Hội thảo "Văn hóa Đông Sơn-90 năm phát hiện và nghiên cứu

Chiều ngày 18/11/2014, Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: “Văn hóa Đông Sơn - 90 năm phát hiện và nghiên cứu”, tại Hội trường Bảo tàng Lịch sử quốc gia số 1 Phạm Ngũ Lão, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong chuỗi những hoạt động kỷ niệm hành trình phát hiện và nghiên cứu văn hóa Đông Sơn (1924 – 2014).


GS.TSKH. Lưu Trần Tiêu – Chủ tịch Hội đồng Di sản quốc gia (bên phải); TS. Nguyễn Văn Cường Giám đốc BTLSQG (bên trái) chủ trì hội thảo khoa học. 
Tham dự hội thảo có sự tham gia của GS.TSKH. Lưu Trần Tiêu – Chủ tịch Hội đồng Di sản quốc gia; PGS.TS. Đỗ Văn Trụ - Tổng Thư ký Hội Di sản Văn hóa; PGS.TS. Bùi Văn Liêm – Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học; TS. Olivier Tessier – Viện Viễn Đông Bác Cổ; TS. Judith Cameroon – Đại học Úc; TS. Nguyễn Văn Cường, Bí thư Đảng Ủy, Giám đốc BTLSQG; TS. Nguyễn Văn Đoàn – P.Giám đốc BTLSQG cùng các nhà khoa học, khảo cổ học và các cơ quan báo chí, truyền thông trên địa bàn Hà Nội.


TS. Nguyễn Văn Cường - Giám đốc BTLSQG phát biểu khai mạc hội thảo.
Văn hóa Đông Sơn có vị trí rất quan trọng trong tiến trình lịch sử văn hóa dân tộc. Trong thời kỳ này, sự kết tinh những nét đặc sắc trong văn hóa bản địa được đẩy lên  cao độ. Nhà nước đầu tiên có tên gọi Văn Lang - Âu Lạc được hình thành như một kết quả tất yếu. Từ đây, sự hưng thịnh của văn hóa dân tộc được xây dựng trên nền tảng vững chắc và có tầm ảnh hưởng lớn, lan sang cả các nước lân cận. Kể từ khi phát hiện đến nay, văn hóa Đông Sơn đã có một chặng đường lịch sử nghiên cứu tròn 90 năm. Rất nhiều di tích và hiện vật được phát hiện, cùng với đó là những nghiên cứu về văn hóa Đông Sơn của các học giả trong và ngoài nước. Tuy vậy, cho đến nay, vẫn còn rất nhiều ẩn số trong văn hóa Đông Sơn chưa được hiểu và khám phá hết.


 Các đại biểu dự hội thảo.
Với mục đích khái quát lại quá trình phát hiện và nghiên cứu, cũng như có được một cách nhìn toàn diện và đầy đủ hơn về văn hóa Đông Sơn, hội thảo đã nhận được 22báo cáo tham luận của các nhà khoa học, nhà sử học và nhiều ý kiến trao đổi, tập trung đề cập đến các vấn đề với những cách tiếp cận mới, tư liệu mới, nhận thức mới về nền văn hóa Đông Sơn, chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới. Bên cạnh đó, nhiều báo cáo kết quả khai quật của một số di chỉ thuộc văn hóa Đông Sơn đã góp phần tái khẳng định tính bản địa của nền văn hóa này.
Phát biểu về thành tựu nghiên cứu văn hóa Đông Sơn và những vấn đề đặt ra hiện nay, cũng như đánh giá về vai trò của bảo tàng, đặc biệt là Bảo tàng Lịch sử quốc gia đối với các di sản văn hóa Đông Sơn, PGS.TS. Bùi Văn Liêm cho rằng: 10 năm sau hội thảo kỷ niệm 80 năm văn hóa Đông Sơn tại Thanh Hóa, công tác nghiên cứu đã đạt được những thành tựu mới như: Có nhiều công trình nghiên cứu về sự mở rộng cương vực cư trú của cư dân Đông Sơn từ miền cao xuống đồng bằng, gắn với những các khu di tích như: Cổ Loa (Hà Nội), Đại Trạch (Bắc Ninh), Kiệt Thương (Hải Dương)…; có thêm nhiều tư liệu về nhà nước Đông Sơn và sự giao thoa giữa văn hóa Đông Sơn với các vùng và các nước trong khu vực… Ông cũng nêu lên một số vấn đề đặt ra như: Quy hoạch, bảo vệ, bảo tồn di sản văn hóa Đông Sơn để góp phần minh chứng cho lịch sử dân tộc, khẳng định nguồn gốc văn hóa Đông Sơn là ở Việt Nam; quảng bá di sản văn hóa Đông Sơn đến tất cả mọi người quan tâm, đặc biệt là người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế; cảnh báo kịp thời các di tích, di sản văn hóa Đông Sơn đang bị xâm hại và bị trao đổi thương mại… Từ đó, PGS.TS. Bùi Văn Liêm cũng  khẳng định, các  bảo tàng, đặc biệt là Bảo tàng Lịch sử quốc gia chính là nơi bảo vệ, bảo quản và phát huy văn hóa Đông Sơn đến đông đảo công chúng. Các hoạt động trưng bày về văn hóa Đông Sơn tại các nước: Malaysia, Hàn Quốc, Pháp..., đặc biệt là trưng bày chuyên đề “Văn hóa Đông Sơn” của Bảo tàng Lịch sử quốc gia là một thành tựu trong việc quảng bá và bảo tồn các di sản văn hóa Đông Sơn hiện nay.
Hội thảo “Văn hóa Đông Sơn - 90 năm phát hiện và nghiên cứu” đã đưa ra một cách nhìn toàn diện và đầy đủ hơn về văn hóa Đông Sơn. Đồng thời nhấn mạnh vai trò của các bảo tàng, các cơ quan nghiên cứu, đặc biệt là Bảo tàng Lịch sử quốc gia trong việc nghiên cứu, sưu tầm và phát huy giá trị di sản văn hóa Đông Sơn. Từ đó, phổ biến và nâng cao nhận thức cho các cán bộ nhân viên bảo tàng cũng như người dân và bạn bè trên thế giới về nền văn hóa Đông Sơn – nền văn hóa nguồn cội tinh túy và riêng biệt

 

Thông báo

Thư viện

- Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa - Nhà xuất bản: Thanh Hóa – 2020 - Số trang: 212 tr - Khổ sách: 21 x 29,7cm
- Tác giả:  GS.TS. Nguyễn Hữu Minh PGS.TS. Phan Thị Mai Hương PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi - Năm xuất bản: ...
- Tác giả: Paul Ory - Người dịch: Phạm Văn Tuân - Nhà xb: Dân Trí, 2019 - Khổ: 14 x 20,5 - Số trang: 164tr
- Tác giả :TS.Trần Thị Phương Hoa (Chủ biên), Viện sử học - Năm xuất bản: 2023 - Số trang: 432tr  
- Tác giả: Viện KHXH vùng Nam Bộ - Năm xuất bản: 2023 - Nhà xb:Lao Động - Số trang: 500  
- Tác giả : TS. Lý Hoàng Mai (Chủ biên)​ - Năm xuất bản: 2022 - Số trang: 244
NXB Tổng hợp TPHCM vừa ra mắt trọn bộ 2 quyển sách Khảo cổ học Đồng bằng sông Mê Kông - Tập II: Văn minh vật chất Óc Eo của tác giả Louis Malleret do...
- Tác giả: Phạm Văn Kỉnh - Nhà xb: Văn hóa dân tộc - Năm xb: 2024 - Số trang: 302tr

Tạp chí

Huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 100 - 150 km về phía tây; phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lào Cai, phía đông giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang, phía nam giáp huyện Quang Bình.
QUY ĐỊNH GỬI BÀI CHO TẠP CHÍ KHẢO CỔ HỌC    

Tin tức khác


61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+8424 38255449
Copyright © 2016 by khaocohoc.gov.vn.
Thiết kế bởi VINNO
Tổng số lượt truy cập: 9025337
Số người đang online: 21