Phát lộ dấu chân voi niên đại bảy triệu năm

 

 

Các nhà khảo cổ thuộc Viện bảo tàng Tự nhiên Berlin (Đức) đang làm việc tại Các tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) cho biết, họ phát hiện những dấu chân voi có niên đại bảy triệu năm.

Phát lộ dấu chân voi niên đại bảy triệu năm

Đây được xem là những dấu chân voi cổ nhất và có lẽ là chuỗi dấu chân của bầy voi cổ đại dài nhất được phát lộ từ trước tới nay, dài 260m.

Theo các nhà khoa học, những dấu chân trên thuộc về một đàn voi gồm ít nhất 13 con, trong đó có cả voi con và voi trưởng thành, khi chúng bước qua đầm lầy. Những vết chân này rắn lại và bị vùi lấp theo thời gian. Dấu chân có kích thước lớn nhất được cho là của một con voi đực.

Phát hiện trên cho thấy minh chứng cổ xưa nhất cho cấu trúc xã hội phức hợp trong loài voi - một xã hội mẫu hệ và phân biệt giới tính, cũng như những đặc tính cô lập và bầy đàn.

Những con voi đực thường chung sống cùng các thành viên trong gia đình cho đến khi chúng trưởng thành. Sau đó, chúng sẽ tách ra sống cô lập và chỉ gặp lại bầy đàn của mình trong những khoảng thời gian nhất định, chủ yếu là trong thời kỳ giao phối.

 

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Phát hiện vật tế thần ở Đàn tế Nam Giao

 

 

Trong quá trình tôn tạo, phục dựng di tích Đàn tế Nam Giao thuộc Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa), các nhà khảo cổ học vừa phát hiện một bộ xương trâu còn tương đối nguyên vẹn được chôn ở giữa, bên dưới lòng tường thứ ba, ngoài cùng, phía bắc và lớn nhất của đàn tế.

altCác nhà khảo cổ học đang thu lượm các mẫu xương trâu nêu trên để nghiên cứu, sau đó, có thể phục dựng bộ xương này để phục vụ du khách tham quan di sản Thành nhà Hồ.

Các nhà khảo cổ của Viện Khảo cổ học Việt Nam nhận định: Có thể khi xây dựng Đàn tế Nam Giao vào năm 1402, vua Hồ Quý Ly đã dùng trâu để cúng tế thần linh, trời đất, sau đó chôn cất con trâu này xuống lòng tường đàn tế.

Đây là lần đầu tiên các nhà khảo cổ học phát hiện, khai quật được mẫu xương động vật của vật tế thần tại Đàn tế Nam Giao của nhiều triều đại thời kỳ phong kiến Việt Nam.

Sử sách cũng ghi, khi xây dựng Đàn tế Nam Giao, các vị vua thường cúng tế thần linh bằng trâu, bò, dê, lợn, sau đó chôn cất cẩn thận.

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Phát hiện rừng 300 triệu năm dưới đống tro

 

 

Các nhà khoa học vừa phát hiện một khu rừng cổ 300 triệu năm tuổi nằm dưới một lớp tro tại miền Bắc Trung Quốc.

Phát hiện rừng 300 triệu năm dưới đống tro

Nhóm nghiên cứu tái dựng gần 1000 mét vuông diện tích của khu rừng (được so sánh với thành phố cổ PomPeii của Ý) cùng sự phân bố của thảm thực vật. Trước đó, khu rừng cổ này cũng được miêu tả trong tài liệu của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc.

Các nhà khoa học đã lấy mẫu từ ba địa điểm khác nhau trên khu vực rộng lớn nằm dưới lớp tro dày hơn một mét. Họ ước tính, tro bụi rơi đe dọa đến các loại thực vật nhưng cũng chính lớp tro này giữ được nguyên vẹn hình dạng của những loài cây nơi đây.

Nhà nghiên cứu Hermaan Pfefferkorn - trường Đại học Pennsylvania (Mỹ) - tham gia nghiên cứu, cho biết: “Ban đầu, chúng tôi tìm thấy một cành cây vẫn còn nguyên lá, sau đó là một cây nguyên vẹn. Điều này thật thú vị!”.

Các nhà khoa học cũng xác định được sáu nhóm cây. Mẫu thực vật Noeggerathiales (đã tuyệt chủng) cũng có mặt trong khu rừng này.

Dựa trên kết quả tìm thấy, nhóm nghiên cứu làm việc với một họa sĩ để phác họa lại hình ảnh của khu rừng trước khi bị tro bao phủ.

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Hội thảo quốc tế về khảo cổ Việt Nam

 

 

Từ ngày 29-2 đến 2-3, Cục Di sản Văn hóa, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo khoa học Quốc tế về Khảo cổ học Việt Nam tại Viện Goethe Hà Nội nhằm chuẩn bị cho cuộc triển lãm lớn về khảo cổ học của Việt Nam và Hoàng thành Thăng Long sẽ được tổ chức tại Đức trong hai năm 2014-2015.

Đây được xem như một cuộc đánh giá tổng quan về khảo cổ học Việt Nam từ thời kỳ đồ đá đến thời cận đại. Các chuyên gia, các nhà nghiên cứu sẽ tập trung trình bày những vấn đề về khoa học lịch sử và khảo cổ học dưới nhiều góc độ khác nhau. Trọng tâm của hội thảo là các nền văn hóa khảo cổ ở Việt Nam với văn hóa Đông Sơn ở miền Bắc, văn hóa Sa Huỳnh ở miền Trung và văn hóa Óc Eo ở miền Nam. Bên cạnh đó còn có các nghiên cứu mới nhất về Hoàng thành Thăng Long và nhà nước Đại Việt.
 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Những bức vẽ cổ xưa nhất của loài người

 

 

Các nhà khảo cổ học vừa phát hiện những bức vẽ cổ xưa nhất của con người - hình hải cẩu được vẽ trong Hang Nerja, Malaga, Tây Ban Nha hơn 42.000 năm trước đây. Phát hiện này sẽ thay đổi hoàn toàn những gì chúng ta vốn nghĩ trước nay về quá trình tiến hóa của loài người.

Những bức vẽ cổ xưa nhất của loài người

Những bức vẽ 32.000 năm tuổi được tìm thấy trong Hang Chauvet-Pont-d`Arc Cave, Pháp được cho là những bức hình cổ nhất cho tới nay.

Các nhà khảo cổ học cho rằng, người hiện đại (Homo sapiens) là chủ nhân của những tác phẩm nghệ thuật thuộc thời kỳ Aurignacian (niên đại khoảng 40.000 – 28.000 năm) này. Tuy nhiên, những bức tranh mới được tìm thấy này thậm chí còn “nguyên thủy” hơn chúng tới 10.000 tuổi, trang Gizmodo cho hay.

Theo những tính toán mới nhất về niên đại của than được tìm thấy bên cạnh các hình vẽ hải cẩu trong hang Nerja (than này được dùng hoặc để vẽ tranh, tô tranh), những bức vẽ hải cẩu được tạo ra hơn 42.300 năm trước đây, thậm chí có thể 43.500 năm.

Người dẫn đầu dự án khai quật, giáo sư José Luis Sanchidrián, Đại học Córdoba, Tây Ban Nha khẳng định, đây là khám phá khoa học đầy bất ngờ, tái cách mạng hóa tầm hiểu biết của chúng ta về lịch sử, văn hóa và tiến hóa của loài người.

Theo giáo sư Sanchidrián, tất cả những dữ liệu khoa học đều chứng minh những bức hình này do người Homo Neanderthalensis (một loài vượn người cổ hơn Homo Sapiens) vẽ, chứ không phải người hiện đại Homo Sapiens. Điều này, từ trước tới giờ, vốn được cho là không thể.

Cụ thể, các nhà khoa học cho tới nay luôn khẳng định chỉ có người hiện đại Homo Sapiens (con người chúng ta) mới có khả năng tư duy thẩm mỹ. Khám phá này đã lật nhào điều đó, chứng minh rằng loài Neanderthals vốn bị cho là gần gũi hơn với loài khỉ cũng biết tư duy về cái đẹp.

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Tuyên Quang: Phát hiện di tích tín ngưỡng cổ hiếm gặp

 

 

Đoàn Khảo cổ của Viện Khảo cổ học Việt Nam phối hợp với Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang vừa tổ chức khai quật giai đoạn 1 tại di tích ngôi chùa Lang Đạo, thuộc thôn Tân Hồng, xã Tú Thịnh, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang).

alt

Qua khai quật bước đầu, Đoàn khảo cổ đã phát hiện dấu tích của một công trình tín ngưỡng cổ với 3 khoảng sân lát gạch hoa chanh, được khởi dựng từ thời nhà Trần, thế kỷ XIII-XIV và tồn tại đến thời Lê sơ, thế kỷ XV-XVII.

Đây là một trong 2 di tích tiêu biểu nhất được tìm thấy ở Việt Nam và còn khá nguyên vẹn, với nhiều hiện vật có giá trị.

Trong số những hiện vật được phát hiện có nhiều hiện vật là những viên gạch bìa hình chữ nhật, ngói mũi hài cùng một số vật liệu trang trí kiến trúc của phần mái, như: đầu phượng bằng đất nung, đầu thú, đao ngói ở góc, mảnh lá đề, mảnh tượng uyên ương… Tại các điểm khai quật, Đoàn khảo cổ còn phát hiện được các hiện vật bằng gốm, sứ khá tiêu biểu của thời nhà Trần và thời Lê sơ.

Tiến sĩ Trần Anh Dũng, cán bộ Viện Khảo cổ học Việt Nam nhận định: Đây là một công trình kiến trúc có quy mô lớn, cấu trúc tương đối rõ ràng và hiếm gặp trong hệ thống các kiến trúc cổ ở Việt Nam... Việc phát hiện di tích kiến trúc của ngôi chùa cổ Lang Đạo với quy mô lớn, cùng những giá trị đặc biệt đã góp phần giúp các nhà khoa học có thêm bằng chứng để nghiên cứu và tìm lại giá trị lịch sử của vùng đất Tuyên Quang cổ xưa.

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Phát hiện động vật cổ xưa nhất Trái đất

 

 

Các nhà khoa học thuộc Đại học St. Andrews (Anh), phát hiện hóa thạch của một loài sinh vật tí hon giống như bọt biển, được đặt tên là Otavia antiqua, trên tảng đá khoảng 760 triệu năm tuổi tại vùng ven biển ở Nammibia.

“Những hóa thạch tìm thấy rất nhỏ, với kích thước chỉ bằng hạt cát”, tiến sĩ Anthony Prave, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết trên National Geographic. “Chúng tôi đã tìm thấy hàng trăm hóa thạch của chúng".

Dựa trên địa điểm tìm thấy hóa thạch, nhóm nghiên cứu cho rằng sinh vật Otavia sống ở vùng nước lặng, trong các phá ven biển và những vùng biển nông khác. Thức ăn của chúng có thể là tảo và vi khuẩn.

Phân tích mẫu hóa thạch tìm được, các nhà khoa học cũng nhận định sinh vật Otavia tồn tại trên Trái đất khoảng 2 triệu năm và từng sống qua thời kỳ Trái đất gần như bị băng tuyết bao phủ hoàn toàn.

Mặc dù có kích thước rất nhỏ, nhưng các nhà khoa học cho rằng sinh vật Otavia có vai trò quan trọng, bởi chúng có thể là động vật đa bào đầu tiên trên Trái đất. Otavia có thể là tổ tiên của những loài động vật khổng lồ như khủng long và con người.

Động vật lâu đời nhất được phát hiện trên Trái đất trước đó là một loài bọt biển nguyên thủy khác, được gọi là “metazoan”. Những hóa thạch tìm thấy của loài sinh vật này có niên đại cách đây khoảng 650 triệu năm. Chúng đã có da và các cơ quan khác tách biệt nhau.

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Tạp chí khảo cổ học số 4/2011

 

 

Mục lục

1. Ghi chú thêm về tiền sử miền Tây Bắc sau khai quật Hang Tọ 1 và Hang Tọ 2 (Sơn La)/Nguyễn Khắc Sử - Phan Thanh Toàn.- Khảo cổ học, 2011, số 4.- Tr.3-12

2. Khai quật công xưởng chế tác đá thời tiền sử Phúc Hưng (Lâm Đồng)/Lê Hoàng Phong.- Khảo cổ học, 2011, số 4.- Tr.13-20

3. Di chỉ Khe Ông Dậu trong không gian tiền - sơ sử Phú Yên/Nguyễn Ngọc Quý - Trần Quý Thịnh.- Khảo cổ học, 2011, số 4.- Tr.21-30

4. Di chỉ khảo cổ Cù Lao Rùa (Bình Dương): Khai quật và nhận thức/Nguyễn Khánh Trung Kiên.- Khảo cổ học, 2011, số 4.- Tr.31-45

5. Hai mộ cổ phường Quảng Phú (Quảng Ngãi) và đôi nét về danh nhân Bùi Tá Hán/Bùi Văn Liêm - Nguyễn Ngọc Quý.- Khảo cổ học, 2011, số 4.- Tr.46-57

6. Tháp Po Rome (Ninh Thuận), tiếp cận từ Sử học và Khảo cổ học/Bùi Chí Hoàng - Đặng Ngọc Kính.- Khảo cổ học, 2011, số 4.- Tr.58-68

7. Tiền kim loại Nhật Bản phát hiện ở Thanh Hóa/Hoàng Văn Khoán - Đỗ Thị Thùy Lan.- Khảo cổ học, 2011, số 4.- Tr.69-80

8. Môi trường địa chất biển Đông và một số dẫn liệu về địa khảo cổ học trong vùng/Nguyễn Quang Miên.- Khảo cổ học, 2011, số 4.- Tr.81-92

9. PGS.TS. Đỗ Văn Ninh ở Viện Khảo cổ học/Tống Trung Tín.- Khảo cổ học, 2011, số 4.- Tr.93-95

THÔNG TIN HOẠT ĐỘNG KHẢO CỔ HỌC

GIỚI THIỆU SÁCH

 

Tạp chí khảo cổ học số 5/2011

 

 

Số chuyên đề về di tích Nhà Trần ở Đông Triều - Quảng Ninh Mục lục

1. Bảo tồn và phát huy giá trị di tích Đền Thái trong tổng thể di tích nhà Trần ở Đông Triều/Trịnh Công Lộc.- Khảo cổ học, 2011, số 5.- Tr.3-4

2. Di tích Đền Thái qua tư liệu khảo cổ học/Tống Trung Tín - Bùi Minh Trí - Nguyễn Văn Anh - Lê Đình Ngọc - Hoàng Xuân Tứ - Vũ Thị Khánh Duyên - Kiều Đinh Sơn.- Khảo cổ học, 2011, số 5.- Tr.5-22

3. Vật liệu kiến trúc ở di tích Đền Thái/Nguyễn Văn Anh - Lê Đình Ngọc.- Khảo cổ học, 2011, số 5.- Tr.23-37

4. Bàn về nơi thờ tổ tiên của Hoàng tộc nhà Trần thế kỷ XIII qua ghi chép của sứ thần nhà Nguyên/Onishi Kazuhiko.- Khảo cổ học, 2011, số 5.- Tr.38-47

5. Đền Thái, đình Đốc Trại và lịch sử hình thành các trị ở An Sinh/Nguyễn Văn Anh.- Khảo cổ học, 2011, số 5.- Tr.48-52

6. Từ Thái Đường - Long Hưng (Thái Bình) suy nghĩ về Đền Thái - Yên Sinh (Quảng Ninh)/Vũ Đức Thơm.- Khảo cổ học, 2011, số 5.- Tr.53-59

7. Đền An Sinh và Đền Thái trong khu di tích lăng mộ các vua Trần ở Đông Triều (Quảng Ninh)/Vũ Thị Khánh Duyên.- Khảo cổ học, 2011, số 5.- Tr.60-65

8. Ấp thang mộc của An Sinh vương Trần Liễu và vai trò của di tích Đền Thái ở An Sinh (Đông Triều, Quảng Ninh)/Nguyễn Thị Phương Chi.- Khảo cổ học, 2011, số 5.- Tr.66-73

9. Đền Thái - giá trị lịch sử, văn hóa trong hệ thống di tích nhà Trần ở Đông Triều (Quảng Ninh)/Hoàng Văn Khoán.- Khảo cổ học, 2011, số 5.- Tr.74-77

10. Khai quật thăm dò di tích lăng Tư Phúc, năm 2009/Nguyễn Văn Anh - Nguyễn Tiến Hưng - Vũ Thị Khánh Duyên - Kiều Đinh Sơn - Nguyễn Trung Dũng.- Khảo cổ học, 2011, số 5.- Tr.78-89

THÔNG TIN HOẠT ĐỘNG KHẢO CỔ HỌC

GIỚI THIỆU SÁCH

 

Tạp chí khảo cổ học số 6/2011

 

 

Mục lục

1. Đồi Thông: Tư liệu, nhận thức, vấn đề/Nguyễn Trường Đông.- Khảo cổ học, 2011, số 6.- Tr.3-11

2. Các di tích công xưởng ở Lâm Đồng: Tư liệu và nhận thức/Lê Xuân Hưng.- Khảo cổ học, 2011, số 6.- Tr.12-22

3. Trống đồng ở Bảo tàng Cao Bằng: Tư liệu và nhận thức/Trình Năng Chung.- Khảo cổ học, 2011, số 6.- Tr.23-35

4. Các loại hình gạch ngói trên mái đình Chu Quyến (Ba Vì - Hà Nội)/Ngô Thị Lan - Tạ Quốc Khánh.- Khảo cổ học, 2011, số 6.- Tr.36-43

5. Mộ hợp chất Cầu Xéo (Long Thành, Đồng Nai)/Phạm Đức Mạnh - Nguyễn Hồng Ân.- Khảo cổ học, 2011, số 6.- Tr.44-62

6. Sự biến mất thớt hình vú của đài thờ Trà Kiệu hay sự nhầm lẫn của Jeans Yves Claeys?/Võ Văn Thắng.- Khảo cổ học, 2011, số 6.- Tr.63-70

7. Ứng dụng GIS trong nghiên cứu Khảo cổ học ở Cao Bằng/Nguyễn Quang Miên.- Khảo cổ học, 2011, số 6.- Tr.71-81

8. Giáo sư Viện sĩ Phạm Huy Thông - Nhà kiến trúc sư đầu tiên của ngành Khảo cổ học Việt Nam/Tống Trung Tín.- Khảo cổ học, 2011, số 6.- Tr.82-86

9. Tưởng nhớ Phạm Huy Thông/Vũ Khiêu.- Khảo cổ học, 2011, số 6.- Tr.87-88

10. Giáo sư Viện sĩ Phạm Huy Thông (1916-1988) với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam/Phan Huy Lê.- Khảo cổ học, 2011, số 6.- Tr.89-90

11. Giáo sư Viện sĩ Phạm Huy Thông - Thu hút lòng người bằng sự uyên bác và lòng nhân ái/Nguyễn Lân Cường.- Khảo cổ học, 2011, số 6.- Tr.91-92

MỤC LỤC KHẢO CỔ HỌC NĂM 2011

THÔNG TIN HOẠT ĐỘNG KHẢO CỔ HỌC

GIỚI THIỆU SÁCH

 

Trang


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9023791
Số người đang online: 23