THÁP CỔ MƯỜNG BÁM

THÁP CỔ MƯỜNG BÁM

 

 

 

alt

Suối Nậm Húa ở và từ huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La dồn nước làm thành  một nguồn của dòng “ Sông mã gầm lên khúc độc hành” “qua miền Tây Bắc”.
 Mường Bám là một vùng núi đồi và là lòng chảo thượng lưu, “bám” vào dòng Nậm Húa mà làm nên lịch sử và văn hóa của mình.
 Tháp cổ Mường Bám đóng một dấu ấn tuyệt vời lên dòng lịch  sử và văn hóa Mường Bám ấy. Cũng là di sản quí giá của Thuận Châu, của Sơn La, và của cả Tây Bắc.
 Cư dân cổ Mường Bám trong khoảng các năm 1569 – 1594 (tức Phật lịch 2113-2138) đã có tâm linh tinh ‎ý và con mắt tinh đời, nhận ra -giữa trùng điệp đồi núi quê hương – một cao điểm có dáng hình trầm mặc của bậc tu sĩ đang tọa thiền, “hua táng Keo, eo táng Lào” (đầu hướng về đất Việt, lưng tựa về phía Lào). Bên phải (hướng Bắc) và bên trái (hướng Nam) là hai “tay ngai” núi đá, tỏa ra, đánh đai quanh một quả đồi, có mặt bằng rộng( đến chừng 1 ha). Chân đồi, xoải về hướng Đông, trông ngay ra chỗ giao nước của hai nhánh suối Nậm Húa. Vào mùa nước cạn: lộ ra một bãi đất màu mỡ, còn đến mùa mưa, nước suối tràn dâng tới chân đồi.
 Những cư dân cổ Mường Bám ấy, vào và từ cuối thế kỷ 16 đã dồn công sức, dùng gạch vồ màu đỏ, kích cỡ lớn (dài: 35cm, rộng: 15cm, dày: 7cm); gắn kết với nhau bằng vôi, cát, và mật; lấy vữa tạo họa tiết hoa văn, nung đất thành những hình trang trí gắn thêm vào bên ngoài – làm nên một kiệt tác kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng và nghệ thuật, ở cao trên nơi đắc địa ấy.
 Đó  là một quần thể năm tòa tháp, gồm: một “tháp Mẹ” ở giữa, bốn “tháp Con” vây quanh trên bốn hướng: chính Đông, chính Tây, chính Nam, chính Bắc.
 “Tháp Mẹ”, cao 13mét, đế hình vuông, mỗi cạnh dài 2,6mét, có cấu trúc 4 tầng, thon dần từ chân tới đỉnh, mặt chính trông ra hướng Đông.
 “Tháp Con”, cao 3,7mét, đế hình vuông, mỗi cạnh dài 1,2mét, cũng có cấu trúc 4 tầng, mỗi chiếc ở cách “tháp Mẹ” khoảng 3mét. 
 Mặt bên ngoài của tất cả các tháp đều trát, đắp, tỉa, gắn… những hoa văn, trang trí, tuyệt đẹp, gồm: hoa văn hình người và động vật( vũ nữ, voi,  rắn, (Naga)…) và hoa văn hình kỷ hà ( tượng hình lá đề, hoa sen, hoa cúc…).
 Đấy là những di sản làm chủ cột cho một công trình chùa - tháp mà đến nay, được bảo lưu tại chỗ, dưới dạng được tu tạo vào và từ thế kỷ 19, hoặc chỉ còn dấu tích, và phế tích.
 Trong số này, có “nền chùa” ( ở cách “tháp Mẹ” khoảng 4m về phía Nam, diện tích khoảng 4mét*6mét, là di tồn của một kiến trúc, tương truyền: làm bằng gỗ, hai mái chảy, lợp bằng cỏ gianh, và cho đến đầu thế kỷ 20 vẫn là nơi thường có hai nhà sư túc trực để làm lễ, đánh chuông, trông coi, quét dọn tháp) và “nhà sư ở” ( cách khu dựng tháp khoảng 200mét về phía Bắc, là một ngôi nhà sàn bằng gỗ, tương truyền có mười nhà sư cư trú thường xuyên)…
 Ở cách trung tâm huyện Thuận Châu ngày nay khoảng 70km về phía Tây Nam, và cách thành phố Điện Biên khoảng 150km về phía Đông Nam, những di tích của xã Mường Bám – đang còn được gọi nữa, bằng tên: “Thạt Bản Lào” (tháp bản Lào) – vì mang đậm nét kiến trúc chùa tháp của văn hóa dân tộc Lào.
 Đồng bào Lào trong cộng đồng cư dân các dân tộc Việt Nam ở Tây Bắc, ở Sơn La,  Thuận Châu và ở ngay xã Mường Bám, từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19 và cho đến tận bây giờ, đã đóng góp cho sự phát triển của lịch sử - văn hóa của đất nước và dân tộc  Việt Nam công cuộc xây dựng, vận hành, và bảo tồn công trình tháp cổ Mường Bám, rất đặc sắc trên cả hai phương diện ‎sau đây:
- Làm nên một đặc sắc của sự giao thoa văn hóa Việt Lào – biểu hiện và cơ sở của mối quan hệ đặc biệt Việt Lào trong lịch sử trên đất Tây Bắc và Sơn La.
 - Cũng là nét đặc sắc của sự làm giàu nền văn hóa Phật giáo ở Việt Nam, khi đem cộng những kiến trúc Phật giáo Tiểu thừa ( có nguồn gốc Ấn Độ, nhưng đến từ phía Tây, bằng đường bộ) này, với những kiến trúc chùa tháp Đại thừa ( đến từ phía Đông bằng đường biển).
 Tháp cổ Mường Bám ( Thuận Châu), cùng với tháp cổ Mường Và ( huyện Sốp Cộp) ở Sơn La, hợp với tháp cổ Mường Luân (huyện Điện Biên Đông) ở Điện Biên, một khi được chú ý ‎nghiên cứu, bảo tồn, tôn tạo, chắc chắn sẽ đem cả hai nét đặc sắc đó mà làm nên một hệ thống công trình tháp cổ, tham gia vào công cuộc phát triển văn hóa và du lịch của Sơn La và ở Tây Bắc.


                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                          Hà Nội, tháng 5 năm 2012

 
 
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244
NXB Tổng hợp TPHCM vừa ra mắt trọn bộ 2 quyển sách Khảo cổ học Đồng bằng sông Mê Kông - Tập II: Văn minh vật chất Óc Eo của tác giả Louis Malleret do...
- Tác giả: Phạm Văn Kỉnh - Nhà xb: Văn hóa dân tộc - Năm xb: 2024 - Số trang: 302tr

Tạp chí

Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
QUY ĐỊNH GỬI BÀI CHO TẠP CHÍ KHẢO CỔ HỌC    

Tin tức khác


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9024677
Số người đang online: 24