được chuyển tới bảo tàng Lịch sử Tự nhiên (Mỹ).

Phát hiện mới này được đăng tải trên tạp chí Geology - Địa chất (Mỹ).

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Cổ vật ở Hội An đến Nhật Bản

 

 

UBND thành phố Hội An (Quảng Nam) vừa đồng ý cho Bảo tàng Kyushu Nhật Bản mượn nhiều hiện vật khảo cổ của Hội An để triển lãm tại Bảo tàng Kyushu trong thời gian tới.

alt

Đó là các hiện vật thủy tinh màu khai quật ở di chỉ Bãi Làng - Cù Lao Chàm, đồ sứ Hizen - Nhật Bản, Trung Quốc khai quật tại nhà 16 Nguyễn Thị Minh Khai.

Các chuyên gia thuộc Bảo tàng Kyushu và Trường đại học Nữ Chiêu Hòa-Nhật Bản đã hoàn tất thủ tục chọn, mượn từ Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An.

Các hiện vật được triển lãm tại Bảo tàng Kyushu sẽ góp phần quảng bá mạnh mẽ hơn nữa hình ảnh Hội An với công chúng Nhật Bản, cũng như giúp mọi người có điều kiện tìm hiểu về mối quan hệ buôn bán giữa các thương gia Nhật Bản và Hội An trong quá khứ.

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Cho phép thăm dò khảo cổ học trên đất Ninh Bình

 

 

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa cho phép Ban quản lý Quần thể Danh thắng Tràng An (Ninh Bình) phối hợp với Viện Khảo cổ học thăm dò khảo cổ tại một số địa điểm.

alt

Đó là các địa điểm Hang Ốc (xã Yên Sơn, thị xã Tam Điệp); Động Núi Tướng (xã Sơn Hà, huyện Nho Quan); Hang Mòi (Trường Yên, Hoa Lư); Mái đá Hang Chợ, Mái đá Ông Hay, Mái đá Hang Vàng (Ninh Hải, Hoa Lư).

Theo đó, thời gian khai quật diễn ra trong vòng một tháng, bắt đầu tiến hành từ 11/4 đến 10/5 trên diện tích 24m2 với sáu hố (mỗi hố 4m2).

Trong thời gian thăm dò các cơ quan được cấp giấy phép có trách nhiệm tuyên truyền cho nhân dân về việc bảo vệ di sản văn hóa ở địa phương, không công bố những kết luận khi chưa được cơ quan chủ quản và Cục Di sản văn hóa đồng ý.

Những hiện vật thu thập trong quá trình thăm dò được giao cho Bảo tàng tỉnh Ninh Bình giữ gìn, bảo quản; khi bàn giao phải có biên bản giao nhận, tránh để hiện vật hư hỏng, thất lạc.

Sau khi kết thúc đợt thăm dò chậm nhất ba tháng, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Ninh Bình, Ban quản lý Quần thể Danh thắng Tràng An (Ninh Bình) và Viện Khảo cổ học phải có báo cáo sơ bộ và sau một năm phải có báo cáo khoa học gửi về Cục Di sản Văn hóa.

Đồng thời, khi công bố kết quả của đợt thăm dò, các cơ quan được cấp giấy phép cần trao đổi với Cục Di sản văn hóa.

Ninh Bình là mảnh đất ngàn năm văn hiến, tồn tại ba triều đại vua Đinh, vua Lê và tiền Lý, có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp như Tam Cốc-Bích Động; khu du lịch sinh thái Tràng An; khu ngập nước Vân Long…

Việc thăm dò khảo cổ học vùng đất này sẽ góp phần tìm kiếm, lưu giữ hiện vật, cũng như có những đánh giá khoa học, lịch sử về mảnh đất, con người nơi đây.

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Khảo sát, nghiên cứu, khai quật khảo cổ học thành lũy cổ bằng đá tại Hà Tĩnh

 

 

Sáng nay, 9-4, ông Lê Bá Hạnh, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đoàn chuyên gia của Viện Viễn đông Bác cổ Pháp (gồm có 1 chuyên gia người Pháp, 1 chuyên gia người  Ý, 1 chuyên gia người Ấn Độ) và chuyên gia Viện Khảo cổ học Việt Nam đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu, khai quật khảo cổ học thành lũy cổ bằng đá tại vùng rừng núi huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh).

alt

Theo kế hoạch, đợt khảo sát, nghiên cứu, khai quật khảo cổ học lần này sẽ kéo dài trong thời gian khoảng 10 ngày. Ngay sau đó, căn cứ trên những kết quả ban đầu Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh sẽ xây dựng hồ sơ khoa học trình Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xem xét, để tiếp tục nghiên cứu xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia, tiến hành quy hoạch tổng hệ thống thành nhằm để bảo tồn, giữ gìn những giá trị văn hóa, lịch sử, phục vụ tham quan du lịch của tỉnh và khu vực Bắc Trung bộ trong tương lai.

Trước đó, vào tháng 6-2011, nhóm nghiên cứu khảo cổ  học tỉnh Hà Tĩnh đã phát hiện hệ thống thành lũy cổ bằng đá này tại khu vực đỉnh Đèo Bụt (thuộc địa phận xã Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh). Thành nằm phía Bắc của dãy Hoành Sơn theo trục Đông - Tây với chiều dài hơn 1km, được ghép bằng những phiến đá tự nhiên kích thước khác nhau. Phía Nam mặt thành lũy tạo theo phương thẳng đứng (độ cao bình quân 3,5m - 4m), phía Bắc chân thành lũy mở rộng, cách nhau 5m... Mặt trên thành khá bằng phẳng, nơi rộng nhất là 2m và hẹp nhất từ 1,2m đến 1,5m.


Ông Hồ Bách Khoa, nguyên Phó Phòng quản lý di sản, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đây là dấu tích còn lại trong hệ thống thành lũy cổ của vương quốc Lâm Ấp (thời kỳ Đại Việt - Chăm Pa) với chiều dài trên 30km do vương quốc Lâm Ấp xây dựng dựa vào dãy Hoành Sơn, với mục đích để phòng thủ bảo vệ vững chắc biên giới.

Thành lũy bắt đầu từ địa phận làng Ngưu Sơn, tổng Hoằng Lễ (nay là xã Kỳ Nam, Kỳ phương) kéo dài đến tận làng Xuân Quan, Xuân Sơn, tổng Vọng Liêu (nay là xã Kỳ Lạc). Đến giai đoạn Trịnh - Nguyễn phân tranh (đợt thứ 5 - 5/1655-5/1659) thì hệ thống lũy cổ này được chúa Trịnh Toàn củng cố thêm, nên còn gọi là lũy Ông Ninh (Ninh Quận công Trịnh Toàn).

Trước đây, thành lũy đá này bị cây rừng bao phủ nên dường như bị mất dấu. Cho đến thời kỳ xây đập Kim Sơn (xã Kỳ Hoa) người dân trong vùng vô tình khai thác đá của thành lũy để làm kè bờ đập. Đặc biệt, sau này trong quá trình xây dựng đường điện cao thế Bắc - Nam, cột trụ của đường điện nằm sát điểm đầu vị trí Đèo Bụt nên một phần thành lũy bị phá vỡ...

Đây là một phát hiện đặc biệt quan trọng, lý thú không chỉ đối với chuyên ngành khảo cổ học nói riêng và giới nghiên cứu lịch sử văn hóa nói chung trong việc khám phá, nghiên cứu, khai quật về những dấu tích thành lũy cổ ở Việt Nam từ xưa đến nay.

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Tìm thấy hóa thạch của loài khủng long cực lớn tại Trung Quốc

 

 

Các nhà khoa học vừa phát hiện hóa thạch của loài khủng long có lông lớn nhất thế giới tại tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc.

Tìm thấy hóa thạch của loài khủng long cực lớn tại Trung Quốc

Hóa thạch của loài khủng long mới Yutyrannus huali được các nhà khoa học thuộc Viện khoa học Trung Quốc phát hiện tại một khu vực khảo cổ thuộc tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Yutyrannus huali có chiều dài cơ thể hơn 9m và nặng khoảng 1,4 tấn – lớn nhất trong các loài khủng long có lông được phát hiện từ trước tới nay.

Loài khủng long lớn nhất thế giới trước đây là loài Beipiaosaurus, được phát hiện vào năm 1999, cũng tại khu khảo cổ trên.

Phân tích mẫu hóa thạch khai quật được, các nhà khoa học phỏng đoán, loài khủng long Yutyrannus tiến hóa từ một loài khủng long có lông nhỏ sống cách đây khoảng 125 triệu năm. Yutyrannus là một loài khủng long ăn thịt cùng họ với khủng long bạo chúa Tyrannosaurus rex.

“Lông của loài Yutyrannus rất đơn giản”, tiến sĩ Xing Xu, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết trên Live Science. “Chúng giống như lông gà con ngày nay hơn là lông của những con chim đã trưởng thành. Chiều dài của một sợi lông khoảng 15 cm và bao phủ phần lớn cơ thể. Yutyrannus không sử dụng lông để bay mà để giữ ấm cơ thể.”

Mặc dù cùng họ với loài khủng long Yutyrannus, nhưng khủng long bạo chúa Tyrannosaurus rex không hề có lông. Điều này được các nhà khoa học giải thích có thể là do thời tiết. Yutyrannus sử dụng lông để giữ ấm bởi vì chúng sống trong thời kỳ đầu của kỷ Phấn trắng, có nhiệt độ lạnh hơn so với giai đoạn cuối kỷ Phấn trắng khi loài Tyrannosaurus rex sinh sống.

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần đầu tái dựng khuôn mặt xác ướp 2600 tuổi

 

 

Các chuyên gia đang tái tạo khuôn mặt của một xác ướp Ai Cập cổ 2.600 năm tuổi. Và đây là lần đầu tiên các nhà nghệ sĩ y khoa tái dựng khuôn mặt của một xác chết lâu năm.

Lần đầu tái dựng khuôn mặt xác ướp 2600 tuổi

Các chuyên gia cho biết xác ướp cổ đó là một vị thầy cúng Ai Cập tên Iset Tayef Nakht, chỉ cao 1,5m, chết ở độ tuổi 65 và mang trong người bệnh viêm khớp.

Xác ướp đã được đưa đến Cornwall vào thế kỷ thứ 19 và được kiểm tra pháp lý bởi bác sĩ phẫu thuật Stephen Lovehammick, thuộc Viện hải quân Hoàng gia Anh năm 1828.

Xác ướp được đưa về Bệnh viện hoàng gia Cornwall để chụp lại hộp sọ. Căn cứ vào những dữ liệu này, những chuyên gia thuộc Viện nghệ thuật Hoàng gia Anh sẽ tạo ra hình dạng hộp sọ như người hiện đại.


Sau đó, nó tiếp tục được chuyển đến Manchester. Tại đây hai nhà nghệ sĩ y khoa sẽ sử dụng những tế bào thần kinh mỏng và những thuật toán trong giải phẫu để tạo ra khuôn mặt cho xác ướp này.

Sản phẩm cuối cùng là một khuôn mặt người Ai Cập cổ bằng chất liệu nhựa đồng sẽ sớm được trưng bày tại Viện bảo tàng Hoàng gia Anh.

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Hà Tĩnh: Phát lộ công trình kiến trúc cổ thời Lý - Trần

 

 

Trong quá trình phục hồi một giếng cổ tại khu vực xã Xuân Giang - Nghi Xuân (Hà Tĩnh), Ban Quản lý di tích Nguyễn Du đã phát hiện những dấu tích của một công trình kiến trúc cổ thời Lý - Trần.

Hà Tĩnh: Phát lộ công trình kiến trúc cổ thời Lý - Trần

Theo Ban quản lý Khu di tích Nguyễn Du, thuộc Sở VHTT&DL Hà Tĩnh, địa điểm phát lộ công trình kiến trúc cổ nói trên nằm cách đền thờ Tam Tòa (thờ Hoàng tử Lý Nhật Quang) 100m về phía tây thuộc địa bàn xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân.

Những dấu tích của một công trình kiến trúc cổ phát lộ ban đầu mới khoảng 30m2, trong đó dấu vết lộ rõ là nền móng hình chữ nhật được tạo ghép bởi các nguyên vật liệu đá cuội và nhiều loại gạch bằng đất nung kích cỡ và màu sắc khác nhau, như gạch hình vuông, hình chữ nhật, màu đỏ, màu xám. Đặc biệt, trong số các loại gạch được tìm thấy có những viên gạch có kiểu dáng rất lạ, được trang trí họa tiết hoa văn hình sóng nước.

Trong số các vật liệu được phát hiện tại nền móng công trình kiến trúc cổ, phát lộ một viên đá hình chữ nhật có kích thước dài 0.40m, rộng 030m, dày 10cm, một cạnh phiến đá được tạo lõm hình vuông.

Trao đổi với Dân trí, ông Hồ Bách Khoa, quyền Trưởng Ban Quản lý di tích Nguyễn Du cho biết: "Bước đầu qua nghiên cứu, chúng tôi nhận định dấu tích phát lộ trên có khả năng là nền móng của một công trình kiến trúc cổ thời Lý - Trần, mang ý nghĩa tâm linh tín ngưỡng nằm trong quần thể các di tích đền Huyện và các vùng phụ cận".
Cũng theo ông Khoa, Trung tâm văn hóa tín ngưỡng thời Lý - Trần của vùng đất Nghi Xuân - Hà Tĩnh còn nhiều điều bí ẩn cần được tiếp tục khảo sát nghiên cứu.
 
Cận cảnh dấu tích công trình cổ thời Lý - Trần vừa được phát hiện:

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thêm một loài cá sấu mới

 

 

Loài cá sấu này sống cách đây 130 triệu năm, hộp sọ của nó được tìm thấy tại Swanage, Dorset, Anh quốc.

Thêm một loài cá sấu mới

Mẫu vật này được đặt tên Goniopholis kiplingi, theo tên của Rudyark Kipling, tác giả tiểu thuyết The Just So Stories. Richard Edmonds cùng các thành viên trong nhóm nghiên cứu thuộc Cơ quan Quản lý di sản Jurassic Coast World tìm thấy hộp sọ này hồi tháng 4.2009.

Là mẫu vật được bảo tồn khá hoàn hảo, nó đã được cho Trường đại học Briston mượn và người trực tiếp nghiên cứu là Marco Brandalise de Andrade. Nhà khoa học này đã cẩn thận so sánh với các mẫu vật khác được thu thập từ khắp nơi trên thế giới.

Máy CT Scanner đã giúp quét sâu vào bên trong cấu trúc hộp sọ để xác định những điểm khác biệt giữa nó với những mẫu mà các nhà khoa học đã thu thập trong vòng 200 năm qua.

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Sự hình thành nhà nước sơ khai ở miền Bắc Việt Nam (26/03/2012)

 

 

Cơ quan soạn thảo: NXB Khoa học xã hội

Kích thước: 16 x 24 cm

Hình thức bìa: Bìa mềm

Năm xuất bản: 2011

Số trang: 514

Cuốn sách tổng kết toàn bộ tư liệu nghiên cứu từ trước tới nay về vấn đề nhà nước sơ khai ở nước ta, chủ yếu là khối tài liệu khảo cổ học. Ngoài ra còn có các tài liệu khoa học liên ngành như: sử học, dân tộc học, thư tịch học, truyền thuyết, văn hóa dân gian, một số khoa học tự nhiên có liên quan đến đề tài.

Giới thiệu về nội dung:

Cuốn sách tổng kết toàn bộ tư liệu nghiên cứu từ trước tới nay về vấn đề nhà nước sơ khai ở nước ta, chủ yếu là khối tài liệu khảo cổ học. Ngoài ra còn có các tài liệu khoa học liên ngành như: sử học, dân tộc học, thư tịch học, truyền thuyết, văn hóa dân gian, một số khoa học tự nhiên có liên quan đến đề tài.

Tổng kết những tài liệu, luận văn, các sách báo của các nhà khoa học đã nghiên cứu vấn đề vấn đề nhà nước sơ khai, chủ yếu là nhà nước sơ khai thời Hùng Vương và An Dương Vương ở miền Bắc nước ta. Đồng thời cũng tổng kết các tư liệu cập nhật về vấn đề nhà nước sơ khai của các nước trong khu vực…

Cuốn sách gồm 7 chương:
Chương I: Những vấn đề lý luận về nhà nước sơ khai lịch sử nghiên cứu
Chương II: Những tiền đề dẫn tới hình thành nhà nước sơ khai ở miền Bắc Việt Nam
Chương III: Sự phân hóa xã hội, chiến tranh và xung đột trong cộng đồng cư dân Đông sơn là tiền đề quan trọng dẫn đến sự hình thành thủ lĩnh quân sự.
Chương IV: Sự phát triển của nghề luyện kim dẫn đến sự hình thành thủ lĩnh luyện kim
Chương V: vài nét về nước Âu Lạc và các tộc người trong thời kỳ Văn Lang – Âu Lạc qua tài liệu khảo cổ học.
Chương VI: Văn Lang – Âu Lạc
Chương VII: Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc trong bối cảnh khu vực

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Trang


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9024217
Số người đang online: 29