Vạn lý Trường thành dài hơn 21.000 cây số
Thứ năm, 07 Tháng 6 2012 09:56
Vạn lý Trường thành của Trung Quốc hóa ra dài hơn rất nhiều so với giả định trước đây, không phải là 8.850 km mà là 21.196 km.

Theo các kết quả của nghiên cứu do Cục quản lý nhà nước về di sản văn hóa Trung Quốc bắt đầu tiến hành từ năm 2007, tổng chiều dài của công trình này vượt hơn gấp đôi các dữ liệu đã được biết trước đây.
Thực tế cho thấy, các cuộc khảo cổ trước đó chỉ đo đạc những đoạn tường của Vạn lý Trường thành đã được xây dựng trong triều đại nhà Minh (1368-1644). Tổng chiều dài của phần này là 8.850 km.
Trong khuôn khổ của cuộc nghiên cứu khảo cổ học quy mô lớn gần đây nhất, người ta đã tiến hành khảo cứu gần 44 nghìn mảnh tường và những tiền đồn của nó được xây dựng trong các giai đoạn khác nhau của lịch sử Trung Quốc. Tổng cộng, họ đã phát hiện ra Vạn lý Trường thành là 21.196,18 km, trong đó một số mảnh tường chỉ còn trơ lại phần móng. Theo những số liệu cuối cùng, cho đến nay chỉ có 8,2% tổng chiều dài của bức tường, được xây dựng trong triều đại nhà Minh là còn giữ được nguyên trạng ban đầu.
Trái với các nhầm lẫn đang tồn tại, Vạn lý Trường thành thành chưa bao giờ là một công trình phòng thủ thống nhất. Nó đã được xây dựng tại nhiều vùng khác nhau dưới các triều đại khác nhau và nhằm nhiều mục đích khác nhau. Năm 1987, Vạn lý Trường thành đã được ghi vào Danh sách di sản thế giới của UNESCO.
- 25/06/2012 10:05 - Một phát hiện gây chấn động giới khảo cổ Nhật Bản
- 21/06/2012 10:03 - Phát hiện viên ngọc trai cổ nhất thế giới
- 18/06/2012 10:01 - Phát hiện hang động nghệ thuật gần 50.000 năm tuổi
- 14/06/2012 09:59 - Tìm thấy tượng Phật quý ngàn năm tuổi
- 11/06/2012 09:57 - Tìm ra thủ phạm đốt lăng mộ Tần Thủy Hoàng
- 07/06/2012 09:54 - Phát hiện tổ tiên loài xúc tu
- 31/05/2012 09:53 - Giải mã sự sụp đổ của nền văn minh cổ đại đầu tiên
- 30/05/2012 14:04 - Phát hiện nhạc cụ 42.000 năm tuổi
- 17/05/2012 14:03 - Phát hiện làng nông nghiệp cổ trên đảo Síp
- 15/05/2012 14:05 - Phát hiện ngôn ngữ cổ đại chưa từng biết đến
Phát hiện tổ tiên loài xúc tu
Thứ năm, 07 Tháng 6 2012 09:54
Các nhà khoa học đã khai quật được hóa thạch 128 triệu năm tuổi của một sinh vật được cho là tổ tiên lâu đời nhất của họ hàng nhà mực và bạch tuộc ngày nay.

Sử dụng công nghệ quét 3D, một nhóm chuyên gia của Viện Bảo tàng lịch sử tự nhiên Áo đã tìm thấy hóa thạch của loài sinh vật trên, được đặt tên là Dissimilites intermedius. Sau đó, họ dựng mô hình nhằm ghi lại cách sống và di chuyển của chúng.
Hóa thạch trên được phát hiện dưới lớp trầm tích hình thành nơi đáy biển từ kỷ Phấn trắng cách đây khoảng 128 triệu năm, nhưng nay nằm trên đỉnh Dolomite ở dãy núi Alps.
Các nhà khoa học cho biết công nghệ chụp X-quang đã cho phép họ nhìn thấu qua lớp đá bề mặt và quan sát được sinh vật nằm bên trong khối hóa thạch.
Theo nhóm chuyên gia, đại dương Tethys thời tiền sử từng nằm giữa hai lục địa Gondwana và Laurasia trước khi xuất hiện Ấn Độ Dương.
Sau đó, lục địa Gondwana vỡ ra và hình thành hầu hết khu vực nam bán cầu, còn Laurasia hình thành hầu hết khu vực bắc bán cầu.
Qua nhiều thế kỷ, dãy núi Alps trồi lên khỏi đại dương và đẩy một số trầm tích "hàng triệu triệu năm" lên nằm ở đỉnh cao chót vót của Dolomite.
Đó cũng là nơi các chuyên gia Áo phát hiện được hóa thạch của tổ tiên loài xúc tu.
- 21/06/2012 10:03 - Phát hiện viên ngọc trai cổ nhất thế giới
- 18/06/2012 10:01 - Phát hiện hang động nghệ thuật gần 50.000 năm tuổi
- 14/06/2012 09:59 - Tìm thấy tượng Phật quý ngàn năm tuổi
- 11/06/2012 09:57 - Tìm ra thủ phạm đốt lăng mộ Tần Thủy Hoàng
- 07/06/2012 09:56 - Vạn lý Trường thành dài hơn 21.000 cây số
- 31/05/2012 09:53 - Giải mã sự sụp đổ của nền văn minh cổ đại đầu tiên
- 30/05/2012 14:04 - Phát hiện nhạc cụ 42.000 năm tuổi
- 17/05/2012 14:03 - Phát hiện làng nông nghiệp cổ trên đảo Síp
- 15/05/2012 14:05 - Phát hiện ngôn ngữ cổ đại chưa từng biết đến
- 14/05/2012 14:07 - Tìm được phiên bản lịch cổ nhất của người Maya
Thành Nhà Hồ Thanh Hóa - Di sản Văn hóa Thế giới
Thứ tư, 06 Tháng 6 2012 16:57
Nguyễn Văn Kự Ngày 27-6-2011, Thành Nhà Hồ đã được Tổ chức Văn hóa Khoa học và Giáo dục Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Văn hóa thế giới và đã được nhà nước Việt Nam xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt. Ngày 16-6-2012, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa sẽ tổ chức trọng thể Lễ đón bằng công nhận Di sản văn hóa Thế giới Thành Nhà Hồ.

Thành nhà Hồ nằm trên địa bàn 2 xã Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hóa (còn gọi là thành An Tôn, Thành Tây Đô, Thành Tây Giai hay thành Tây Kinh). Thành được xây vào năm Đinh Sửu (từ tháng Giêng tới tháng 3 năm 1397), người chủ trương xây thành là Hồ Quý Ly lúc đó là Thái sư nắm giữ ,mọi quyền lực của Triều đình nhà Trần. Người trực tiếp tổ chức và điều hành là Thượng thư bộ lại kiêm Thái sử lệnh Đỗ Tỉnh. Tháng 3 năm Canh Thân, Hồ Quý Ly lên ngôi lập ra nhà Hồ lấy tên nước là Đại Ngu (1400-1407) và Tây Đô là kinh đô.
Thành Tây Đô bao gồm thành Nội và thành Ngoại. Thành Nội có mặt bằng gần hình vuông, chiều Đông – Tây dài 877m; Nam – Bắc dài 880m, diện tích 771.760m2. Phần tường thành phía ngoài xây bằng 7 hàng đá xếp ngang, 2 hàng đá chìm dưới đất làm thành móng, 5 hàng nổi trên mặt đất, kích thước trung bình của 5 lớp đá nổi trên mặt đất kể từ trên xuống là : 0,4m; 0,6m; 0,8m; 1m; 1,1m. Các phiến đá nặng trung bình từ 10 – 20 tấn, ước tình toàn bộ phần tường đấ có khối lượng 25.000m3, phần tường đất khoảng 80.000m3; tổng diện tích bề mặt đá hiện còn đo được 10.111.000m2.
Thành Nội có 4 cổng: Nam, Bắc, Đông, Tây. Cổng Nam là cổng tiền được xây ba cửa, các cổng còn lại chỉ xây một cửa.
Các công trình kiến trúc xưa như: Điện Hoàng Nguyên, Cung Nhân Thọ, Cung Phù Cực, Đông Cung, Đông Thái Miếu, Tây Thái Miếu… đều không còn nữa. Di vật đặc biệt còn lại là đôi rồng đá dài 3,62m. Di tích phụ cận đặc biệt là Đàn Tế Nam Giao “có mặt bằng còn tương đối nguyên vẹn, có niên đại sớm nhất nước ta, được xây dựng năm 1402”.
Tại Tây Đô, Vương triều Hồ để lại nhiều dấu ấn lịch sử dân tộc trên các phương diện, tiêu biểu nhất là những sự kiện về văn hóa, giáo dục như: Lập đàn Xã Tắc năm Đinh Sửu (1397); đắp Đàn tế Nam Giao và cử hành lễ tế vào năm Nhâm Ngọ (1402); tổ chức hai kỳ thi Thái học sinh (tương đương kỳ thi Đình) vào các năm Canh Thìn (1400), Ất Dậu (1405), cả hai lần thi lấy đỗ 190 người, trong số đó có Nguyễn Trãi – Anh hùng dân tộc, Danh nhân Văn hóa thế giới.
Thành nhà Hồ là một tòa kinh thành xây bằng đá độc đáo, có quy mô lớn ở Việt Nam – là Di sản Văn hóa thế giới.
Nguồn: Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ
Thành Nhà Hồ. Ảnh Nguyễn Văn Kự
- 25/06/2012 16:45 - Tận mắt hài cốt `cụ tổ` người Việt 1 vạn tuổi
- 21/06/2012 09:47 - Nhà vệ sinh 3.500 tuổi là giả định táo bạo
- 14/06/2012 16:52 - Chùm ảnh di tích đàn tế Nam Giao (thành Nhà Hồ Thanh Hóa)
- 14/06/2012 09:50 - Phát hiện răng voi hóa thạch ở Tuyên Quang
- 07/06/2012 09:42 - Hội thảo về phát huy giá trị di sản thành nhà Hồ
- 30/05/2012 17:00 - Khai quật di tích Đồn Thứ
- 24/05/2012 09:52 - Quảng Bình: Phát hiện rìu đá của người nguyên thủy
- 09/05/2012 11:56 - Giải bí ẩn động ma ở Việt Nam
- 07/05/2012 09:50 - Phát hiện một thuyền cổ ở sông Đuống
- 04/05/2012 11:53 - THÁP CỔ MƯỜNG BÁM
Giải mã sự sụp đổ của nền văn minh cổ đại đầu tiên
Thứ năm, 31 Tháng 5 2012 09:53
Mới đây, các nhà khảo cổ học lý giải nguyên nhân sụp đổ của nền văn minh Indus- một trong những đô thị lớn đầu tiên trên thế giới.

Các nhà khảo cổ học tin rằng, sự biến đổi khí hậu đã xóa sổ nền văn minh Indus, từng phát triển mạnh khoảng hơn bốn nghìn năm trước đây.
Nền văn minh Indus là một trong những nền văn hóa đô thị lớn đầu tiên trên thế giới, bao quát toàn bộ Ai Cập và Lưỡng Hà.
Đế chế này trải rộng trên hơn một triệu kilomet vuông, kéo dài từ biển Ả Rập đến sông Hằng, tương ứng với khu vực phía tây bắc Ấn Độ, phía đông Afghanistan và Pakistan hiện nay.
Nền văn minh Indus đã bị lãng quên cho đến khi di tích được khai quật vào năm 1920. Kể từ sau đó, một loạt các nghiên cứu đã phát hiện một nền văn hóa đô thị phức tạp với những các tuyến đường thương mại nội thị được thiết lập.
Các nhà khảo cổ học cũng khám phá những công trình xây dựng, hệ thống vệ sinh môi trường, nghệ thuật, khoa học, cùng hệ thống chữ viết, gắn liền với nền văn minh.
Nhóm nghiên cứu quốc tế mất hơn năm năm để kết hợp những hình ảnh vệ tinh và các dữ liệu về địa chất để lập ra bản đồ địa hình kỹ thuật số toàn bộ khu vực mà nền văn minh Indus từng tồn tại.
“Chúng tôi đã tái hiện cảnh quan của khu vực đồng bằng, nơi nền văn minh Indus phát triển khoảng 5200 năm trước đây, tuy nhiên đã từ từ biến mất trong khoảng thời gian từ 3000 đến 3900 năm trước.
Cho đến nay, có rất nhiều suy đoán về sự liên kết giữa nền văn minh Indus và những con sông đem lại sự trù phú cho mảnh đất, nơi con người thời kỳ đó từng sinh sống”, nhà khảo cổ Liviu Giosan thuộc Viện Hải Dương Học Woods Hole (Mỹ), trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết.
Theo kết quả nghiên cứu, những con sông đem lại sự sống cho nền văn minh Indus, tuy nhiên, khi những cơn gió mùa gây mưa biến mất thì nền văn minh cổ đại này cũng biến mất theo.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, lượng mưa giảm làm suy yếu các con sông, trong khi, nguồn nước sông lại đóng vai trò quyết định đến sự sống còn của nền văn hóa người Harappan - nhóm người chiếm 10% dân số thế giới thời cổ đại, tạo nên sự phát triển rực rỡ của nền văn minh Indus.
Nền văn minh Indus đã biến mất một cách bí ẩn khoảng hơn 4.500 năm trước đây. Lần đầu tiên, các nhà khoa học phát hiện, chính biến đổi khí hậu là nguyên nhân gây nên sự sụp đổ của đô thị cổ đại nổi tiếng này.
- 18/06/2012 10:01 - Phát hiện hang động nghệ thuật gần 50.000 năm tuổi
- 14/06/2012 09:59 - Tìm thấy tượng Phật quý ngàn năm tuổi
- 11/06/2012 09:57 - Tìm ra thủ phạm đốt lăng mộ Tần Thủy Hoàng
- 07/06/2012 09:56 - Vạn lý Trường thành dài hơn 21.000 cây số
- 07/06/2012 09:54 - Phát hiện tổ tiên loài xúc tu
- 30/05/2012 14:04 - Phát hiện nhạc cụ 42.000 năm tuổi
- 17/05/2012 14:03 - Phát hiện làng nông nghiệp cổ trên đảo Síp
- 15/05/2012 14:05 - Phát hiện ngôn ngữ cổ đại chưa từng biết đến
- 14/05/2012 14:07 - Tìm được phiên bản lịch cổ nhất của người Maya
- 12/05/2012 23:45 - Thành phố cổ nhất châu Âu lộ diện
Khai quật di tích Đồn Thứ
Thứ tư, 30 Tháng 5 2012 17:00
Viện Khảo cổ học VN phối hợp với Sở VH-TT-DL Bình Định đang khai quật di tích Đồn Thứ thuộc hệ thống Trường Lũy Quảng Ngãi - Bình Định.

Di tích Đồn Thứ nằm dưới chân núi Hòn Bồ thuộc thôn La Vuông, xã Hoài Sơn, H.Hoài Nhơn, Bình Định. Đồn Thứ ở độ cao 500 m so với mực nước biển. Các nhà khảo cổ cho biết đến nay đã khảo sát, phát hiện được khoảng 100 đồn trong hệ thống Trường Lũy, nhưng duy nhất Đồn Thứ có quy mô đáng kinh ngạc: diện tích 16.000 m2, chia làm 2 khu bắc và nam bởi bờ tường được đắp kiên cố như bờ thành xung quanh đồn và có một cửa thông nhau ở giữa bờ tường.
Bờ thành Đồn Thứ cao từ 2 - 3 m, đắp 2 cấp, cấp trên có bề mặt rộng từ 1 - 2 m, cấp dưới rộng từ 2 - 4 m, chân rộng 4 - 6 m, sâu khoảng 50 cm. Cửa chính ở phía nam và 2 cửa phụ: đông, tây. Riêng bờ thành bắc không có cửa. Có 5 tháp canh bố trí ở 4 góc đồn và giữa bờ thành tây.
Trong khu nam của đồn, các nhà khảo cổ phát hiện 3 chân lư lớn, 2 chân lư nhỏ và một số mảnh thân lư bằng đất nung có in hoa 7 cánh cùng hoa văn khắc vạch. Theo TS Nguyễn Tiến Đông, người chủ trì cuộc khai quật, lần đầu tiên các nhà khảo cổ phát hiện dấu vết tín ngưỡng sau 7 năm khảo sát, khai quật di tích Trường Lũy Quảng Ngãi - Bình Định.
Ngoài ra, các nhà khảo cổ còn phát hiện một số hiện vật gia dụng của người Việt bằng đất nung và gốm men Trung Quốc thế kỷ 18. Loại gạch vồ kích thước lớn cũng được tìm thấy trong Đồn Thứ. Không giống các đồn khác đã phát hiện, chủ yếu là quản lý qua lại đông - tây, Đồn Thứ có chức năng chủ yếu sơn phòng, bảo vệ khu vực rộng lớn không đắp bờ lũy, giữ an ninh cho đoạn đường kinh lý bắc - nam xung yếu.
- 21/06/2012 09:47 - Nhà vệ sinh 3.500 tuổi là giả định táo bạo
- 14/06/2012 16:52 - Chùm ảnh di tích đàn tế Nam Giao (thành Nhà Hồ Thanh Hóa)
- 14/06/2012 09:50 - Phát hiện răng voi hóa thạch ở Tuyên Quang
- 07/06/2012 09:42 - Hội thảo về phát huy giá trị di sản thành nhà Hồ
- 06/06/2012 16:57 - Thành Nhà Hồ Thanh Hóa - Di sản Văn hóa Thế giới
- 24/05/2012 09:52 - Quảng Bình: Phát hiện rìu đá của người nguyên thủy
- 09/05/2012 11:56 - Giải bí ẩn động ma ở Việt Nam
- 07/05/2012 09:50 - Phát hiện một thuyền cổ ở sông Đuống
- 04/05/2012 11:53 - THÁP CỔ MƯỜNG BÁM
- 16/04/2012 17:59 - Cổ vật ở Hội An đến Nhật Bản
Phát hiện nhạc cụ 42.000 năm tuổi
Thứ tư, 30 Tháng 5 2012 14:04
Một số cây sáo làm từ xương chim và ngà voi ma mút vừa được tìm thấy tại một hang động có tên là Geissenkloesterle thuộc dãy núi Swabian Jura ở miền nam nước Đức. Đây là bằng chứng giúp xác định thời điểm người hiện đại (Homo sapiens) tới định cư tại Châu Âu.

Geissenkloesterle là một trong số những hang động nằm trong khu vực mà người hiện đại đã từng chế tác đồ trang sức, các biểu tượng nghệ thuật, hình ảnh thần thoại và nhạc cụ. Theo các chuyên gia khảo cổ, nhạc cụ có thể đã được dùng để giải trí hoặc trong các nghi lễ tôn giáo.
Bằng phương pháp carbon phóng xạ, các nhà nghiên cứu ước tính cây sáo này có tuổi từ 42.000 đến 43.000 năm. Trước đó, vào năm 2009, Giáo sư Nick Conard thuộc trường đại học Tuebingen cũng đã phát hiện một cây sáo có 5 lỗ, dài 22cm và có niên đại 35.000 năm tại vùng núi này. Những nghiên cứu cách đây vài năm cũng đã đưa ra giả thiết về sự hiện diện của người hiện đại ở Châu Âu.
Theo đó, sông Danube là hành lang quan trọng trong quá trình di dời vào trung tâm Châu Âu cách đây khoảng 40.000 đến 45.000 năm của người hiện đại. Một giả thuyết được đặt ra rằng, âm nhạc là một bộ hành vi giúp người hiện đại phát triển hơn người Neanderthal, một chủng tộc của người hiện đại đã bị tuyệt chủng cách đây 30.000 năm.
Cách đây 39.000 đến 40.000 năm, Châu Âu rơi vào một giai đoạn lạnh giá khi những tảng băng trôi khổng lồ từ Bắc Đại Tây Dương làm nhiệt độ giảm mạnh. Bằng chứng được tìm thấy lần này đã chứng minh, người hiện đại đã đến Châu Âu trước giai đoạn lạnh giá này từ 2000 đến 3000 năm. Điều này trái ngược với những tranh luận trước đây khi các nhà khoa học cho rằng người hiện đại đã có mặt ở Châu Âu sau giai đoạn này.
- 14/06/2012 09:59 - Tìm thấy tượng Phật quý ngàn năm tuổi
- 11/06/2012 09:57 - Tìm ra thủ phạm đốt lăng mộ Tần Thủy Hoàng
- 07/06/2012 09:56 - Vạn lý Trường thành dài hơn 21.000 cây số
- 07/06/2012 09:54 - Phát hiện tổ tiên loài xúc tu
- 31/05/2012 09:53 - Giải mã sự sụp đổ của nền văn minh cổ đại đầu tiên
- 17/05/2012 14:03 - Phát hiện làng nông nghiệp cổ trên đảo Síp
- 15/05/2012 14:05 - Phát hiện ngôn ngữ cổ đại chưa từng biết đến
- 14/05/2012 14:07 - Tìm được phiên bản lịch cổ nhất của người Maya
- 12/05/2012 23:45 - Thành phố cổ nhất châu Âu lộ diện
- 26/04/2012 14:09 - Phát hiện gần 60 di chỉ khảo cổ gần Rio de Janeuro
Quảng Bình: Phát hiện rìu đá của người nguyên thủy
Thứ năm, 24 Tháng 5 2012 09:52
Bảo tàng tổng hợp tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa phát hiện ra hai chiếc rìu đá tại khu vực núi Trường Xuân, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình). Bước đầu hai chiếc rìu đá này được xác định là của người nguyên thủy từ thời đại đồ đá.

Hai chiếc rìu đá vừa được phát hiện nói trên là kết quả của đợt khảo sát, sưu tầm mới đây của Bảo tàng tỉnh Quảng Bình tại các bản làng của người dân tộc Vân Kiều thuộc xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh.
Ông Hồ Ngã, người Vân Kiều ở bản Khe Dây (xã Trường Xuân, Quảng Ninh) là người lưu giữ một trong số hai chiếc rìu. Theo ông Ngã, chiếc rìu đá này ông nhặt được trong một chuyến đi rừng.
Theo quan sát, chiếc rìu được ghè đẽo khá nhẵn, làm từ đá silic có màu vàng, tiết diện dọc hình chữ V, lưỡi rìu đã bị mòn. Qua quá trình nghiên cứu, Đoàn khảo sát cho biết, đây là công cụ dùng để chặt của người nguyên thủy thời đại đồ đá, thuộc hậu kỳ đá mới với niên đại ước khoảng 4500 – 5000 năm trước.
Ngoài ra, tại bản Nà Lâm, đoàn khảo sát cũng phát hiện được một chiếc rìu đá có vai vuông với niên đại tương tự chiếc rìu ở nhà ông Hồ Ngã.
Được biết, thời kỳ đồ đá là một thời gian tiền sử dài trong đó con người sử dụng đá để chế tạo đồ vật và công cụ lao động. Đến nay các nhà khảo cổ trên thế giới đã tìm thấy các hiện vật cổ thời kỳ này được chế tạo từ nhiều loại đá khác nhau như: đá lửa, đá phiến silic, đá sa thạch… Đây cũng là thời kỳ mà con người bắt đầu biết sử dụng kỹ thuật trong tiến trình phát triển của mình.
Hai chiếc rìu đá nói trên là những phát hiện mới của các nhà khảo cổ học thuộc Bảo tàng tổng hợp tỉnh Quảng Bình về vùng đất này. Những phát hiện này đã cung cấp nguồn tư liệu quý giá để từ đó tiến hành nghiên cứu, khảo sát tổng thể, góp phần hiểu rõ hơn về sự xuất hiện và tập quán sinh sống của người nguyên thủy tại Việt Nam nói riêng và khu vực nói chung.
- 14/06/2012 16:52 - Chùm ảnh di tích đàn tế Nam Giao (thành Nhà Hồ Thanh Hóa)
- 14/06/2012 09:50 - Phát hiện răng voi hóa thạch ở Tuyên Quang
- 07/06/2012 09:42 - Hội thảo về phát huy giá trị di sản thành nhà Hồ
- 06/06/2012 16:57 - Thành Nhà Hồ Thanh Hóa - Di sản Văn hóa Thế giới
- 30/05/2012 17:00 - Khai quật di tích Đồn Thứ
- 09/05/2012 11:56 - Giải bí ẩn động ma ở Việt Nam
- 07/05/2012 09:50 - Phát hiện một thuyền cổ ở sông Đuống
- 04/05/2012 11:53 - THÁP CỔ MƯỜNG BÁM
- 16/04/2012 17:59 - Cổ vật ở Hội An đến Nhật Bản
- 16/04/2012 16:09 - Cổ vật ở Hội An đến Nhật Bản
Phát hiện làng nông nghiệp cổ trên đảo Síp
Thứ năm, 17 Tháng 5 2012 14:03
Các nhà nghiên cứu cho biết tàn tích của làng nông nghiệp cổ có nguồn gốc từ các đảo Địa Trung Hải đã được tìm thấy trên đảo Síp, theo hãng tin UPI.
Nhóm nghiên cứu bao gồm các chuyên gia của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia, Đại học Toulouse và một số tổ chức khác của Pháp.
Các nhà khảo cổ cho biết, trước đây người ta tin rằng do sự cô lập về địa lý của đảo Síp mà những xã hội trồng trọt thời kỳ đồ đá mới chỉ đến được đây khoảng 1.000 năm sau khi nông nghiệp ở Địa Trung Hải được khai sinh trong khoảng thời gian từ năm 9400 đến 9000 trước Công nguyên.
Việc phát hiện ra Klimonas, một ngôi làng có niên đại khoảng năm 9000 trước Công nguyên cho thấy những người trồng trọt ban đầu đã di cư từ đại lục Trung Đông đến đảo Síp không lâu sau khi nông nghiệp hình thành tại đó, đem theo cùng với họ là hạt lúa mì, vật nuôi như chó, mèo.
Các cuộc khai quật tại Klimonas cho thấy tàn tích của một ngôi nhà chung làm bằng gạch bùn nung non, có đường kính hơn 30 mét và được bao bọc xung quanh bởi những ngôi nhà nhỏ hơn.
Theo các nhà nghiên cứu, ngôi nhà chung có thể đã được sử dụng để lưu giữ vụ thu hoạch của làng.
Nhiều tàn tích của công cụ, kết cấu bằng đá và hạt đã hóa carbon của các loại cây trồng có nguồn gốc đại lục Trung Đông cũng được tìm thấy.
Kết quả nghiên cứu được công bố trên chuyên san Proceedings of the National Academy of Sciences.
- 11/06/2012 09:57 - Tìm ra thủ phạm đốt lăng mộ Tần Thủy Hoàng
- 07/06/2012 09:56 - Vạn lý Trường thành dài hơn 21.000 cây số
- 07/06/2012 09:54 - Phát hiện tổ tiên loài xúc tu
- 31/05/2012 09:53 - Giải mã sự sụp đổ của nền văn minh cổ đại đầu tiên
- 30/05/2012 14:04 - Phát hiện nhạc cụ 42.000 năm tuổi
- 15/05/2012 14:05 - Phát hiện ngôn ngữ cổ đại chưa từng biết đến
- 14/05/2012 14:07 - Tìm được phiên bản lịch cổ nhất của người Maya
- 12/05/2012 23:45 - Thành phố cổ nhất châu Âu lộ diện
- 26/04/2012 14:09 - Phát hiện gần 60 di chỉ khảo cổ gần Rio de Janeuro
- 19/04/2012 14:11 - Phát hiện “mẻ” trứng khủng long khổng lồ
Phát hiện ngôn ngữ cổ đại chưa từng biết đến
Thứ ba, 15 Tháng 5 2012 14:05
Các nhà khảo cổ học khi tiến hành khai quật ở Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm thấy bằng chứng về một thứ ngôn ngữ bị lãng quên có niên đại hơn 2.500 năm thuộc triều đại của Đế chế Assyria.

Bằng chứng ngôn ngữ ấy đến từ phiến đất sét mà nhóm nghiên cứu Đại học Cambridge (Anh) phát hiện được tại khu vực thành phố Tushan cổ đại, có thể là của những người bị đày khỏi dãy núi Zagros (biên giới Iran và Iraq ngày nay).
Theo chính sách của Đế quốc Assyria, nhiều người đã bị buộc phải rời quê hương và làm việc cũng như định cư gần Tushan phía đông nam Thổ Nhĩ Kỳ. “Đó là cách giúp người Assyria củng cố quyền lực khi phá vỡ sự kiểm soát của lực lượng cầm quyền ở các khu vực mới chinh phục”, nhà nghiên cứu John MacGinnis cho biết. “Nếu bị trục xuất đến nơi mới, họ sẽ phải hoàn toàn phụ thuộc vào chính quyền Assyria”.
Những dòng chữ trên phiến đất sét được khắc bằng chữ tượng hình, liệt kê tên của 60 người phụ nữ gắn với cung điện và chính quyền Assyria. Nhưng khi Tiến sĩ John MacGinnis kiểm tra chi tiết, ông nhận thấy rằng có 45 cái tên không giống với bất kỳ cái nào trong số hàng ngàn tên Trung Đông cổ đại mà các học giả từng biết đến.
45 người phụ nữ này được cho là đến từ một nơi nào đó thuộc miền trung hoặc miền bắc dãy Zagros, bởi vì đó là khu vực duy nhất mà quân đội Assyria hoạt động tại thời điểm nửa cuối thế kỷ 8 trước Công nguyên. Và đây có lẽ là kết quả của cuộc chinh phục do các vị vua Assyria như Tiglath Pilasser III hay Sargon dẫn đầu.
Phát hiện quan trọng này góp phần tiết lộ nguồn gốc văn hóa và sắc tộc của một trong những nhóm người “man rợ” đầu tiên của lịch sử thuộc nền văn minh Lưỡng Hà.
- 07/06/2012 09:56 - Vạn lý Trường thành dài hơn 21.000 cây số
- 07/06/2012 09:54 - Phát hiện tổ tiên loài xúc tu
- 31/05/2012 09:53 - Giải mã sự sụp đổ của nền văn minh cổ đại đầu tiên
- 30/05/2012 14:04 - Phát hiện nhạc cụ 42.000 năm tuổi
- 17/05/2012 14:03 - Phát hiện làng nông nghiệp cổ trên đảo Síp
- 14/05/2012 14:07 - Tìm được phiên bản lịch cổ nhất của người Maya
- 12/05/2012 23:45 - Thành phố cổ nhất châu Âu lộ diện
- 26/04/2012 14:09 - Phát hiện gần 60 di chỉ khảo cổ gần Rio de Janeuro
- 19/04/2012 14:11 - Phát hiện “mẻ” trứng khủng long khổng lồ
- 18/04/2012 14:12 - Thấy Vạn lý trường thành ở Mông Cổ
Tìm được phiên bản lịch cổ nhất của người Maya
Thứ hai, 14 Tháng 5 2012 14:07
Các nhà khảo cổ học vừa phát hiện một căn phòng nhỏ trong đống phế tích của người Maya. Đây là nơi các nhà thần học tận dụng tường làm bảng để theo dõi các hiện tượng thiên văn và lịch rắc rối của xã hội cách đây 1.200 năm.

Các bức tường cho thấy những bảng thiên văn cổ nhất của người Maya từng biết đến. Các nhà khoa học biết rằng, người Maya vào thời gian đó phải theo dõi các mốc thiên văn, nhưng đến nay họ mới tìm ra bằng chứng cổ nhất về hoạt động này.
Các mốc thiên văn là yếu tố chủ chốt trong lịch của người Maya mà gần đây được nhiều người chú ý với cảnh báo về ngày tận thế vào tháng 12 năm 2012. Các chuyên gia nói rằng lịch đó không đưa ra dự đoán như vậy. Phát hiện mới cung cấp thêm một số luận điểm, rằng tính toán về lịch của họ bao trùm quãng thời gian dài hơn 6.000 năm, nên có thể kéo dài hơn năm 2012.
Aveni và William Saturno ở ĐH Boston cùng một số đồng nghiệp vừa báo cáo về phát hiện này trên tạp chí Science số ra ngày 10/5.
Căn phòng mà các nhà khoa học vừa phát hiện rộng 1,8 m2, là một phần của khu tổ hợp rộng gồm các phế tích của người Maya trong khu rừng nhiệt đới ở Xultun thuộc vùng đông bắc Guatemala. Trên các bức tường cũng có vài hình chân dung của một vị vua trong tư thế ngồi và một số nhân vật khác, nhưng rõ ràng là những người này không liên quan tới các ghi chép thiên văn.
Một bức tường ghi lịch dựa trên chu kỳ của mặt trăng, kéo dài 13 năm. Các nhà nghiên cứu cho rằng lịch này có thể được sử dụng để theo dõi vị thần nào đang quan sát mặt trăng tại các thời điểm nhất định.
Lịch mặt trăng sẽ giúp các nhà thần học đoán trước khi nào có trăng tròn. Những mốc thời gian đó có vai trò chủ chốt trong các nghi lễ và chiêm tinh của người Maya, và có thể được sử dụng để cố vấn cho nhà vua khi nào nên đi chinh chiến hoặc tình hình mùa màng của từng năm.
Trên một bức tường cạnh đó là các con số nói lên bốn khoảng thời gian từ khoảng 935 tới 67.000 năm. Vẫn chưa rõ những con số này nói lên điều gì, nhưng có thể các nhà thần học tính toán bằng cách kết hợp quan sát những sự kiện thiên văn quan trọng như sự di chuyển của sao Hỏa, sao Kim và mặt trăng.
Một lần nữa, phiên bản lịch này cũng chứng tỏ lịch của người Maya không đề cập đến ngày tận thế của Thế giới trong tháng 12/2012 mà nó kéo dài hàng tỷ, nghìn tỷ, triệu triệu tỷ năm nữa. Những nghiên cứu trước đây cho rằng, lịch của người Maya tính thời gian theo các chu kỳ, mỗi chu kỳ kéo dài 400 năm được gọi là baktun, tổng cộng gồm 13 baktun. Nhiều người tin ngày tận thế sẽ diễn ra vào 21/12/2012 trùng với chu kỳ cuối thứ 13. Song ở cột lịch mới có tới 17 baktun. Điều này cho thấy, lịch của Maya nhiều hơn 13 chu kỳ.
- 07/06/2012 09:54 - Phát hiện tổ tiên loài xúc tu
- 31/05/2012 09:53 - Giải mã sự sụp đổ của nền văn minh cổ đại đầu tiên
- 30/05/2012 14:04 - Phát hiện nhạc cụ 42.000 năm tuổi
- 17/05/2012 14:03 - Phát hiện làng nông nghiệp cổ trên đảo Síp
- 15/05/2012 14:05 - Phát hiện ngôn ngữ cổ đại chưa từng biết đến
- 12/05/2012 23:45 - Thành phố cổ nhất châu Âu lộ diện
- 26/04/2012 14:09 - Phát hiện gần 60 di chỉ khảo cổ gần Rio de Janeuro
- 19/04/2012 14:11 - Phát hiện “mẻ” trứng khủng long khổng lồ
- 18/04/2012 14:12 - Thấy Vạn lý trường thành ở Mông Cổ
- 17/04/2012 14:15 - Hóa thạch sinh vật 65 triệu năm tuổi